1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống tài chính và kinh tế của các quốc gia. Theo Njanike (2009) vai trò truyền thống
của ngân hàng là cho vay và các khoản cho vay đó chiếm phần lớn tài sản của ngân
hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu
nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế RRTD tác động đến hiệu quả của NHTM và sự ổn
định của ngân hàng (Mark Swinburne, 2007).
Bên cạnh đó khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường
kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu, 2011) như sụt giảm trong
tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát từ đó có thể ảnh hưởng đến
RRTD. Hầu hết đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi cần phải tập trung kiểm
soát RRTD là yêu cầu không thể thiếu được, ngoài các yếu tố vĩ mô thì các yếu tố
thuộc về ngân hàng như: tổng tài sản, quy mô, nợ xấu, thanh khoản cũng ảnh hưởng
đến RRTD.
RRTD là mối quan tâm lớn không chỉ riêng ngân hàng mà của nền kinh tế.
RRTD xuất hiện không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các ngân hàng như
mất vốn, có thể gây nguy cơ phá sản ngân hàng
168 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
NGUYỄN QUỐC ANH
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TP. HCM, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
NGUYỄN QUỐC ANH
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN
TP. HCM, Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh
doanh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tác giả.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong đề tài là trung thực, chính xác và đáng tin
cậy. Các nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau
có ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Quốc Anh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................... 5
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 6
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 8
2.1 RỦI RO TÍN DỤNG............................................................................................ 8
2.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 8
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ............................................................. 9
2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............ 10
2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................ 10
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh .................................................. 15
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................... 17
2.3.1 Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM ...................... 17
2.3.2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến HQKD ......................................................... 18
2.3.3 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô .............................. 18
2.4 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......... 19
2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM .......................... 20
2.4.2 Tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM ......................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 38
3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD ..... 39
3.2 MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC NHTM ................................................................................... 48
3.3 DỮ LIỆU ............................................................................................................ 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 52
4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ...................................................................... 52
4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC NHTM VIỆT NAM ....................................................................................... 57
4.2.1 Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 57
4.2.2 Hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam ..................................... 62
4.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM .............................................................................. 63
4.3.1 Rủi ro tín dụng làm suy giảm lợi nhuận ....................................................... 63
4.3.2 Dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng làm suy giảm lợi nhuận .......................... 64
4.3.3 Tái cơ cấu ngân hàng nhằm hạn chế RRTD và cải thiện hiệu quả kinh doanh
................................................................................................................................ 65
4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 68
4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng .................................................... 68
4.4.1.1 Thống kê mô tả ....................................................................................... 68
4.4.1.2 Phân tích hệ số tương quan .................................................................... 69
4.4.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................ 70
4.4.1.4 Phân tích kết quả hồi quy ....................................................................... 74
4.4.2 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM ............. 77
4.4.2.1 Thống kê mô tả ....................................................................................... 77
4.4.2.2 Phân tích hệ số tương quan .................................................................... 79
4.4.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................ 79
4.4.2.4 Phân tích quả hồi quy ............................................................................. 83
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP .............................................. 89
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89
5.2 GIẢI PHÁP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH ..................... 93
5.3 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ ...................................................... 95
5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM .............................................................................................................. 96
5.4.1 Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 96
5.4.2 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel .............. 97
5.4.3. Kiểm soát quy trình tín dụng và nâng cao công tác thẩm định tín dụng ..... 99
5.4.4 Giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng ........................... 100
5.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM ....... 101
5.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng của NHTM ........... 101
5.5.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng ........................................ 101
5.5.3 Tăng quy mô ngân hàng ............................................................................. 102
5.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 103
5.7 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................... 104
