Luận án Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Kế hoạch hóa tài chính là một trong những hoạt động đã tồn tại và phát triển từ lâu do tầm quan trọng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính giúp doanh nghiệp phán đoán tình hình, kết quả kinh doanh cho những giai đoạn khác nhau trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn), là một phần của chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh nhằm hiện thực hóa những mục tiêu và hướng tới tầm nhìn của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính được thực hiện một cách thận trọng, chi tiết, toàn diện và với độ chính xác cao sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị cần thiết và hiệu quả cho những diễn biến của tương lai, hạn chế được những "cú sốc", những tình huống không lường trước và giảm thiểu những tổn thất có thể phát sinh do những tình huống trên. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không chú trọng tới kế hoạch hóa tài chính, doanh nghiệp đó sẽ gặp không ít khó khăn trong tương lai do không có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước cho những biến cố có thể xảy ra và buộc phải lệ thuộc vào những biện pháp đối phó mang tính nhất thời, vội vàng, khiến cho hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh giảm sút, việc thực hiện chiến lược tài chính và kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Do nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nên kế hoạch hóa tài chính thực sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu cần phải quan tâm. Đặc biệt, trong những nội dung của kế hoạch hóa tài chính thì kế hoạch hóa lợi nhuận cần được hết sức chú trọng. Sở dĩ như vậy vì mục tiêu xuyên suốt, bao trùm và dài hạn nhất của doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị cho các đối tượng hữu quan mà trước hết là chủ sở hữu. Khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp, họ muốn những khoản vốn của mình được sử dụng một cách hiệu quả, tạo ra mức doanh lợi tương xứng. Chỉ những doanh nghiệp tạo ra lợi ích kinh tế làm thỏa mãn các chủ sở hữu mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động ngày nay. Ngược lại, những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, không tạo ra được doanh lợi đủ làm hài lòng các chủ sở hữu, thậm chí thua lỗ thì tất yếu không tránh khỏi sự đào thải. Tóm lại, đảm bảo khả năng sinh lời là một trong những vấn đề then chốt trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Và để đảm bảo được điều đó thì một trong những tiền đề chính là dự báo khả năng sinh lời trong tương lai và xây dựng kế hoạch kinh doanh tương ứng. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị tài chính, các chuyên gia tư vấn cũng như các nhà nghiên cứu trước hết cần phải nhận thức được các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Nói chung, khả năng sinh lời2 dự kiến của một doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn của các nhà quản trị tài chính, hầu hết các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như tình hình kinh tế vĩ mô, chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, đều mang tính khách quan và rất khó có thể điều chỉnh theo ý chí chủ quan của họ. Các nhân tố này cũng đã được nghiên cứu trong những công trình thuộc các lĩnh vực kinh tế học, kinh tế chính trị, luật hay một số lĩnh vực phi tài chính khác. Trong khi đó, các nhân tố nội tại cũng đóng một vai trò tác động vô cùng quan trọng tới khả năng sinh lời dự kiến của doanh nghiệp, và trong một chừng mực nào đó có thể được điều chỉnh bởi các nhà quản trị tài chính sao cho phù hợp. Do vậy, việc quan tâm, tìm hiểu về các nhân tố nội tại tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một nhiệm vụ thật sự thiết yếu.

