Luận án Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế

Nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, đóng góp xấp xỉ 14% GDP (năm 2020), và là nguồn thu nhập chính của gần 10 triệu hộ nông dân. Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ cho xuất khẩu cũng như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho hàng triệu thanh niên vùng nông thôn. Kể từ khi “Đổi mới” đến nay, nông nghiệp đã, đang và tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng với vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp đã góp phần tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - chính trị - xã hội và phát triển đất nước, do đó, ngành nông nghiệp luôn được chú trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng liên quan đến chủ trương phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã khẳng định “Cần có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp. Phát huy vai trò chủ thể của hộ nông dân và kinh tế hộ."; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chỉ rõ “Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập; cải thiện đời sống của nông dân. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm”.

pdf146 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án: “Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế” do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Kiều Nguyệt Kim ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn của tôi, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, người thầy tận tụy, nghiêm khắc, kiến thức học thuật sâu sắc và những ý tưởng nghiên cứu đầy mới mẻ. Nếu không có sự dẫn dắt của cô, tôi đã không thể hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Học viện Ngân hàng nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, chia sẻ và động viên trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ tôi rất nhiều về kiến thức chuyên ngành. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện về các thủ tục hành chính và hướng dẫn các quy trình thực hiện trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã quan tâm đến luận án của tôi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình luận án hoàn thành. Tôi đặc biệt gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn đồng hành, động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Kiều Nguyệt Kim iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5 5. Những đóng góp mới của luận án ..........................................................................6 6. Bố cục của luận án ..................................................................................................9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................... 10 1.1. Một số khái niệm................................................................................................10 1.1.1. Đất nông nghiệp .......................................................................................... 10 1.1.2. Quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 10 1.1.3. Sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 11 1.1.4. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp ................................................................... 11 1.1.5. Đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp .................................................... 13 1.2. Cơ sở lý luận của luận án....................................................................................14 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về quyền sử dụng đất nông nghiệp......................................14 1.2.2. Kênh tác động từ quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất.....17 1.3. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................22 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới22 1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam.30 iv 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 32 1.4. Khung phân tích của luận án..............................................................................33 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 36 2.1. Phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế ...............................................................................................................................36 2.2. Phương pháp hồi quy dữ liệu mảng ...................................................................39 2.3. Phương pháp ước lượng tổng quát GEE ............................................................44 2.4. Phương pháp hồi quy phân vị với số liệu mảng ................................................47 2.5. Phương pháp hồi quy phi tham số .....................................................................49 Chương 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2018 .............. 53 3.1. Một số chính sách về quyền sử dụng đất nông nghiệp.......................................53 3.1.1. Lịch sử phát triển QSDĐ nông nghiệp ở Việt Nam .................................... 53 3.1.2. Nông nghiệp Việt Nam qua các thời kì ....................................................... 55 3.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018....60 3.2.1. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018.............. 60 3.2.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất...................................................63 Tổng kết chương........................................................................................................70 Chương 4. TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................... 71 4.1. Số liệu và biến số................................................................................................71 4.1.1. Số liệu .......................................................................................................... 71 4.1.2. Các biến số sử dụng trong các mô hình ...................................................... 72 4.2. Ước lượng hiệu quả sản xuất..............................................................................74 4.2.1. Ước lượng hiệu quả kĩ thuật ....................................................................... 