Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) là ngân
hàng thương mại của Chính phủ Thái Lan do Bộ Tài chính quản lý, hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, Ngân hàng BAAC được Nhà nước
cấp vốn để cho vay các chương trình TD, đồng thời, Chính phủ cũng quy định các ngân
hàng thương mại phải dành 20% số vốn huy động được để cùng tham gia cho vay lĩnh
vực nông thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc ủy thác qua BAAC cho vay hộ
nhưng thông thường là các ngân hàng thương mại sẽ ủy thác qua Ngân hàng BAAC.
Ngân hàng BAAC cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ để khách hàng có thể lựa
chọn hình thức phù hợp nhất. Đối tượng phục vụ của họ là các hộ nông dân cá thể, các
hiệp hội nông dân Thái Lan. Các đối tượng này có thu nhập thấp (dưới 400 USD/năm),
nông dân có ít ruộng đất (thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực), có tuổi đời
từ 20 trở lên Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng của NH BAAC được thực hiện thông
qua các tổ, nhóm với quy định chặt chẽ dành chung cho cả tổ, nhóm (tương tự như:
Ngân hàng BRI của Indonesia), theo đó, trách nhiệm cá nhân được gắn với trách nhiệm
tập thể và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ưu đãi. NH BAAC cho
vay với lãi suất thị trường, tuy nhiên kết hợp với chất lượng phục vụ chu đáo, tận tình
nên luôn đảm bảo được tính bền vững và giảm sự bao cấp của Nhà nước. Bên cạnh đó,
để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, một hộ nông dân được vay vốn tối đa tương đương
2.400 USD, người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông
dân. Lãi suất cho vay đối với các đối tượng này thường thấp hơn với lãi suất cho vay
các đối tượng khác (thường được giảm từ 1 - 3%/năm so với cho vay đối tượng khác).
Bên cạnh đó, một điểm thành công của Ngân hàng BAAC là các CSTD của ngân
hàng đã gắn kết người nghèo ở thành thị và nông thôn miền núi trong việc cho vay với
các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người vay, qua đó giúp việc
SXKD của người vay hiệu quả hơn, đảm bảo chính sách hiệu quả và bền vững hơn. Ở
Thái Lan còn có một số hiệp hội tín dụng chuyên hỗ trợ người nghèo như: Hiệp hội TD
Klongchan, Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan,
248 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của tập thể
cán bộ và giảng viên viện Ngân hàng - Tài chính và viện Sau đại học, trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cô Cao Thị Ý Nhi
đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên tác giả trong quá trình làm luận án. Tác giả
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành về những động viên giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều kiện
của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với nguồn lực hạn chế, luận án không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô, bạn
bè và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong
tương lai.
Trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.2.1. Lý thuyết liên quan ........................................................................................ 3
1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 6
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 11
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 11
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 11
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12
1.7. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 14
1.8. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 16
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO ........................................................................................... 17
2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tín dụng đến hộ nghèo .................................... 17
2.1.1. Khái quát về hộ nghèo ................................................................................. 17
2.1.1.3. Tiêu chí xác định kết quả giảm nghèo ...................................................... 24
2.1.2. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ......................................................... 27
2.2. Tác động của chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách đến hộ nghèo .... 31
2.2.1. Các mô hình nghiên cứu được sử dụng ....................................................... 31
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tác động của CSTD do NHCSXH thực hiện đến
hộ nghèo ................................................................................................................. 41
iv
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và bài học
cho Việt Nam ............................................................................................................ 45
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế .................................................................................... 45
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ....................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 51
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................... 52
3.1. Tình hình hộ nghèo và chính sách tín dụng đến hộ nghèo do Ngân hàng chính
sách xã hội Việt nam thực hiện ............................................................................... 52
3.1.1. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo tại Việt Nam .............................................. 52
3.1.2. Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam ................................................................ 54
3.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội ................... 65
3.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách
xã hội thực hiện ........................................................................................................ 68
3.2.1. Khái quát một số chính sách tín dụng do ngân hàng chính sách xã hội Việt
Nam thực hiện ........................................................................................................ 68
3.2.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách xã
hội thực hiện .......................................................................................................... 79
3.2.3. Kết quả về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH ............... 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 113
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN THU
NHẬP ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT
NAM THỰC HIỆN.................................................................................................... 114
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu....................... 114
4.2. Phương pháp ước lượng trong mô hình........................................................ 125
4.2.1. Phương pháp ước lượng số liệu mảng ....................................................... 125
4.2.2. Phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt .................................... 126
4.3. Kết quả mô hình tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập bình quân
hộ nghèo .................................................................................................................. 127
4.3.1. Số liệu và biến số ....................................................................................... 127
4.3.2. Phân tích và thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu ........................... 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 149
