1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên là bộ phận ưu tú nhất của thanh niên Việt Nam có vai trò và
trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà", "nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên" [83, tr.82, 84]. Vì vậy,
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong đó có sinh
viên là việc làm rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy,
Đảng ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong
đó có đội ngũ sinh viên, để họ trở thành những người có đủ đức, đủ tài, có thể
gánh vác được những nhiệm vụ to lớn, nặng nề của Tổ quốc, của dân tộc, như lời
Bác Hồ đã dạy: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng
hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"" [87, tr.455]
170 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học Thái Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ NGỌC BÍCH
Sù LÖCH CHUÈN §¹O §øC
ë SINH VI£N §¹I HäC TH¸I NGUY£N HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ NGỌC BÍCH
Sù LÖCH CHUÈN §¹O §øC
ë SINH VI£N §¹I HäC TH¸I NGUY£N HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN SỸ PHÁN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Mai Thị Ngọc Bích
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chuẩn
mực đạo đức, chuẩn mực đạo đức ở sinh viên và sự lệch chuẩn
đạo đức 5
1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lệch chuẩn
đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 20
1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp
khắc phục sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái
Nguyên hiện nay 23
1.4. Những giá trị của các công trình đã nghiên cứu và một số định
hướng mà luận án tiếp tục phải thực hiện 27
Chương 2: SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN HIỆN NAY -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 30
2.1. Đạo đức, chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực đạo đức ở sinh viên
Việt Nam hiện nay 30
2.2. Sự lệch chuẩn đạo đức và những tiêu chí để đánh giá về sự lệch
chuẩn đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay 51
Chương 3: SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64
3.1. Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện
nay - Thực trạng và nguyên nhân của nó 64
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc khắc phục sự lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 95
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC SỰ
LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN HIỆN NAY 101
4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện các thang giá trị
đạo đức mới trong xã hội 101
4.2. Nhóm giải pháp cải cách giáo dục đại học theo hướng hội nhập
quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo
đức và quản lý sinh viên, từng bước khắc phục những lệch
chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 109
4.3. Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã
hội và nâng cao tính tự giác của từng cá nhân sinh viên trong việc
khắc phục những lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái
Nguyên hiện nay 126
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Biểu hiện về sự suy thoái đạo đức ở sinh viên Đại học
Thái Nguyên 71
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên
Đại học Thái Nguyên 72
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ tham gia các hoạt động vì cộng
đồng của sinh viên Đại học Thái Nguyên 73
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát quá trình học tập của sinh viên Đại học
Thái Nguyên 75
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về thái độ của sinh viên Đại học Thái
Nguyên về các hành vi gian lận, tiêu cực 77
Bảng 3.6: Sự yêu thích những hình thức, sản phẩm văn hóa nghệ thuật
của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên là bộ phận ưu tú nhất của thanh niên Việt Nam có vai trò và
trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà", "nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên" [83, tr.82, 84]. Vì vậy,
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong đó có sinh
viên là việc làm rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy,
Đảng ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong
đó có đội ngũ sinh viên, để họ trở thành những người có đủ đức, đủ tài, có thể
gánh vác được những nhiệm vụ to lớn, nặng nề của Tổ quốc, của dân tộc, như lời
Bác Hồ đã dạy: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng
hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"" [87, tr.455].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đạo đức của sinh viên có nhiều
biểu hiện phức tạp, đó là sự lệch chuẩn đạo đức ở một bộ phận sinh viên như:
Bạo lực học đường; sự vô cảm, lạnh lùng trước mọi biến động của cuộc sống;
văn hoá ứng xử kém; các tệ nạn xã hội xuất hiện trong sinh viên ngày một gia
tăng; có những sinh viên đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng Mặt khác, do cuộc đấu tranh về ý thức hệ cũng đang diễn ra gay go
và quyết liệt hơn bao giờ hết, khi các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
đang tranh thủ một bộ phận sinh viên có những biểu hiện lệch chuẩn về đạo
đức làm cầu nối để đưa vào thế giới sinh viên những sản phẩm văn hóa độc
hại, đồi trụy, phi nhân tính,... từng bước làm tha hóa, biến chất sinh viên - thế
hệ có tri thức sẽ nắm giữ vận mệnh của dân tộc trong tương lai và hòng đẩy
2
lùi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng hiện đại trên đất nước ta.
Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội, mà còn gióng lên
hồi chuông cảnh báo về sự lệch chuẩn đạo đức ở một bộ phận sinh viên hiện nay.
Đại học Thái Nguyên là một trường Đại học vùng, trường có số lượng
sinh viên đông, tính đến tháng 12 năm 2015, quy mô sinh viên của toàn Đại
học là 76.301 người. Sinh viên của trường cũng đang đứng trước những thách
thức mà sinh viên cả nước đang phải đối mặt. Điều đó đã đặt ra yêu cầu bức
thiết là phải nhận thức đúng đắn, khảo sát kỹ lưỡng thực trạng lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, để từ đó đề ra những giải
pháp khả thi, góp phần vào việc khắc phục những biểu hiện lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, đồng thời đề xuất những giải
pháp góp phần đào tạo ra những con người "vừa hồng vừa chuyên" có thể
gánh vác trọng trách của nước nhà trong tương lai. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn vấn đề: "Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện
nay" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án,
luận án tiếp tục làm rõ thực trạng lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học
Thái Nguyên hiện nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc khắc
phục sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. Từ đó
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục sự lệch chuẩn đạo đức ở
sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực đạo đức ở sinh viên, sự lệch chuẩn
đạo đức, sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên.
- Phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
đối với sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
3
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục sự lệch chuẩn đạo
đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Song trong khuôn
khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung vào phân tích sự lệch chuẩn đạo đức ở
sinh viên Đại học Thái Nguyên theo hướng tiêu cực trong bối cảnh đất nước
ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên từ năm
thứ nhất đến năm thứ năm.
- Địa điểm và thời gian khảo sát nghiên cứu:
+ Địa điểm khảo sát: Tiến hành khảo sát ở 10 trường đại học, cao đẳng,
các khoa thành viên trong khối Đại học Thái Nguyên.
+ Thời gian khảo sát: 5 năm trở lại đây (2010-2015) - thời điểm đạo
đức của sinh viên trong nhà trường có nhiều biến động khá phức tạp.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án chủ yếu dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức của sinh viên, ngoài ra luận án
còn dựa vào những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:
4
phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
phương pháp điều tra xã hội học... nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà
luận án đã đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm chuẩn mực đạo đức ở sinh viên, sự
lệch chuẩn đạo đức, sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên.
- Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của của việc khắc phục
những lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn
hiện nay.
- Luận án phân tích rõ thực trạng sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại
học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
khắc phục sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận án đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục sự lệch
chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể,
cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục sinh viên và hoạt động phong trào của
sinh viên.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên
cứu, giảng dạy ở các nhà trường và học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN VÀ SỰ
LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC
1.1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến chuẩn
mực đạo đức
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, đã được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là
các tác giả với những công trình nghiên cứu sau: Tác giả A.Sixkin có cuốn
sách "Nguyên lý đạo đức cộng sản" [3] đã khẳng định lại quan điểm mácxít
về nguồn gốc của đạo đức, rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội và "nói
đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất
định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàng ngày" [3, tr.4]; Tác
giả G.Bandzeladze trong cuốn "Đạo đức học", tập I [50] và II [51] đã phân
tích và luận giải khá rõ nét vai trò của đạo đức, qua đó tác giả cũng đã phân
tích sâu sắc những nội dung về chuẩn mực đạo đức. Căn cứ vào sự phân tích
mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị, pháp lý và nghệ thuật... tác giả đã
khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới
có đạo đức, do đó nó không thể không phản ánh những đặc trưng của bản tính
con người. Theo tác giả, đạo đức bắt nguồn từ chỗ con người quan hệ với
người khác như quan hệ với chính mình. Trong quan hệ đạo đức với người
khác, con người không thể tư lợi. Do đó đặc trưng cơ bản nhất của đạo đức là
"chí công vô tư"; "Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con
người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội" [50, tr.104]. Đây là một
6
trong những cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận án phân tích khái niệm
chuẩn mực đạo đức.