pdf188 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- PHẠM VĂN TUỆ NHÃ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- PHẠM VĂN TUỆ NHÃ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201_TC LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Duy Hào HÀ NỘI – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Phạm Văn Tuệ Nhã ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các quý thầy cô trong và ngoài trường, các nhà nghiên cứu, người thân cùng bạn bè. Đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Vũ Duy Hào là thầy hướng dẫn của nghiên cứu sinh. Sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp nghiên cứu sinh học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô trong và ngoài trường, các nhà nghiên cứu đã đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu cho nghiên cứu sinh từ giai đoạn ban đầu cho tới khi kết thúc và hoàn thành nghiên cứu, cũng như các thầy cô và cán bộ của Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ tác giả về mặt thủ tục để hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, nhất là các thầy cô trong cùng bộ môn tài chính doanh nghiệp và Viện Ngân hàng - Tài chính. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận án Phạm Văn Tuệ Nhã iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI .......................... 7 1.1. Khái quát về dự báo tài chính ............................................................................ 7 1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 16 1.2.1. Tài sản ........................................................................................................... 16 1.2.2. Nguồn vốn .................................................................................................... 19 1.2.3. Lợi nhuận quá khứ ........................................................................................ 21 1.3. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 24 1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 24 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................... 42 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 46 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 47 2.1. Hướng tiếp cận .................................................................................................. 47 2.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 49 2.3. Mô hình kiểm định tác động ............................................................................ 50 2.4. Các biến trong mô hình .................................................................................... 52 2.5. Phương pháp ước lượng mô hình .................................................................... 57 2.6. Phương pháp hiệu chỉnh mô hình ................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM ................................................................................ 63 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam .................................................................... 63 3.2. Tổng quan về ngành chế biến thực phẩm Việt Nam ...................................... 68 3.2.1. Cơ sở phân loại ngành .................................................................................. 68 3.2.2. Vai trò của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam .................................... 69 3.3. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................................................ 69 3.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tình trạng niêm yết ................................... 69 3.3.2. Hoạt động huy động vốn............................................................................... 72 iv 3.3.3. Hoạt động đầu tư .......................................................................................... 76 3.4. Thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam ... 80 3.4.1. Đặc thù hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam ................................................................................................................. 80 3.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY trên TTCK Việt Nam ................................................................................................................. 81 3.4.3. Đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY tại Việt Nam . 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 89 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................ 90 4.1. Kết quả kiểm định mô hình tác động ngắn hạn ............................................. 90 4.1.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 90 4.1.2. Ma trận tương quan ....................................................................................... 91 4.1.3. Kết quả hồi quy ............................................................................................. 92 4.2. Kết quả kiểm định mô hình tác động dài hạn ................................................ 99 4.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 99 4.2.2. Ma trận tương quan ..................................................................................... 100 4.2.3. Kết quả hồi quy ........................................................................................... 102 4.3. So sánh tác động ngắn hạn và dài hạn ......................................................... 110 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................................ 113 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................ 114 5.1. Định hướng phát triển và tiềm năng sinh lời trong tương lai của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam ................................................................................ 114 5.2. Nhóm giải pháp trực tiếp ................................................................................ 116 5.2.1. Tăng cường quản lý đầu tư tài sản .............................................................. 116 5.2.2. Tăng cường quản lý khoản dồn tích ........................................................... 123 5.2.3. Hoàn thiện kế hoạch hóa nguồn vốn .......................................................... 125 5.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................................................. 127 5.2.5. Hoàn thiện chính sách cổ tức ...................................................................... 128 5.3. Nhóm giải pháp bổ trợ .................................................................................... 129 5.3.1. Phát triển các phương pháp dự báo cho kế hoạch hóa tài chính ................. 129 5.3.2. Phát triển nguồn nhân lực cho kế hoạch hóa tài chính ............................... 132 v 5.3.3. Phát triển các lợi thế cạnh tranh nhằm bảo vệ lợi nhuận bền vững ............ 133 5.3.4. Phát triển các kênh phân phối linh hoạt, đa dạng ....................................... 135 5.4. Một số kiến nghị .............................................................................................. 135 5.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính .................................................................. 135 5.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................. 137 5.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại ..... 138 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ..... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 144 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................ 153 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................ 163 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................ 177 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CA Current assets (Tài sản ngắn hạn) CBTP Chế biến thực phẩm CTCP Công ty cổ phần D/A Debt/assets (Hệ số nợ/tổng tài sản bình quân) DNCBTPNY Doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết FEM Fixed effect model (Mô hình hiệu ứng cố định) GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) LTA Long-term assets (Tài sản dài hạn) NWC Net working capital (Vốn lưu động ròng) PM Profit margin (Lợi nhuận biên) REM Random effect model (Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên) ROA Return on assets (Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản) ROE Return on equity (Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu) TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSVH Tài sản vô hình TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lợi ......................................... 