74 4.2.2. Ước lượng hiệu quả kinh tế ......................................................................... 78 4.2.3. Ước lượng hiệu quả phân bổ ....................................................................... 80 4.2.4. Một số thước đo khác .................................................................................. 81 v 4.3. Các mô hình đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp................................................................................................................84 4.3.1. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả kĩ thuật..................84 4.3.2. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả phân bổ.................90 4.4. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến các phương diện khác của quá trình sản xuất nông nghiệp.........................................................................................94 4.4.1. Đánh giá tác động của quyền sử dụng đất đến hiệu quả sản lượng nông nghiệp bằng mô hình dữ liệu mảng........................................................................94 4.4.2. Đánh giá tác động quyền sử dụng đất đến TFP nông nghiệp bằng mô hình dữ liệu mảng và hồi quy phân vị.............................................................................99 Tổng kết chương.......................................................................................................104 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................107 1. Kết luận.................................................................................................................107 2. Một số kiến nghị...................................................................................................110 3. Hạn chế của luận án và một số hướng nghiên cứu tiếp theo................................111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN...........................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114 PHỤ LỤC................................................................................................................127 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích Tiếng Anh Giải thích Tiếng Việt AE Allocative efficiency Hiệu quả phân bổ EE Economic efficiency Hiệu quả kinh tế FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GSO General statistics office of Vietnam Tổng cục thống kê Việt Nam NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSLĐ Năng suất lao động QSDĐ Quyền sử dụng đất SXNN Sản xuất nông nghiệp TE Technical efficiency Hiệu quả kĩ thuật TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp UBND Ủy ban nhân dân USAID United States agency for international development Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ VARHS Viet Nam access to resources household survey Dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam VHLSS Vietnam household living standard survey Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Bảng tóm tắt các biến số trong các mô hình nghiên cứu ......................... 72 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các yếu tố của quá trình sản xuất ................................... 74 Bảng 4.3: Ước tính mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên .................................. 75 Bảng 4.4: Bảng phân phối hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp ................ 76 Bảng 4.5: Thống kê mô tả chi phí và giá đầu vào sản xuất ...................................... 77 Bảng 4.6: Ước tính mô hình hàm chi phí biên ngẫu nhiên ....................................... 78 Bảng 4.7: Bảng phân phối hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ................. 79 Bảng 4.8: Bảng phân phối hiệu quả phân bổ trong sản xuất nông nghiệp ............... 80 Bảng 4.9: Thống kê các yếu tố của quá trình sản xuất theo các năm ....................... 82 Bảng 4.10: Ước lượng hồi quy cho TFP .................................................................. 82 Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ....... 85 Bảng 4.12: Ước tính các tác động đến hiệu quả kĩ thuật bằng phương pháp GEE .. 86 Bảng 4.13: Ước lượng các tác động đến hiệu quả kĩ thuật bằng mô hình hồi quy phi tham số Kernel .................................................................................................... 88 Bảng 4.14: Ước tính các tác động đến hiệu quả phân bổ bằng phương pháp GEE . 90 Bảng 4.15: Ước lượng các tác động đến hiệu quả phân bổ bằng mô hình hồi quy phi tham số Kernel .................................................................................................... 92 Bảng 4.16: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa ........................ 95 Bảng 4.17: Kết quả ước lượng các tác động đến hiệu quả sản lượng ...................... 97 Bảng 4.18: Thống kê các yếu tố tác động đến TFP .................................................. 98 Bảng 4.19. Ước lượng tác động cố định cho năng suất nhân tố tổng hợp ............. 100 Bảng 4.20: Ước lượng hồi quy phân vị cho năng suất nhân tố tổng hợp ............... 101 Bảng 4.21: Tóm tắt chiều tác động của các yếu tố đến hiệu quả và năng suất nông nghiệp ..................................................................................................................... 105 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ ..................................................... 13 Hình 1.2: Nguyên nhân và hậu quả có thể có của thay đổi quyền sử dụng đất ........ 15 Hình 1.3. Khung phân tích ....................................................................................... 34 Hình 3.1. Các mốc thay đổi về Luật đất đai và tình trạng nông nghiệp ở Việt Nam từ cải cách ruộng đất 1954 đến nay .......................................................................... 56 Hình 3.2: Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và GDP (tỉ VNĐ)............................. 