❖Nâng cao tính an toàn cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng số
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, người tiêu dùng có nhiều khả năng tăng cường sử dụng các kênh kỹ thuật số nếu các ngân hàng tăng cường bảo mật, cung cấp giải quyết vấn đề tính an toàn cho dịch vụ. Để gia tăng sự tin tưởng của khách hàng, nâng cao tính an toàn và bảo mật cho dịch vị ngân hàng số rõ ràng là một lộ trình mà các ngân hàng phải thực hiện trong nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của mình. Sau đây là một số hàm ý quản trị:
Việc phát triển dịch vụ ngân hàng số luôn đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro. Do đó, NHTM cần coi trọng quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng số. Việc giao dịch trên các phương tiện điện tử đòi hỏi cao về bảo mật và an toàn. Khi tương tác với các phương tiện điện tử như điện thoại, internet, máy rút tiền tự động ... nhiều khách hàng lo sợ thông tin dễ bị đánh cắp như mã số tài khoản cá nhân, mật khẩu ... Do đó, ngân hàng cần hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết, khách hàng luôn được đảm bảo thông tin cá nhân được bảo mật, và các tính năng trong ứng dụng cần được đảm bảo, để khách hàng luôn cảm thấy tin tưởng khi sử dụng ứng dụng ngân hàng số.
Cung cấp xác minh khách hàng: cho dù NHTM đã yêu cầu mật khẩu hoặc mã đặc biệt để khách hàng truy cập vào tài khoản của mình hoặc yêu cầu họ nhận ra hình ảnh hoặc biểu tượng và đưa ra phản hồi, NHTM cần phải cung cấp các biện pháp để bảo vệ tiền, tài khoản và thông tin cá nhân của khách hàng. Trong thế giới công nghệ cao, dịch vụ của NHTM không bao giờ có thể an toàn với thông tin cá nhân của khách hàng hoặc số tiền của họ. Do đó NHTM cần thiết lập quy trình để xác định và xác minh danh tính của khách hàng khi tham gia vào giao dịch ngân hàng số. Nói cách khác, các ngân hàng phải đảm bảo rằng khách hàng của họ thực sự là người mà họ đã đăng ký.
345 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của nhận thức về dịch vụ ngân hàng số, trải nghiệm khách hàng đến hiệu suất hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
NGUYỄN AN GIANG
TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG SỐ, TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ĐẾN
HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
NGUYỄN AN GIANG
TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC VỀ DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG SỐ, TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ĐẾN
HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. PHAN DIÊN VỸ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án trên đây là công trình nghiên cứu của tôi, được hướng
dẫn và hỗ trợ của PGS., TS. Phan Diên Vỹ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là hoàn toàn trung thực. Số liệu và các bảng biểu cho việc phân tích và
nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn tài liệu trong phần tài liệu tham khảo
và có chú thích bên dưới bảng biểu.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng cũng như kết quả bài luận án của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày .. tháng .năm 2024
Người cam đoan
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giảng
dạy, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học
cũng như thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý thầy cô. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS., TS. Phan
Diên Vỹ là giảng viên hướng dẫn tôi làm luận án tiến sĩ. Người đã tận tình, chu đáo
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tác động
của nhận thức về dịch vụ ngân hàng số, trải nghiệm khách hàng đến hiệu suất
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các cá nhân, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và các chuyên gia đã luôn đồng hành, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày .. tháng ..năm 2024
Nghiên cứu sinh
iii
TÓM TẮT
Tại Việt Nam, mặc dù dịch vụ ngân hàng số đã phát triển và được một số
NHTM giới thiệu đến khách hàng. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, nhận thức của khách
hàng về dịch vụ ngân hàng số vẫn là một vấn đề mà các NHTM Việt Nam quan tâm.
Tác động của nhận thức về dịch vụ ngân hàng số đến trải nghiệm của khách hàng và
hiệu suất hoạt động của ngân hàng vẫn cần được làm rõ. Đặc biệt hơn, câu hỏi về vai
trò trung gian, hay kênh truyền dẫn tác động của trải nghiệm khách hàng đến hiệu
suất hoạt động của NHTM thông qua lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng
vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đưa ra câu trả lời trong bối cảnh một quốc gia với
thị trường tài chính đang phát triển như Việt Nam.
