Luận án Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

Thông tin BCTC là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết được yêu cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Chất lượng thông tin trình bày trên BCTC là yếu tố quyết định cho thị trường tài chính hiệu quả. Trong thị trường chứng khoán, Công ty niêm yết là bên cung cấp thông tin, nhà đầu tư là đối tượng chủ yếu tiếp nhận và sử dụng các thông tin này trong quá trình ra quyết định của mình. Tuy nhiên, thông tin được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế.

pdf178 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Nguyên 2 LỜI CẢM ƠN Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Hà Xuân Thạch và TS Huỳnh Đức Lộng, hai người Thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của các Thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS-TS Võ Văn Nhị, trưởng khoa kế toán – kiểm toán trường đại học kinh tế TP HCM, Thầy đã giúp tôi từ những bước đầu định hướng về đề tài nghiên cứu của mình. Thầy luôn động viên, hổ trợ, giúp đỡ những lúc tôi cảm thấy khó khăn nhất và giúp tôi vượt qua mọi trở ngại. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán trường đại học kinh tế TP HCM, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án của mình. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giảng viên Khoa Tài chính – Kế toán trường đại học Sài Gòn, nơi tôi đang công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn vợ và các con đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, hy sinh về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Nguyên 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp của luận án 4 7. Kết cấu của luận án 5 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC và QTCT 6 1.1 Các nghiên cứu công bố trong nước 6 1.1.1 Chất lượng thông tin BCTC 6 1.1.2 Tác động QTCT đến chất lượng thông tin BCTC 9 1.2 Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước 10 1.2.1 Chất lượng thông tin BCTC 10 1.2.2 Tác động QTCT đến chất lượng thông tin BCTC 15 1.3 Tổng quan nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu 22 1.3.1 Tổng quan nghiên cứu 22 1.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu 23 Kết luận chương 1 24 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin BCTC và QTCT 25 4 2.1 Lý thuyết nền 26 2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích 26 2.1.1.1 Nội dung lý thuyết 26 2.1.1.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án 27 2.1.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 27 2.1.2.1 Nội dung lý thuyết 27 2.1.2.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án 29 2.1.3 Lý thuyết ủy nhiệm 30 2.1.3.1 Nội dung lý thuyết 30 2.1.3.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án 32 2.1.4 Lý thuyết hành vi trong quản lý 33 2.1.4.1 Nội dung lý thuyết 33 2.1.4.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án 35 2.2 Tổng quan về chất lượng thông tin BCTC 35 2.2.1 Thông tin BCTC 35 2.2.1.1 Định nghĩa 35 2.2.1.2 Mục đích BCTC 37 2.2.1.3 Phân loại thông tin BCTC 37 2.2.1.4 Đối tượng sử dụng thông tin BCTC công ty niêm yết 39 2.2.2 Chất lượng thông tin BCTC 40 2.2.2.1 Khái niệm chất lượng 40 2.2.2.2 Chất lượng thông tin BCTC 40 2.2.2.3 Quan điểm của IASB (2010) và FASB (2010) về chất lượng thông tin BCTC 42 2.2.2.4 Các yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC có chất lượng 44 2.2.3 Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC 45 2.2.3.1 Tổng quan về QTCT 45 2.2.3.2 Cơ cấu QTCT nhằm kiểm soát chất lượng thông tin BCTC 50 2.3 Mô hình lý thuyết nghiên cứu 53 5 Kết luận chương 2 54 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 56 3.1 Phương pháp nghiên cứu 56 3.1.1 Phương pháp chung 56 3.1.2 Phương pháp cụ thể 57 3.1.3 Khung nghiên cứu của luận án 57 3.2 Thiết kế nghiên cứu 60 3.2.1 Đo lường chất lượng thông tin BCTC 60 3.2.1.1 Thang đo đặc tính thích hợp 61 3.2.1.2 Thang đo đặc tính trình bày trung thực 63 3.2.1.3 Thang đo đặc tính dễ hiểu 65 3.2.1.4 Thang đo đặc tính có thể so sánh 66 3.2.1.5 Thang đo đặc tính kịp thời 67 3.2.2 Xây dựng giả thuyết về QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC 67 3.2.2.1 Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT 67 3.2.2.2 Kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc 68 3.2.2.3 Thành viên HĐQTĐL có kiến thức và đào tạo về tài chính kế toán 69 3.2.2.4 Tần suất cuộc họp HĐQT 70 3.2.2.5 Sự độc lập của các thành viên ban kiểm soát 71 3.2.2.6 Số lượng thành viên BKS có chuyên môn và kinh nghiệm về kế toán tài chính 72 3.2.2.7 Sự hiện diện bộ phận KTNB 73 3.2.2.8 Các biến điều tiết 73 3.2.3 Mô hình hồi quy các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC 75 3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập thông tin 77 3.2.5 Phương pháp cho điểm chất lượng BCTC 78 3.3 Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo chất lượng thông tin BCTC 78 3.