Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và sự bùng nổ Internet, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) áp dụng trong du lịch đã phát triển nhanh chóng, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngành Du lịch (Tổng cục Du lịch, 2018). Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Sự tăng trưởng không ngừng của ngành du lịch kéo theo nhu cầu không thể thiếu của việc phát triển TMĐT, khi mà việc sử dụng website để tiếp thị du lịch đang ngày càng phổ biến. Hoạt động này hình thành cơ sở giao dịch TMĐT như các hình thức đặt phòng, đặt tour qua mạng,.Đặc biệt, thông tin được quảng bá rộng rãi trên thế giới, không bị giới hạn phạm vi và khu vực sử dụng, giúp khách hàng tiềm năng có thể đặt tour mọi lúc, mọi nơi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch. Người tiêu dùng đã quen với các trang du lịch trực tuyến: travel.com.vn, dulichtructuyen.net, bazantravel.com.vn, mytour.vn. để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour du lịch, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt tour trọn gói.Trên thực tế, so với các ngành kinh tế khác thì ngành du lịch tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn hoạt động tương đối yếu trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, từ quá trình triển khai TMĐT nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian vừa qua cho thấy tuy môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng vẫn chưa đáp ứng được cho sự phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển TMĐT ngành du lịch hiện nay còn thiếu các định hướng chiến lược trong phát triển du lịch dựa vào các ứng dụng từ TMĐT; pháp luật về TMĐT đang từng bước hoàn thiện; sự phối hợp quản lý nhà nước về TMĐT giữa các cơ quan QLNN về TMĐT chưa hiệu quả; nguồn nhân lực cho TMĐT ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên biệt và bài bản; chưa khai thác hết những lợi ích từ TMĐT trong phát triển ngành du lịch.
200 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của thương mại điện tử trong ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
--------&--------
NGUYỄN TẤN TRUNG
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG NGÀNH DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
--------&--------
NGUYỄN TẤN TRUNG
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG NGÀNH DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 9.340.101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thanh Toàn
2. TS. Đỗ Ngọc Tước
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thanh Toàn và TS. Đỗ Ngọc Tước. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan.
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Tấn Trung
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tăng trưởng GRPD và cơ cấu ngành trong GRDP 80
Bảng 2.2. Tỷ trọng cơ cấu ngành trong GRDP của TP.HCM 81
Bảng 2.3: Tổng số khách đến du lịch Thành phố HCM giai đoạn 2016 – 2020 92
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở lưu trú Thành phố HCM giai đoạn 2016 – 2020 94
Bảng 2.5: Tổng doanh thu du lịch Thành phố HCM giai đoạn 2016 – 2020 97
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ATM
: Máy rút tiền tự động
CMCN
: Cách mạng cộng nghệ 4.0
CNS
: Công nghệ số
CNTT
: Công nghệ thông tin
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
CTLH
: Công ty lữ hành
DLTM
: Du lịch thông minh
DLTPHCM
: Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
DN
: Doanh nghiệp
HTTT
: Hệ thống thông tin
KDL
: Khánh du lịch
NNL
: Nguồn nhân lực
QLNN
: Quản lý nhà nước
TCDL
: Tổng cục du lịch
TCTMĐT
: Tổng cục thương mại điện tử
TMĐT
: Thương mại điện tử
TNDL
: Tài nguyên du lịch
TPHCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
: Ủy ban nhân dân
UDTMĐT
: Ứng dụng thương mại điện tử
2. Tiếng Anh
Nghĩa tiếng Anh
AEC
: Cộng đồng kinh tế Asean
ASEAN
: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
GATS
: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GDP
: Tổng sản phẩm quốc nội
WB
: Ngân hàng thế giới
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và sự bùng nổ Internet, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) áp dụng trong du lịch đã phát triển nhanh chóng, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngành Du lịch (Tổng cục Du lịch, 2018). Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Sự tăng trưởng không ngừng của ngành du lịch kéo theo nhu cầu không thể thiếu của việc phát triển TMĐT, khi mà việc sử dụng website để tiếp thị du lịch đang ngày càng phổ biến. Hoạt động này hình thành cơ sở giao dịch TMĐT như các hình thức đặt phòng, đặt tour qua mạng,....Đặc biệt, thông tin được quảng bá rộng rãi trên thế giới, không bị giới hạn phạm vi và khu vực sử dụng, giúp khách hàng tiềm năng có thể đặt tour mọi lúc, mọi nơi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch. Người tiêu dùng đã quen với các trang du lịch trực tuyến: travel.com.vn, dulichtructuyen.net, bazantravel.com.vn, mytour.vn... để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour du lịch, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt tour trọn gói...Trên thực tế, so với các ngành kinh tế khác thì ngành du lịch tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn hoạt động tương đối yếu trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, từ quá trình triển khai TMĐT nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian vừa qua cho thấy tuy môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng vẫn chưa đáp ứng được cho sự phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển TMĐT ngành du lịch hiện nay còn thiếu các định hướng chiến lược trong phát triển du lịch dựa vào các ứng dụng từ TMĐT; pháp luật về TMĐT đang từng bước hoàn thiện; sự phối hợp quản lý nhà nước về TMĐT giữa các cơ quan QLNN về TMĐT chưa hiệu quả; nguồn nhân lực cho TMĐT ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên biệt và bài bản; chưa khai thác hết những lợi ích từ TMĐT trong phát triển ngành du lịch.
Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc tác động thương mại điện tử trong ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay? Những nhân tố tác động thương mại điện tử trong ngành du lịch hiện nay như thế nào? Làm thế nào để du lịch TPHCM quan tâm hơn nữa đến việc tác động thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu thương mại điện tử tác động đến phát triển du lịch một cách đầy đủ và toàn diện. Đồng thời, cần phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thông qua thương mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc đẩy sự phát triển du lịch và ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển du lịch. Việc nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy phát triển ngành du lịch TP.HCM sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Với những lý do trên, Tác giả chọn đề tài “Tác động của thương mại điện tử trong ngành Du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2 . Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tên đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Tài liệu nghiên cứu của các Tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về thương mại điện tử dưới góc độ kinh tế, du lịch, đối ngoại, khung pháp lý về thương mại điện tử, cụ thể:
(1) Các quốc gia phát triển đã xuất hiện hoạt động thương mại điện tử từ rất sớm và đều có quá trình nghiên cứu sâu sắc để xây dựng khung pháp luật cho riêng mình nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội mới phát sinh trong thương mại điện tử. Để đảm bảo tính thống nhất trong ứng xử và giải quyết các vấn đề phát triển thương mại điện tử, tại Phiên họp lần thứ 29 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (tháng 12 năm 1996), Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về thương mại điện tử. Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho những giao dịch bằng phương tiện điện tử. Tuy nhiên, cũng phải tới những năm đầu của thế kỷ XXI, một số quốc gia mới nghiên cứu, xây dựng và phát triển thương mại điện tử như: Hoa Kỳ, Đức, Áo, Hà Lan, Albania, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mehico, Thái Lan [102].v.v...
(2) Công trình nghiên cứu “Thương mại điện tử” (Electronic Commerce) là Đề tài Luận án Tiến sĩ của tác giả Mihaela-Roxanafercală – Romani – Trường Đại học Babes - Bolyai năm 2011. Tác giả đã xây dựng khái niệm thương mại điện tử, các đặc điểm và vai trò của thương mại điện tử, khái quát khung pháp lý của một số quốc gia và chủ thể quốc tế cũng như pháp luật của Romani về TMĐT. Qua nghiên cứu thấy rằng, khái niệm cũng như các đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử trong công trình này có những điểm tương đồng với Luật mẫu về thương mại điện tử (UNCITRAL) của Ủy ban Thương mại Quốc tế khuyến nghị các quốc gia thành viên trong việc xây dựng pháp luật và phát triển thương mại điện tử của mình [101].
(3) Thương mại điện tử xuyên biên giới từ lâu đã là phương thức phổ biến ở nhiều quốc gia. Tốc độ ứng dụng và phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân trong thập kỷ gần đây. Tại các thị trường EU, số liệu thống kê từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, doanh số TMĐTXBG của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ euro và chiếm khoảng 25,5% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu. Theo số liệu Trung Quốc công bố, xuất nhập khẩu TMĐT xuyên biên giới trong năm 2020 của nước này đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1%. Tổng giao dịch xuất khẩu qua thương mại điện tử tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá từ thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử đạt 570 tỷ NDT, tăng trưởng 16,5%. Tỷ trọng TMĐT xuyên biên giới trung bình của khu vực so với toàn cầu tăng liên tục qua các năm, đạt giá trị trung bình 41,3%/năm và tốc độ tăng trở lại đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu (27,4%/năm trong giai đoạn 2016-2020).