Thông qua các phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định
(CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả nghiên cứu của luận án
cho thấy các hệ số hồi quy của các nhân tố nhận thức khả năng sử dụng (KNSD),
nhận thức tiện lợi (STL), nhận thức chất lượng chức năng (CLC), nhận thức chất
lượng dịch vụ (CDV), nhận thức an toàn (RR), nhận thức thương hiệu (TH) đều có ý
nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, các nhân tố nhận thức khả năng sử dụng (KNSD),
nhận thức tiện lợi (STL), nhận thức chất lượng chức năng (CLC), nhận thức chất
lượng dịch vụ (CDV), nhận thức an toàn (RR), nhận thức thương hiệu (TH) đều có
tác động đến trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng số tại các NHTM.
Bên cạnh đó, trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng số có tác động
tích cực đến hiệu suất hoạt động của các NHTM. Kết quả này của tác giả cũng phù
hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Maklan và Klaus (2013), Mbama và
cộng sự (2018), Chen và cộng sự (2021).
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy trải nghiệm của khách hàng có tác
động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng và từ đó sự hài lòng của khách hàng có
tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Như vậy, kết quả nghiên
cứu khẳng định vai trò trung gian của sự hài lòng trong mối quan hệ giữa trải nghiệm
của khách hàng và hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với
iv
kết quả nghiên cứu của Ali và cộng sự (2018), Wang và cộng sự (2018), Borishade
và cộng sự (2018), Leverin & Liljander (2006). Tương tự như sự hài lòng, trải nghiệm
của khách hàng cũng có tác động tích cực đến lòng trung thành của khách hàng và từ
đó lòng trung thành của khách hàng có tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động của
ngân hàng. Như vậy, kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò trung gian của lòng trung
thành của khách hàng trong mối quan hệ giữa trải nghiệm của khách hàng và hiệu
suất hoạt động của ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Schmitt và Zarantonello (2013), Zott và cộng sự (2011), Wang và cộng sự (2018),
Al-Wugayan & Pleshko (2010).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm cải
thiện dịch vụ ngân hàng số, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hiệu suất hoạt động
của các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Trải nghiệm của khách hàng, Hiệu suất hoạt động, Nhận thức về dịch vụ
ngân hàng số, Lòng trung thành và Sự hài lòng.
v
SUMMARY
In Vietnam, although digital banking services have developed and been
introduced to customers by some commercial banks, the practical reality is that
customer awareness of digital banking services remains an issue of concern for
Vietnamese commercial banks. The impact of awareness about digital banking
services on customer experience and bank performance still needs to be clarified.
More specifically, the question of the intermediary role, or the transmission channel
of the impact of customer experience on the performance of commercial banks
through loyalty and customer satisfaction, has not yet been answered by researchers
in the context of a country with a developing financial market like Vietnam.
Through the use of reliability assessment methods using Cronbach's Alpha
coefficient, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA),
and structural equation modeling (SEM), the research findings of the thesis show that
the regression coefficients of the perception factors of usability (KNSD), convenience
(STL), functional quality (CLC), service quality (CDV), safety (RR), and brand
awareness (TH) are all statistically significant at the 1% level. Therefore, the
perception factors of usability (KNSD), convenience (STL), functional quality
(CLC), service quality (CDV), safety (RR), and brand awareness (TH) all have an
impact on customer experience with digital banking services at commercial banks.
Furthermore, customer experience with digital banking services has a positive impact
on the performance of commercial banks. These results of the author are also
consistent with previous research findings of Maklan and Klaus (2013), Mbama et al.
(2018), Chen et al. (2021).
At the same time, the research results show that customer experience has a
positive impact on customer satisfaction, which in turn positively affects the
performance of the bank. Thus, the study confirms the intermediary role of
satisfaction in the relationship between customer experience and bank performance.
This result is also consistent with the findings of Ali et al. (2018), Wang et al. (2018),
Borishade et al. (2018), and Leverin & Liljander (2006). Similarly, customer
vi
experience has a positive impact on customer loyalty, which in turn positively affects
the performance of the bank. Therefore, the research results affirm the intermediary
role of customer loyalty in the relationship between customer experience and bank
performance. This finding aligns with the research results of Schmitt and
Zarantonello (2013), Zott et al. (2011), Wang et al. (2018), and Al-Wugayan &
Pleshko (2010).
Based on the research findings, the author proposes management implications
aimed at improving digital banking services, enhancing customer experience, and the
performance of Vietnamese commercial banks.
