Luận án Sự tác động của đổi mới xanh, hiệu suất môi trường đến hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) và quyền được sống trong môi trường trong lành đang là vấn đề lớn không chỉ thách thức đối với nước ta, mà còn đối với nhiều nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. Có thể nói đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như việc thu hút các dự án đầu tư để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, và chính việc đó giúp kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng song song nó cũng kéo theo sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường (IUCN, 2012). Cùng lúc đó, Việt Nam đang thực hiện tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các DN được xem là đầu tàu trong việc cung cấp hàng hóa, tạo việc làm, kiếm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng “nóng” về kinh tế và sự phát triển ồ ạt của các DN cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh mà thế giới đang phải đối mặt, đồng thời làm giảm tài nguyên, nhiên liệu, . . . Nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính được gây ra bởi các DN đặc biệt là các DNSX, ngoài khí thải ra các DN này cũng là nơi tiêu thụ chính tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và tạo ra các chất thải, khí thải độc hại gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe của cộng đồng, xã hội (Ekins, 1993; Shrivastava & Hart, 1995). Rất nhiều vấn đề môi trường gây bức xúc chưa được giải quyết triệt để thì lại xuất hiện thêm những vấn đề môi trường mới, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường còn chưa cao khi hầu hết các DN chú trọng các lợi ích kinh tế và không quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Nước thải trong sản xuất không qua xử lý làm cho hầu hết các hồ, ao, kênh, mương, sông chảy qua các đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm, có nơi nghiêm trọng, không những gây tác hại nghiêm trọng đến2 sức khỏe và đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng to lớn đến DN đặc biệt là hiệu quả tài chính (Nishant et al., 2012). Ngoài ra, còn do trình độ công nghệ còn lạc hậu của các doanh nghiệp (DN) nước ta, cùng với sự chậm đổi mới và tạo ra hiệu quả kinh tế thấp và ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường sống còn chưa cao, chưa được nhận thức đầy đủ tầm quan trọng. Các nước phát triển trên thế giới với xu thế phát triển xanh đã và đang thay đổi công nghệ mới, tập trung hướng tới phát triển DN áp dụng công nghệ sạch và xanh, thân thiện với môi trường, tránh gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời cắt giảm chi phí do chất thải gây ra, đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho DN và phát triển bền vững. Cùng với xu thế đổi mới chung của thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế đổi mới phát triển từ chiều rộng tới chiều sâu, hướng tới đổi mới xanh, trong đó doanh nghiệp sản xuất (DNSX) được xác định là vai trò chủ đạo của quá trình chuyển đổi này nhằm tăng năng suất, tiết kiệm vòng đời sản phẩm, tăng tính bền vững và hưởng những ưu đãi từ chính phủ để đáp ứng nhu cầu xã hội và các qui định của chính phủ về vấn đề bảo vệ môi trường. Chính vì thế, DN thực hiện đổi mới trình độ công nghệ để sản xuất xanh sẽ chủ động trong việc kiểm soát các tác động môi trường trong quá trình sản xuất, nếu DN ngày nay thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT) sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, hướng tới phát triển xanh đang là mục tiếu và sự cấp thiết đối với toàn bộ DN ở nước ta.