59 Hình 3.3: Doanh thu và lợi nhuận bình quân từ trồng cây ngắn ngày của các hộ theo năm ................................................................................................................... 60 Hình 3.4: Tổng doanh thu và tổng lợi nhuận nông nghiệp bình quân của hộ theo tỉnh ............................................................................................................................ 61 Hình 3.5: TFP nông nghiệp theo tỉnh ....................................................................... 61 Hình 3.6: Tỉ lệ mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ....................... 62 Hình 3.7: Thống kê về quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp .............................. 63 Hình 3.8: Tỉ lệ mảnh đất được cấp GCN quyền sử dụng theo diện tích .................. 63 Hình 3.9: Tương quan giữa lợi nhuận bình quân và quyền sử dụng đất .................. 65 Hình 3.10: Tỉ lệ đất trồng trọt theo diện tích ............................................................ 65 Hình 3.11: Lợi nhuận bình quân theo quy mô sản xuất ........................................... 65 Hình 3.12: Tỉ lệ về trình độ học vấn của chủ hộ ...................................................... 66 Hình 3.13: Tương quan giữa sản lượng, lợi nhuận bình quân với trình độ học vấn của chủ hộ ................................................................................................................. 67 Hình 3.14: Tương quan giữa lợi nhuận nông nghiệp bình quân với tuổi của chủ hộ67 Hình 4.1: Tác động biên của quyền sử dụng đất đến hiệu quả kĩ thuật khi trình độ học vấn của chủ hộ thay đổi ..................................................................................... 87 Hình 4.2: Tác động biên của quyền sử dụng đất đến hiệu quả phân bổ khi trình độ học vấn của chủ hộ thay đổi ..................................................................................... 92 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, đóng góp xấp xỉ 14% GDP (năm 2020), và là nguồn thu nhập chính của gần 10 triệu hộ nông dân. Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ cho xuất khẩu cũng như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho hàng triệu thanh niên vùng nông thôn. Kể từ khi “Đổi mới” đến nay, nông nghiệp đã, đang và tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng với vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp đã góp phần tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - chính trị - xã hội và phát triển đất nước, do đó, ngành nông nghiệp luôn được chú trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng liên quan đến chủ trương phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã khẳng định “Cần có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp. Phát huy vai trò chủ thể của hộ nông dân và kinh tế hộ..."; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chỉ rõ “Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập; cải thiện đời sống của nông dân. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm”. Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm mạnh từ năm 1990 là 40,5% đến năm 2016 xuống còn 16,3%. Trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế năm 2016 là 6,21% thì ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,36%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011 (GSO, 2016). Năng suất lao động trung bình của ngành nông nghiệp là 32,9 triệu đồng / lao động trong khi các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt đạt 112 triệu đồng / lao động và 103,5 triệu đồng / lao động (Mai và Yen, 2018). Một số nguyên nhân đã được các nghiên cứu chỉ ra bao gồm, thứ nhất là những yếu kém của một nền nông nghiệp phân mảnh, điều phối rời rạc, năng 2 suất và chất lượng thấp đang tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó khăn trong tổ chức cánh đồng mẫu lớn cũng là một yếu tố gây cản trở đến việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và dẫn đến những e ngại trong đầu tư dài hạn đã làm giảm thiểu sức mạnh thị trường của người nông dân (Ayerst và cộng sự, 2020; Le, 2020). Năm 2016 vẫn còn hơn 50% hộ trồng trọt trên diện tích nhỏ hơn 0,5ha; số hộ có qui mô đất nông nghiệp từ 0,5 đến dưới 1 ha là 16,75%; chỉ có khoảng 5% hộ nông dân có qui mô ruộng đất trên 3 ha. Điều đó đã và đang tác động trực tiếp đến những hạn chế trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, khai thác lợi thế theo quy mô, cũng như việc triển khai ứng dụng các mô hình nông nghiệp tiên tiến (World bank, 2016). Thứ hai, công nghiệp hóa chuyển các tài nguyên nông nghiệp như lao động và đất đai sang khu vực công nghiệp và dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn nên sức hút từ môi trường này đã khiến tỉ lệ lao động trong nông nghiệp giảm sút nhanh, cùng với tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp đạt ở mức rất thấp so với các lĩnh vực khác. Từ đó đất nông nghiệp bị bỏ hoang, canh tác cầm chừng hoặc cho người khác mượn đất để sản xuất đã khiến đất đai trở nên lãng phí, không được đầu tư, bảo tồn. Kết quả khảo sát từ năm 2006 - 2016, cho thấy số hộ không trực tiếp sử dụng đất tăng từ 18,23% lên 21,38% (Khôi và Thắng, 2019). Những yếu tố này chính là những tác nhân làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp tụt xuống mức thấp như hiện nay, trong khi tăng trưởng dân số đang đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm từ nông nghiệp. Do đó để phát triển nông nghiệp ổn định cần đầu tư thay đổi kĩ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cần thiết phải có đầu tư lâu dài trên đất bởi sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như đất, nước và thời tiết. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng không kém, là sự đảm bảo pháp lý về quyền sử dụng đất nông nghiệp, thể hiện ở giấy chứng nhận quyền sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_quyen_su_dung_dat_nong_nghiep_len_hieu.pdf
  • docxLA_KieuNguyetKim_E.docx
  • pdfLA_KieuNguyetKim_Sum.pdf
  • pdfLA_KieuNguyetKim_TT.pdf
  • docxLA_KieuNguyetKim_V.Docx
  • pdfQD NCS Kim.pdf
Luận văn liên quan