Keywords: Customer experience, Performance, Digital banking service perception,
Loyalty, and Satisfaction.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ I
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... II
TÓM TẮT ................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... XI
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... XII
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... XV
CHUƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 4
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 5
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6
1.6.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ............................................... 6
1.6.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .......................................... 6
1.7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................. 7
1.8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 10
2.1. TỔNG QUAN CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .............................................. 10
2.1.1. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ ......................................................................... 10
2.1.2. NHẬN THỨC VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ .......................................... 13
2.1.2.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................. 13
2.1.2.2. ĐO LƯỜNG ................................................................................................. 14
2.1.3. TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ................................................................... 15
2.1.3.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................. 15
2.1.3.2. ĐO LƯỜNG ................................................................................................. 17
2.1.4. SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG .......................................................... 19
2.1.4.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................. 19
2.1.4.2. ĐO LƯỜNG ................................................................................................. 21
viii
2.1.5. LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG........................................... 22
2.1.5.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................. 22
2.1.5.2. ĐO LƯỜNG ................................................................................................. 24
2.1.6. HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............. 27
2.1.6.1. KHÁI NIỆM ................................................................................................. 27
2.1.6.2. ĐO LƯỜNG ................................................................................................. 27
2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................... 28
2.2.1. LÝ THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH (THEORY OF PLANNED BEHAVIOR
- TPB) ........................................................................................................................ 28
2.2.2. MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ TAM ............................................. 30
2.2.3. LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH CỦA PHILIP KOTLER (1997) ............... 31
2.3. LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ ĐẾN HIỆU
SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................. 33
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ĐẾN HIỆU SUẤT HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................... 35
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA LÒNG TRUNG THÀNH VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐẾN HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .. 42
2.5.1. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐẾN HIỆU SUẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM ..................................................................................... 42
2.5.2. TÁC ĐỘNG CỦA LÒNG TRUNG THÀNH HÀNG ĐẾN HIỆU SUẤT HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM ................................................................................................. 44
2.6. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......................................... 46
2.6.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG VÀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG ....................................................................................................................... 46
2.6.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
ĐẾN HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
TRUNG GIAN TRONG TÁC ĐỘNG NÀY ............................................................ 49
2.7. NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ KHOẢNG TRỐNG
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 59
ix
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 62
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 62
3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .............................................................................. 62
3.2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 63
3.2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ THANG ĐO NHÁP .................. 71
3.2.3. THẢO LUẬN CHUYÊN GIA ........................................................................ 78
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ........................................................................ 89
3.3.1. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ......................................................... 89
3.3.1.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VỚI CÁC THÀNH
PHẦN NHẬN THỨC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ .............................................. 90
3.3.1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VỚI THANG ĐO TRẢI
NGHIỆM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ .................................................................. 96
3.3.1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VỚI THANG ĐO SỰ
HÀI LÒNG ................................................................................................................ 98
3.3.1.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VỚI THANG ĐO LÒNG
TRUNG THÀNH .................................................................................................... 100
3.3.1.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VỚI THANG ĐO HIỆU
SUẤT HOẠT ĐỘNG .............................................................................................. 103
3.3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .......................................... 104
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 107
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 108
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ................................................... 108
4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM
PHÁ ......................................................................................................................... 115
4.2.1. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO ................................... 115
4.2.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ........................................................ 121
4.2.2.1. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ VỚI CÁC THÀNH PHẦN NHẬN
THỨC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ ..................................................................... 121
x
4.2.2.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ VỚI THANG ĐO TRẢI NGHIỆM
DICH VỤ NGÂN HÀNG SỐ ................................................................................. 125
4.2.2.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ VỚI THANG ĐO SỰ HÀI LÒNG
................................................................................................................................. 127
