Luận án Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

1.Tính cấp thiết của đề tài Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, lãnh thổ, nguồn lực con người được khẳng định là nhân tố đóng vai trò quyết định. Vì vậy việc hoàn thiện các chiến lược, chính sách khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực đang là vấn đề quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển và đang trong quá trình trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như nước ta hiện nay, trong điều kiện vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế thì việc sử dụng hợp lý, hiệu quả lợi thế về nguồn nhân lực đang là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm. Hiện nay ở nước ta, nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của 67.8% dân cư và 69.9% nguồn lao động (2013) [110]. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong khai thác, sử dụng nguồn lao động ở nông thôn nước ta đang tồn tại những bất cập cần được đánh giá, phân tích cả trên khía cạnh lý luận và thực tiễn. Sau gần 30 năm đổi mới, thách thức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam đã chuyển từ an ninh lương thực, thiếu đói sang dư thừa lao động, năng suất thấp, chia cắt và tụt hậu với khu vực thành thị và toàn bộ toàn nền kinh tế. Dân số tập trung đông với đặc điểm cơ cấu dân số trẻ là cơ sở làm gia tăng quy mô lực lượng lao động nông thôn. Trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển, chất lượng nguồn lao động nông thôn nước ta còn thấp thì vấn đề việc làm cho lao động nông thôn luôn là vấn đề khó khăn lớn của nhiều địa phương trong cả nước. Những bất cập và lãng phí này càng trở nên bức thiết hơn trong khi nông nghiệp, nông thôn thì dư thừa lao động, thiếu việc làm phổ biến trong khi nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có tinh thần và ý thức lao động cao lại đang thiếu hụt ở các ngành kinh tế khác. Vì vậy phải có các chuyển biến mang tính chiến lược để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao ở nông thôn nhằm nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động, nếu không thì thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về sử dụng lao động nông thôn hiện nay ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm triển khai cụ thể từ cấp độ các địa phương đến quy mô toàn quốc.

pdf204 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 37484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- VÕ HỮU HÒA SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- VÕ HỮU HÒA SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Địa lí học Mã số : 62.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS NGUYỄN VIẾT THỊNH 2. PGS.TS PHẠM VIẾT HỒNG HÀ NỘI, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, được nghiên cứu từ thực tế và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Võ Hữu Hòa LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, người thân. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS. TS Phạm Việt Hồng là những người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án với những định hướng và chỉ bảo tận tình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổ Địa lý Kinh tế xã hội và Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo cho tôi môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cho đến khi bảo vệ luận án. Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu trường ĐH Duy Tân là đơn vị công tác đã tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh, Sở LĐ-TBXH, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, các ban ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu, đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và khảo sát thực địa. Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với những tình cảm và sự động viên tốt nhất từ phía gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 9 4. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................... 9 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 10 6. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 14 7. Cấu trúc luận án ................................................................................................... 14 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ........................................................................................................... 15 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 15 1.1.1. Nguồn lao động và sử dụng lao động ........................................................... 15 1.1.2. Lao động nông thôn và sử dụng lao động nông thôn ................................... 20 1.1.3. Một số lý thuyết kinh tế áp dụng cho vấn đề sử dụng lao động nông thôn .. 24 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động nông thôn ............................ 27 1.1.5.Tiêu chí đánh giá sử dụng lao động nông thôn ............................................. 34 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 38 1.2.1. Kinh nghiệm sử dụng lao động nông thôn một số quốc gia trên Thế giới ... 38 1.2.2. Nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn nước ta ............................. 