Trương Minh Dục (Chủ nhiệm, 2007), Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ mới [23]. Trong công trình này, khi phân tích về thực trạng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, các tác giả đã nhiều lần đề cập đến vấn đề PHGN như là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây nên sự chia rẽ trong đồng bào, đe dọa đến sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Các tác giả nhấn mạnh: “Sự biến đổi cơ cấu xã hội, sự phân tầng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo và căn bệnh tham nhũng chưa được ngăn chặn đẩy lùi đã góp thêm “dầu” vào môi trường xã hội làm lu mờ thêm lý tưởng, niềm tin” [23, tr.99-100].
Võ Khánh Vinh (Chủ nhiệm, 2009), Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội: Cơ sở lý luận và thực tiễn [144]. Trong công trình này, các tác giả nhấn mạnh rằng quá trình phát triển kinh tế luôn đi kèm với nguy cơ dẫn đến tình trạng PHGN, và tình trạng này lại là một trong những yếu tố chính đe dọa đồng thuận xã hội. Các tác giả nêu lên thực tiễn: “cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội là những mặt trái của nó, chẳng hạn như vấn đề tham nhũng, suy thoái đạo đức, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng và tính chất ngày càng phức tạp, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề phân hóa giàu nghèo, v.v. tất cả những điều đó làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của người dân đối với xã hội, làm giảm đi tính quy tụ xã hội đồng thời phá vỡ sự liên kết xã hội và đoàn kết xã hội - những yếu tố quan trọng để tạo nên đồng thuận xã hội” [144, tr.211].
Nguyễn Văn Hoan (2013), Tác động của phân hóa giàu - nghèo đến tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay [48]. Trong công trình này, tác giả đã dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu tác động của PHGN đến tinh thần đoàn kết, khối ĐĐKTDT như là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam. Tác giả chỉ ra: PHGN “tác động đến bản sắc văn hoá dân tộc như: tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, lòng tự trọng, lòng thương người, trọng nhân nghĩa, đức tính cần cù chịu khó, lòng tự tôn dân tộc” [48, tr.41].
217 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của phân hóa giàu - Nghèo đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
dd§cc
LÃ TRỌNG ĐẠI
T¸C §éNG CñA PH¢N HãA GIµU - NGHÌO §ÕN X¢Y DùNG
KhèI §¹I §OµN KÕT TOµN D¢N TéC ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2023
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
dd§cc
LÃ TRỌNG ĐẠI
T¸C §éNG CñA PH¢N HãA GIµU - NGHÌO §ÕN X¢Y DùNG
KhèI §¹I §OµN KÕT TOµN D¢N TéC ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 922 90 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS LÊ XUÂN THỦY
2. TS TRẦN VIỆT HƯNG
HÀ NỘI - NĂM 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lã Trọng Đại
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
11
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
11
1.2.
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án
18
1.3.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
25
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN HÓA GIÀU - NGHÈO ĐẾN XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
35
2.1.
Phân hóa giàu - nghèo và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam
35
2.2.
Quan niệm, nội dung và tính quy luật tác động của phân hóa giàu - nghèo đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam
55
Chương 3
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN HÓA GIÀU - NGHÈO ĐẾN XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
81
3.1.
Thực trạng tác động của phân hóa giàu - nghèo đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
81
3.2.
Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết hiện nay
101
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN HÓA GIÀU - NGHÈO ĐẾN XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
124
4.1.
Định hướng giải quyết tác động của phân hóa giàu - nghèo đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
125
4.2.
Giải pháp giải quyết tác động của phân hóa giàu - nghèo đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay
138
KẾT LUẬN
180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
183
PHỤ LỤC
199
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CHỮ VIẾT TẮT
1
Chính trị - xã hội
CT-XH
2
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
3
Đại đoàn kết toàn dân tộc
ĐĐKTDT
4
Kinh tế - xã hội
KT-XH
5
Phân hóa giàu - nghèo
PHGN
6
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sức mạnh đại đoàn kết chính là điểm tựa và động lực để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chiến thắng thiên tai, địch họa, bảo vệ non sông bờ cõi, giữ gìn bản sắc văn hóa. Kế thừa, phát huy truyền thống quý báu đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng khối ĐĐKTDT, coi đây là đường lối chiến lược, là yếu tố then chốt quyết định thành bại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của Đảng; là nguồn sức mạnh, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14; tr.15]. Yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải chung sức, đồng lòng, có quyết tâm chính trị và nỗ lực hành động cao nhất, đồng thời phải nhận diện, đánh giá chính xác và giải quyết kịp thời các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng khối ĐĐKTDT trong tình hình mới.