4.2.2.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ VỚI THANG ĐO LÒNG TRUNG
THÀNH ................................................................................................................... 128
4.2.2.5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ VỚI THANG ĐO HIỆU SUẤT
HOẠT ĐỘNG ......................................................................................................... 130
4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH ..................................... 132
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH ................. 137
4.4.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH CHƯA CÓ
SỰ THAM GIA CỦA CÁC BIẾN TRUNG GIAN ................................................ 137
4.4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH CÓ SỰ
THAM GIA CỦA CÁC BIẾN TRUNG GIAN ...................................................... 140
4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 143
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 146
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 147
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 147
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................................................................................... 148
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI .................. 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 165
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ .............. I
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI .............................................................................. XV
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ........................ XX
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .......... XCI
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ......................................................... CLI
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CMCN Cách mạng công nghệ
CN Chi nhánh
CNTT Công nghệ thông tin
DV Dịch vụ
IB Internet banking
KHCN Khách hàng cá nhân
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
BSC Balanced Scorecard
NPS Net Promoter Score
SPC Service Profit Chain
xii
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. TIỆN TÍCH TRÊN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ ......................................... 11
BẢNG 2.2. ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ ............................................................ 18
BẢNG 2.3. TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG .... 22
BẢNG 2.4. TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG
................................................................................................................................... 25
BẢNG 2.5. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............................................... 53
BẢNG 3.2. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỚI CHUYÊN GIA VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ ............... 80
BẢNG 3.3: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG.......................................................................................................................... 90
BẢNG 3.4: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC TIỆN LỢI. ........ 91
BẢNG 3.5: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC CHẤT LƯỢNG
CHỨC NĂNG................................................................................................................ 91
BẢNG 3.6: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ. ............................................................................................................................. 92
BẢNG 3.7: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU. 92
BẢNG 3.8: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC AN TOÀN. ....... 93
BẢNG 3.9: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC CHI PHÍ. .......... 93
BẢNG 3.10: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT ............................................................ 94
BẢNG 3.11: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ..................................................... 94
BẢNG 3.12: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................... 95
BẢNG 3.13: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ. .... 97
BẢNG 3.14: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT ............................................................ 97
BẢNG 3.15: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ..................................................... 98
BẢNG 3.16: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................... 98
BẢNG 3.17: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
HÀNG.......................................................................................................................... 99
BẢNG 3.18: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT ............................................................ 99
BẢNG 3.19: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 100
BẢNG 3.20: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................. 100
BẢNG 3.21: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
KHÁCH HÀNG. .......................................................................................................... 101
BẢNG 3.22: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 101
BẢNG 3.23: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 102
BẢNG 3.24: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................. 102
BẢNG 3.25: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG. . 103
BẢNG 3.26: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 103
BẢNG 3.27: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 104
xiii
BẢNG 3.28: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................. 104
BẢNG 3.29. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU THEO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THAM GIA
KHẢO SÁT ................................................................................................................. 106
BẢNG 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT TRONG MÔ HÌNH ........................ 108
BẢNG 4.2. THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG SỐ ........................................................................................................ 110
BẢNG 4.3. THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG SỐ ................................................................................................... 112
BẢNG 4.4. THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ............ 114
BẢNG 4.5. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC CHI PHÍ ......... 115
BẢNG 4.6. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC TIỆN LỢI ....... 116
BẢNG 4.7. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC CHẤT LƯỢNG
CHỨC NĂNG .............................................................................................................. 116
BẢNG 4.8. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ ............................................................................................................................ 117
BẢNG 4.9. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU
................................................................................................................................. 117
BẢNG 4.10. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC AN TOÀN..... 118
BẢNG 4.11. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO NHẬN THỨC KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG........................................................................................................................ 119
BẢNG 4.12. HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ ... 119
BẢNG 4.13: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA YẾU TỐ LÒNG VỊ THA. ...................... 120
BẢNG 4.14: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
HÀNG........................................................................................................................ 120
BẢNG 4.15: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
KHÁCH HÀNG. .......................................................................................................... 121
BẢNG 4.16. KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 122
BẢNG 4.17. TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 122
BẢNG 4.18. MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ ĐẠI DIỆN CHO CÁC BIẾN QUAN SÁT ............. 123
BẢNG 4.19. KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 125
BẢNG 4.20. TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 126
BẢNG 4.21. MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC ......................................... 126
BẢNG 4.22: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 127
BẢNG 4.23: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 128
BẢNG 4.24: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................. 128
BẢNG 4.25: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 129
BẢNG 4.26: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 129
BẢNG 4.27: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................. 130
BẢNG 4.28: KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT .......................................................... 130
xiv
BẢNG 4.29: TỔNG PHƯƠNG SAI ĐƯỢC GIẢI THÍCH ................................................... 131
BẢNG 4.30: MA TRẬN CẤU TRÚC ............................................................................. 131
BẢNG 4.31: ĐỘ TIN CẬY TỔNG HỢP VÀ PHƯƠNG SAI TRÍCH CỦA CÁC THANG ĐO .... 133
BẢNG 4.32: TRỌNG SỐ HỒI QUY CHUẨN HÓA .......................................................... 134
BẢNG 4.33: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THANG ĐO ........................................... 135
BẢNG 4.34: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT BẰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC SEM ..... 138
BẢNG 4.35: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRỌNG SỐ HỒI QUY CHUẨN HÓA ......................... 139
BẢNG 4.36: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP......................................................... 139
BẢNG 4.37: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT BẰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC SEM ..... 141
BẢNG 4.38: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP......................................................... 142
xv
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 2.1. THUYẾT HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ (TRA) ......................................................... 29
HÌNH 2.2. THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH (TPB) ............................................................. 29
HÌNH 2.3. MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM) ................................................ 31
HÌNH 2.4. TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ...................................................................... 32
HÌNH 2.5. MÔ HÌNH SPC (SERVICE PROFIT CHAIN) ................................................... 37
HÌNH 2.6. MÔ HÌNH BSC (BALANCED SCORECARD) ................................................. 41
HÌNH 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 62
HÌNH 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ................................................................ 72
HÌNH 4.1. MÔ TẢ GIỚI TÍNH CỦA CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................. 110
HÌNH 4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA CÁC THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT .... 132
HÌNH 4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SEM ....................................................................... 137
HÌNH 4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SEM ....................................................................... 140
1
CHUƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Các tiến bộ công nghệ mới đang diễn ra trong ngành tài chính đã làm thay đổi
nhiều cấu trúc ngân hàng truyền thống vào tạo nên làn sóng đổi mới trong các hoạt
động ngân hàng và dịch vụ tài chính hiện nay. Các dịch vụ như ngân hàng trực tuyến,
máy giao dịch tự động tích hợp giao dịch tài chính và có thể truy cập 24 giờ đã thay
đổi quan điểm của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng (Chauhan, 2018). Gần đây,
các dịch vụ ngân hàng đã phát triển trên nền tảng các ứng dụng tiên tiến hơn với sự
ra đời của ngân hàng số. Không giống như các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ công nghệ
khác, ngân hàng số không có chi nhánh, cung cấp nhiều loại dịch vụ hơn, và gần như
số hóa toàn bộ các quy trình của các dịch vụ ngân hàng truyền thống (Sha &
Mohammed, 2017). Nhờ khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn,
nhanh hơn, ngân hàng số đã tạo ra nhiều cơ hội và lợi thế cho ngân hàng cũng như
khách hàng.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang dịch vụ ngân hàng số làm thay đổi hành vi
của khách hàng đã đặt ra một số thách thức đối với các ngân hàng, đặc biệt là trong
cách cung cấp dịch vụ. Khi kỳ vọng của khách hàng và sự cạnh tranh của ngân hàng
tăng lên, việc nắm bắt và giữ chân khách hàng cũng như cải thiện khả năng sinh lời
trở nên quan trọng (Monferrer và cộng sự, 2016). Theo truyền thống, khách hàng của
các NHTM sử dụng các sản phẩm tài chính thông qua các chi nhánh ngân hàng. Sự
xuất hiện của các kênh dịch vụ ngân hàng số như ngân hàng trực tuyến (online
banking) và ngân hàng di động (mobile banking) đã thay đổi cách khách hàng tiếp
nhận dịch vụ, thách thức các phương thức ngân hàng truyền thống. Sự phát triển của
dịch vụ ngân hàng số cũng làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng (PwC,
2018). Cụ thể, các nghiên cứu gần đây cho thấy các lý do chính mà các ngân hàng
chuyển sang hình thức ngân hàng số bao gồm: trải nghiệm của khách hàng/nhân viên,
tăng trưởng doanh thu và giảm chi phí. Khoảng 44% người trả lời nghiên cứu của
PwC (2018) chọn trải nghiệm khách hàng là lý do hàng đầu vì họ muốn đặt khách
hàng làm trung tâm của hoạt động để có được doanh thu bền vững và lòng trung thành
2
của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng số nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng
cách cung cấp sự tiện ích trong giao dịch (Mbama & Ezepue, 2018), chẳng hạn như
nâng cao độ bảo mật thông qua sinh trắc học hoặc mã số để xác minh tài khoản là
một giải pháp thay thế cho quy trình xác minh vật lý truyền thống như xác minh qua
thẻ căn cước, mẫu chữ ký, mẫu hình ảnh khách hàng.... Trải nghiệm mới này giúp tiết
kiệm thời gian của khách hàng và thuận tiện hơn so với các dịch vụ ngân hàng truyền
thống yêu cầu tương tác trực tiếp (Alhothaily và cộng sự, 2017). Một số tính năng
trước đây bị giới hạn trong các giao dịch tài chính bằng ngân hàng di động và ngân
hàng trực tuyến, nay đã được cải tiến bởi dịch vụ ngân hàng số thông qua các dịch vụ
liên quan đến đầu tư mà không cần sự tiếp xúc của con người. Mặc dù mang lại nhiều
trải nghiệm thuận tiện và lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, dịch vụ ngân hàng
số vẫn phải đối mặt với các vấn đề rủi ro cho khách hàng, hơn hết là vấn đề nhận thức
của khách hàng về dịch vụ này. Nhược điểm của ngân hàng số là khách hàng có thể
cảm thấy do dự hơn trong việc sử dụng các dịch vụ do tâm lý thiếu vắng các tổ chức
tài chính thực tế. Việc ra quyết định tài chính là rất quan trọng đối với mọi cá nhân
do sự tin tưởng, quyền riêng tư và các rủi ro khác mà khách hàng có thể cảm nhận,
đặc biệt là khách hàng nữ và khách hàng lớn tuổi (Alkhowaiter, 2020). Do đó, nghiên
cứu về tác động của nhận thức khách hàng đến trải nghiệm về dịch vụ ngân hàng số
là một vấn đề cần thiết với các NHTM.