5.7.1 Hạn chế ....................................................................................................... 104
5.7.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 104
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 106
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
2 AEG Advisor Expert Group Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên
Hợp Quốc
3 BCBS Basel Committee on
Banking Supervision
Ủy ban Basel về Giám sát Ngân
hàng
4 BCTC Báo cáo tài chính
5 FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định
6 FGLS Feasible Generalized Least
Squares
Bình phương tối thiểu tổng quát
khả thi
7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
8 GDPGR Gross Domestic Product
Growth
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội
9 GMM Generalized Method of
Moments
Mô hình hồi quy moment tổng
quát
10 HQKD Hiệu quả kinh doanh
11 IER Interest expense rate Tỷ lệ chi phí lãi
12 INFLA Inflation Lạm phát
13 IMF International Monetary Fund Tổ chức Tiền tệ Thế giới
14 LGR Loan Growth Rate Tăng trưởng tín dụng
15 LR Loan Rate Hệ số nợ
16 NHTM Ngân hàng thương mại
17 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
18 NHNN Ngân hàng Nhà nước
19 NII Non-interest income Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
20 NPL Non-performing loan Tỷ lệ nợ xấu
21 OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ
nhất
22 REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
23 ROE Return on equity Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở
hữu
24 ROA Return on asset Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
25 RRTD Rủi ro tín dụng
26 SIZE Size Quy mô ngân hàng
27 TCTD Tổ chức tín dụng
28 TTS Tổng tài sản
29 VAMC Vietnam Asset Management
Company
Công ty Quản lý tài sản
30 VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD ............. 26
Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD
của NHTM ................................................................................................................... 33
Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 1 ................................................. 47
Bảng 3.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 2 ................................................. 49
Bảng 4.1 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Việt Nam ...................................... 62
Bảng 4.2: Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam ................................................. 63
Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 1 ........................................................... 68
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 ..................... 70
Bảng 4.5. Hệ số VIF .................................................................................................... 71
Bảng 4.6. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 1 ................................................ 72
Bảng 4.7. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 2 ........................................................... 77
Bảng 4.8. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 ..................... 79
Bảng 4.9. Hệ số VIF mô hình 2 .................................................................................. 80
Bảng 4.10. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE .............................. 81
Bảng 4.11. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 2 với ROA ............................. 86
Bảng 5.1. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 1 ........................................ 90
Bảng 5.2. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE ........................ 92
Hình 5.1. Tổng hợp kết quả hồi quy từ hai mô hình ............................................... 93
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam ................................................................ 52
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam ....................................................................... 53
Biểu đồ 4.3: Lãi suất danh nghĩa Việt Nam ............................................................. 54
Biểu đồ 4.4: Tỷ giá VND/USD ................................................................................... 55
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam .................................................................. 56
Biểu đồ 4.6: Dư nợ tín dụng trong tổng tài sản của các NHTMCP ....................... 57
Biểu đồ 4.7: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam ..................... 58
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của NHTM Việt Nam ................................ 60
Biểu đồ 4.9: RRTD và HQKD tại các NHTM Việt Nam ....................................... 63
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ nợ xấu của SCB, SHB và HDB ................................................. 66
Biểu đồ 4.11: Lợi nhuận sau thuế của SCB, SHB và HDB ..................................... 67
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống tài chính và kinh tế của các quốc gia. Theo Njanike (2009) vai trò truyền thống
của ngân hàng là cho vay và các khoản cho vay đó chiếm phần lớn tài sản của ngân
hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu
nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế RRTD tác động đến hiệu quả của NHTM và sự ổn
định của ngân hàng (Mark Swinburne, 2007).
Bên cạnh đó khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường
kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu, 2011) như sụt giảm trong
tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát từ đó có thể ảnh hưởng đến
RRTD. Hầu hết đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi cần phải tập trung kiểm
soát RRTD là yêu cầu không thể thiếu được, ngoài các yếu tố vĩ mô thì các yếu tố
thuộc về ngân hàng như: tổng tài sản, quy mô, nợ xấu, thanh khoản cũng ảnh hưởng
đến RRTD.
RRTD là mối quan tâm lớn không chỉ riêng ngân hàng mà của nền kinh tế.
RRTD xuất hiện không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các ngân hàng như
mất vốn, có thể gây nguy cơ phá sản ngân hàng.
Tại Việt Nam các NHTM đang đối mặt với RRTD, nợ xấu có chiều hướng tăng
trong những năm gần đây, hệ thống quản trị yếu kém cùng với biến động của các yếu
tố vĩ mô trước ảnh hưởng tài chính toàn cầu. Từ năm 2012 trở lại đây quá trình tái cơ
cấu hệ thống NHTM diễn ra nhằm hạn chế RRTD, giảm nợ xấu, tái cấu trúc vốn và tài
sản, nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm từng bước nâng cao
hiệu quả kinh doanh các NHTM cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Có nhiều nghiên cứu có liên quan đến đến RRTD, qua nghiên cứu tác giả tìm
thấy xu hướng chủ yếu liên quan đến rủi ro tín dụng của NHTM cụ thể:
2
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
Sức khỏe của hệ thống tài chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các
nền kinh tế, đặc biệt là trong sự phát triển của các quốc gia. Sự thất bại các định chế
tài chính trong vai trò trung gian của có thể làm gián đoạn quá trình phát triển này.
Nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện nhiều bằng chứng cho rằng sự phát triển tài
chính góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Có ý kiến cho rằng những biến động kinh tế chủ yếu có nguồn gốc từ khủng
hoảng ngân hàng, những năm 1990 ở Châu Á cho thấy sự kết hợp của chính sách tài
chính yếu kém và chính sách kinh tế vĩ mô lỏng lẽo là nguyên nhân trầm trọng thêm
cuộc khủng hoảng. Hệ thống ngân hàng của Châu Á đối mặt với những khoản nợ xấu
do tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và chấp nhận rủi ro quá mức (Lindgren et al
1997, Caprio và Klingebiel, 2003). Khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến
động của môi trường kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu,
2011) như: sụt giảm trong tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát.
Theo Llewellyn (2002), hệ thống ngân hàng thông thường bắt đầu bằng sự tích tụ
những yếu kém về cơ cấu trong nền kinh tế và hệ thống tài chính, rủi ro trong trong
hoạt động ngân hàng, và rủi ro đạo đức là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngân
hàng. Mặt khác, khủng hoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ việc các ngân hàng
không đủ năng lực để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán và các khoản nợ có vấn đề đã
được che dấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Đó là lý do mà Castro
(2013) nhấn mạnh cần phải xem xét các vấn đề RRTD của ngân hàng, đặc biệt là các
khoản nợ xấu trước khi tìm hiểu những nguyên nhân khủng hoảng hệ thống ngân
hàng. Tương tự như vậy, Reinhart và Rogoff (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu có thể được
sử dụng để đánh dấu sự khởi đầu của RRTD, sự khủng hoảng ngân hàng.
Trong nước, theo nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân
Anh (2013), chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô không có tác động đến các khoản nợ
xấu. Các yếu tố như lãi suất cho vay có thể khác nhau giữa các ngân hàng và các kỳ
hạn cho vay. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng
(2013), cho thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đáng kể
đến nợ xấu. Yếu tố đặc thù của các ngân hàng cũng được kiểm định trong mô hình,
3
trong đó tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh
nhất lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Nghiên cứu này cũng cho rằng một ngân
hàng có mức nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm tiếp theo, tăng
trưởng tín dụng cao chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà thường là sau một năm sẽ
để lại những tác động, ảnh hưởng đáng kể.
Nghiên cứu rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của NHTM
Không chỉ dừng lại tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, có khá nhiều
nghiên cứu có sự liên hệ giữa RRTD với HQKD của NHTM. Việc khám phá các yếu
tố ảnh hưởng đến RRTD là một vấn đề quan trọng đối với cơ quan quản lý nhằm duy
trì sự ổn định tài chính, và cho phép các ngân hàng theo đuổi chính sách quản lý có
trách nhiệm hơn.
Tuy nhiên có khá nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa RRTD đến
HQKD của NHTM thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, Nicolae Petria (2013), nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng của 27 nước EU từ năm 2004 -
2011. Trong đó sử dụng tỷ ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) làm biến phụ
thuộc và nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả cho thấy
RRTD có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng được đo lường
thông qua chỉ số ROE. Hasan Ayaydin (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003-2011. Sử dụng tỷ số
ROE là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng biến dự phòng RRTD có tác động ngược chiều đến HQKD
ngân hàng.
Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của 32 NHTM Việt Nam trong những năm 2001 – 2005. Kết quả cho thấy các
nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến
hiệu quả hoạt động. Trịnh Quốc Trung (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong những năm 2005 – 2013. Kết quả
cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao thì HQKD của các ngân hàng càng giảm. Tỷ lệ cho vay
so với tổng tài sản càng cao thì HQKD của ngân hàng càng cao.
4
Như vậy, RRTD xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập quốc tế và khủng hoảng tài chính. Đây là
vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các NHTM. Hậu quả RRTD để lại có thể dẫn đến
lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và nền kinh tế, trong
điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn tại Mỹ
đã dẫn đến phá sản hàng loạt NHTM. Xuất phát từ những lý do nêu trên việc nghiên
cứu RRTD và HQKD của các NHTM tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết trong giai
đoạn được thể hiện trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đề án 254 1 của
Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012.
Với đề tài " Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam" tác giả phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến R