Với những thành công vượt bậc trong việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa
gia đình trong nhiều thập kỷ qua, dân số Việt Nam đang tiến dần về giai đoạn cuối của
“quá độ dân số” mà ở đó tỷ suất sinh giảm nhanh và tuổi thọ ngày càng được cải thiện
(Giang và Pfau, 2010). So với các quốc gia phát triển thì Việt Nam sẽ đối mặt với tốc
độ già hóa nhanh hơn gấp hai lần trong bốn thập kỷ tới đây. Cụ thể, tỷ lệ người cao
tuổi (NCT) từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi (từ 7% lên 14%) trong thời
gian chưa tới 20 năm, trong khi các nước phát triển (như Thụy Điển, Pháp, Mỹ ) phải
mất từ 75 đến 100 năm (Barbieri, 2006). Báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(UNFPA, 2011) cho thấy, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “bắt đầu già” từ
năm 2011 khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chạm ngưỡng 7%.
Cùng lúc đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh cũng đã làm cho việc
sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi (sau đây được viết tắt là NCT) thay đổi nhanh
chóng, đặc biệt là NCT ở khu vực nông thôn – nơi có tới gần 70% dân số cao tuổi đang
sinh sống (UNFPA, 2011). Trước đây, mẫu gia đình truyền thống, đặc biệt là các gia đình
ở khu vực nông thôn, là gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống và chia sẻ nguồn lực. Tuy
nhiên, sự thay đổi từ mẫu gia đình truyền thống sang mẫu gia đình hạt nhân (đặc biệt là
gia đình chỉ có hai vợ chồng cao tuổi sống với nhau hoặc chỉ có ông bà sống với cháu,
chắt) lại ngày càng rõ rệt. Một trong những yếu tố làm thay đổi cuộc sống NCT, đặc biệt
là NCT ở khu vực nông thôn, là việc di cư của những người con trong độ tuổi lao động
nhằm mục đích chính là tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, tốc độ di cư,
đặc biệt là di cư nội địa, diễn ra nhanh chóng kể từ giữa những năm 1990 đến nay. Theo
Tổng cục Thống kê (2012), trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ di cư liên vùng đã tăng gần
1,5 lần (từ 19 người/1000 dân vào năm 1999 tăng lên 30 người/1000 dân vào năm 2009)
và con số này ngày càng tăng trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thống kê (2016),
trong số hơn 83 triệu dân từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 01/4/ 2014, trong vòng 5 năm
trước thời điểm điều tra thì có 1,7% (tương ứng với 1,4 triệu người) di cư trong huyện;
2% (tương ứng với 1,6 triệu người) di cư giữa các huyện; và 3,1% (tương ứng với 2,6
triệu người) di cư giữa các tỉnh.
133 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
TRẦN THỊ TRÚC
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ NỘI ĐỊA TỚI ĐỜI SỐNG
CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM
CHU N NG NH: KINH TẾ HỌC
M SỐ: 9310101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
N ƣờ ƣớn n o ọ :
PGS.TS. GIANG THANH LONG
H NỘI, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
N ên ứu s n
Trần T ị Trú
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tập thể Ban Giám hiệu, các thầy,
các cô và các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các
thầy, các cô của của Khoa Kinh tế học và Viện Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi
và hỗ trợ để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Giang Thanh Long
(Viện Chính sách Công và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn Ban Giám đốc và đồng nghiệp tại Học viện Chính sách và
Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tạo điều kiện và chia sẻ với tác giả trong quá
trình hoàn thành luận án.