10 Sơ đồ 1.2. Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ phần doanh thu ................ 12 Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các DN CBTP NY tại Việt Nam ................................................................ 48 Sơ đồ 3.1. Chuỗi giá trị ngành chế biến thực phẩm Việt Nam ...................................... 80 BẢNG Bảng 1.1. Tóm lược cơ sở lý thuyết và nghiên cứu nước ngoài điển hình về các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai ........................................................................ 36 Bảng 2.1. Tóm tắt các biến trong mô hình kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời ........................................................................ 53 Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2007 – 2019 ..... 71 Bảng 3.2. Phân loại DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 theo quy mô vốn ................................................................................................ 73 Bảng 3.3. Tỷ lệ các DNCBTPNY có lợi nhuận ròng dương giai đoạn 2007 - 2019 ..... 82 Bảng 4.1. Thống kê mô tả - mô hình tác động ngắn hạn ............................................... 90 Bảng 4.2. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROA ngắn hạn .............................. 91 Bảng 4.3. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROE ngắn hạn ............................... 91 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROA ngắn hạn ................................... 92 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROE ngắn hạn ................................... 96 Bảng 4.6. Thống kê mô tả - Mô hình tác động dài hạn ................................................. 99 Bảng 4.7. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROA dài hạn ............................... 101 Bảng 4.8. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROE dài hạn ............................... 101 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROA dài hạn .................................... 102 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROE dài hạn .................................. 107 Bảng 4.11. So sánh kết quả kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời ............................................................................................... 112 viii Bảng 5.1. Xác định các thông số đầu vào để định giá TSVH của VHC theo phương pháp CIV .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118 Bảng 5.2. Kết quả hồi quy mô hình ROA cho Vinamilk ............................................ 131 Bảng 5.3. Kết quả hồi quy mô hình ROE cho Vinamilk ............................................. 131 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 3.1. GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ........................................................ 63 Biểu đồ 3.2. GDP bình quân đầu người Việt Nam 2007-2019 ..................................... 64 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 .............................................. 65 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2007 ........... 65 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 theo cơ cấu ngành ............... 66 Biểu đồ 3.6. Cơ cấu GDP của Việt Nam theo theo ngành giai đoạn 2007-2019 .......... 67 Biểu đồ 3.7. Quy mô và tỷ lệ tăng lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ............................................................................................................. 68 Biểu đồ 3.8. Hệ số nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 .............. 74 Biểu đồ 3.9. Tỷ số nợ ngắn hạn/ tổng nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ............................................................................................... 75 Biểu đồ 3.10. Hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ...................................................................................................................... 75 Biểu đồ 3.11. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ............................................................................................................. 76 Biểu đồ 3.12. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ............................................................................... 78 Biểu đồ 3.13. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ............................................................................... 78 Biểu đồ 3.14. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNCBTPNY 2007-2019 ...... 79 Biểu đồ 3.15. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ............................................................................... 80 Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ............................................................................................................. 83 ix Biểu đồ 3.17. So sánh tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 .... 83 Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ...................................................................................................................... 85 Biểu đồ 3.19. So sánh tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 .......................... 85 Biểu đồ 3.20. Lợi nhuận biên (PM) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ......... 86 Biểu đồ 3.21. Vòng quay tổng tài sản (TATO) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ........................................................................................................ 86 Biểu đồ 3.22. So sánh lợi nhuận biên (PM) bình quân của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019......................................... 87 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Kế hoạch hóa tài chính là một trong những hoạt động đã tồn tại và phát triển từ lâu do tầm quan trọng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính giúp doanh nghiệp phán đoán tình hình, kết quả kinh doanh cho những giai đoạn khác nhau trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn), là một phần của chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh nhằm hiện thực hóa những mục tiêu và hướng tới tầm nhìn của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính được thực hiện một cách thận trọng, chi tiết, toàn diện và với độ chính xác cao sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị cần thiết và hiệu quả cho những diễn biến của tương lai, hạn chế được những "cú sốc", những tình huống không lường trước và giảm thiểu những tổn thất có thể phát sinh do những tình huống trên. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không chú trọng tới kế hoạch hóa tài chính, doanh nghiệp đó sẽ gặp không ít khó khăn trong tương lai do không có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước cho những biến cố có thể xảy ra và buộc phải lệ thuộc vào những biện pháp đối phó mang tính nhất thời, vội vàng, khiến cho hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh giảm sút, việc thực hiện chiến lược tài chính và kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Do nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nên kế hoạch hóa tài chính thực sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu cần phải quan tâm. Đặc biệt, trong những nội dung của kế hoạch hóa tài chính thì kế hoạch hóa lợi nhuận cần được hết sức chú trọng. Sở dĩ như vậy vì mục tiêu xuyên suốt, bao trùm và dài hạn nhất của doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị cho các đối tượng hữu quan mà trước hết là chủ sở hữu. Khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_cac_nhan_to_noi_tai_toi_du_bao_kha_nang.pdf
  • pdfCV dang bo ngay 7 thang 6.pdf
  • docxLA_PhamVanTueNha_E.Docx
  • pdfLA_PhamVanTueNha_Sum.pdf
  • pdfLA_PhamVanTueNha_TT.pdf
  • docxLA_PhamVanTueNha_V.Docx
  • pdfQD CS Tue Nha.pdf