(4) Cuốn sách: “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) do UNWTO ấn hành năm 2004 [105]: Là kết quả của một nghiên cứu sâu rộng về các sáng kiến chỉ số du lịch toàn thế giới, tài liệu được UNWTO xác định là chìa khóa cho sự phát triển du lịch và quản lý một điểm đến nhất định đồng thời khuyến nghị các quốc gia thành viên lựa chọn thường xuyên như một công cụ cần thiết cho quá trình lập kế hoạch và quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch. Nội dung tài liệu phân tích về sự cần thiết xây dựng và ứng dụng chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch; hướng dẫn một quy trình để có thể xác định các chỉ số đáp ứng tốt nhất các vấn đề của điểm du lịch cụ thể; đề xuất một bộ 13 nhóm với trên 40 chỉ số cụ thể phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch, bao gồm các nhóm chỉ số liên quan đến an sinh, duy trì bản sắc văn hóa, sự hài lòng và tham gia của cộng đồng bản địa trong du lịch, yếu tố sức khỏe và an toàn, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng tài nguyên và quản lý năng lượng, việc hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ,tính bền vững của các hoạt động và dịch vụ du lịch
(5) Cuốn “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” Hướng dẫn cho các nhà hoạch định) do UNEP và UNWTO biên soạn năm 2005[106]. Được biên soạn nhằm đưa ra các hướng dẫn và khuyến nghị về phát triển du lịch đối với các Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, trong nội dung 5 chương của cuốn sách, một số quan điểm lý luận chung về phát triển bền vững du lịch của UNEP và UNWTO đã được hệ thống và thể hiện, như các phân tích về mối quan hệ giữa du lịch và tính bền vững; giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và các khuyến nghị chính sách cho một chương trình phát triển bền vững du lịch ; xác định cấu trúc và chiến lược để sự phát triển bền vững du lịch hơn; giới thiệu các bộ công cụ đánh giá phát triển bền vững du lịch.
( 6) Bài viết “Cultural tourism and sustainable development” (Du lịch văn hóa và phát triển ) của tác giả Valeriu và Elena-Manuela năm 2007 [103]: Các tác giả tập trung phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, miền, khu vực kinh tế, xã hội. Những tác động, ảnh hưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng góp ở mức độ nào cho sự phát triển bền vững của một vùng, miền, khu vực tùy thuộc vào việc loại hình du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không. Khi các khía cạnh trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp của du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mang tính bền vững.
(7) Luận án tiến sĩ Triết học: “Sustainable Tourism Development Managenment In Central AFRICA: A case study of the tourism industry in Cameroon” (Quản lý phát triển thương mại điện tử ngành du lịch ở trung tâm châu Á: Một nghiên cứu trưởng hợp của ngành du lịch tại Cameroon) của tác giả Albert Nson Kimbu tại trường Đại học Nottingham năm 2010 [108]. Luận án với những nội dung chính như sau: (1) xác định và phác thảo tiềm năng tăng trưởng của ngành du lịch tại Cameroon là một phương tiện để cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương; (2) xem xét các mâu thuẫn và thách thức đối với sự phát triển của thương mại điện tử ngành du lịch ở Cameroon; (3) xác định các khái niệm du lịch được áp dụng thành công trong bao xa các quốc gia khác có thể được điều chỉnh và sử dụng để phát triển và quản lý các tiềm năng du lịch của Cameroon nói riêng và các tiểu vùng nói chung. Luận án đã nêu lên một số nguyên tắc phát triển thương mại điện tử ngành du lịch như: (1) Bảo tồn và sử dụng tài nguyên tối ưu bền vững; (2) Liên kết; (3) Tích hợp du lịch vào phát triểnhTMDT; (4) Sự tham gia của các bên liên quan (Sự tham gia của công chúng); (5) Giáo dục và giám sát; (6) Sự tôn trọng của cộng đồng chủ nhà.
(8) Bài viết: “Sustainable Development through Sustainable Tourism – A conceptual note” (Phát triển du lịch – Ghi chú về một khái niệm) của tác giả Calaretu Bogdan, năm 2011 [107]. Công trình chỉ ra rằng một sự phát triển thương mại điện tử bao gồm một số yêu cầu tối thiểu, như thay đổi kích thước tăng trưởng (phân phối nguồn lực công bằng hơn, tăng khía cạnh chất lượng của sản xuất), xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng dân số có kiểm soát, bảo tồnt ài nguyên thiên nhiên, định hướng lại công nghệ, hợp tác trong quá trình ra quyết định cấp địa phương,khu vực, quốc gia và quốc tế. Một hệ thống du lịch dựa trên ba trụ cột quan trọng: (1) Tiềm năng địa lý - trụ cột tự nhiên; (2) Trụ cột địa phương - cộng đồng địa phương; (3) Trụ cột khách du lịch, nhà điều hành tour du lịch, các loại bên liên quan khác. Du lịch tích hợp ba yếu tố: chất lượng, tính liên tục và cân bằng.