Tiếp đó, dịch vụ ngân hàng số cũng cho phép các ngân hàng làm hài lòng
khách hàng với nhiều tiện ích thông qua các kênh phân phối khác nhau (Tam và
Oliveira, 2017). Việc nắm bắt ý kiến của khách hàng thông qua phản ứng và tương
tác của họ rất quan trọng để hiểu được trải nghiệm của khách hàng và tác động của
trải nghiệm đến hiệu suất hoạt động của các NHTM. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh tác động của trải nghiệm khách hàng về dịch vụ ngân hàng số đến hiệu suất hoạt
động thông qua chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng
(Klaus và Maklan, 2013; Verhoef và cộng sự, 2009; Keisidou và cộng sự, 2013). Lĩnh
vực tài chính dựa vào việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, do bản chất
của thị trường cạnh tranh gần như hoàn hảo nên các sản phẩm và dịch vụ trên thị
3
trường này có thể giúp khách hàng dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp và có tác động
ảnh hưởng dây chuyền khi có sự cố xảy ra, do đó sự hài lòng của khách hàng được
xem là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM (Sweeney và Swait, 2008). Tầm quan
trọng của sự hài lòng của khách hàng trong các dịch vụ tài chính đã được nghiên cứu
nhiều trong các tài liệu gần đây (Arbore và Busacca, 2009). Bên cạnh sự hài lòng,
hoạt động tiếp thị của NHTM tập trung vào việc đạt được lòng trung thành của khách
hàng (Vesel và Zabkar, 2009). Các nghiên cứu thừa nhận tầm quan trọng của việc
mất khách hàng liên quan mật thiết đến lợi nhuận của một ngành (Sweeney và Swait,
2008; Chi và Gursoy, 2009; Fathollahzadeh và cộng sự, 2011; Akhter và cộng sự,
2011). Tiền đề của sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng rất phức tạp, phát
triển theo thời gian (Johnson và cộng sự, 2006) và mức độ đầy đủ của mối quan hệ
giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chúng vẫn chưa được hiểu đầy đủ (Taylor và cộng sự,
2006).
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Một trong những đặc điểm quan trọng của sản phẩm dịch vụ tài chính là quá
trình cung ứng sản phẩm dịch vụ xảy ra đồng thời với quá trình trải nghiệm của khách
hàng. Dịch vụ tài chính không thể được sản xuất hàng loạt, dự trữ và đem bán giống
như các sản phẩm hàng hóa. Không giống như các dịch vụ truyền thống, tác động của
việc tiếp xúc trong trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số là không rõ ràng (Anderson,
Fornell & Lehmann, 1994; Chi & Gursoy, 2009). Do đó, các yếu tố làm gia tăng trải
nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống có thể không
còn đúng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng số. Trong khi đó, việc nghiên cứu trải
nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng số còn ít và hầu như giới hạn ở
các quốc gia phát triển.
Ngoài ra, lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy hầu hết các nghiên cứu đều
khẳng định tác động tích cực của trải nghiệm khách hàng tới hiệu suất hoạt động
thông qua: (a) giá trị tốt hơn cho người mua sẽ dẫn đến trải nghiệm tích cực và sự lựa
chọn thương hiệu, (b) khách hàng với những trải nghiệm tích cực vì nhiều lý do khác
nhau sẽ trở thành người mua nhiều lần và / hoặc người mua trung thành, (c) sự gia