Ở nước ta hiện nay, PHGN chính là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ, sâu sắc nhất đến quá trình xây dựng khối ĐĐKTDT. Trải qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, việc áp dụng cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã giúp cho đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển KT-XH, song đồng thời cũng phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng PHGN. Hiện tượng này đã và đang có tác động đa diện, đa chiều đến quá trình xây dựng khối ĐĐKTDT ở nước ta, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực, cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức. Một mặt, PHGN đã và đang góp phần tạo động lực để nhân dân vươn lên phát triển kinh tế; tạo ra một bộ phận dân cư có đủ khả năng và điều kiện tham gia giải quyết các vấn đề KT-XH của đất nước; đồng thời tạo ra bối cảnh, cơ hội mới để mở rộng các hình thức gắn bó, liên kết giữa các tầng lớp nhân dân..., qua đó góp phần xây dựng khối ĐĐKTDT. Song mặt khác, PHGN đã và đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân ta trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng khối ĐĐKTDT; trực tiếp tạo ra sự phân tách, chia rẽ trong cơ cấu xã hội; phá vỡ sự thống nhất về chính trị - tư tưởng của nhân dân, gây mất ổn định CT-XH, qua đó đe dọa đến sự ổn định, bền vững của khối ĐĐKTDT. Không những thế, sự gia tăng khoảng cách PHGN còn tạo cơ hội cho các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; gây chia rẽ, suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; kích động các mâu thuẫn nội bộ chống phá chế độ.
Giải quyết những tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra động lực phát triển KT-XH gắn với giữ vững ổn định CT-XH, phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh cần phải “tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước” [34, tr.114]. Đây cũng chính là con đường, biện pháp để bảo đảm cho mọi tầng lớp nhân dân đều được thụ hưởng những thành tựu của công cuộc đổi mới, khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Thời gian qua, việc nhận thức và giải quyết các tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam đã được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm; các quan điểm, chủ trương, giải pháp để giải quyết vấn đề này không ngừng được hoàn thiện, PHGN được kiểm soát, khối ĐĐKTDT tiếp tục được giữ vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong vấn đề này, chúng ta còn nhiều hạn chế, bất cập: công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình hình PHGN và tác động của nó đến quá trình xây dựng khối ĐĐKTDT chưa được quan tâm, còn thiếu những đánh giá đầy đủ, toàn diện; việc giải quyết những tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở nước ta còn rời rạc, chưa thành hệ thống, hiệu quả chưa cao; chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát PHGN; sức mạnh của khối ĐĐKTDT chưa được phát huy đầy đủ, còn có những yếu tố chưa bền vững.
Trong giai đoạn tới, nước ta tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tình trạng PHGN sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc hơn đối với quá trình xây dựng khối ĐĐKTDT. Quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội sẽ tiếp tục nảy sinh những bất cập, nghịch lý, mâu thuẫn mới, ảnh hưởng trực tiếp đến khối đoàn kết, thống nhất giữa các lực lượng cơ bản trong xã hội và mọi người dân Việt Nam. Vấn đề này nếu không được nhận thức và giải quyết đúng đắn trên cơ sở khoa học sẽ là điều kiện nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột xã hội, từ đó tạo cớ để các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại khối ĐĐKTDT, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Từ những luận cứ trên, tác giả chọn vấn đề: “Tác động của phân hóa giàu - nghèo đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam; từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp giải quyết tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam và luận giải những vấn đề đặt ra cần giải quyết hiện nay.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp giải quyết tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam.
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam; tiến hành điều tra, khảo sát ở một số địa phương có tính chất đại diện, bao gồm: Thành phố Hà Nội; Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh (là 3 thành phố lớn nhất cả nước, có cơ cấu dân cư đa dạng, PHGN sâu sắc, đại diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ); Tỉnh Phú Thọ (đại diện cho khu vực Trung du miền núi phía Bắc); Tỉnh Đắc Lắc (đại diện cho khu vực Tây Nguyên); Tỉnh Bến Tre (đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng từ năm 2011 đến nay (Từ khi Đảng ta ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, công bằng, bình đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân; về phân tầng xã hội; tác động của hiện tượng KT-XH đến CT-XH; vai trò của quần chúng nhân dân; về ĐĐKTDT và xây dựng khối ĐĐKTDT.