v
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DO NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM ..................................................... 150
5.1. Định hướng của Chính phủ về giảm nghèo .................................................. 150
5.2. Định hướng của Ngân hàng Chính sách xã hội về chính sách tín dụng đối với
hộ nghèo .................................................................................................................. 151
5.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do Ngân
hàng Chính sách xã hội thực hiện ........................................................................ 152
5.3.1. Đối với NHCSXH ...................................................................................... 152
5.3.2. Đối với các hộ ............................................................................................ 157
5.3.3. Kiến nghị ................................................................................................... 161
5.4. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo................................ 168
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 169
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 170
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ......................................................... 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 173
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 183
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội
CN Chuẩn nghèo
CP Chính Phủ
CTGN Công tác giảm nghèo
CS Chính sách
CSTD Chính sách tín dụng
CSGN Chính sách giảm nghèo
DID Mô hình khác biệt trong khác biệt
DT Dân tộc
DTTS Dân tộc thiểu số
GLS
GNBV
Phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên
Giảm nghèo bền vững
HGĐ Hộ gia đình
KQNC Kết quả nghiên cứu
KTXH Kinh tế - Xã hội
KTPT Kinh tế phát triển
LĐTB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
LLLĐ Lực lượng lao động
MS Mức sống
NH Ngân hàng
NS Ngân sách
NTM Nông thôn mới
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
vii
PP Phương pháp
QMVV Quy mô vốn vay
TN Thu nhập
TNQD Thu nhập quốc dân
TNBQ Thu nhập bình quân
TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
UBND Ủy ban nhân dân
VARHS Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình
nông thôn Việt Nam
VHLSS Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
VN Việt Nam
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
WB Ngân hàng thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020 ................................................. 19
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm ...................................... 38
Bảng 3.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ ................................................. 52
Bảng 3.2: Phân loại hộ nghèo cả nước theo vùng và theo các nhóm đối tượng giai đoạn
2014 - 2020 .................................................................................................. 60
Bảng 3.3. Tình hình nghèo đói của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia giai đoạn
2014 - 2020 .................................................................................................. 64
Bảng 3.4. Các chính sách TD do NHCSXH thực hiện .................................................. 69
Bảng 3.5. Tình hình cho vay các chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn
2014 - 2020 .................................................................................................. 80
Bảng 3.6. Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của ngân hàng Chính sách xã hội giai
đoạn 2014 - 2020 .......................................................................................... 91
Bảng 3.7. Tình hình hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo của cả nước giai đoạn
2014 - 2020 .................................................................................................. 95
Bảng 3.8. Tình hình dư nợ cho vay của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2020 ................... 97
Bảng 4.1: Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình .............................................. 123
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 1 .............................................. 129
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 2 .............................................. 130
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng Mô hình với giai đoạn năm 2014 - 2018 ....................... 132
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với giai đoạn năm 2014 - 2020 .................. 132
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với các biến độc lập giai đoạn 2014 - 2020134
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2018 ................................. 137
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020 ................................. 137
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020 ................................. 140
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng tác động DID .............................................................. 143
ix
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Cơ cấu khách hàng của BRI .......................................................................... 47
Hình 3.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 .... 66
Hình 3.2. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 .... 67
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội .................................. 86
Hình 3.4. Thu nhập bình quân đầu người cả nước giai đoạn 2014 - 2020 .................... 93
Hình 3.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay giải quyết việc làm do NHCSXH thực hiện giai đoạn
2014 - 2020 ................................................................................................ 101
Hình 4.1: Mô tả khác biệt của 2 nhóm đối tượng khi tham gia chính sách ................. 127
Sơ đồ 2.1. Nhân tố xuất phát từ HGĐ vay vốn ............................................................. 45
Sơ đồ 3.1. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH trực tiếp giải ngân ..................... 78
Sơ đồ 3.2. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH vay ủy thác qua các tổ chức kinh tế
- chính trị ...................................................................................................... 78
Sơ đồ 5.1. Đề xuất kiến nghị của tác giả về quy trình ban hành và thực thi chính sách tín
dụng của Chính Phủ đối với các chương trình giảm nghèo ....................... 166
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề cần giải quyết của mục tiêu thiên niên kỉ
về xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Tiếp cận vấn đề nghèo đói có khá nhiều trường phái,
ví dụ như vốn con người mà đại diện là Arrow (1969), Romer (1990), Audretsch &
Feldman (1996), Lucas (1988), sau đó được phát triển bởi Rebelo (1991), Mankiw và
cộng sự (1992). Nhánh nghiên cứu này đánh giá việc muốn phát triển kinh tế phải dựa
trên sự phát triển của vốn xã hội, được xây dựng bởi con người. Vì vậy, có nhiều hướng
để giải quyết mục tiêu nghèo đói và sau đó là mục tiêu phát triển kinh tế, như đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, vào giáo dục, vào dân trí tài chính. Và một trong những khía cạnh tiếp
theo được đẩy mạnh là tài chính cho khu vực nghèo đói (Ledgerwood, 1998;
Ledgerwood và cộng sự, 2013).