Tác giả đặc biệt gửi lời tri ân tới toàn thể gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
động viên khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
N ên ứu s n
Trần T ị Trú
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ..................................................... 5
1.1. Cơ sở lý t uyết về ƣ và n ƣờ o tuổ ......................................................... 5
1.1.1. Các vấn đề cơ bản liên quan đến di cư .............................................................. 5
1.1.2. Các vấn đề cơ bản liên quan đến người cao tuổi ............................................ 14
1.2. Cá n ên ứu t ự n ệm về tá độn ủ ƣ tớ đờ sốn n ƣờ o
tuổ .............................................................................................................................. 15
1.2.1. Về khía cạnh kinh tế ........................................................................................ 16
1.2.2. Về khía cạnh sức khỏe .................................................................................... 25
1.2.3. Về khía cạnh xã hội ......................................................................................... 32
1.3. Cá ả t uyết o ọ .................................................................................... 34
1.4. K un p ân tí lý t uyêt ủ luận án ............................................................ 34
Kết luận ƣơn 1 ............................................................................................................ 36
CHƢƠNG 2 SỐ LIỆU V PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU .................................. 38
2.1. Số l ệu .................................................................................................................. 38
2.1.1. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) ....................................... 38
2.1.2. Điều tra người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011 ................................... 39
2.2. P ƣơn p áp n ên ứu .................................................................................. 40
2.2.1. Đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của NCT................ 40
2.2.2. Đánh giá tác động của di cư nội địa lên sức khỏe của NCT ........................... 46
2.2.3. Đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống xã hội của người cao tuổi
Việt Nam ................................................................................................................... 49
Kết luận ƣơn 2 ............................................................................................................ 53
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG DI CƢ NỘI ĐỊA, ĐẶC ĐIỂM V THỰC TRẠNG
ĐỜI SỐNG NGƢỜI CAO TUỔI CÓ CON DI CƢ NỘI ĐỊA ................................... 54
3.1. T ự trạn ƣ nộ đị ở V ệt N m từ năm 1989 đến n y .......................... 54
3.1.1. Xu hướng di cư nội địa theo thời gian ............................................................ 54
3.1.2. Xu hướng di cư nội địa theo luồng di cư và loại hình di cư ........................... 55
3.1.3. Xu hướng di cư nội địa theo vùng và tỉnh ....................................................... 56
3.1.4. Đặc điểm của người di cư ............................................................................... 61
iv
3.2. Đặ đ ểm ủ n ƣờ o tuổ V ệt N m ............................................................ 65
3.2.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của người cao tuổi Việt Nam ............................. 65
3.2.2. Đời sống vật chất và bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi ............................ 66
3.2.3. Điều kiện nhà ở của người cao tuổi ................................................................ 68
3.2.4. Thực trạng sức khoẻ của người cao tuổi Việt Nam ........................................ 70
3.3. Thực trạng đời sống của người cao tuổi Việt Nam khi con cái di cư nội địa .... 70
3.3.1. Khía cạnh kinh tế thông qua việc nhận tiền gửi .............................................. 70
3.3.2. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi khi con cái di cư nội địa ................... 72
Kết luận C ƣơn 3 ........................................................................................................... 79
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỪ MÔ HÌNH NGHI N CỨU V MỘT SỐ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ........................................................................ 81
4.1. Kết quả đán á tá độn ủ ƣ nộ đị lên đờ sốn NCT .................... 81
4.1.1. Đời sống kinh tế .............................................................................................. 81
4.1.2. Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa lên sức khỏe của NCT .............. 87
4.1.3. Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống xã hội của NCT .... 93
4.2. Một số p ân tí n oạ suy về tá độn ủ ƣ nộ đị tớ đờ sốn NCT
đến năm 2017 ............................................................................................................. 96
4.3. G ả p áp n ằm ả t ện đờ sốn o NCT V ệt N m, đặ b ệt là NCT ó
on ƣ nộ đị ........................................................................................................ 97
4.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế và giảm nghèo ............................ 97
4.3.2. Giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe ................................................................. 99
4.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao đời sống xã hội .................................................... 100
Kết luận ƣơn 4 .......................................................................................................... 102
KẾT LUẬN V ĐỊNH HƢỚNG NGHI N CỨU TIẾP THEO .............................. 105
1. Kết luận ................................................................................................................ 105
2. Địn ƣớn n ên ứu t ếp t eo ...................................................................... 106