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn tác động tích cực và tiêu cực của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam, thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, báo cáo sơ kết, tổng kết xây dựng khối ĐĐKTDT và kết quả trực tiếp điều tra khảo sát thực tế của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: Kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm rõ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:
Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: sử dụng trong nghiên cứu nhiều nội dung của Luận án, nhưng chủ yếu nhất là luận giải quan niệm và phân tích tính quy luật tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh: sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận án từ khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thiện.
Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Địa bàn điều tra: Thành phố Hà Nội; Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh; Tỉnh Phú Thọ; Tỉnh Đắc Lắc; Tỉnh Bến Tre. Mẫu điều tra: người dân. Số phiếu điều tra: 600; số phiếu được xử lý: 526. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 22.0 trên máy tính và được phân tích tần suất, tương quan so sánh theo các biến số cơ bản.
Phương pháp chuyên gia: giúp tác giả có được những ý kiến tham khảo và định hướng từ các chuyên gia trình độ cao và có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của đề tài.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, làm rõ nội dung, phương thức và tính quy luật tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam.
Phân tích những bất cập cần phải giải quyết từ thực trạng tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp giải quyết tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về tác động của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam, qua đó bổ sung, phát triển lý luận về xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH tiến hành lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tập hợp, vận động nhân dân phát huy tác động tích cực, hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của PHGN đến xây dựng khối ĐĐKTDT ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phân hóa giàu - nghèo
Hướng nghiên cứu về thực trạng PHGN, tiêu biểu có các công trình:
Fumio Ohtake (2008), Inequality in Japan (Bất bình đẳng ở Nhật Bản) [159]. Trong công trình này, tác giả đã mô tả tình trạng bất bình đẳng thu nhập hiện nay ở Nhật Bản và đưa ra những phân tích về cách mà người dân Nhật Bản nhìn nhận về vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Theo tác giả, “Một phần tư những người được khảo sát năm 2005 có quan điểm cho rằng mong muốn của họ về việc phân phối thu nhập và tài sản một cách bình đẳng vẫn chưa được đáp ứng” [159, tr.87]. Phần lớn người Nhật có quan niệm tiêu cực về chênh lệch thu nhập vì họ cho rằng nó bị ảnh hưởng bởi tài năng, nền tảng học vấn hoặc may mắn.
Sandip Sarkar and Balwant Singh Mehta (2010), Income Inequality in India: Pre- and Post-Reform Periods (Bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ: Giai đoạn trước và sau cải cách) [165]. Trong bài viết này, các tác giả đã tập trung phân tích về sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ từ sau cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa (1991) đến năm 2005. Các tác giả chỉ ra: “Ngay cả khi mức tăng trưởng bình quân đầu người tăng gấp đôi trong thập kỷ sau cải cách, tỷ lệ giảm nghèo vẫn ít hơn một phần tư so với thập kỷ trước cải cách” [165, tr.45]. Như vậy, ở Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng kinh tế không song hành với tốc độ giảm nghèo, làm cho tình trạng PHGN gia tăng nhanh.
Thomas Piketty (2014), Capital in the Twenty-First Century (Chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XXI) [161]. Cuốn sách đã tập trung phân tích sự giàu có và bất bình đẳng thu nhập ở Châu Âu và Hoa Kỳ kể từ thế kỷ 18 đến nay. Luận điểm trọng tâm của cuốn sách là bất bình đẳng không phải là một tai nạn, mà là một đặc điểm của chủ nghĩa tư bản, và chỉ có thể được đảo ngược thông qua sự can thiệp của nhà nước. Các tác giả của cuốn sách cho rằng: “Thế giới ngày nay đang quay trở lại với “chủ nghĩa tư bản gia trưởng”, trong đó phần lớn nền kinh tế bị chi phối bởi của cải được thừa kế: quyền lực của tầng lớp kinh tế này ngày càng gia tăng, có nguy cơ tạo ra chế độ độc tài” [161, tr.24].
Brian Keeley (2015), Income Inequality: The Gap Between Rich and Poor (Bất bình đẳng thu nhập: Khoảng cách giữa giàu và nghèo) [154]. Cuốn sách chỉ ra thực trạng về tình trạng bất bình đẳng thu nhập và sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo trong các nước OECD (Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế). Tác giả nêu rõ: “Một phần tư thế kỷ trước, thu nhập trung bình của 10% người giàu nhất ở các nước OECD cao hơn khoảng bảy lần so với 10% người nghèo nhất; ngày nay, khoảng cách ấy đã tăng lên 45 lần. Nhiều người lo ngại khoảng cách ngày càng mở rộng này đang làm tổn hại đến các cá nhân, xã hội và thậm chí cả nền kinh tế” [154, tr.28].