pdf330 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự tác động của đổi mới xanh, hiệu suất môi trường đến hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM ANH NGUYÊN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI XANH, HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn Minh Hà Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng Luận án “Sự tác động của đổi mới xanh, hiệu suất môi trường đến hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Tôi tuyên bố rằng không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định và theo hiểu biết tốt nhất của tôi không có phần công việc nào được đề cập trong luận án này đã được gửi để hỗ trợ cho một ứng dụng cho bằng cấp khác, hoặc bằng cấp cho bất kỳ trường đại học hoặc viện nghiên cứu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 Phạm Anh Nguyên ii LỜI CÁM ƠN Việc hoàn thành luận án tiến sĩ của tôi sẽ không thể thực hiện được nếu tôi không có sự hỗ trợ và khuyến khích của nhiều người trong cuộc sống và quá trình học tập tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi muốn nhân cơ hội này để gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án Tiến sĩ này. Tôi dành sự tri ân một cách trân trọng nhất dành cho người hướng dẫn khoa học của tôi, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, tôi tin rằng bản thân mình sẽ không thể kết thúc hành trình này nếu không có sự hướng dẫn, nhắc nhở và động viên của Thầy. Tôi luôn thích các cuộc thảo luận của chúng tôi và các phản hồi có giá trị về tất cả các khía cạnh của luận án. Thầy đã luôn kiên nhẫn, đọc cũng như hỗ trợ công việc nghiên cứu của tôi với sự thích thú, và đưa thảo luận phản hồi nghiêm túc. Những hướng dẫn có giá trị, hỗ trợ động lực và khuyến khích của Thầy là vô giá đối với tôi. Tôi luôn cảm thấy vinh dự và tự hào khi là một trong những nghiên cứu sinh được Thầy hướng dẫn. Tôi muốn dành những lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trong các hội đồng góp ý từ đề cương, các chuyên đề, cấp cơ sơ, cấp trường; các phản biện kín, và các nhà khoa học đã đóng góp ý kiến cho luận án của tôi để giúp đỡ tôi hoàn thiện nội dung cũng như hình thức của luận án. Quá trình học tập tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một giai đoạn không thể quên đối với bản thân tôi. Tôi rất trân trọng và cảm ơn tất cả cán bộ Công nhân viên của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, thực sự tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đáng quý từ các Anh chị, Thầy cô từ các khoa viện, phòng ban của nhà trường; đặc biệt là Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, trong suốt quá trình học tập và bảo vệ luận án. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, lời cảm ơn nồng nhiệt và chân thành của tôi đến gia đình tôi, những người đã gắn bó với tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi luôn biết ơn gia đình đã hỗ trợ, khuyến khích và yêu thương tôi. Không có sự hỗ trợ và tình yêu của họ, tôi thậm chí sẽ không thể bắt đầu hành trình của mình. Xin trân trọng cảm ơn! iii TÓM TẮT Việc tăng trưởng nóng về kinh tế và phát triển ồ ạt các doanh nghiệp ở Việt Nam là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên. Cùng với xu thế chung của thế giới, nước ta đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang chiều rộng và chiều sâu, hướng tới đổi mới xanh, trong đó Doanh nghiệp sản xuất được xác định là trung tâm của quá trình chuyển đổi này. Chính vì vậy, việc đổi mới và phát triển DN hướng tới sản xuất xanh, thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm giúp DN chủ động trong kiểm soát các tác động môi trường của quá trình sản xuất, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận hướng tới phát triển xanh, bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đối với các DN ở nước ta hiện nay. Luận án này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về mức độ tác động của các nhân tố công nghệ, tổ chức, môi trường lên đổi mới xanh ở bối cảnh là các DNSX ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệu suất môi trường đến mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính dùng để phát triển thang đo, điều chỉnh thang đo. Còn nghiên cứu định lượng nhằm mục đích kiểm định thang đo, kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Luận án đã phát hiện và đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về các mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu tại thị trường Việt Nam thông qua khảo sát 400 DNSX tại các khu, cụm công nghiệp ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố công nghệ, tổ chức, môi trường tác động tích cực đến đổi mới xanh, tuy nhiên áp lực khách hàng tác động đến đối mới xanh ở mức ý nghĩa thấp. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm được đổi mới xanh và hiệu suất môi trường cũng tác động tích cực đến hiệu quả của DN bao gồm hiệu quả tài chính và phi tài chính, mặc dù hiệu suất môi trường cũng chỉ tác động ở mức ý nghĩa thấp và phù hợp với bối cảnh thực tế ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời nghiên cứu này cũng đóng góp thực tiễn đối với các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam thông qua những đề xuất giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện đổi mới xanh, đạt được lợi thế cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận hướng tới phát triển xanh và bền vững trong thời buổi kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt như hiện nay. iv MỤC LỤC Danh mục bảng .......................................................................................................... vi Danh mục hình ........................................................................................................... ix Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 1 1.1.1 Từ thực tiễn.......................................................................................................... 1 1.1.2 Từ lý thuyết ......................................................................................................... 15 1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 21 1.2.1 Thực trạng các DN của các nước trên thế giới .................................................... 