Trong lịch sử hơn 4000 năm của Việt Nam, phụ nữ luôn chứng tỏ được
vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phụ
nữ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong bất kì lĩnh vực
nào, ở bất kì giai đoạn lịch sử nào phụ nữ cũng luôn lao động, chiến đấu hết
mình, sát cánh cùng nam giới trong sản xuất vật chất, gìn giữ, phát huy văn hóa
truyền thống của dân tộc, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của các tư tưởng thống trị phong kiến, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng đạo đức
Nho giáo, địa vị phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội luôn bị hạn chế. Phụ nữ
luôn bị coi là những người phụ thuộc vào nam giới, cho dù nhiều khi trong gia
đình họ là người lao động chính, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời
sống kinh tế, vật chất của cả gia đình, nhưng họ thường không có quyền quyết
định các công việc lớn. Các công việc chăm sóc gia đình, chồng con, đảm bảo
cuộc sống ổn định cho gia đình được xem như là thiên chức của phụ nữ. Ở chế
độ phong kiến phụ nữ rất ít khi được tham gia vào các hoạt động cộng đồng,
thậm chí một số phụ nữ có ý chí và tài năng, đã phải giả trai để tự tạo ra cơ hội
được đóng góp năng lực của mình cho đất nước.
209 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở: nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.VŨ MẠNH LỢI
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Sự tham gia của phụ nữ trong hệ
thống chính trị cấp cơ sở: nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Nam Định” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những
tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
Ba năm học nghiên cứu sinh đã hoàn thành, trong suốt ba năm vừa qua
bên cạnh việc tiếp thu được nhiều kiến thức khoa học, tôi còn nhận được nhiều
tình cảm, sự giúp đỡ và ủng hộ quý báu của các thầy cô, người thân và bạn bè.
Để hoàn thành chương trình học và luận án của mình, tôi xin gửi lời biết ơn sâu
sắc của mình tới:
PGS.TS.Vũ Mạnh Lợi, người thầy mà tôi luôn ngưỡng mộ về kiến thức
khoa học uyên thâm, tôi đã học hỏi được ở thầy nhiều kiến thức, kinh nghiệm
quý giá, đặc biệt là thái độ nghiêm túc trong khoa học. Nhìn lại tất cả những gì
thầy đã dành cho tôi, hai chữ “Cảm ơn” là chưa đủ, tôi chỉ biết mượn một câu
ngạn ngữ để nói rằng “Gặp được thầy tốt, phúc lành một đời”;
GS.TS. Tong Xin, Trường Đại học Bắc Kinh đã có nhiều chia sẻ và giúp đỡ trong
quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thiện Luận án tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc;
Khoa Xã hội học và các phòng ban thuộc Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận án;
Hội LHPN tỉnh Nam Định, Hội LHPN các huyện Hải Hậu, Xuân Trường
và thành phố Nam Định, cán bộ, lãnh đạo tại 9 xã, phường, thị trấn mà Luận án
tiến hành khảo sát đã giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi khảo sát thực địa tại
địa phương;
Lãnh đạo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các đồng nghiệp đã luôn
khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ trong quá
trình tôi học tập và thực hiện luận án;
Bạn bè và các nhà khoa học mà tôi đã có cơ hội được cộng tác, làm việc
đã giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn
thành luận án của mình;
Những người thân yêu trong gia đình đã dành cho tôi sự ủng hộ thầm lặng
nhưng vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực để tôi có thể yên tâm theo đuổi con
đường học vấn đã lựa chọn.
Ba năm chỉ là quãng thời gian ngắn ngủi trong cuộc đời mỗi con người,
nhưng với tôi, ba năm qua chính là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới, một lựa
chọn mới – không ngừng nâng cao năng lực, kiến thức của bản thân, gắn bó với
khoa học và cống hiến hết mình cho khoa học.
Cuối cùng, tôi xin nguyện chúc cho tất cả các thầy cô, bạn bè, những
người thân yêu của tôi luôn có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn, sức khỏe
dồi dào.
