Trong thập kỷ vừa qua, các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây,
Internet vạn vật, Chuỗi khối (blockchain), Mạng không dây thế hệ mới (5G) tạo ra
những công nghệ số quan trọng có nhiều đột phá. Sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ số (digital technologies) đang thay đổi cách Chính phủ, doanh nghiệp và người
dân tại các quốc gia trên thế giới tương tác với nhau. Khối lượng dữ liệu được tạo ra
ngày càng tăng, nhiều công nghệ tự động hóa, xử lý dữ liệu đang ngày một thông
minh hơn và làm biến đổi xã hội một cách sâu sắc. Chuyển đổi số không chỉ là một
xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng trên các lĩnh
vực của nền kinh tế - chính trị - xã hội. Thực tế này khiến các quốc gia, doanh nghiệp
và cá nhân phải thích ứng với môi trường mới, trong đó các công nghệ kỹ thuật số sẽ
gắn liền với các hoạt động hàng ngày. Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất nhưng
có thể hiểu ngắn gọn “Chuyển đổi số” là quá trình chúng ta thay đổi phương thức sản
xuất, thay đổi phương thức sống và làm việc với các công nghệ số.
Trong giai đoạn này, mối quan tâm lớn đối với các nhà kinh tế và nhà hoạch
định chính sách là tác động của những thay đổi lớn trong công nghệ số đến cách thức
vận hành của nền kinh tế. Đặc biệt, những thay đổi này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ việc làm và năng suất lao động. Cụ thể, châu Á đang
đón nhận cuộc cách mạng kỹ thuật số. Các công ty như Alibaba, Tencent và Baidu
đang cung cấp một loạt các dịch vụ từ thương mại điện tử đến fintech và điện toán đám
mây cho khách hàng ở Trung Quốc và các nơi khác. Tại Indonesia, Gojek cung cấp các
dịch vụ bao gồm gọi xe, hậu cần và thanh toán kỹ thuật số.
Những công ty đa quốc gia này cùng với các công ty châu Á khác đang khai
thác những tiến bộ gần đây trong trí tuệ nhân tạo, robot, mật mã và dữ liệu lớn hứa
hẹn sẽ định hình lại nền kinh tế toàn cầu và thay đổi cơ bản cách chúng ta sống và
làm việc giống như cách mà động cơ hơi nước và động cơ điện đã làm trong nhiều
thế kỷ trước. Ở châu Á cũng như các nơi khác, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn
ra khắp các ngành từ bán lẻ, ngân hàng đến sản xuất và vận tải.
233 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 12
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ TUYẾT NGÂN
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ,
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ TUYẾT NGÂN
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ,
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
MÃ SỐ: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN DIÊN VỸ
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được nguồn đầy đủ
trong luận án.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
TP. HCM, ngày .. tháng .. năm 2022
Tác giả
Huỳnh Thị Tuyết Ngân
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS. Phan Diên Vỹ với sự hướng
dẫn tận tình, hỗ trợ hết lòng của Thầy cũng như sự động viên quý báu đã giúp tôi
hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Quý Thầy, Cô và Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Ngân hàng TP. HCM vì đã giúp đỡ tôi trong việc học tập và nghiên cứu để hoàn
thiện kiến thức, hỗ trợ về thủ tục cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình làm luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn Gia đình, những người thân yêu, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi về mặt vật chất cũng như tinh thần, chia sẻ
công việc để tôi có điều kiện nghiên cứu tốt nhất.
Nghiên cứu sinh
Huỳnh Thị Tuyết Ngân
iii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Trong thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang thay
đổi cách Chính phủ, doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia trên thế giới tương
tác với nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy Chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến tăng
trưởng và phát triển. Với mục tiêu nghiên cứu về tác động của chuyển đổi số, phát
triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á, tác giả đã tiến hành
xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm và sử dụng phương pháp chính là phương
pháp ước lượng tác động cố định, phương pháp tác động ngẫu nhiên, phương pháp
ước lượng GMM hệ thống có và không có hiệu chỉnh theo Windmeijer (2005).
Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng trên cơ sở lý thuyết gồm khái niệm,
các lý thuyết liên quan về tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính đến tăng
trưởng kinh tế, các mô hình tác động đã được các nhà nghiên cứu phát triển cùng với
những những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Nghiên cứu được tiến
hành tại 30 quốc gia châu Á (chiếm tỷ lệ 60% toàn châu lục) trong giai đoạn 2004-
2019. Các quốc gia được lựa chọn dựa trên cơ sở sự có sẵn về dữ liệu của các biến số
trong mô hình nghiên cứu. Các quốc gia này bao gồm 19 quốc gia đang phát triển
(trong đó có Việt Nam), 4 quốc gia mới nổi và 7 quốc gia phát triển theo tiêu chí phân
loại được đề xuất bởi Niebel (2018).
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á và phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tuy
nhiên, tác động này là không đồng đều ở các quốc gia. Cụ thể, tác động của chuyển
đổi số đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển và mới nổi sẽ thấp hơn
tác động này tại các quốc gia phát triển.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phát triển tài chính có tác động
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á và phù hợp với các nghiên
cứu trước đây. Tuy nhiên, biến tương tác giữa chuyển đổi số và phát triển tài chính
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này. Cụ thể, gia tăng
iv
chuyển đổi số có thể hạn chế tác động tiêu cực của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách cho
các quốc gia châu Á trong tận dụng lợi ích của chuyển đổi số. Tiêu biểu như các quốc
gia này cần đẩy mạnh xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực kinh tế, giao thông, giáo dục,
y tế. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế số hướng đến phát triển thị trường thương
mại điện tử, hệ thống thanh toán, đầu tư phát triển hệ thống mạng băng thông rộng,
tăng khả năng tiếp cận Internet của người dân và tích cực tạo điều kiện thu hút các
doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ số. Bên cạnh đó, các quốc gia châu Á cũng cần
phải kiểm soát sự phát triển của thị trường tín dụng hướng đến phát triển kinh tế bền
vững và tránh sự phát triển quá nóng cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh trong
thị trường này.
v
ABSTRACT
Over the past decade, the rapid development of digital technology is changing
the way Governments, businesses and people in countries around the world interact
with each other. Evidence shows that Digital Transformation positively affects
growth and development. With the goal to study the impact of digital transformation
and financial development on economic growth in Asian countries, the author has
built an empirical research model and used the main methods which are fixed effects
estimation method, random effect method, systematic GMM estimation method with
and without adjustment according to Windmeijer (2005).
The research model is built by the author on the basis of theory, including
concepts and related theories on the impact of digital transformation, financial
development on economic growth and impact models that have been developed by
researchers together with relevant domestic and foreign researches. The study was
conducted in 30 Asian countries (accounting for 60% of the entire continent) in the
period 2004-2019. Countries are selected on the basis of the data availability of the
variables in the research model. The selected countries include 19 developing
countries (including Vietnam), 4 emerging countries and 7 developed countries
according to the classification criteria proposed by Niebel (2018).
Research results show that digital transformation has a positive impact on
economic growth in Asian countries and is consistent with previous studies.
However, this effect is not uniform across countries. Specifically, the impact of
digital transformation on economic growth in developing and emerging countries will
be lower than this impact in developed countries.
vi
Besides, the research results also show that financial development has a
negative impact on economic growth in Asian countries and is consistent with
previous studies. However, the interaction variable between digital transformation
and financial development has a positive impact on economic growth in these
countries. Specifically, increasing digital transformation can limit the negative impact
of financial development on economic growth.
From the above research results, the author proposes some policy implications
for Asian countries in taking advantage of the benefits of digital transformation.
Typically, these countries need to promote the trend of digitization in many fields of
economy, transportation, education, and health. In which, focusing on developing the
digital economy towards developing the e-commerce market, payment system,
investing in the development of broadband network system, increasing people's
Internet access and actively creating conditions to attract businesses to invest in
digital technology. In addition, Asian countries also need to control the development
of the credit market towards sustainable economic development and avoid
overheating as well as unfair competition in this market.