46 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................... 51 Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................ 52 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ... 52 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện từ nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................... 52 2.1.2. Dân số ........................................................................................................... 58 2.1.3. Cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và phát triển về kinh tế ..................................... 59 2.1.4. Các chính sách liên quan đến sử dụng lao động nông thôn .......................... 67 2.1.5. Kết cấu hạ tầng ............................................................................................. 68 2.1.6. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới . 71 2.1.7. Di chuyển lao động ....................................................................................... 73 2.1.8. Đánh giá chung ............................................................................................. 74 2.2. Thực trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................ 75 ii 2.2.1. Lực lượng lao động nông thôn ..................................................................... 75 2.2.2. Sử dụng lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 83 2.2.3. Đánh giá chung nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh TTH trong giai đoạn 2001 – 2013 ................................................................................. 104 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 106 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................. 107 3.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng và các giải pháp .............................................. 107 3.1.1. Chiến lược của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới ......................................................................................................... 107 3.1.2. Xu hướng hội nhập quốc tế với những yêu cầu và thách thức mới ............ 107 3.1.3. Các quy hoạch về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh TTH ............. 108 3.1.4. Thực trạng lao động, sử dụng lao động và tổng hợp kết quá điều tra, khảo sát về quan điểm, ý kiến của các nhóm chủ thể trong sử dụng lao động nông thôn ở TTH .. 113 3.2. Định hƣớng để sử dụng hợp lý lao động nông thôn ở TTH ........................ 116 3.2.1. Sử dụng hợp lý lao động nông thôn TTH gắn với chủ trương về xây dựng và phát triển nông thôn mới ....................................................................................... 116 3.2.2. Sử dụng hợp lý lao động nông thôn TTH là yếu tố nền tảng để giải quyết các vấn đề xã hội................................................................................................... 117 3.2.3. Sử dụng hợp lý lao động nông thôn TTH trên cơ sở phát huy các điều kiện của địa phương và bối cảnh khu vực cũng như quốc tế ....................................... 117 3.3. Một số giải pháp để sử dụng hợp lý lao động nông thôn ở TTH ................ 118 3.3.1. Các giải pháp về kinh tế ............................................................................. 118 3.3.2. Các giải pháp về chính sách ....................................................................... 131 3.3.3. Các giải pháp về xã hội ............................................................................... 135 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NCS LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 152 PHỤ LỤC iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ 1. BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động chia theo vùng kinh tế năm 2011 (%) ................................................................................. 49 Bảng 2.1: Quy mô và tỉ lệ dân số chia theo khu vực nông thôn – thành thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2013 ..................................................... 58 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh TTH giai đoạn 2001 – 2013 ................... 59 Bảng 2.3: Các nghề và làng nghề thủ công trên địa bàn nông thôn tỉnh phân theo nhóm ngành nghề sản xuất ......................................................................... 66 Bảng 2.4: Quy mô lực lượng lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013 ........ 76 Bảng 2.5: Cơ cấu LLLĐ nông thôn tỉnh TTH theo giới tính (2001 – 2013) ............. 78 Bảng 2.6: Trình độ học vấn của LLLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế chia theo thành thị, nông thôn năm 2009 ................................................................................... 79 Bảng 2.7: LLLĐ nông thôn TTH phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2001 – 2011 ................................................................................................ 80 Bảng 2.8: LĐ làng nghề phân theo trình độ tay nghề ở TTH (2013) ........................ 