Terry Sicular, Shi Li, Ximing Yue, Hiroshi Sato (2020), Changing Trends in China’s Inequality: Evidence, Analysis, and Prospects (Xu hướng thay đổi sự bất bình đẳng ở Trung Quốc: Bằng chứng, phân tích và triển vọng) [167]. Cuốn sách khẳng định, trong một phần tư thế kỷ qua, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về bất bình đẳng thu nhập, thúc đẩy sự thay đổi trong chiến lược phát triển của Trung Quốc. Các bài luận cụ thể đưa ra các phân tích về sự bất bình đẳng giàu - nghèo của Trung Quốc, sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu mới, chênh lệch thu nhập giữa đa số người Hán và các dân tộc thiểu số, chênh lệch lương theo giới và tác động của các chính sách của chính phủ như các chương trình phúc lợi xã hội và mức lương tối thiểu.
Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất, hệ quả của PHGN, tiêu biểu có các công trình:
Hans Heinrich Gerth và Charles Wright Mills (1958), From Max Weber: Essays in Sociology (Từ Max Weber: Các bài luận về xã hội học) [152]. Trong cuốn sách này, Gerth và Mills đã tập hợp, biên tập, giới thiệu các công trình nghiên cứu của Max Weber (1864 - 1920) - nhà xã hội học người Đức cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong các công trình của mình, Max Weber cho rằng, có hai hình thức phân tầng xã hội về mặt kinh tế: Thứ nhất là sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản, ví dụ như giai cấp tư sản và giai cấp vô sản; Thứ hai là sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về thu nhập, ví dụ như giai cấp thượng lưu - giàu có và giai cấp hạ lưu - nghèo khổ. Hai tháp phân tầng này không hoàn toàn trùng khít nhau mà đan xen, tương tác, chuyển hóa cho nhau. Weber viết: “Người ta cần phải phân biệt “các giai cấp tài sản” với “các giai cấp thu nhập” bị quy định trước hết bởi thị trường. Xã hội hiện nay chủ yếu bị phân tầng thành các giai cấp, và với mức độ đặc biệt cao là thành các giai cấp thu nhập” [152, tr.301].
Paul Ryscavage (1999), Income Inequality in America: An Analysis of Trends (Một phân tích về xu hướng bất bình đẳng ở Mỹ) [164]. Trong cuốn sách này, tác giả đi tìm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra trong xã hội Mỹ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI: Bất bình đẳng thu nhập là gì? Nó liên quan như thế nào đến nghèo đói? Nguyên nhân của sự gia tăng thu nhập và bất bình đẳng tiền lương là gì? Tác giả cho rằng: “Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Song bên dưới vỏ bọc tăng trưởng, được thể hiện thông qua sự sôi động của thị trường chứng khoán, gia tăng thu nhập và giảm thất nghiệp là một mối lo dai dẳng có thể đe dọa đến “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ, đó chính là vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phân hóa giàu - nghèo” [xem 164, tr.3].
Karen Rowlingson và Stephen McKay (2011), Wealth and the wealthy: Exploring and tackling inequalities between rich and poor (Sự giàu có và người giàu: Khám phá và giải quyết sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo) [163]. Trong cuốn sách, các tác giả cho rằng: “Những người có thu nhập thấp nhất ít có khả năng tích lũy tài sản nhất, và nếu có, họ sẽ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân nhất khi rủi ro dẫn đến những tác động bất lợi” [163, tr.16].
Mitchell A Seligson (2019), The Gap Between Rich And Poor: Contending Perspectives On The Political (Khoảng cách giữa giàu và nghèo: Những quan điểm trái ngược nhau về chính trị) [166]. Trong cuốn sách này, Seligson đã giới thiệu bài viết của nhiều học giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề PHGN giữa các quốc gia. Ông chỉ ra rằng: “Hậu quả của việc nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia có thể được chứng kiến hàng ngày. Trên trường quốc tế, căng thẳng giữa nước giàu và nước nghèo chiếm một phần không nhỏ trong các cuộc tranh luận tại Liên Hiệp quốc và các diễn đàn quốc tế khác. Các nước nghèo yêu cầu một “trật tự kinh tế quốc tế mới” (NIEO), điều mà họ hy vọng sẽ có sự chuyển dịch của cải ra khỏi các nước giàu. Ngược lại, các nước công nghiệp hóa đã đáp lại bằng các chương trình viện trợ nước ngoài mà xét về mọi mặt chỉ làm gia tăng thêm khoảng cách giàu nghèo”