Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nội dung hoạt động
trong kinh tế đối ngoại của một quốc gia, góp phần quan trọng vào phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển,
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Đại hội X tiếp tục khẳng định thu
hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường pháp
lý và kinh tế, đadạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực
của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất cần thiết phải tập trung huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó FDI là nguồn lực quan trọng để đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Đại hội XI nhấn
mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
nhằm phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng
cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh
tế; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, chế biến, công nghiệp năng lượng,
luyện kim, hoá chất, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; phát
triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu.
168 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ QUANG TIẾN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62.31.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đoàn Xuân Thủy
2. TS Vũ Thị Thoa
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng
của tôi. Các số liệu là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, những kết luận nêu trong luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Hà Quang Tiến
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
7
1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án
7
1.2. Khái quát về kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án
28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH
32
2.1. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 32
2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh và các nhân
tố ảnh hưởng
37
2.3. Kinh nghiệm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh trong nước và
quốc gia trên thế giới
53
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
75
3.1. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng
tới tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
75
3.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 1997 đến nay
80
3.3. Đánh giá chung về tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và
những vấn đề đặt ra
113
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC
121
4.1. Dự báo về bối cảnh và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030
121
4.2. Quan điểm và phương hướng cơ bản về nâng cao tác
động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc
127
4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội ở
Vĩnh Phúc
130
KẾT LUẬN 150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASEAN - Tổ chức Hợp tác các quốc gia Đông Nam Á
BTGPMB - Bồi thường giải phóng mặt bằng
BHXH, BHYT - Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế.
CCN - Cụm công nghiệp
CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNĐT - Chứng nhận đầu tư
CTNH - Chất thải nguy hại
DN - Doanh nghiệp
DN FDI - Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
DDI - Đầu tư trực tiếp trong nước
FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP - Tổng sản phẩm quốc nội
GNP - Tổng sản phẩm quốc gia
GTSXCN - Giá trị sản xuất công nghiệp
GTKNNK - Giá trị kim ngạch nhập khẩu
GTKNXK - Giá trị kim ngạch xuất khẩu
GTSX - Giá trị sản xuất
KCN - Khu công nghiệp
KCX - Khu chế xuất
LATS - Luận án tiến sĩ
Nxb - Nhà xuất bản
ODA - vốn “Hỗ trợ phát triển chính thức"
OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
TNCs - Công ty xuyên quốc gia
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
R&D - Nghiên cứu và phát triển
UBND - Ủy ban nhân dân
UNCTAD - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
WTO - Tổ chức Thương mại thế giới
SXKD - Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Giá trị vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 85
Bảng 3.2. Tăng trưởng của tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc theo giá so sánh
86
Bảng 3.3. Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giá
thực tế
87
Bảng 3.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh
nghiệp FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 1998-
2012 (giá cố định 1994)
88
Bảng 3.5. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012
89
Bảng 3.6. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh
Vĩnh Phúc theo giá thực tế
95
Bảng 3.7. Tình hình đình công trong các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2014
105
Bảng 3.8. Tình hình nợ bảo hiểm xã hội của các DN FDI trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2014
107
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nội dung hoạt động
trong kinh tế đối ngoại của một quốc gia, góp phần quan trọng vào phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển,
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Đại hội X tiếp tục khẳng định thu
hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường pháp
lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực
của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất cần thiết phải tập trung huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó FDI là nguồn lực quan trọng để đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Đại hội XI nhấn
mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
nhằm phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng
cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh
tế; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, chế biến, công nghiệp năng lượng,
luyện kim, hoá chất, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; phát
triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá X, tỉnh Vĩnh Phúc
được tái lập từ ngày 01-01-1997. Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, thuần nông
(nông nghiệp chiếm 56% GDP), Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để
2
thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn. Trên cơ sở chính sách đầu tư cởi mở thông
thoáng của Việt Nam và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách đó của Vĩnh
Phúc, sau 17 năm tái lập, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân
trong tỉnh, bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, Vĩnh
Phúc đã đạt được nhiều kết quả, trở thành một tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp của
nước ngoài với lượng lớn và đã mang lại hiệu quả tích cực. Đến hết năm 2013 cơ
cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng công nghiệp chiếm
60,39% trong GDP), kinh tế xã hội có bước phát triển vượt bậc, kinh tế duy trì
tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 17,4%/năm giai đoạn 2006 - 2010, năm
2011 - 14,62%; năm 2012 - 2,52%; năm 2013 - 7,89%. GDP bình quân đầu
người năm 2013 đạt trên 54 triệu đồng, tương đương khoảng 2500 USD, đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động
tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, FDI ở Vĩnh Phúc cũng có những tác động
không mong muốn, hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần được kiến giải về lý luận, tạo cơ sở khoa
học cho việc hoạch định những giải pháp chính sách, cơ chế cụ thể, thích hợp
từng thời kỳ để FDI có tác dụng mạnh hơn đến phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian tới.