Hà Nội, 15 tháng 3 năm 2018
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 9
1.1. Nghiên cứu về sự tham gia chính trị của phụ nữ ở nước ngoài ....................... 9
1.2. Nghiên cứu về sự tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam ........................22
1.3. Đóng góp của các công trình nghiên cứu đã được thực hiện .........................42
1.4. Những khoảng trống trong nghiên cứu về phụ nữ tham gia chính trị ...........43
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............... 47
2.1. Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu sự tham gia chính trị của phụ nữ ...47
2.2. Một số lý thuyết và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu sự tham gia
chính trị của phụ nữ .................................................................................................58
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................68
2.4. Khung phân tích của Luận án ..........................................................................81
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TỈNH NAM ĐỊNH ............................. 83
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ....................................................................83
3.2. Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ........90
3.3. Vai trò của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề của hệ thống chính trị cấp
cơ sở ............................................................................................................... 100
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA
CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TỈNH
NAM ĐỊNH ............................................................................................... 105
4.1. Yếu tố thể chế ................................................................................................ 105
4.2. Yếu tố môi trường làm việc .......................................................................... 108
4.3. Quan niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ ............................................ 114
4.4. Ảnh hưởng của gia đình ................................................................................ 122
4.5. Các nhân tố từ bản thân phụ nữ .................................................................... 126
4.6. Đánh giá mức độ hưởng của một số nhân tố tới sự tham gia của phụ nữ trong
hệ thống chính trị cấp cơ sở .................................................................................. 137
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................... 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 153
PHỤ LỤC .................................................................................................. 168
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ gốc
BCH Ban chấp hành
BĐG Bình đẳng giới
BTV Ban thường vụ
CB Cán bộ
ĐCS Đảng Cộng sản
GAD Giới và phát triển
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐKCT
HTCTCCS
Hoạt động không chuyên trách
Hệ thống chính trị cấp cơ sở
ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
LHPN Liên hiệp phụ nữ
LHQ Liên hiệp quốc
QH Quốc hội
TP Thành phố
TƯ Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
UBQGVSTBPN Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: HTCTCCS ở Việt Nam .......................................................................... 50
Sơ đồ 2: Khung phân tích của Luận án ................................................................ 81
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ nữ tham gia cấp Ủy cấp huyện, thành phố và cấp cơ sở (%) ............ 87
Bảng 3.2. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND cấp huyện, thành phố và cấp cơ sở (%) ........... 88
Bảng 3.3. Tỷ lệ nữ tham gia chính quyền cấp huyện, thành phố và cấp cơ sở (%) ........... 90
Bảng 3.4. Tỷ lệ nữ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở (%) .................................. 92
Bảng 3.5. Vị trí công tác hiện nay của người được hỏi (%) ................................ 93
Bảng 3.6. Thực trạng tham gia vào các lĩnh vực công việc ở địa phương (%) .......... 95
Bảng 3.7. Mức độ phù hợp của cá nhân đối với các lĩnh vực công việc (%) ............. 98
Bảng 3.8. Đánh giá về việc phân công công việc hiện nay (%) ........................ 100
Bảng 3.9. So sánh “Làm chính” và “Đóng góp chính” của nam giới ................ 102
Bảng 4.1. Mức độ đồng ý của người được hỏi và của người dân địa phương đối
với một số quan niệm định kiến giới (%) ........................................................... 115
Bảng 4.2. Quan niệm về vị trí công tác phù hợp với phụ nữ và nam giới (%) ........ 118
Bảng 4.3. Quan điểm về việc phân công các lĩnh vực công việc phù hợp cho nam
giới và phụ nữ tại địa phương (%) ..................................................................... 120
Bảng 4.4. Ưu thế về phẩm chất của phụ nữ và nam giới trong HTCTCCS (%) .... 134
Bảng 4.5. Những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tham gia của phụ nữ
trong HTCTCCS – tương quan theo giới tính và ............................................... 139