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha 78 6 3.3.2 Đánh giá giá trị thang đo 83 3.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy 86 3.5 Kiểm định đa cộng tuyến 87 3.6 Kiểm định tự tương quan phần dư (sai số) 87 3.7 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư 88 3.8 Kiểm định giả thuyết liên hệ tuyến tính 89 3.9 Phương pháp định tính 89 Kết luận chương 3 90 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 92 4.1. Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết ở Việt nam 92 4.1.1. Thống kê mô tả nhằm đánh giá chất lượng thông tin BCTC 92 4.1.1.1 Đánh giá chung 92 4.1.1.2 Đánh giá về đặc tính thích hợp 94 4.1.1.3 Đánh giá về đặc tính trình bày trung thực 97 4.1.1.4 Đánh giá về đặc tính có thể hiểu được 99 4.1.1.5 Đánh giá về đặc tính có thể so sánh 100 4.1.1.6 Đánh giá về đặc tính kịp thời 102 4.1.2 Kiểm định giả thuyết các nhân tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC 102 4.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của các biến điều tiết 104 4.1.3.1 Biến điều tiết quy mô công ty (QMCT) 104 4.1.3.2 Biến điều tiết về vốn nhà nước (VNN) 107 4.1.4 Kiểm định với hai đặc tính cơ bản 110 4.2. Một số kết luận và nguyên nhân tồn tại. 113 4.2.1 Chất lượng thông tin BCTC 113 4.2.1.1 Đặc tính thích hợp 114 4.2.1.2 Đặc tính trình bày trung thực 115 4.2.1.3 Đặc tính có thể hiểu được 117 7 4.2.1.4 Đặc tính có thể so sánh 118 4.2.1.5 Đặc tính kịp thời 118 4.2.2 Sự tác động các yếu tố QTCT đến chất lượng thông tin BCTC 119 4.2.2.1 Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT 119 4.2.2.2 Sự hiện diện của chuyên gia kế toán tài chính của thành viên HĐQT độc lập 120 4.2.2.3 Kiêm nhiệm hai chức danh 120 4.2.2.4 Số lượng cuộc họp 122 4.2.2.5 Tỷ lệ thành viên độc lập BKS 122 4.2.2.6 Sự hiện diện thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính 124 4.2.2.7 Sự hiện diện kiểm toán nội bộ 125 4.3 Tóm tắt kết quả và thực trạng 125 Kết luận chương 4 127 Chương 5: Kết luận và kiến nghị 129 5.1.Kết luận 129 5.2. Kiến nghị 130 5.2.1 Kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin BCTC 130 5.2.1.1 Đặc tính thông tin phải thích hợp 131 5.2.1.2 Thông tin được trình bày trung thực 134 5.2.1.3 Thông tin được trình bày có thể hiểu được 136 5.2.1.4 Thông tin được trình bày có thể so sánh được 137 5.2.1.5 Thông tin công bố kịp thời 137 5.2.2 Kiến nghị tăng cường QTCT nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết ở Việt Nam 138 5.2.2.1 Các kiến nghị liên quan đến Hội đồng quản trị 138 5.2.2.2 Ban kiểm soát 142 5.2.2.3 Kiểm toán nội bộ 145 5.2.3 Các công ty niêm yết 146 8 5.2.4 Các cơ quan giám sát 147 5.2.5 Công ty kiểm toán độc lập 149 5.3 Các hạn chế luận án và những hướng nghiên cứu trong tương lai 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 9 BẢNG VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BCTN : Báo cáo thường niên BKS : Ban kiểm soát ĐHCĐ : Đại hội cổ đông FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (Hoa kỳ) HĐQT : Hội đồng quản trị HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh IASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế KTNB : Kiểm toán nội bộ KTTC : Kế toán tài chính Luật Doanh Nghiệp: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 QCQTCT : Quy chế quản trị công ty của Việt nam ban hành theo Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 QTCT : Quản trị công ty ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Sở GDCK : Sở giao dịch chứng khoán Thông tư 52 : Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính TV : Thành viên UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước UBKT : Ủy ban kiểm toán 10 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1 Mô tả biến, ký hiệu, loại biến vá cách thức đo lường 75 Bảng 3.2 Bảng biến giả cho biến QMCT 77 Bảng 3.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự thích hợp 79 Bảng 3.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự trình bày trung thực 80 Bảng 3.5 Chạy lại thang đo Sự trình bày trung thực 81 Bảng 3.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo có thể hiểu được 81 Bảng 3.