Với lý do trên, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
tác động tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đến
phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa
thực tiễn. Vì vậy, vấn đề “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án
tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề bức xúc đang diễn ra trong thu hút, sử dụng FDI để phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thực hiện
3
phân tích những tác động cụ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, vạch ra những mặt
được, chưa được, đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của
FDI để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng
bền vững trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận án là:
- Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trên các phương diện tác động tích cực
và tác động tiêu cực.
- Phân tích thực trạng tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trong đó đặc biệt đi sâu làm rõ những tác
động tích cực và những tác động tiêu cực, những vấn đề cấp bách đặt ra cần
giải quyết để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động
tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả FDI cho
phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là những tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội thể hiện thông qua những thay đổi
của các mặt đời sống kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, việc làm, môi trường dưới ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, trong luận án sẽ tiến hành luận giải
những vấn đề có liên quan chặt chẽ tới tác động của FDI tới phát triển kinh tế
- xã hội như bản chất, đặc điểm, vai trò của FDI, mối quan hệ giữa FDI với
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và những quan hệ kinh tế - xã hội
có liên quan.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng tác
động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
trong đó có tính tới việc điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh theo Nghị
quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29
tháng 5 năm 2008 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội
và một số tỉnh có liên quan”.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng tác động
của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 đến năm
2014 theo các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, nhằm đề xuất phương
hướng và giải pháp phát huy hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế -
xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế, các văn kiện của Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI
và các hội nghị Trung ương; Luật Đầu tư, Luật Đầu tư nước ngoài; đồng thời
tham khảo, kề thừa những kết quả nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong
nước và quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của FDI tới phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; đi từ trừu tượng tới cụ thể; phương
pháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đồng thời
kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết, phân tích và thực tiễn để tìm ra
những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên
cứu. Đồng thời cụ thể qua các chương:
Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá về
quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó
5
rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần nghiên cứu
bổ sung và nghiên cứu mới.
Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra
những khái niệm cơ bản và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về tác động
của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh ở Việt Nam. Đồng
thời sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn thu hút, sử dụng,
phát huy tác động tích cực của FDI tại một số quốc gia và địa phương trong
nước để rút ra bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,
nhằm làm rõ thực trạng tác động cụ thể của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, rút ra những kết quả tích cực, tác động tiêu cực
và nguyên nhân.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã
nghiên cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh
và nhu cầu về vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc để rút ra
những quan điểm định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của
FDI tới phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận giải khái niệm tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội;
bổ sung làm rõ thêm về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh theo các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phân tích, đánh giá và luận giải rõ thêm những tác động cụ thể của
FDI tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2014, bao
gồm các tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, công nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng, mở rộng kinh tế đối ngoại,
nguồn thu ngân sách, việc làm, môi trường cùng một số tác động tiêu cực về
kinh tế, xã hội, môi trường các nguyên nhân của những tác động đó.
- Đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy có
hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Những giải pháp đã đề xuất bao gồm:
6
Định kỳ đánh giá hiệu quả của từng dự án và hiệu quả của FDI đối với phát
triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc để có chương trình điều chỉnh kịp thời; Tiếp
tục hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển các ngành kinh tế, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020
với tầm nhìn 2030; Phối hợp giữa địa phương với nhà đầu tư trong việc xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến
đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút và sử dụng hiệu quả FDI để
phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước trong việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của FDI
trong phát triển kinh tế - xã hội.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vai trò to lớn, lâu dài
của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Vĩnh Phúc
nói riêng. Đề xuất triển khai các giải pháp để đẩy mạnh thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời
gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các đơn vị cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách về FDI, có thể
sử dụng tham khảo để giảng dạy các chuyên đề kinh tế về FDI trong các cơ sở
đào tạo đại học và sau đại học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC
ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả và tổ chức
nước ngoài về vấn đề FDI và tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội
của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI. Những công trình tiêu biểu trong
thời gian gần đây bao gồm:
Tác phẩm của David O.Dapice, “Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành
công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và nguy cơ” [24], bên cạnh trình bày về những tác động tích cực, đã
đề cập tới một số những ảnh hưởng khác của FDI đối với phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam, biểu hiện thông qua xu thế tập trung đầu tư vào các ngành tạo ít
việc làm, được bảo hộ cao.
Trong bài phân tích của Institute of International economics “FDI in
Developing Countries and Economies in Transition: Opportunities, Dangers,
and New Changes”, (Đầu tư nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển và
các nền kinh tế đang chuyển đổi: Cơ hội, thách thức và những đổi mới) [103],
khi phân tích về FDI đối với các nước đang phát triển đã chỉ ra những tác
động trái chiều của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận.
Từ phân tích một số điểm nổi bật của đầu tư nước ngoài tại các nước đang
phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi như FDI có được sự tăng trưởng
vượt bậc từ những năm 1990, vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tỉ lệ lớn nhất
và là nguồn vốn ổn định nhất trong các dòng vốn tư nhân như dòng nợ, dòng
vốn vay ngân hàng thương mại, trái phiếu và các dòng vốn khác, sự phân phối
của vốn đầu tư nước ngoài tới các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế
8
đang chuyển đổi là không đồng đều, đã đề cập đến vấn đề tác động của FDI
tới phát triển, bao gồm:
Thứ nhất, tạo ra dòng tài chính phụ thêm của các nhà đầu tư nước ngoài
từ đó tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ tại nước nhập khẩu FDI.
Thứ hai, có ảnh hưởng không tốt tới thị trường của nước nhập khẩu FDI
do các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các thị trường quốc tế, nơi đang diễn ra
cạnh tranh không hoàn hảo, từ đó gây ra những khó khăn, thách đố đối với
doanh nghiệp (DN) của nước nhập khẩu FDI.
Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài FDI góp phần thúc đẩy tiết kiệm nội địa
và cung cấp thêm hiệu quả trong quản lý, marketing, và công nghệ để nâng
cao năng suất lao động.
Thứ tư, sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đối
với nước nhập khẩu. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Mô hình
Maign của FDI và phát triển) được thể hiện thông qua sự gia tăng đầu tư sản
xuất kinh doanh (SXKD) của các DN nước ngoài. Mặc dù FDI có thể có một
tác động rõ ràng, tích cực tới sự phát triển của nước tiếp nhận, song cũng có thể
tạo ra một số tác động tiêu cực như trở thành nhân tố thúc đẩy sự hình thành
tình trạng độc quyền nhóm thông qua thiết lập và mở rộng DN kiểu gia đình, từ
đó thu hẹp khả năng gia nhập thị trường của một số DN của nước tiếp nhận.
Từ đó để phát huy vai trò tích cực của FDI, nước nhập khẩu FDI không
những cần có chính sách tăng cường thu hút FDI, mà còn phải có chính sách
chủ động định hướng FDI theo hướng hiệu quả. Lợi ích và cơ hội của các
doanh nghiệp nước ngoài là kiểm soát công nghệ, quyền sở hữu thương hiệu,
đạt được qui mô kinh tế nhờ hoạt động hợp tác trong đầu tư và một số tài sản
vô hình khác nhận được từ các DN nước ngoài chuyên nghiệp trong quản lý
và tổ chức. Tuy nhiên các DN nước ngoài cũng phải đối mặt với những rủi ro,
bất lợi trong sử dụng lao động nội địa, chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía các
mối quan hệ cộng đồng tại địa phương, thị hiếu và văn hóa truyền thống tại
nước tiế