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ Đ CÔNG BỐ ................................ 107
DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 108
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 116
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị tiền gửi theo loại hình di cư ............................................................ 39
Bảng 3.1. Dân số 5 tuổi trở lên chia theo loại hình di cư, 1989-2014 ........................ 54
Bảng 3.2. 10 tỉnh/ thành phố có tỷ suất nhập cư cao nhất ở Việt Nam qua các giai
đoạn ............................................................................................................ 57
Bảng 3.3: 10 tỉnh có tỷ suất xuất cư cao nhất qua các thời kỳ ở Việt Nam ................ 58
Bảng 3.4: 10 tỉnh có tỷ suất di cư thuần cao nhất qua các thời kỳ từ 2004-2014 ở
Việt Nam .................................................................................................... 59
Bảng 3.5: Dân số từ 5 tuổi trở lên vào thời điểm 01/4/2009 và 01/4/2014 chia theo
nơi thực tế thường trú theo tỉnh/ thành phố. ............................................... 60
Bảng 3.6: Tuổi trung bình và trung vị của người di cư theo giới tính và loại hình di
cư qua các giai đoạn từ 1999 to 2014 ......................................................... 61
Bảng 3.7: Cơ cấu giới tính của người di cư và không di cư qua ba cuộc khảo sát:
1999, 2009 và 2014. ................................................................................... 62
Bảng 3.8: Tỷ lệ dân số từ 15-54 tuổi chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và loại
hình di cư năm 2014. .................................................................................. 63
Bảng 3.9: Tỷ lệ người di cư và không di cư sống trong các hộ gia đình có điều kiện
sống khác nhau ở hai cuộc khảo sát năm 2009 và năm 2014. ................... 64
Bảng 3.10: Đặc điểm xã hội, nhân khẩu học và sắp xếp cuộc sống của NCT. ............ 65
Bảng 3.11. Tỷ lệ người cao tuổi sống trong hộ gia đình nghèo (đơn vị tính: %) ......... 67
Bảng 3.12: Tỷ lệ (%) người cao tuổi được khảo sát theo tình trạng công việc ............ 67
Bảng 3.13. Điều kiện nhà ở của các hộ có người cao tuổi (đơn vị tính: %) ................. 68
Bảng 3.14. Phần trăm các hộ gia đình nhận được tiền gửi tính theo nguồn gốc tiền gửi... 71
Bảng 3.15. Phần trăm của giá trị tiền gửi tính theo nguồn gốc tiền gửi ....................... 71
Bảng 3.16. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi có con di cư nội địa và không có
con di cư nội địa ......................................................................................... 73
Bảng 3.17. Việc tham gia các tổ chức xã hội của người cao tuổi................................. 75
Bảng 3.18. Việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng của NCT ........................................................................................... 77
Bảng 4.1. Mô tả thống kê các biến được sử dụng trong mô hình ............................... 81
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi qui 2SLS ................................................. 83
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Khi bình phương đối với sự bằng nhau về tỷ lệ nhóm
hộ có người cao tuổi có con di cư nội địa nhận được tiền gửi từ di cư nội
địa sống trong nhà tạm so với các nhóm hộ khác ...................................... 84
vi
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Khi bình phương đối với sự bằng nhau về tỷ lệ nhóm
hộ có người cao tuổi có con di cư nội địa nhận được tiền gửi từ di cư nội
địa không có nhà vệ sinh so với các nhóm hộ khác. .................................. 85
Bảng 4.5. Kết quả tính hệ số Gini trên thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ gia
đình NCT có con di cư nội địa trước và sau khi nhận tiền gửi từ di cư nội địa. ...... 85
Bảng 4.6. Sự dịch chuyển mức sống của các nhóm hộ gia đình trước và sau khi nhận
tiền gửi (%) ................................................................................................. 86
Bảng 4.7. Mô tả thống kê các biến trong mô hình ...................................................... 87
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến biến con cái di cư nội địa .. 88
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá tác động của con cái di cư lên sức khoẻ thể chất và tinh
thần của NCT ............................................................................................. 91
Bảng 4.10. Mô tả thống kê các biến được sử dụng trong mô hình ............................... 93
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa lên các khía cạnh của đời
sống xã hội của người cao tuổi ................................................................... 94
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung phân tích của luận án ...................................................................... 35
Hình 3.1. Tỷ lệ người di cư trong 5 năm chia theo luồng di cư và loại hình di cư,
1999- 2014. ................................................................................................. 55
Hình 3.2. Thể hiện giá trị trung bình của tiền gửi theo loại hình di cư. ..................... 72
1
MỞ ĐẦU
1. Lý o lự ọn đề tà
Với những thành công vượt bậc trong việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa
gia đình trong nhiều thập kỷ qua, dân số Việt Nam đang tiến dần về giai đoạn cuối của
“quá độ dân số” mà ở đó tỷ suất sinh giảm nhanh và tuổi thọ ngày càng được cải thiện
(Giang và Pfau, 2010). So với các quốc gia phát triển thì Việt Nam sẽ đối mặt với tốc
độ già hóa nhanh hơn gấp hai lần trong bốn thập kỷ tới đây. Cụ thể, tỷ lệ người cao
tuổi (NCT) từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi (từ 7% lên 14%) trong thời
gian chưa tới 20 năm, trong khi các nước phát triển (như Thụy Điển, Pháp, Mỹ) phải
mất từ 75 đến 100 năm (Barbieri, 2006). Báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(UNFPA, 2011) cho thấy, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “bắt đầu già” từ
năm 2011 khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chạm ngưỡng 7%.