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo Có thể so sánh 82 Bảng 3.8 Chạy lại thang đo có thể so sánh 82 Bảng 3.9 Mức độ chất lượng thông tin BCTC 83 Bảng 3.10 Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA 84 Bảng 3.11 Trọng số nhân tố tác nhân chất lượng thông tin BCTC 85 Bảng 3.12a Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là chất lượng thông tin BCTC 86 Bảng 3.12b Phân tích Anova – Độ tin cậy mô hình nghiên cứu 86 Bảng 3.13 Kiểm định đa cộng tuyến 87 Bảng 3.14 Kiểm định về tính độc lập của sai số 88 Bảng 4.1 Tổng hợp dữ liệu chất lượng thông tin BCTC 92 Bảng 4.2 Phân loại chất lượng thông tin BCTC 94 Bảng 4.3 Tổng hợp đặc tính thích hợp 94 Bảng 4.4 Tổng hợp đặc tính trình bày trung thực 97 Bảng 4.5 Tổng hợp đặc tính có thể hiểu được 99 Bảng 4.6 Tổng hợp đặc tính có thể so sánh 101 Bảng 4.7 Tổng hợp đặc tính kịp thời 102 11 Bảng 4.8 Các biến độc lập tác động đến chất lượng thông tin BCTC 103 Bảng 4.9a Thống kê mô tả chất lượng thông tin BCTC theo QMCT 105 Bảng 4.9b Phân tích Anova – Độ tin cậy các đặc tính chất lượng thông tin BCTC với biến QMCT 105 Bảng 4.9c Phân tích sự khác biệt về chất lượng thông tin BCTC giữa các nhóm quy mô công ty 106 Bảng 4.9d Ảnh hưởng quy mô công ty đến sự tác động của biến độc lập vào biến phụ thuộc 107 Bảng 4.10a Thống kê mô tả chất lượng thông tin BCTC theo VNN 107 Bảng 4.10b Phân tích Anova – Độ tin cậy các đặc tính chất lượng thông tin BCTC với biến VNN 108 Bảng 4.10c Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm vốn nhà nước 109 Bảng 4.10d Ảnh hưởng vốn nhà nước đến sự tác động của biến độc lập vào biến phụ thuộc 110 Bảng 4.11a Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là đặc tính thích hợp 110 Bảng 4.11b Kiểm định Anova – Độ tin cậy đặc tính thích hợp 111 Bảng 4.11c Tác động các yếu tố QTCT đến đặc tính thích hợp 111 Bảng 4.12a Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là đặc tính trình bày trung thực 112 Bảng 412b Kiểm định Anova – Độ tin cậy đặc tính trình bày trung thực 112 Bảng 412c Tác động các yếu tố QTCT đến đặc tính trung thực 112 Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết 113 12 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1 Những yếu tố cần thiết tạo nên thông tin BCTC chất lượng cao 45 Hình 2 Chức năng QTCT theo quan điểm Rezaee (2003) 49 Hình 3 Chức năng kiểm soát trong công ty 50 Hình 4 Mô hình lý thuyết nghiên cứu 53 Hình 5 Khung nghiên cứu của luận án 58 Hình 6 Thang đo các yếu tố tạo nên sự thích hợp 62 Hình 7 Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính trình bày trung thực 64 Hình 8 Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính dễ hiểu 65 Hình 9 Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính có thể so sánh 66 Hình 10 Thang đo các yếu tố tạo nên đặc tính kịp thời 67 Hình 11 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 88 Hình 12 Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán 89 13 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thông tin BCTC là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết được yêu cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Chất lượng thông tin trình bày trên BCTC là yếu tố quyết định cho thị trường tài chính hiệu quả. Trong thị trường chứng khoán, Công ty niêm yết là bên cung cấp thông tin, nhà đầu tư là đối tượng chủ yếu tiếp nhận và sử dụng các thông tin này trong quá trình ra quyết định của mình. Tuy nhiên, thông tin được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế. Chất lượng thông tin BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo lập, trình bày và công bố của các công ty niêm yết, quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới và Việt Nam, vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay trên thế giới, khái niệm cũng như việc đo lường chất lượng thông tin BCTC được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều đo lường chất lượng BCTC một các gián tiếp thông qua các hành vi như: quản trị lợi nhuận (Earning Managenent), công bố lại BCTC (Financial Restatement), hành vi gian lận BCTC (Financial Statement Fraud) (Schipper và Vincent, 2003; Cohen, 2004). Tuy nhiên, chất lượng thông tin BCTC ở đây chỉ xem xét chủ yếu ở góc độ các thông tin tài chính. Thông tin BCTC hiện nay không chỉ dừng ở những thông tin trên BCTC theo ý nghĩa truyền thống, mà nó được hiểu theo khái niệm rộng hơn. Bên cạnh các thông tin tài chính, nhằm hướng đến sự hữu ích cho quá trình ra quyết định của người sử dụng thông tin BCTC, đặc biệt là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (đa phần trong số họ là các nhà đầu tư và các nhà phân tích), thông tin BCTC còn phải cung cấp những thông tin phi tài chính như: báo cáo và phân tích của nhà quản lý, báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác (Ferdy van Beest, 2009). Mặt khác, ngoài những công bố bắt buộc, doanh nghiệp cần công bố những thông tin tự nguyện (Popa Adina, 2008). 14 Chất lượng thông tin BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó QTCT được quan tâm nhiều trong hơn thập niên gần đây. Chức năng QTCT bao gồm những yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Yếu tố bên trong là việc thiết lập cơ cấu nhằm kiểm soát hành vi lập và công bố thông tin BCTC. Cơ cấu này hoạt động hiệu quả sẽ giúp thông tin BCTC có chất lượng cao. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào những yếu tố bên trong bao gồm: HĐQT như: quy mô, thành viên độc lập, quyền hạn, chuyên gia, tần suất cuộc họp; UBKT như: thành viên độc lập, kinh nghiệm và chuyên môn; sự hiện diện của KTNB trong cơ cấu công ty(Cohen, 2004; Brennan, 2007). Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng QTCT tốt sẽ dẫn đến thông tin BCTC có chất lượng cao và ngược lại chất lượng thông tin BCTC thấp phần lớn xuất phát từ những doanh nghiệp có QTCT yếu kém (Cohen, 2004). Thông tin BCTC là do các nhà quản lý doanh nghiệp lập và công bố. Với nhiều lý do khác nhau, họ có xu hướng công bố thông tin BCTC không phản ánh đầy đủ và trung thực tình hình hoạt động của công ty. Từ đó ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin BCTC đối với người sử dụng khi ra quyết định và làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường vốn. Tại Việt Nam, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng ngày càng phát triển. Sự phát triển này không chỉ dừng ở số lượng các công ty niêm yết mà còn gia tăng số lượng người sử dụng thông tin BCTC trong cũng như ngoài nước. Mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đưa ra nhiều văn bản pháp lý có liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thị trường chứng khoán, đặc biệt liên quan đến chất lượng thông tin BCTC cũng như QTCT, nhưng các quy định này chỉ mang tính chất định hướng. Chính vì điều này, đã dẫn đến việc thực thi ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, từ đó chất lượng thông tin BCTC mà doanh nghiệp cung cấp là khác nhau. Vậy, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chất lượng thông tin BCTC hướng đến sự hữu ích đối với người sử dụng đang ở mức độ nào? Những đặc tính nào của QTCT có tác động đến chất lượng thông tin BCTC và mức độ ảnh hưởng của chúng được đánh giá như thế nào? 15 Theo sự hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu đo lường chất lượng thông tin BCTC cũng như đánh giá về sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC một cách toàn diện. Xuất phát từ khoảng trống trong nghiên cứu lý thuyết và nhu cầu thực tế, nên luận án chọn đề tài: “Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là tập trung vào nghiên cứu sự tác động của các đặc tính QTCT với chất lượng thông tin BCTC của công ty niêm yết tại Việt Nam, qua đó luận án đưa ra những kiến nghị tăng cường QTCT nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà đầu tư. Cụ thể, luận án thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu: - Thứ nhất: xác định các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt nam. - Thứ hai: xác định các yếu tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC. - Thứ ba: đánh giá thực trạng chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị về tăng cường QTCT và nâng cao chất lượng thông tin BCTC. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những vấn đề được trình bày trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã giới thiệu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt nam được đánh giá ở mức độ nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố QTCT tác động như thế nào đến chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam? Câu hỏi 3: Định hướng nào để tăng cường QTCT qua đó nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát là thông tin BCTC và các đặc tính QTCT các công ty niêm yết tại HOSE và HNX cho năm tài chính 2012. - Thông tin BCTC bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính được doanh nghiệp công bố trên các báo cáo, bao gồm: báo cáo thường niên, báo cáo QTCT, BCTC quý 4. - Các yếu tố QTCT được giới hạn trong luận án bao gồm: HĐQT, BKS và KTNB. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính: được sử dụng hai bước. Bước 1, luận án phỏng vấn chuyên gia nhằm khẳng định sự cần thiết các thang đo chất lượng thông tin BCTC phù hợp với môi trường Việt Nam. Bước 2, luận án phỏng vấn các chuyên gia về QTCT nhằm giải thích kết quả khi phân tích hồi quy tương quan giữa các biến QTCT và chất lượng thông tin BCTC. Phương pháp định lượng: thực hiện bằng cách khảo sát chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết Việt Nam thông qua các thang đo đặc tính chất lượng. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thông kê và mô hình hồi quy để đánh giá sự tác động các yếu tố QTCT lên chất lượng thông tin BCTC. 6. Những đóng góp mới của luận án Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trước đây, luận án đã đóng góp mới những vấn đề sau đâ
Luận văn liên quan