Bảng 4.6. So sánh mức chênh lệch tỷ lệ giữa nam giới và phụ nữ về mức độ quan trọng
của một số nhân tố tới khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của phụ nữ (%) ............... 141
Bảng 4.7. So sánh mức chênh lệch tỷ lệ giữa nông thôn và thành thị về mức độ
quan trọng của một số nhân tố tới khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của phụ nữ
(%) ...................................................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ được phân công làm các công việc vặt, tạp vụ ....................... 96
Biểu đồ 4.1. Mức độ nắm bắt thông tin về ban hành các văn bản liên quan đến
công tác bình đẳng giới hoặc công tác cán bộ nữ .............................................. 107
Biểu đồ 4.2. Thuận lợi trong quá trình công tác tại HTCTCCS ........................ 110
Biểu đồ 4.3. Đánh giá về năng lực công tác của phụ nữ .................................... 112
Biểu đồ 4.4. Một số yếu tố liên quan tới gia đình tác động đến phụ nữ và nam
giới ...................................................................................................................... 124
Biểu đồ 4.5. Trình độ học vấn của những người được hỏi................................. 127
Biểu đồ 4.6. Trình độ lý luận chính trị của những người được hỏi .................... 128
Biểu đồ 4.7. Đánh giá về năng lực của phụ nữ và nam giới là CB, công chức,
người HĐKCT trong HTCTCCS ....................................................................... 130
Biểu đồ 4.8. Đánh giá về năng lực của phụ nữ và nam giới là đại biểu HĐND
trong HTCTCCS ................................................................................................ 131
Biểu đồ 4.9. Trở ngại đối với sự thăng tiến của phụ nữ ..................................... 136
Biểu đồ 4.10. Một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng hoàn thành
tốt nhiệm vụ của phụ nữ ..................................................................................... 140
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử hơn 4000 năm của Việt Nam, phụ nữ luôn chứng tỏ được
vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phụ
nữ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong bất kì lĩnh vực
nào, ở bất kì giai đoạn lịch sử nào phụ nữ cũng luôn lao động, chiến đấu hết
mình, sát cánh cùng nam giới trong sản xuất vật chất, gìn giữ, phát huy văn hóa
truyền thống của dân tộc, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của các tư tưởng thống trị phong kiến, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng đạo đức
Nho giáo, địa vị phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội luôn bị hạn chế. Phụ nữ
luôn bị coi là những người phụ thuộc vào nam giới, cho dù nhiều khi trong gia
đình họ là người lao động chính, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời
sống kinh tế, vật chất của cả gia đình, nhưng họ thường không có quyền quyết
định các công việc lớn. Các công việc chăm sóc gia đình, chồng con, đảm bảo
cuộc sống ổn định cho gia đình được xem như là thiên chức của phụ nữ. Ở chế
độ phong kiến phụ nữ rất ít khi được tham gia vào các hoạt động cộng đồng,
thậm chí một số phụ nữ có ý chí và tài năng, đã phải giả trai để tự tạo ra cơ hội
được đóng góp năng lực của mình cho đất nước.
Kể từ năm 1930, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam được thành lập, sự
nghiệp giải phóng phụ nữ bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam, phụ nữ có cơ hội
được tham gia vào các hoạt động cộng đồng và tham gia vào đời sống chính trị của
đất nước. Kể từ đó đến nay, trong các cơ quan của Đảng, trong Quốc hội (QH), các
cơ quan dân cử địa phương, các cơ quan Quản lý nhà nước ở Trung ương (TƯ) và
địa phương đều có sự góp mặt của phụ nữ. Nhận thức được vai trò to lớn của phụ
nữ, ĐCS Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, đường
lối, chính sách, luật pháp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng và phát triển cho phụ nữ
trên mọi lĩnh vực, đồng thời nhằm huy động sự tham gia, đóng góp và những tiềm
2
năng to lớn của phụ nữ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Về cơ bản
Việt Nam là một nước có hệ thống cơ sở pháp lý về đảm bảo bình đẳng giới (BĐG)
khá toàn diện.
Trong vài thập kỷ gần đây, địa vị phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội đã được nâng lên khá nhiều, đặc biệt là địa vị chính trị. Tuy vậy, trên
thực tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp ủy Đảng, tham gia các cơ quan dân cử ở
TƯ và địa phương, tham gia các cơ quan quản lý nhà nước các cấp còn thấp, đặc
biệt tỷ lệ nữ giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan này đều rất thấp,
chưa tương xứng với những đóng góp, cống hiến của họ cho xã hội và do đó
chưa phát huy hết được năng lực, tiềm năng to lớn của lực lượng lao động nữ.
Nam Định là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có trình độ kinh tế,
xã hội tương đối phát triển, trình độ dân trí cao, cách thủ đô Hà Nội – trung tâm
chính trị của cả nước không xa. Tuy nhiên các số liệu cho thấy, mặc dù tỷ lệ cán
bộ (CB) nữ ở các cấp trên phạm vi toàn quốc thấp, nhưng tỷ lệ CB nữ các cấp
của tỉnh Nam Định còn thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc.