21 1.2.2 Thực trạng các DN Việt Nam .............................................................................. 24 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 28 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 28 1.3.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 28 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 28 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 29 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 29 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 29 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 29 1.7 ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 29 1.8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 34 2.1 CÁC KHÁI NIỆM .................................................................................................. 34 2.1.1 Các nhân tố tác động đến ĐMX .......................................................................... 34 2.1.2 Đổi mới xanh ....................................................................................................... 36 2.1.3 Hiệu suất môi trường ........................................................................................... 38 2.1.4 Hiệu quả doanh nghiệp ........................................................................................ 39 2.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN .......................................................................... 40 v 2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng xanh (Green growth theory) ............................................ 40 2.2.2 Lý thuyết phát triển bền vững (Sustainable development theory) ...................... 45 2.2.3 Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholder theory) .......................................... 47 2.2.4 Lý thuyết hiệu quả của tổ chức (Organizational effectiveness theory) ............... 50 2.2.5 Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (Resource-based viewed theory) ........ 52 2.2.6 Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of innovation theory) ......................... 55 2.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI XANH CỦA DNSX ................... 58 2.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI XANH VÀ HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG CỦA DNSX ........................................................................................................................... 77 2.5 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI XANH, HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DNSX ........................................................................................................ 77 2.6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................... 84 2.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 86 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 90 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 90 3.2 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 91 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO ................................... 94 3.4 THIẾT KẾ THANG ĐO CHO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ..................... 96 3.4.1 Thang đo Lợi thế tương đối (LTD) ..................................................................... 96 3.4.2 Thang đo Khả năng tương thích (KTT) ............................................................... 98 3.4.3. Thang đo Sự dễ dàng (SDD) .............................................................................. 99 3.4.4 Thang đo Hỗ trợ của tổ chức (HTC) ................................................................... 99 3.4.5 Thang đo Chất lượng nguồn nhân lực (CNL) ..................................................... 101 3.4.6 Thang đo Áp lực từ khách hàng (AKH) .............................................................. 102 3.4.7 Thang đo Áp lực của Chính phủ (ACP) .............................................................. 103 3.4.8 Thang đo Hỗ trợ của Chính phủ (HCP) ............................................................... 104 3.4.9 Thang đo Sự thay đổi của thị trường (DTT) ....................................................... 105 vi 3.4.10 Thang đo Đổi mới sản phẩm xanh (DSP) ......................................................... 106 3.4.11 Thang đo Đổi mới quy trình xanh (DQT) ......................................................... 107 3.4.12 Thang đo Hiệu suất môi trường (SMT) ............................................................. 108 3.4.13 Thang đo Hiệu quả tài chính (HQC) ................................................................. 109 3.4.14 Thang đo Hiệu quả phi tài chính (HQP) ............................................................ 110 3.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................................. 112 3.5.1 Bảng câu hỏi khảo sát .......................................................................................... 112 3.5.2 Quy mô mẫu ........................................................................................................ 113 3.5.3 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 113 3.5.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 114 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................... 121 4.1 THỐNG KÊ MẪU THEO CÁC ĐẶC TÍNH ........................................................ 121 4.1.1 Giới tính (Gender) ............................................................................................... 121 4.1.2 Trình độ học vấn (Education) .............................................................................. 121 4.1.3 Thâm niên công tác (Experience) ........................................................................ 122 4.1.4 Lĩnh vực sản xuất – Kinh doanh của doanh nghiệp ............................................ 122 4.1.5 Hình thức sở hữu của cơ quan - đơn vị ............................................................... 123 4.1.6 Thời gian DN bắt đầu hoạt động ......................................................................... 123 4.1.7 Vốn điều lệ của DN (Registered capital) ............................................................. 