Luận án Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chủ sở hữu doanh nghiệp là những cá nhân hoặc tổ chức có hai quyền cơ bản sau đây: quyền kiểm soát doanh nghiệp và quyền được chia sẻ phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đó tạo ra (Hansmann, 2000). Trên thực tế, quyền kiểm soát và quyền được chia sẻ có thể tách rời và được nắm giữ bởi các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau, gọi chung là cổ đông. Cổ đông là người sở hữu vốn cổ phần tại một doanh nghiệp và từ đó có quyền được chia sẻ lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra. Tuy nhiên không phải bất kỳ cổ đông nào có quyền được chia sẻ lợi nhuận, cũng có quyền điều hành doanh nghiệp đó. Sự phân tách giữa quyền điều hành và quyền sở hữu doanh nghiệp trong tài chính doanh nghiệp hiện đại xuất phát từ vấn đề khác biệt lợi ích giữa cổ đông – những người sở hữu vốn cổ phần và ban điều hành – những người thừa hành có trách nhiệm điều hành doanh nghiệp (Berle & Means, 1932). Jensen & Meckling (1976) đã cố gắng xây dựng một cơ sở lý thuyết về cấu trúc VCSH dựa trên sự kết hợp của lý thuyết đại diện – Angecy theory và lý thuyết quyền tài sản – Property rights theory. Demsetz (1983) lập luận rằng cấu trúc VCSH là một kết quả nội sinh của các quyết định phản ánh ảnh hưởng của cổ đông. Theo đó, cấu trúc VCSH mang tính chất tập trung hay phân tán đều không tách rời mục tiêu tối đa hoá lợi ích của cổ đông. Shleifer & Vishny (1997) cho rằng cấu trúc VCSH là cách thức mà các cổ đông nhận được lợi nhuận từ doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ vốn cổ phần của họ tại doanh nghiệp. John & Senbet (1998) đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ hơn “Cấu trúc VCSH là cơ chế mà các bên liên quan của một doanh nghiệp thực thi quyền kiểm soát của mình đối với doanh nghiệp và ban điều hành nhằm bảo vệ lợi ích của mình”. Bên liên quan – