Luận án đặt ra mục tiêu là làm rõ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam đồng thời thảo
luận kết quả nghiên cứu với thực tiễn nền kinh tế từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện
vai trò của dòng vốn này đối với tốc độ TTKT tại Việt Nam. Hướng tiếp cận đánh giá từ tổng
quát, xem xét tác động của TDNH tới TTKT cùng với các yếu tố vĩ mô liên quan nguồn vốn
vật chất, tiếp cận sâu hơn từ việc đánh giá tác động theo cơ cấu tín dụng ngành và làm rõ phân
vùng tác động tới TTKT theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP. Đầu tiên, tác giả phân tích bối cảnh
thực tiễn điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước, trong đó tập trung vào TTTD và TTKT giai đoạn
2004-2020. Trên cở sở bối cảnh thực tiễn, cơ sở lý thuyết về tác động của TDNH tới TTKT, lý
thuyết về ngưỡng TTTD cũng như lược khảo các nghiên cứu liên quan luận án nêu lên khoảng
trống nghiên cứu đồng thời xây dựng ba mô hình định lượng nhằm đánh giá tác động của TDNH
tới TTKT tại Việt Nam bao gồm: Mô hình đánh giá tác động cùng các biến vĩ mô liên quan tới
nguồn vốn vật chất, mô hình đánh giá tác động theo cơ cấu tín dụng ngành và mô hình phân
vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP. Thứ hai, kết quả nghiên cứu được thảo luận và
chỉ ra rằng, TDNH có tác động tích cực tới TTKT trong dài hạn và tồn tại mối quan hệ nhân
quả hai chiều giữa mức tăng GDP và TTTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả đánh giá thông
qua cơ cấu tín dụng ngành cho thấy mức độ tác động của dòng vốn TDNH theo từng nhóm
ngành là khác nhau tới TTKT. Thêm vào đó, sự khác biệt ở ba độ dốc hồi quy trong kết quả ước
lượng tương ứng với ba phân vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP làm rõ hơn tác
động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam không phải là tuyến tính hoàn toàn mà xuất hiện điểm
chuyển tiếp, điểm mà tại đó độ lớn tác động của TDNH tới TTKT có sự thay đổi theo từng giai
đoạn. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của ba mô hình định lượng làm cơ sở để luận án đưa ra các
khuyến nghị nhằm cải thiện vai trò của dòng vốn TDNH trong việc thúc đẩy TTKT, đề xuất các
biện pháp góp phần đưa cơ cấu tín dụng phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
và các giải pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam. Ngoài ra trên cơ sở kết quả
nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị với NHNN nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, giám sát hoạt động tín dụng và các giải pháp, các đề xuất kiến nghị cải thiện
hiệu quả tác động đối với các biến kiểm soát trong mô hình, góp phần thúc đẩy TTKT bền vững.
174 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tín dụng ngân hàng tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
ĐINH VĂN HOÀN
TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
ĐINH VĂN HOÀN
TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
2. PGS.TS. HẠ THỊ THIỀU DAO
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đinh Văn Hoàn, nghiên cứu sinh Khóa 23, niên khóa 2019-2022, Trường Đại học
Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh.
Tôi cam đoan rằng luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ
sở đào tạo nào. Đây là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực,
trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác
thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án.
TP. Hồ Chí Minh, ngày . tháng năm 2022
Người cam đoan
Đinh Văn Hoàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi muốn gửi đến TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc và PGS.TS. Hạ Thị Thiều
Dao, hai người hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng, góp ý và chỉnh sửa luận án trong
suốt quá trình làm nghiên cứu. Thầy và Cô đã động viên tôi nỗ lực vượt qua khó khăn trong
công việc và cuộc sống để có thể hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình trang bị cho tôi nhiều kiến thức mới và các Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu trong thời gian
học tập tại trường.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng các cấp, các phản biện
độc lập đã cho tôi nhiều ý kiến góp ý khoa học, có tính xây dựng cao để tôi có thể học tập, tiếp
thu và chỉnh sửa nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi có thể thực hiện luận án này.
iii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Luận án đặt ra mục tiêu là làm rõ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam đồng thời thảo
luận kết quả nghiên cứu với thực tiễn nền kinh tế từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện
vai trò của dòng vốn này đối với tốc độ TTKT tại Việt Nam. Hướng tiếp cận đánh giá từ tổng
quát, xem xét tác động của TDNH tới TTKT cùng với các yếu tố vĩ mô liên quan nguồn vốn
vật chất, tiếp cận sâu hơn từ việc đánh giá tác động theo cơ cấu tín dụng ngành và làm rõ phân
vùng tác động tới TTKT theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP. Đầu tiên, tác giả phân tích bối cảnh
thực tiễn điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước, trong đó tập trung vào TTTD và TTKT giai đoạn
2004-2020. Trên cở sở bối cảnh thực tiễn, cơ sở lý thuyết về tác động của TDNH tới TTKT, lý
thuyết về ngưỡng TTTD cũng như lược khảo các nghiên cứu liên quan luận án nêu lên khoảng
trống nghiên cứu đồng thời xây dựng ba mô hình định lượng nhằm đánh giá tác động của TDNH
tới TTKT tại Việt Nam bao gồm: Mô hình đánh giá tác động cùng các biến vĩ mô liên quan tới
nguồn vốn vật chất, mô hình đánh giá tác động theo cơ cấu tín dụng ngành và mô hình phân
vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP. Thứ hai, kết quả nghiên cứu được thảo luận và
chỉ ra rằng, TDNH có tác động tích cực tới TTKT trong dài hạn và tồn tại mối quan hệ nhân
quả hai chiều giữa mức tăng GDP và TTTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả đánh giá thông
qua cơ cấu tín dụng ngành cho thấy mức độ tác động của dòng vốn TDNH theo từng nhóm
ngành là khác nhau tới TTKT. Thêm vào đó, sự khác biệt ở ba độ dốc hồi quy trong kết quả ước
lượng tương ứng với ba phân vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP làm rõ hơn tác
động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam không phải là tuyến tính hoàn toàn mà xuất hiện điểm
chuyển tiếp, điểm mà tại đó độ lớn tác động của TDNH tới TTKT có sự thay đổi theo từng giai
đoạn. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của ba mô hình định lượng làm cơ sở để luận án đưa ra các
khuyến nghị nhằm cải thiện vai trò của dòng vốn TDNH trong việc thúc đẩy TTKT, đề xuất các
biện pháp góp phần đưa cơ cấu tín dụng phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
và các giải pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam. Ngoài ra trên cơ sở kết quả
nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị với NHNN nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, giám sát hoạt động tín dụng và các giải pháp, các đề xuất kiến nghị cải thiện
hiệu quả tác động đối với các biến kiểm soát trong mô hình, góp phần thúc đẩy TTKT bền vững.
iv
SUMMARY
The thesis aims to clarify the impact of bank credit (BC) on the economic growth (EG) in
Vietnam, and at the same time discuss the research results with the reality of the economy,
thereby making recommendations to improve the role of this capital flow for EG in Vietnam.
The general assessment approach, considering the impact of BC on EG along with macro factors
related to material capital, deep access from assessing the impact according to the sector credit
structure and clarifying the zoning impact on the economic via the credit/GDP ratio threshold.
Firstly, the author analyzes the practical context of macroeconomic conditions in the country,
which focuses on bank credit growth (BCR) and gross domestic product growth (GDP) in the
period of 2004-2020. On the basis of the practical context, the theoretical basis of the impact of
BC on EG, the theory of the threshold of BCR as well as a summary of research related, the
thesis raises the research gap and builds three quantitative models to assess the impact of BC on
EG in Vietnam including: Impact assessment model with macro variables related to material
capital, impact assessment model according to sector credit structure and zoning model impact
according to credit/GDP ratio threshold. Secondly, the results of the study were discussed and
showed that BC has a positive impact on the GDP in the long term and there exists a two-way
causal relationship between GDP growth and BCR in Vietnam. However, the results of the
assessment through the sector credit structure indicated that the impact of BC capital flows about
sector group is different on GDP. In addition, the difference in the three regression slopes in the
estimated results corresponding to the three impact zones according to the credit/GDP ratio
threshold, which make it clear impact of BC on GDP in Vietnam is not completely linear but
appears transition point, the point at which the magnitude of the impact of BC on GDP changes
from time to time. Thirdly, the research results of three quantitative models make basis for the
thesis to make recommendations to improve the role of bank credit inflows in promoting
economic growth, propose to contribute to bringing the credit structure conform with the
economic shifting structure and solutions to control the credit/GDP ratio in Vietnam. In
addition, based on the research results, the author also gives some recommendations to the State
Bank to improve efficiency in management, monitoring credit activities and solutions,
recommendations to improve the effect of the control variables in the model, contributing to
promoting sustainable EG.
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
DSCV Doanh số cho vay
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
TCTK Tổng cục Thống kê
TDNH Tín dụng ngân hàng
TTKT Tăng trưởng kinh tế
TTTD Tăng trưởng tín dụng ngân hàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết
tắt
Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình tự hồi quy phân phối trễ
ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BFB Bayes Factor Bound Giới hạn trên nhân tố Bayes
CIEM
Central Institute for Economic
Management
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
DOLS Dynamic Ordinary Least Squares Phương pháp OLS động
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GLS Generalized Least Squares Bình phương tối thiểu tổng quát
GMM Generalized Method of Moments Phương pháp tổng quát khoảnh khắc
GPP Gross Province Product Tổng sản phẩm tỉnh
HP Hodrick-Prescott Filter Bộ lọc Hodrick Prescott
IS-LM
Investment/Saving – Liquidity
preference/Money supply
Đầu tư/Tiết kiệm – Nhu cầu thanh
khoản/Cung tiền
M2 Money Supply Cung tiền rộng
MLE Maximum Likelihood Esitmation Ước lượng hợp lý cực đại
OECD
Organisation for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
OLS Ordinary Least Square Hồi quy bình phương nhỏ nhất
REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
SNA System of National Accounts Hệ thống tài khoản quốc gia
TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp
VAR Vector Autorewardsion Mô hình vectơ tự hồi quy
VECM Vector Error Correction Model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................ v
MỤC LỤC ............................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................ 8
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 9
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 10
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 11
1.5.1. Đóng góp về mặt học thuật ................................................................................. 11
1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .................................................................................. 11
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ................................................................................... 12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................................ 14
2.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ....................................................................................... 14
2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ............................................................................ 14
2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .............................................................................. 14
2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng ........................................................................... 16
2.1.4. Khái niệm tăng trưởng tín dụng .......................................................................... 17
2.1.5. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng ............................................................... 18
2.1.6. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng .................................................... 19
2.1.6.1. Yếu tố bên trong ngân hàng ......................................................................... 19
2.1.6.2. Yếu tố bên ngoài ngân hàng ......................................................................... 21
vii
2.2. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................................................................................... 22
2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 22
2.2.2. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế ................................................................. 27
2.2.3. Các yếu tố tác động tới trưởng kinh tế ................................................................ 27
2.2.3.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................................... 28
2.2.3.2. Yếu tố phi kinh tế ......................................................................................... 29
2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................................................................ 30
2.3.1. Tác động của tín dụng ngân hàng tới tăng trưởng kinh tế .................................. 30
2.3.1.1. Tác động tuyến tính ...................................................................................... 31
2.3.1.2. Tác động phi tuyến tính ................................................................................ 35
2.3.2. Lý thuyết ngưỡng tăng trưởng tín dụng .............................................................. 38
2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tối ưu .............................................................. 39
2.3.2.2. Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng sản phẩm quốc nội ................................... 45
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ............................................................................ 49
2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tác động tuyến tính ......................................... 49
2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến tính ................................... 55
2.5. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ................................. 67
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 67
3.2. DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 69
3.2.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 69
3.2.2. Xác định biến trong mô hình ............................................................................... 69
3.2.2.1. Biến độc lập .................................................................................................. 70
3.2.2.2. Biến phụ thuộc.............................................................................................. 72
3.3. CÁC KIỂM ĐỊNH CẦN THIẾT TRƯỚC CHO MÔ HÌNH .................................... 74
3.3.1. Kiểm định tính dừng ........................................................................................ 74
viii
3.3.2. Kiểm định đồng liên kết .................................................................................. 75
3.3.3. Chuyển P-value sang yếu tố Bayes .................................................................. 76
3.4. MÔ HÌNH VECM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ........................................................... 78
3.4.1. Mô hình tác động của tín dụng cùng các biến vĩ mô .......................................... 79
3.4.2. Mô hình tác động theo cơ cấu tín dụng ngành .................................................... 81
3.5. MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG .............................................................................. 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 84
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 85
4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH CẦN THIẾT ........ 85
4.2. KẾT QUẢ MÔ HÌNH VECM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ......................................... 93
4.2.1. Mô hình tác động cùng các biến vĩ mô ............................................................... 93
4.2.1.1. Kiểm định nhân quả Granger ....................................................................... 97
4.2.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................. 99
4.2.1.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư ....................................... 99
4.2.1.4. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi .................................................... 100
4.2.1.5. Phân tích hàm phản ứng xung .................................................................... 100
4.2.1.6. Phân tích phân rã phương sai ..................................................................... 102
4.2.2. Mô hình tác động theo tín dụng ngành ............................................................. 102
4.2.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................................... 105
4.2.2.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư ..................................... 106
4.2.2.3. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi .................................................... 106
4.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG ......................................................... 107
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 111
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 113
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 113
5.1.1. Đối với mô hình VECM đánh giá tác động ...................................................... 114
5.1.2. Đối với mô hình hồi quy ngưỡng ...................................................................... 117
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................................... 118
5.2.1. Cải thiện vai trò dòng vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... 119
ix
5.2.2. Cơ cấu dòng vốn tín dụng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế .......... 121
5.2.3. Kiểm soát tỷ lệ tín dụng/GDP ........................................................................... 122
5.2.4. Các giải pháp đề xuất với biến kiểm soát ......................................................... 123
5.3. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC .............................................. 124
5.4. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............. 125
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 125
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm lược các lý thuyết về tă