Cùng lúc đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh cũng đã làm cho việc
sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi (sau đây được viết tắt là NCT) thay đổi nhanh
chóng, đặc biệt là NCT ở khu vực nông thôn – nơi có tới gần 70% dân số cao tuổi đang
sinh sống (UNFPA, 2011). Trước đây, mẫu gia đình truyền thống, đặc biệt là các gia đình
ở khu vực nông thôn, là gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống và chia sẻ nguồn lực. Tuy
nhiên, sự thay đổi từ mẫu gia đình truyền thống sang mẫu gia đình hạt nhân (đặc biệt là
gia đình chỉ có hai vợ chồng cao tuổi sống với nhau hoặc chỉ có ông bà sống với cháu,
chắt) lại ngày càng rõ rệt. Một trong những yếu tố làm thay đổi cuộc sống NCT, đặc biệt
là NCT ở khu vực nông thôn, là việc di cư của những người con trong độ tuổi lao động
nhằm mục đích chính là tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, tốc độ di cư,
đặc biệt là di cư nội địa, diễn ra nhanh chóng kể từ giữa những năm 1990 đến nay. Theo
Tổng cục Thống kê (2012), trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ di cư liên vùng đã tăng gần
1,5 lần (từ 19 người/1000 dân vào năm 1999 tăng lên 30 người/1000 dân vào năm 2009)
và con số này ngày càng tăng trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thống kê (2016),
trong số hơn 83 triệu dân từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 01/4/ 2014, trong vòng 5 năm
trước thời điểm điều tra thì có 1,7% (tương ứng với 1,4 triệu người) di cư trong huyện;
2% (tương ứng với 1,6 triệu người) di cư giữa các huyện; và 3,1% (tương ứng với 2,6
triệu người) di cư giữa các tỉnh.
Vấn đề di cư để kiếm sống của con cái có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những
người ở lại quê nhà, đặc biệt là cha, mẹ cao tuổi của họ. Nhìn chung, người lao động di cư
sẽ có đóng góp tích cực về mặt kinh tế cho gia đình thông qua tiền và hiện vật mà họ gửi về
cho người thân và qua đó cũng góp phần đảm bảo thu nhập cũng như có điều kiện nâng cao
2
sức khỏe cho cha, mẹ già và những người trong gia đình ở lại quê nhà (ví dụ, xem nghiên
cứu của Cameron và Cobb-Clark (2005) về người cao tuổi ở Indonesia; Giles và Mu (2006)
về người cao tuổi ở khu vực nông thôn Trung Quốc; Chandore (2009) về đời sống của
người cao tuổi ở Cambodia). Tuy vậy, việc con cái - lực lượng lao động chính trong gia
đình - đi xa đã để lại không ít các tác động bất lợi cho cha, mẹ già ở quê của họ như sự lo
lắng cho cuộc sống bấp bênh của con cái họ nơi đô thị, cảm giác cô đơn tuổi già khi con cái
đi xa, phải gánh vác thêm công việc gia đình và xã hội thay con, hay không có người giúp
đỡ công việc đồng áng... (ví dụ, xem nghiên cứu của Gautam (1999) về mối quan hệ giữa
người di cư với người cao tuổi ở Nepal; HelpAge International Moldova (2010) về tác động
của di cư đến người cao tuổi ở Moldova; Antman (2011) nghiên cứu về tác động của con
cái di cư ra sang Mỹ đến đời sống của người cao tuổi ở Mexico).
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng đã có một số các nghiên cứu nhằm đánh giá tác
động của việc con cái di cư, nhưng các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh
giá vai trò của tiền gửi về từ con cái đi làm xa đối với cuộc sống của cha, mẹ cao tuổi
của họ. Ví dụ, nghiên cứu của Barbieri (2006) cho thấy rằng việc con cái di cư đi làm
ăn xa được kỳ vọng là có những ảnh hưởng tích cực đáng kể và đa chiều lên cuộc sống
của cha, mẹ già ở nông thôn ở Việt Nam - nơi mà các khoản an sinh xã hội cho NCT
còn ít và trách nhiệm chăm sóc NCT phần lớn vẫn là từ người thân trong gia đình và
cộng đồng. Phân tích của Giang và Pfau (2008) cho thấy việc nhận tiền gửi từ con cái
và các chương trình an sinh xã hội đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giảm
nghèo cho NCT, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn. Tiếp đó, Giang và Pfau
(2010) kết luận thêm rằng việc sống cùng con cái hay nhận tiền gửi về từ con cái di cư
(kể cả di cư nội địa và di cư quốc tế) đang ngày càng giúp NCT giảm nghèo và cải
thiện cuộc sống. Nguyễn Việt Cường (2008) chứng minh rằng việc nhận tiền gửi cả từ
di cư ra nước ngoài và trong nước đều làm tăng thu nhập và chi tiêu, đặc biệt là chi
tiêu cho hàng hóa phi lương thực của người nhận tiền gửi (trong đó có NCT). Lê và
Nguyễn (2011) cho rằng, việc di cư của con cái có khả năng cải thiện tốt hơn thu nhập
và điều kiện sống của cha, mẹ và những người thân còn lại ở quê nhà thông qua những
khoản tiền và hàng hóa gửi về, nhưng nghiên cứu này không phân tích rõ là cha, mẹ họ
được hưởng bao nhiêu từ tiền do con cái họ gửi về và ảnh hưởng của người di cư lên
sức khỏe và đời sống tinh thần của cha, mẹ già ở quê như thế nào. Nhìn chung, những
nghiên cứu này mới chỉ tập trung chủ yếu vào tác động của tiền gửi tới giảm nghèo và
bình đẳng chứ chưa đánh giá một cách toàn diện về cả khía cạnh kinh tế, sức khỏe và
xã hội của tác động của di cư tới đời sống của các đối tượng trong gia đình, trong đó
có NCT với tư cách là một trong những nhóm dân số dễ bị tổn thương.
3
Có thể nói, những nghiên cứu hiện có về Việt Nam chưa làm rõ được tác động
của việc con cái di cư, đặc biệt là di cư trong nước lên đời sống của cha, mẹ cao tuổi ở
quê một cách toàn diện về cuộc sống vật chất và tinh thần. Trong bối cảnh dân số già
hóa nhanh, đời sống NCT có nhiều thay đổi với nhiều rủi ro về kinh tế, xã hội và sức
khỏe, cũng như xu hướng di cư nội địa ngày càng mạnh và tác động lớn, tác giả lựa
chọn đề tài “Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam”
nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học cho việc hoạch định chính sách liên quan
tới người lao động di cư, đặc biệt là di cư nội địa và NCT ở Việt Nam.
Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác
động của việc di cư nội địa của con cái lên đời sống của người cao tuổi ở quê nhà lên
cả ba khía cạnh: (1) ảnh hưởng về khía cạnh kinh tế của NCT (cụ thể là giảm nghèo và
vấn đề bình đẳng về phân chia thu nhập, điều kiện nhà ở)