Đối với vấn đề tài trợ cho nghèo đói, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng từ
thiện hoặc hỗ trợ của Chính phủ không mang lại nhiều giá trị, mà phải thông qua tín
dụng, tức là có vay, có trả, có lãi (Lê Thanh Tâm, 2015; Nguyen và cộng sự, 2017; Khúc
Thế Anh và cộng sự, 2020). Do đó, vấn đề hình thành các chính sách tín dụng (CSTD)
cho khu vực được ưu tiên xuất hiện. Với khu vực nghèo đói, vấn đề này được gọi chung
là tài chính vi mô - mà các khoản vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
(NHCSXH) là một phần trong đó. Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và CSTD
lên thu nhập của người dân khu vực nông thôn là một trong những nhánh nghiên cứu
mới, được phát triển trong các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (Armendáriz &
Morduch, 2010; Asian Development Bank, 1999; Abaidoo & Agyapong, 2022; Duong
& Antriyandarti, 2021). Kết quả cho thấy, CSTD là một trong những biện pháp giúp
thúc đẩy (XĐGN), và người ta đã nhìn thấy rất nhiều bằng chứng về nó - ví dụ trong
nghiên cứu của Ashley & Carney (1999) đưa ra bằng chứng về sự cải thiện thu nhập của
các hộ gia đình (HGĐ) nghèo thuộc các nước Tây Á, Asian Development Bank (1999)
với các nhóm nước thuộc Châu Á, Ledgerwood và cộng sự (2013) với một loạt các nước
có tài chính vi mô. Với nhóm các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, Nghiem và cộng
sự (2012) hay Nguyen và cộng sự (2017) cũng cho thấy CSTD có tác động đến việc gia
tăng thu nhập của hộ nghèo, và làm tăng quyền của người phụ nữ trong gia đình. Nhưng
cụ thể tăng bao nhiêu? Và tăng bởi cấu phần nào trong chính sách? Một số nghiên cứu
như Johnston Jr & Morduch (2008) tại Indonesia, Khandker (2005) tại Bangladesh đều
nghiên cứu tại các nước theo Hồi giáo, tức là có thể thiết kế các khoản vay nhưng không
2
được có lãi - vì thế phải chuyển hướng sang các biện pháp khác nếu các ngân hàng muốn
tồn tại. Điều này đúng, nhưng khó áp dụng bởi một nước như Việt Nam - cho vay có
lãi là điều hiển nhiên. Vì vậy, tác động của từng cấu phần (như mức vốn vay, lãi suất
cho vay, thời hạn cho vay, tính chất của khoản vay như cho vay theo tổ) cần phải có
đánh giá lại, nhất là trong điều kiện khách hàng vi mô chiếm đến trên 70% tại Ngân
hàng chính sách xã hội (Đào Lan Phương & Lê Thanh Tâm, 2017). Vì vậy, đánh giá
tác động của CSTD của NHCSXH đến hộ nghèo ở Việt Nam sẽ bổ sung vào lí thuyết
về tài chính vi mô, nhằm minh chứng cho tác động của tín dụng đến thu nhập của khu
vực nghèo đối tại một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, chịu ảnh hưởng của định
hướng xã hội chủ nghĩa, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo truyền
thống - có những sự khác biệt nhất định với các nước đã được đưa ra như Bangladesh,
Ấn Độ, Indonesia.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới đạt được
những kết quả đáng ghi nhận về giảm nghèo và thành tựu kinh tế trong nhiều năm qua.
Tính đến giữa năm 2020, tỷ lệ nghèo sẽ giảm từ 3,75% (năm 2019) xuống dưới 3%,
bình quân giảm 1 - 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ nghèo tại huyện nghèo
giảm trên 4% so với năm 2019, đạt mục tiêu Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ giao
(Chính phủ, 2019a). Cải cách đất đai và thương mại là những yếu tố chính đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; đây là những lý do chính khiến ba trong số bốn
người nghèo thoát nghèo trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo đã chậm lại
theo thời gian (Finn, 2018; UNU-WIDER, 2017). Hầu hết các hộ nghèo còn lại sống ở
các vùng nông thôn hẻo lánh, nơi chủ yếu là dân tộc thiểu số (DTTS) (ADR, 2014; Ban
chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2015; Ban chỉ đạo
trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019). Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta đã có rất nhiều các chương trình CS hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo trên
khắp cả nước nhằm mục đích tăng thu nhập (TN) của hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã
hội. Trong số các CS đó, nổi bật là CSTD của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi
mô - trong đó điển hình là NHCSXH. Các CSTD có khả năng cung cấp các loại hình
dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời
sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội (Tổng cục Thống kê, 2020c; Tổng cục
Thống kê, 2020b).
Với một loạt các cấu phần của CSTD hướng đến các đối tượng khác nhau (như
cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số,