81 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động nông thôn tỉnh TTH phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2013 ................................................................................................. 84 Bảng 2.10: Kết quả thay đổi tỉ trọng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nông thôn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 – 2013 ..................... 85 Bảng 2.11. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nông thôn tỉnh TTH theo địa phương năm 2011(%) ........................................................................... 87 Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu lao động các ngành N- L -TS ở nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013 ........................................................................................ 88 Bảng 2.13: Kết quả thay đổi tỉ trọng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành Nông – Lâm - Thủy sản ở nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013 . 89 Bảng 2.14: Cơ cấu lao động phân theo ngành N- L -TS ở nông thôn tỉnh TTH theo địa phương năm 2011 (%) .......................................................................... 90 Bảng 2.15: Lao động các ngành N- L -TS ở nông thôn TTH phân theo nhóm tuổi qua các cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2001, 2006, 2011 .................................................................................................. 91 iv Bảng 2.16: Quy mô và tỉ trọng lao động ngành CN - XD trong lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 - 2013 ........................................................................ 94 Bảng 2.17: Lao động phân bố trong các làng nghề ở nông thôn TTH năm 2013...... 96 Bảng 2.18: Quy mô và tỉ trọng lao động dịch vụ ở nông thôn TTH giai đoạn 2001 - 2013 ..... 97 Bảng 2.19: Cơ cấu lao động trong các ngành dịch vụ ở nông thôn TTH các năm 2001, 2006, 2011 ........................................................................................ 98 Bảng 2.20: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo thành phần kinh tế ở TTH giai đoạn 2006 – 2013 (%) ........................................................ 100 Bảng 2.21: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động tỉnh TTH giai đoạn 2001 – 2013 phân theo thành thị - nông thôn (%) ............................................. 102 Bảng 3.1: Đánh giá tổng hợp ý kiến từ các nhóm đối tượng điều tra về khó khăn trong sử dụng lao động nông thôn ............................................................ 114 Bảng 3.2: Đánh giá tổng hợp ý kiến từ các nhóm đối tượng điều tra về giải pháp và đề xuất hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông thôn ........... 116 Bảng 3.3: Các cụm công nghiệp nhỏ ở địa bàn các huyện nông thôn tỉnh TTH ..... 129 2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ1.1: Quy mô LLLĐ nông thôn nước ta giai đoạn 2001 - 2013 ..................... 47 Biểu đồ 1.2: Lao động nông thôn phân theo vùng kinh tế năm 2011 ........................ 48 Biểu đồ1.3: Cơ cấu ngành nghề của những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nông thôn cả nước qua các đợt tổng điều tra (%) ................... 49 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn TTH phân theo loại hộ sản xuất kinh doanh các năm 2001, 2006, 2011 ............................................................. 62 Biểu đồ 2.2. Các tiêu chí NTM đã đạt ở 92 xã đã triển khai kế hoạch xây dựng NTM của TTH năm 2013 ................................................................................... 72 3. BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ 2. Bản đồ khu vực nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ 3. Bản đồ phân bố dân số và lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế Bản đồ 4. Bản đồ phân bố lao động nông thôn cấp xã tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 Bản đồ 5. Bản đồ cơ cấu sử dụng nông thôn theo ngành tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CCLĐ Cơ cấu lao động CM-KT Chuyên môn – Kỹ thuật CN – XD Công nghiệp – Xây dựng CCN Cụm công nghiệp CCKT Cơ cấu kinh tế DV Dịch vụ GD –ĐT Giáo dục đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geograpgic Information System) ILO Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization) ĐTH Đô thị hóa HTX Hợp tác xã LĐNT Lao động nông thôn LLLĐ Lực lượng lao động LĐTB&XH Lao động thương binh & Xã hội LĐ Lao động LLSX Lực lượng sản xuất NN- NT Nông nghiệp – Nông thôn NNL Nguồn nhân lực N – L - TS Nông – Lâm – Thủy sản NSLĐ Năng suất lao động NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thông UBND Ủy ban nhân dân KCN Khu công nghiệp KT – XH Kinh tế - Xã hội TTH Thừa Thiên Huế TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTLĐ Thị trường lao động TP Thành phố THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TW Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, lãnh thổ, nguồn lực con người được khẳng định là nhân tố đóng vai trò quyết định. Vì vậy việc hoàn thiện các chiến lược, chính sách khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực đang là vấn đề quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển và đang trong quá trình trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như nước ta hiện nay, trong điều kiện vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế thì việc sử dụng hợp lý, hiệu quả lợi thế về nguồn nhân lực đang là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm. Hiện nay ở nước ta, nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của 67.8% dân cư và 69.9% nguồn lao động (2013) [110]. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong khai thác, sử dụng nguồn lao động ở nông thôn nước ta đang tồn tại những bất cập cần được đánh giá, phân tích cả trên khía cạnh lý luận và thực tiễn. Sau gần 30 năm đổi mới, thách thức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam đã chuyển từ an ninh lương thực, thiếu đói sang dư thừa lao động, năng suất thấp, chia cắt và tụt hậu với khu vực thành thị và toàn bộ toàn nền kinh tế. Dân số tập trung đông với đặc điểm cơ cấu dân số trẻ là cơ sở làm gia tăng quy mô lực lượng lao động nông thôn. Trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển, chất lượng nguồn lao động nông thôn nước ta còn thấp thì vấn đề việc làm cho lao động nông thôn luôn là vấn đề khó khăn lớn của nhiều địa phương trong cả nước. Những bất cập và lãng phí này càng trở nên bức thiết hơn trong khi nông nghiệp, nông thôn thì dư thừa lao động, thiếu việc làm phổ biến trong khi nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có tinh thần và ý thức lao động cao lại đang thiếu hụt ở các ngành kinh tế khác. Vì vậy phải có các chuyển biến mang tính chiến lược để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao ở nông thôn nhằm nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động, nếu không thì thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về sử dụng lao động nông thôn hiện nay ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm triển khai cụ thể từ cấp độ các địa phương đến quy mô toàn quốc. Thừa Thiên Huế (TTH) là một tỉnh của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ nhưng đồng thời đây cũng là một trong 5 địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, án ngữ trên trục giao thông Nam - Bắc, trên hành lang kinh tế Đông – Tây. Đây là những thuận lợi lớn cho sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương. TTH cũng từng là kinh đô trong lịch sử của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta với quá trình đô thị hóa diễn ra khá sớm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nông thôn 2 vẫn đang là khu vực chiếm đến 80% diện tích tự nhiên, là địa bàn sinh sống của hơn 2/3 dân số và ½ nguồn lao động của địa phương (2013) [33]. Nông thôn là địa bàn phân bố của phần lớn nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lao động nhưng kinh tế nông thôn TTH vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn xét ở chủ thể quan trọng nhất là kinh tế hộ gia đình, cơ cấu hộ nông – lâm - thủy sản năm 2011 vẫn chiếm 53% và sử dụng đến 98% lao động [108]. Mặc dù có nhiều lợi thế và thuận lợi để đẩy nhanh sự phát triển, tuy nhiên đang có những rào cản, những khó khăn lớn cho quá trình xây dựng và phát triển nông thôn ở TTH. Trong đó, vấn đề trọng tâm cần tháo gỡ chính là sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực quan trọng nhất - nguồn lao động nông thôn. Xuất phát từ những bất cập kéo dài về sử dụng lao động ở khu vực nông thôn của nước ta nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, NCS đã chọn khu vực nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế làm địa bàn nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lí học của mình với đề tài: “Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài - Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nông thôn Gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này tất yếu kéo theo các chuyển dịch về sử dụng lao động. Do vậy, trong các nghiên cứu về sử dụng lao động nông thôn, các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động được đề cập khá nhiều. Trên cơ sở các tài liệu đã tổng hợp được, có thể thấy nội dung của các nghiên cứu này tập trung trên các khía cạnh: (i) Cơ chế hoặc khung lý thuyết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động dựa trên các lý thuyết về kinh tế phát triển đã được xây dựng; (ii) Nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nông thôn một số nước. Khía cạnh này được phân tích cụ thể trong các nghiên cứu của F.M. Swinnen, Liesbeth Driesand Karen Macours [146] hoặc Liesbeth Dries và Johan F.M. Swinnen [147]. Các nghiên cứu này còn chỉ ra xu hướng của quá trình chuyển dịch và đi kèm với đó là việc đánh giá các mô hình hiệu quả cao trong việc tái cấu trúc lại kinh tế nông thôn theo hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động ở các quốc gia Đông Âu như Rumani, Ukraina, Sec, Hungary, Ba lan; (iii) Tác động của thị trường lao động đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động ở nông thôn. Nghiên cứu của Estudillo và các cộng sự, tập trung vào các nước ở khu vực Châu Á gió m
Luận văn liên quan