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan,
tổ chức và của các nhà nghiên cứu về sự tham gia chính trị của phụ nữ, nhưng
còn rất ít các nghiên cứu đi sâu nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong hệ
thống chính trị cấp cơ sở (HTCTCCS) – cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam hiện nay. Với mong muốn cung cấp thêm các dữ liệu khoa học và thực
tiễn để giúp các nhà quản lý và các nhà khoa học có thêm được cái nhìn toàn
diện về thực trạng phụ nữ tham gia chính trị trong HTCTCCS, từ đó góp phần
làm rõ hơn bức tranh tổng thể về sự tham gia chính trị của phụ nữ nói chung,
nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Sự tham gia của phụ nữ trong HTCTCCS:
nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Nam Định” để làm Luận án tiến sĩ của mình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng kỳ vọng các kết quả thu được từ quá trình
nghiên cứu sẽ giúp khuyến nghị một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của phụ
3
nữ trong HTCTCCS, thúc đẩy BĐG trong lĩnh vực chính trị của tỉnh Nam Định
nói riêng và của Việt Nam nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn Luận án phân tích thực
trạng và ảnh hưởng của một số nhân tố đến sự tham gia của phụ nữ vào
HTCTCCS trường hợp tỉnh Nam Định, qua đó đề xuất một số giải pháp tăng
cường sự tham gia của phụ nữ trong HTCTCCS, thúc đẩy BĐG tại tỉnh Nam
Định nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài;
(2) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
(3) Phân tích thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong HTCTCCS tỉnh Nam Định;
(4) Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự tham gia của phụ nữ trong
HTCTCCS tỉnh Nam Định;
(5) Khuyến nghị một số giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
HTCTCCS, thúc đẩy BĐG tại tỉnh Nam Định nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng phụ nữ tham gia trong HTCTCCS tại tỉnh Nam Định hiện
nay như thế nào?
(2) Những nhân tố xã hội nào tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong
HTCTCCS tại tỉnh Nam Định?
(3) Cần có giải pháp gì để tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia
của phụ nữ trong HTCTCCS?
2.4 Giả thuyết nghiên cứu
(1) Tỷ lệ nữ trong HTCTCCS nói chung và tỷ lệ nữ giữ các vị trí lãnh đạo chủ
chốt trong HTCTCCS ở Nam Định hiện nay thấp, khi tham gia công tác trong
4
HTCTCCS phụ nữ thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ và thường được giao
đảm nhận các lĩnh vực công việc gắn liền với định kiến giới về vai trò của phụ nữ.
(2) Phụ nữ có những ưu thế riêng về trình độ, năng lực và phẩm chất trong việc
thực hiện nhiệm vụ và công tác tại HTCTCCS. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc
góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và ổn định HTCTCCS ở địa phương.
(3) Thể chế, môi trường công tác, quan niệm về vai trò của phụ nữ, gia
đình và các đặc điểm cá nhân là những yếu tố có thể góp phần khuyến khích,
thúc đẩy hoặc gây cản trở tới việc thực hiện nhiệm vụ, quá trình thăng tiến của
phụ nữ trong HTCTCCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “thực trạng và những nhân tố tác
động đến sự tham gia của phụ nữ trong HTCTCCS”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án đi sâu phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của phụ nữ trong HTCTCCS tại tỉnh Nam Định trong nhiệm kỳ 2016-2021.
- Luận án được tiến hành từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2017, trong đó thời
gian thu thập thông tin sơ cấp được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 tiến hành
phỏng vấn phiếu được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016; giai đoạn 2
tiến hành phỏng vấn sâu, được thực hiện trong tháng 7 năm 2017.
3.3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án bao gồm: Nam giới và phụ nữ là CB,
công chức, người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT), đại biểu Hội đồng
nhân dân (HĐND) trong HTCTCCS;
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận nhận thức của
chủ nghĩa Mác – Lê nin, bao gồm: Thứ nhất, đó là nguyên tắc đảm bảo tính khách
5
quan, nghiên cứu sự vật, hiện tượng như bản thân chúng đang tồn tại, không phán
đoán chủ quan mà các kết luận phải dựa trên những chứng cứ khoa học tin cậy. Thứ
hai, đó là nguyên tắc nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển. Mỗi sự vật,
hiện tượng trong xã hội và tự nhiên đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển
từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến bản chất. Nguyên tắc
này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một hệ thống, đặt sự vật, hiện
tượng trong môi trường với những mối liên hệ của nó. Thứ ba, trong mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; thực
tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn kiểm chứng nhận thức.
Ngoài ra, các nội dung nghiên cứu của Luận án còn được triển khai trên
cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
CB nữ; vận dụng quan điểm của lý thuyết nữ quyền Mác xít, lý thuyết vị thế -
vai xã hội và phương pháp tiếp cận Giới và phát triển (GAD)... để triển khai các
nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử
dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thông qua
các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập thông tin và phân tích thông cụ
thể bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp theo biểu mẫu thống kê; phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi; phương
pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và
nghiên cứu, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn bao gồm: các văn bản của
Đảng, Nhà nước, của tỉnh Nam Định về công tác CB nữ; các tài liệu viết về một
số lý thuyết xã hội học, phương pháp tiếp cận GAD...; các báo cáo và số liệu
thống kê về tình hình công tác CB nữ trong phạm vi toàn quốc và của tỉnh Nam
Định; các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học của các tác giả tron