Bàn về chuẩn mực đạo đức còn có cuốn sách của Viện Triết học, đó là
"C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I. Lênin bàn về đạo đức" [114], trong cuốn sách
này các tác giả đã phân tích những lý luận cơ bản về chuẩn mực đạo đức, làm
cơ sở vững chắc để tác giả luận án tiếp tục phân tích những quan điểm về
chuẩn mực đạo đức sau này.
Khi nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, Lê Nguyên Long đã dịch cuốn
sách "Những vấn đề lý luận đạo đức" [79], trong cuốn sách này tác giả A.I.Cô
chê-tốp đã phân tích "những cơ sở của giáo dục đạo đức" [79, tr.5] và "những cơ
sở của sự tự giáo dục" [79, tr.41]. Trên cơ sở khẳng định lại luận điểm của
V.I.Lênin khi bàn về đạo đức cộng sản, một lần nữa tác giả đã khẳng định lại
những yếu tố của chuẩn mực đạo đức cộng sản: "Chúng ta nói rằng: Đạo đức -
đó là những gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai
cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa" [79, tr.6]. Đây là cơ
sở để tác giả luận án phân tích khái niệm chuẩn mực đạo đức.
Bàn về chuẩn mực đạo đức tác giả Phạm Văn Nhuận có cuốn sách
"Chuẩn mực đạo đức quân nhân của quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay"
[98]. Với cuốn sách này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc về nội dung khái
niệm chuẩn mực đạo đức, theo tác giả "Chuẩn mực đạo đức là những nguyên
tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước
khuôn mẫu để xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã
hội" [98, tr.21-22]. Đây là một trong những cơ sở để tác giả luận án phân tích,
tổng hợp đưa ra khái niệm của chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực đạo đức ở sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, tác giả Nguyễn Ngọc Phú có cuốn
sách “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay” [102]. Trong cuốn
7
sách này, nhóm tác giả của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự đã thể
hiện một cách khái quát các vấn đề lý luận về đạo đức, trình bày khái niệm
chung về chuẩn mực đạo đức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phân tích các giá trị chuẩn mực truyền thống con người
Việt Nam; đồng thời phân tích các tác động của nền kinh tế thị trường, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự vận độn, biến đổi các chuẩn mực đạo đức của
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan
trọng để tác giả luận án đi sâu phân tích chương 2 của luận án.
Tác giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang khi nghiên cứu về chuẩn mực
đạo đức đã có công trình khoa học "Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay", (tập II) [77], Trong công trình khoa học này, các tác giả
đã phân tích khá sâu sắc những giá trị truyền thống trong đó có những yếu tố
thuộc về chuẩn mực đạo đức mà con người Việt Nam hiện nay cần kế thừa và
phát huy, đó là tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự cường..., "tính cách
mềm dẻo, cởi mở và dễ hội nhập - một nội dung của truyền thống Việt Nam là
một nhân tố hết sức thuận lợi trong hoàn cảnh ngày nay, khi mà thế giới ngày
càng phát triển theo xu thế hội nhập và chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng
có xu hướng rút ngắn" [77, tr.28-29], hay "truyền thống hiếu học và khả năng
trí tuệ của người Việt đã và đang trở thành một nhân tố đảm bảo cho sự phát
triển với tốc độ cao của đất nước và trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh
quốc tế trong tương lai" [77, tr.29]. Đây cũng là những yếu tố của chuẩn mực
đạo đức hiện nay. Chính vì vậy kết quả nghiên cứu của công trình khoa học
này sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án phân tích, tổng hợp khái quát
thành những đặc điểm của chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Mạc Văn Trang trong cuốn sách "Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhỏ"
[114], đã bàn đến khái niệm hành vi đạo đức - một trong những yếu tố cơ bản
của cấu trúc của đạo đức. Theo tác giả, "hành vi đạo đức là những hành động,
8
cách cư xử được điều chỉnh bởi chủ thể có ý thức, tức là ở trình độ những chức
năng tâm lý cấp cao đã phát triển đến một trình độ nhất định". Và cấu trúc của
hành vi đạo đức gồm 3 yếu tố: Ý thức của cá nhân về những chuẩn mực đạo đức
cần tuân theo; những sức mạnh thúc đẩy tới hành động; những yếu tố tâm lý
tham gia vào quá trình điều khiển thực hiện hành vi đạo đức [114, tr.6-7]. Căn cứ
vào khái niệm này, tác giả sẽ khái quát những yếu tố của chuẩn mực đạo đức
trong đó có hành vi đạo đức.
Tác giả Nguyễn Ngọc Phú trong cuốn sách "Chuẩn mực đạo đức con
người Việt Nam hiện nay" [102], đã đề cập đến chuẩn mực đạo đức của con
người Việt Nam theo năm đức tính đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII). Căn cứ vào công trình khoa học này tác giả sẽ chỉ ra những yếu
tố của chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam cần phát huy nhất là trong giai
đoạn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Hà Nhật Thăng trong cuốn "Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân
văn" [108], đã phân tích: "Trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động và
trước những yêu cầu tất yếu để con người và mỗi dân tộc phát triển thì
khuynh hướng muốn phát triển các giá trị đạo đức và các giá trị hết sức cần
thiết như: tình đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau, sự phát triển kinh tế xã hội, xóa
bỏ nghèo đói, tính thích nghi, tính đổi mới, tính sáng tạo, tinh thần trách
nhiệm và tinh thần tự lực, tự cường... tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được
trong bầu không khí chân thành, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau cùng hành động"
[108, tr.83]. Đây là cơ sở để tác giả luận án phân tích tổng hợp rút ra những
tiêu chí về chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn sách "Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam" [53], đã khẳng định tính cách dân tộc, giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam được nhấn mạnh ở: lòng yêu nước, thương
người. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc, đã được trải qua hàng ngàn
9
năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề kế thừa, giáo
dục giá trị tinh thần yêu nước, thương người trong việc giáo dục đạo đức cho
con người Việt Nam hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ
khái quát những giá trị của truyền thống yêu nước Việt Nam – một trong
những biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hiện nay cần phát huy.
Tác giả Trần Đình Hượu với công trình khoa học "Đến hiện đại từ
truyền thống" [69], đã xác định văn hoá truyền thống như một nguồn lực nội
sinh và không ngừng ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức mới trong giai
đoạn hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả luận án xác định những nội dung về
chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở những giá trị văn hóa
truyền thống.
Tác giả Trịnh Duy Huy, trong cuốn "Xây dựng đạo đức mới trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [63] cho rằng: "Đạo đức mới
ở Việt Nam là một hình thức đặc thù của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, tính đặc
thù của nó được quy định bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền thống
đạo đức dân tộc và dấu ấn sắc thái Hồ Chí Minh" [63, tr.69]. Đây là cơ sở để
tác giả luận án khái quát thành những nội dung của chuẩn mực đạo đức trong
giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức, tác giả Huỳnh Khái Vinh có công
trình "Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội" [129], trong
công trình này, tác giả đã chỉ ra cho chúng ta thấy lối sống, đạo đức và chuẩn
giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội, gắn liền với kinh
tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.
Trong đó, đạo đức về cơ bản đóng vai trò là lẽ sống. Dưới sự tác động của các
nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội và xu