124 4.1.8 Đơn vị/cơ quan có sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ....................... 124 4.1.9 Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm gần đây ............................................... 125 4.1.10 Tổng số lao động làm việc toàn thời gian của đơn vị/cơ quan tính trung bình hàng năm ............................................................................................................................... 126 4.1.11 Tổng doanh thu của doanh nghiệp cuối 02 năm gần đây .................................. 126 4.1.12 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cuối 02 năm gần đây ........... 127 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT ..................................................... 128 vii 4.2.1 Biến quan sát Lợi Thế Tương Đối (LTD) ........................................................... 128 4.2.2 Biến quan sát Khả Năng Tương Thích (KTT) .................................................... 129 4.2.3 Biến quan sát Sự Dễ Dàng (SDD) ....................................................................... 130 4.2.4 Biến quan sát Hỗ Trợ Của Tổ Chức (HTC) ........................................................ 130 4.2.5 Biến quan sát Chất lượng nguồn nhân lực (CNL) ............................................... 131 4.2.6 Biến quan sát Áp lực khách hàng (AKH) ............................................................ 132 4.2.7 Biến quan sát Áp lực từ chính phủ (ACP) ........................................................... 134 4.2.8 Biến quan sát Hỗ trợ của chính phủ (HCP) ......................................................... 135 4.2.9 Biến quan sát Thay đổi của thị trường (DTT) ..................................................... 136 4.2.10 Biến quan sát Đổi mới sản phẩm xanh (DSP) ................................................... 137 4.2.11 Biến quan sát Đổi mới quy trình xanh (DQT) ................................................... 138 4.2.12 Biến quan sát Hiệu suất môi trường (SMT) ...................................................... 138 4.2.13 Biến quan sát Hiệu quả tài chính (HQC) ........................................................... 139 4.2.14 Biến quan sát Hiệu quả phi tài chính (HQP) ..................................................... 140 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THANG ĐO ................................................................... 142 4.3.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...................................................... 142 4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ...................................................... 154 4.4.1 Phân tích EFA của các biến độc lập (Independent Variables) ............................ 154 4.4.2 Phân tích EFA của các biến phụ thuộc (Dependent Variables) .......................... 157 4.5 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG (Measurement Modeling) ............................................... 160 4.5.1 Hệ số outer loadings ............................................................................................ 161 4.5.2 Độ tin cậy và giá trị hội tụ ................................................................................... 163 4.5.3 Giá trị phân biệt (Discriminant Validity) ............................................................ 164 4.6 MÔ HÌNH CẤU TRÚC (Structural Equation Modeling) ...................................... 165 4.6.1 Hệ số R bình phương (R2) ................................................................................... 168 4.6.2 Hệ số VIF (Đánh giá đa cộng tuyến) ................................................................... 168 4.6.3 Hệ số tác động và ý nghĩa các mức tác động của đường dẫn .............................. 169 viii 4.6.4 Giá trị Effect Size (f bình phương) ...................................................................... 172 4.6.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết ........................................................................ 173 4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 174 4.7.1 Đối với phát triển thang đo Đổi Mới Xanh (DMX) ............................................ 174 4.7.2 Đối với thang đo Hiệu Suất Môi Trường (SMT) ................................................ 176 4.7.3 Kết quả mô hình nghiên cứu hồi quy .................................................................. 177 4.7.4 Kết quả của các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 178 4.7.5 Đề xuất đối với các DN ....................................................................................... 197 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 201 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 201 5.2 ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................................... 203 5.3 GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................................ 207 5.3.1 Đối với yếu tố công nghệ .................................................................................... 207 5.3.2 Đối với yếu tố tổ chức ......................................................................................... 209 5.3.3 Đối với yếu tố môi trường bên ngoài .................................................................. 210 5.3.4 Đối với yếu tố đổi mới xanh ................................................................................ 212 5.3.5 Đối với hiệu suất môi trường ............................................................................... 214 5.3.6 Đối với hiệu quả doanh nghiệp............................................................................ 215 5.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......... 216 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 219 PHỤ LỤC A ................................................................................................................ 261 PHỤ LỤC B .........................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_tac_dong_cua_doi_moi_xanh_hieu_suat_moi_truong_de.pdf
  • docx0. Thông tin Luận án Pham Anh Nguyen đăng trên web Trường.docx
  • pdf2. Tóm tắt LA tiếng anh.pdf
  • pdf3. Tóm tắt LA tiếng việt.pdf
  • pdf4. Thông tin điểm mới tiếng Anh.pdf
  • pdf5. Thông tin điểm mới tiếng Việt.pdf