(9) Bài báo nghiên cứu: “Identifying the key factors influencing sustainable tourism in Bangladesh” (Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch ở Bangladesh) của tác giả Nusrat Jahan và Sabrina Rahman, năm 2016 [104]. Công trình đã nêu lên khái niệm về nhận định du lịch phát triển : (1) Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành yếu tố chính trong phát triển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và giúp bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; (2) Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của các cộng đồng chủ nhà, bảo tồn di sản văn hóa được xây dựng và sống và các giá trị truyền thống của họ, và đóng góp vào sự hiểu biết và khoan dung liên văn hóa; (3) Đảm bảo các hoạt động kinh tế dài hạn, khả thi, mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho tất cả các bên liên quan được phân phối công bằng, bao gồm cơ hội kiếm việc làm và thu nhập ổn định và các dịch vụ xã hội cho cộng đồng, và góp phần xóa đói giảm nghèo. Sau cùng tác giả xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh bao gồm: (1) Ưu đãi mua hàng; (2) Các dịch vụ hỗ trợ; (3) Chất lượng dịch vụ; (4) Các tác động của du lịch; (5) Sự tham gia của của người dân địa phương và các cơ quan có liên quan; (6) Mức độ trách nhiệm; (7) Tài nguyên và môi trường; (8) Kiến thức và sự thận trọng của khách du lịch.
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
10) Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Thoan về “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” tại Đại học Ngoại Thương năm 2010 đã nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ kinh tế của hợp đồng điện tử như các loại hợp đồng điện tử, đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử, các chủ thể tham gia, các mô hình hợp đồng điện tử, nghiên cứu vai trò, tác động đối với nền kinh tế, một số kiến nghị về xây dựng khung pháp luật để điều chỉnh hợp đồng điện tử, định hướng các giải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử [41].
(11) Nguyễn Thị Nga, Phạm Hồng Mạnh, Lê Thảo Nguyên (2016). “Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ hội nhập”. Tạp chí phát triển KH & CN. Các tác giả nêu TMĐT là hoạt động mua bán thông qua mạng internet. Dựa vào đó, các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ tại các nước khác nhau có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình với đầy đủ thông tin về tính năng và hiệu quả, về thành phần hay cấu tạo, về giá cả, kế hoạch sản xuất, điều kiện giao hàng và thanh toán. Những thông tin này cho phép khách hàng đặt mua hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn từ những nhà cung cấp có tính cạnh tranh nhất.
(12) Luận án Tiến sĩ kinh tế của Đào Anh Tuấn về “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” tại Trường Đại học kinh tế Quốc dân 2014 đã nghiên cứu khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng, với quan điểm này thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Luận án đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương pháp luận về đánh giá chính sách của Ngân hàng thế giới [16].
(13) Lê Văn Sơn (2017) Ứng dụng TMĐT B2B tại các Doanh nghiệp ở Việt Nam. Có nhiều doanh nghiệp đạt được những thành công vang dội có tầm ảnh hưởng tới thế giới nhưng bên cạnh đó không ít doanh nghiệp đã phá sản ảnh hưởng ít nhiều tới nền kinh tế. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp biết kết hợp rất nhiều yếu tố . Đặc biệt khi trải qua một kỉ nguyên về công nghệ nó không chỉ tác động đến chiều sâu mà còn đến cả chiều rộng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc nhiều doanh nghiệp thực hiện nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện trên mạng internet. Gọi là các doanh nghiệp thương mại điện tử tham gia vào thị trường mà tính cạnh tranh rất cao. Thương mại điện tử sử dụng mạng truyền thông số toàn cầu tạo ra một thị trường điện tử cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ [23].
(14) Nguyễn Thị Tâm (2020), với Đề tài luận án Tiễn sĩ: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng”. Luận án đưa ra những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch ở một số tỉnh/thành trong và ngoài nước, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng. Thông qua nghiên cứu luận án đã phân tích đánh giá về mặt thực trạng và tiến hành điều tra, khảo sát để làm rõ thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng. Mặt khác, dựa trên phân tích các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nhằm tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng [39].
(15) Nguyễn Xuân Thủy (2016) với đề tài luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm [44].
(16) Dưới góc độ pháp lý liên quan đến hình thức hợp đồng điện tử, có một số công trình như: Công trình nghiên cứu của TS. Luật học Trần Văn Biên về “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam” đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử trong giai đoạn hiện nay. Theo nội dung của cuốn sách, tác giả đã xây dựng khái niệm về hợp đồng điện tử, về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng điện tử, điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng điện tử, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng điện tử, hậu quả pháp lý đối với hợp đồng điện tử có hiệu lực cũng như hợp đồng điện tử vô hiệu.
(17) Lê Văn Thiệp (2020) Luận án tiến sĩ với đề tài “Pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học các vấn đề lý luận của pháp luật về thương mại điện tử; đúc