Luận án Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, “một thế giới phẳng” với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó Internet nói chung và các MXH nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích, gắn với sự xuất hiện của các ứng dụng, từ blog cho đến các trang mạng. Nếu các loại hình truyền thông thường đi sâu vào việc sản xuất và phân phối nội dung thông tin qua các kênh truyền thống như: báo giấy, báo điện tử, truyền hình, báo nói, thì MXH lại quy tụ của nhiều thành viên, thông qua đó chia sẻ thông tin, quan điểm, hiểu biết, thái độ về một vấn đề nhất định. Những trang MXH phổ biến hiện nay như: Facebook, Youtube, WhatsApp, TikTok, Instagram, WeChat, không ngừng thu hút hàng tỷ người tham gia và trở thành một phần quan trọng trong không gian sống của cư dân mạng, là môi trường tinh thần đặc biệt của đời sống xã hội. Với sự hấp dẫn của mình, MXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ, SV. Tuy nhiên, lưu ý rằng, khi tham gia MXH cần cẩn trọng bảo đảm thiết lập các cơ chế dự phòng thích hợp để giảm thiểu tối đa hậu quả tiêu cực do những sự cố không lường trước được gây ra. Cá nhân và cả cộng đồng MXH không được để bị cuốn vào sự hứa hẹn và tiện lợi của công nghệ tới mức quên đi những rủi ro liên quan đến mặt trái của chúng.

pdf251 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ PHẠM TUẤN VINH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ PHẠM TUẤN VINH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS, TS. Ngô Đình Xây 2. TS. Nguyễn Công Dũng HÀ NỘI, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Lê Phạm Tuấn Vinh DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mức tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị và hành động của sinh viên ........................................................................................ 98 Bảng 3.2: Đánh giá về nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên ....... 101 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thống kê tỷ lệ người dùng Instagram tại Việt Nam theo độ tuổi ..................................................................................... 85 Biểu đồ 3.2. Thống kê các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam năm 2021 ......................................................................... 86 Biểu đồ 3.3. Mức độ sử dụng các loại mạng xã hội của sinh viên các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2021 ........................................... 87 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người sử dụng ứng dụng nhắn tin so với tổng số người dùng Internet trong độ tuổi 16 – 64, năm 2021 ............................................ 88 Biểu đồ 3.5. Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 90 Biểu đồ 3.6. Phương tiện truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 91 Biểu đồ 3.7. Địa điểm truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 91 Biểu đồ 3.8. Thời điểm truy cập mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 92 Biểu đồ 3.9. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường .......... 93 đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................ 93 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sử dụng Linkedin tại Việt Nam năm 2022 ...................... 95 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Mạng xã hội : MXH Tư tưởng chính trị : TTCT Ý thức chính trị : YTCT Sinh viên : SV Công nghệ thông tin : CNTT Xã hội chủ nghĩa : XHCN Đảng Cộng sản Việt Nam : ĐCSVN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 4 6. Đóng góp mới của của luận án ........................................................... 6 7. Cấu trúc luận án .................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 8 1.1. Những nghiên cứu về mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống xã hội ........................................................................... 8 1.2. Những nghiên cứu về tư tưởng chính trị của sinh viên và tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên hiện nay ........... 18 1.3. Khái quát kết quả của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra đối với luận án ............................................ 32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN ................................... 37 2.1. Tư tưởng chính trị và tư tưởng chính trị của sinh viên .................. 37 2.2. Mạng xã hội và tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên ................................................................................................ 52 2.3. Sự cần thiết phải phát huy vai trò tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với tư tưởng chính trị của sinh viên ............. 72 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................................................................... 80 3.1. Khái quát địa bàn được khảo sát .............................................................. 80 3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ....................................................................... 85 3.3. Thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ........................... 96 3.4. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra ............................. 110 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ................................................................ 117 4.1. Dự báo xu hướng phát triển của mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội .................................................................................................. 117 4.2. Phương hướng phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên ................. 124 4.3. Giải pháp chủ yếu phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay ................................................. 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 183 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 193 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 194 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, “một thế giới phẳng” với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó Internet nói chung và các MXH nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích, gắn với sự xuất hiện của các ứng dụng, từ blog cho đến các trang mạng. Nếu các loại hình truyền thông thường đi sâu vào việc sản xuất và phân phối nội dung thông tin qua các kênh truyền thống như: báo giấy, báo điện tử, truyền hình, báo nói, thì MXH lại quy tụ của nhiều thành viên, thông qua đó chia sẻ thông tin, quan điểm, hiểu biết, thái độ về một vấn đề nhất định. Những trang MXH phổ biến hiện nay như: Facebook, Youtube, WhatsApp, TikTok, Instagram, WeChat, không ngừng thu hút hàng tỷ người tham gia và trở thành một phần quan trọng trong không gian sống của cư dân mạng, là môi trường tinh thần đặc biệt của đời sống xã hội. Với sự hấp dẫn của mình, MXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ, SV. Tuy nhiên, lưu ý rằng, khi tham gia MXH cần cẩn trọng bảo đảm thiết lập các cơ chế dự phòng thích hợp để giảm thiểu tối đa hậu quả tiêu cực do những sự cố không lường trước được gây ra. Cá nhân và cả cộng đồng MXH không được để bị cuốn vào sự hứa hẹn và tiện lợi của công nghệ tới mức quên đi những rủi ro liên quan đến mặt trái của chúng. Sự tác động của MXH đến lứa tuổi SV diễn ra song song theo hai chiều hướng thuận - nghịch. Sinh viên hiện nay đã và đang tiếp cận, sử dụng MXH với nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm, trao đổi thông tin hữu ích trong học tập, chia sẻ, kết nối bạn bè, Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, bên cạnh tác động tích cực và hữu ích của MXH là tác động trực tiếp, không chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh như tâm lý, sức khỏe, mà đáng quan ngại hơn, đến bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng 2 của thanh, thiếu niên hiện nay. Biểu hiện ở những khía cạnh như: MXH chứa đựng nhiều nội dung có thể làm cho thanh thiếu niên suy yếu bản lĩnh chính trị, dao động lập trường tư tưởng; tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống; có những hành vi vi phạm pháp luật, Theo đó, SV là đối tượng phải đối mặt với các tác động đa chiều từ việc sử dụng MXH thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cả nhận thức lẫn hành vi của họ. Tuy nhiên, vấn đề những tác động của MXH đến SV chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam. Theo Báo cáo quốc gia về sinh viên Việt Nam năm 2015, dân số trong độ tuổi thanh niên ở nước ta ước tính chiếm khoảng 30% số dân [9]. Như vậy, đây là một bộ phận chiếm tỷ lệ khá lớn trong dân số của cả nước. Việt Nam hiện đứng thứ 22 trên thế giới về số lượng người sử dụng MXH, thứ 6 trong top 10 nước châu Á về sử dụng Internet. Theo thống kê của Digital, năm 2021, tỷ lệ người Việt Nam sử dụng Internet là 77,4%, cao hơn tỷ lệ trung bình ở khu vực Đông Nam Á (69%) [85]. Trong đó, có trên 72 triệu tài khoản MXH, chiếm tỷ lệ 73,7% số lượng người dùng Internet. Về cơ cấu sử dụng MXH, độ tuổi sử dụng các MXH phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram chủ yếu là từ 13 đến 24 tuổi, chiếm 71%. Như vậy, có thể thấy, người sử dụng MXH ở nước ta không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất có bộ phận SV. Điều này chứa đựng không ít lo ngại, cũng như nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Do vậy, quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng chính trị cho SV, phát huy tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của MXH với tư tưởng chính trị của SV là một yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa và hội nhập như hiện nay, MXH chính là “mảnh đất vàng” để các thế lực phản động thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với thanh thiếu niên bằng cách đăng tải, chia sẻ, lan truyền các bài viết, bình luận có quan điểm chính trị đối lập với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta,Trước tình hình đó, Đảng và 3 Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác lý luận nhằm bồi dưỡng, tăng cường nhận thức lý luận chính trị, lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đặc biệt chỉ rõ: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên Internet; biết khai thác, sử dụng Internet một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh [2]. Do đó, việc nghiên cứu tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của SV, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực đó là một yêu cầu cấp thiết. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày ở trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của MXH đối với tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau: - Tổng quan về những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, nhận định về kết quả của các công trình này và xác định hướng nghiên cứu tiếp theo. - Làm rõ những vấn đề lý luận về tư tưởng chính trị của sinh viên, về mạng xã hội, vai trò của mạng xã hội đối với xã hội hiện nay. 4 - Khảo sát thực trạng tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay trước tác động của mạng xã hội, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất các phương hướng và giải pháp phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các trường đại học khối xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội được đề tài nghiên cứu bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các trường này đã có sinh viên theo học đại diện cho các khối ngành cơ bản của khối trường Thủ đô: khoa học tự nhiên - công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn; khoa học kinh tế, khoa học sư phạm và khoa học chính trị, truyền thông. - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2022. - Về nội dung: vì đề tài thuộc chuyên ngành công tác tư tưởng nên luận án tập trung vào các giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài tiếp cận trên cơ sở nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng dựa trên cơ sở nhận thức về những vấn đề lý luận 5 thuộc các ngành khoa học có liên quan như: triết học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, quan hệ công chúng,... Đồng thời, đề tài cũng kế thừa, tiếp thu một số ý kiến và nội dung của các công trình nghiên cứu trước đó về công tác tư tưởng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thực hiện thu thập tài liệu, lập phiếu tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài; đọc hiểu và phân tích các luận điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu, qua đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của SV. Đây là cơ sở hình thành nội dung chương I của luận án. Phương pháp khảo sát chi tiết, tổng hợp và phân tích: Tác giả lập phiếu khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội trên cơ sở các lý thuyết đã đặt ra ở chương I. Từ đó, chỉ ra những vấn đề tồn tại cần được khắc phục. Đây sẽ là nội dung cơ bản được đề cập trong chương II của luận án. Phương pháp điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi Anket): Tác giả xác định mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung điều tra, từ đó tiến hành lập phiếu và gửi mẫu bảng hỏi liên quan đến vấn đề tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội để có được những kết quả định tính và định lượng về thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học được lựa chọn khảo sát. Tác giả đã sử dụng Google Form để điều tra bảng hỏi thông qua mạng Internet thay cho cách phát bảng hỏi thủ công; đã gửi link phiếu khảo sát trên 4.125 sinh viên và 75 cán bộ giáo viên. Sau khi có kết quả, tác giả đã sử dụng phần mềm thống kê Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) (một gói phần mềm được sử dụng để phân tích thống kê theo lô và theo lô có tính logic) để tiến hành: - Thống kê mô tả: lập bảng chéo, tần suất, mô tả, khám phá, thống kê tỷ lệ mô tả. - Thống kê đơn biến: Phương tiện, t-test, ANOVA, tương quan (hai biến, một phần, khoảng cách), kiểm tra không giới. 6 - Dự đoán cho kết quả số: Hồi quy tuyến tính. - Dự đoán để xác định các nhóm: Phân tích các yếu tố, phân tích cụm (hai bước, K-phương tiện, phân cấp), phân biệt. Phương pháp phỏng vấn sâu (dành cho lãnh đạo, cán bộ các trường đại học): Tác giả xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng phỏng vấn; đưa ra các câu hỏi, địa điểm, thời gian thực hiện buổi phỏng vấn, nhằm lấy ý kiến của lãnh đạo, cán bộ các trường đại học được lựa chọn khảo sát. Phương pháp thảo luận nhóm và diễn đàn mạng: Tác giả đưa một số chủ đề thảo luận lên mạng xã hội nhằm thảo luận và thu thập thêm các luận điểm, ý kiến của những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này giúp mở rộng vấn đề cần thảo luận đến nhóm công chúng, từ đó bổ sung các thông tin đa dạng cho luận án. 5.3. Phương pháp xử lý thông tin Đề tài sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, khái quát hóa, logic lịch sử, thống kê, so sánh, đối chiếu số liệu, dữ liệu, các cuộc điều tra xã hội học,... Đối với các số liệu thu được, nghiên cứu sử dụng SPSS để phân tích số liệu và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa một cách phù hợp các kết quả đã đạt được của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Qua việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đề tài rút ra những nhận xét về thực trạng tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay. 6. Đóng góp mới của của luận án Hiện nay, đã có một vài thống kê, nghiên cứu về MXH ở Việt Nam, tuy nhiên chưa có một công trình cụ thể và toàn diện nào nghiên cứu về tác động của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội. Việc nghiên cứu này sẽ giúp các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Đoàn 7 Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội cũng như Đoàn sinh viên các trường đại học có thể đánh giá hoạt động của đơn vị mình trong việc thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên và tham khảo, áp dụng một số giải khắc phục tác động tiêu cực của MXH đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học Hà Nội hiện nay, từ đó góp phần thực hiện tốt công tác tư tưởng của toàn Đảng. Nghiên cứu Tác động của mạng xã hội đến tư tưởng chính trị của sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay là hướng nghiên cứu mới, cấp thiết đối với công tác tư tưởng của Đảng ta; đồng thời cũng là góp phần vào việc đề xuất giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35- NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. 7. Cấu trúc luận án Luận án được kết cấu thành 04 chương, 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_mang_xa_hoi_den_tu_tuong_chinh_tri_cua.pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdfTrang thông tin về những điểm mới của luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfTrang thông tin về những điểm mới của luận án (tiếng Việt).pdf
Luận văn liên quan