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
viết tắt
Từ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ
1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
2 ARDL Autoregressive Distributed Lag Phân phối trễ tự hồi quy
3 DGMM
Difference generalized method
of moments
Phương pháp moment tổng quát
sai phân
4 FE Fixed effects Tác động cố định
5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 GCC Gulf Cooperation Council Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh
7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
8 GMM
Generalized method of
moments
Phương pháp moment tổng quát
9 ICT
Information & Communication
Technologies
Công nghệ thông tin
và Truyền thông
10 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
11 MENA Middle East and North Africa Trung Đông và Bắc Phi
12 LIC Low-income countries Các nước có thu nhập thấp
13 LMIC
Low- and middle-income
countries
Các nước có thu nhập trung bình
thấp
14 OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
15 OLS Ordinary Least Square
Bình phương nhỏ nhất thông
thường
16 SSA Sub-Saharan Africa Châu Phi cận Sahara
17 SGMM
System generalized method of
moments
Phương pháp moment tổng quát
hệ thống
18 WDI World Development Indicators Chỉ số phát triển thế giới
19 WEO World Economic Outlook Triển vọng kinh tế thế giới
viii
20 R&D Research and developmet Nghiên cứu và phát triển
21 RE Random effects Tác động ngẫu nhiên
ix
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN .............................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .............................................................. 8
1.8. Kết cấu luận án ..................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........ 11
Giới thiệu chương...................................................................................................... 11
2.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 11
2.1.1. Chuyển đổi số .................................................................................................. 11
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................... 12
2.1.3. Phát triển tài chính .......................................................................................... 13
2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 16
2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế .......................................................................... 16
2.2.2. Lý thuyết thay đổi công nghệ của Solow ........................................................ 19
2.2.3. Lý thuyết bắt kịp công nghệ của Lucas ........................................................... 21
x
2.2.4. Các lý thuyết liên quan về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 22
2.3. Các nghiên cứu liên quan về tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính đến
tăng trưởng kinh tế .................................................................................................... 28
2.3.1. Các nghiên cứu liên quan về tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh
tế ................................................................................................................................ 28
2.3.2. Các nghiên cứu liên quan về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 40
2.3.3. Các nghiên cứu liên quan về tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính
đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................. 44
2.4. Nhận xét các nghiên cứu liên quan .................................................................... 50
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 53
Giới thiệu chương...................................................................................................... 53
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 53
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 55
3.2.1. Mô hình tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế ........................ 55
3.2.2. Mô hình tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ................ 59
3.2.3. Mô hình tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh
tế ................................................................................................................................ 59
3.2.4. Cách thức đo lường các biến số trong các mô hình ........................................ 60
3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................................... 62
3.4. Phương pháp ước lượng ..................................................................................... 63
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................... 66
Giới thiệu chương...................................................................................................... 66
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến ......................... 66
4.2. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế
................................................................................................................................... 73
xi
4.3. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chuyển đổi số, phát triển tài chính đến
tăng trưởng kinh tế .................................................................................................... 86
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 106
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 108
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 108
5.2. Các hàm ý chính sách ....................................................................................... 110
5.3. Liên hệ tại Việt Nam ........................................................................................ 115
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ....................................... xii
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ, MA TRẬN HỆ SỐ ......................................... xiv
TƯƠNG QUAN VÀ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN ........................................ xiv
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN
ĐỔI SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ......................................................... xviii
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN
ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............. lvii
xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Lược khảo các nghiên cứu liên quan về tác động của chuyển đổi số đến
tăng trưởng kinh tế .................................................................................................... 36
Bảng 2.2. Lược khảo các nghiên cứu liên quan về tác động của phát triển tài chính
đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................. 43
Bảng 2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan về tác động của chuyển đổi số, phát
triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 47
Bảng 3.1. Phân loại các quốc gia .............................................................................. 58
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................... 60
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................. 66
Biểu đồ 4.1. GDP bình quân đầu người của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu .... 67
Biểu đồ 4.2. Số đăng ký di động (trên 100 người) bình quân của các quốc gia trong
mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 68
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ người dùng Internet cá nhân (% dân số) bình quân của các quốc
gia trong mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 69
Biểu đồ 4.4. Đăng ký băng thông rộng (trên 100 người) bình quân của các quốc gia
trong mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 69
Biểu đồ 4.5. Tỷ số giữa dư nợ tín dụng so với GDP (mc) của các quốc gia trong mẫu
nghiên cứu ................................................................................................................. 70
Biểu đồ 4.6. Tỷ số giữa cung tiền M2 so với GDP (br) của các quốc gia trong mẫu
nghiên cứu ................................................................................................................. 71
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 72
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập .......................................... 72
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình (3) ................................................................ 74
Bảng 4.5. Kiểm định biến nội sinh ............................................................................ 76
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình (3) ................................................................ 78
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình (4) ...................................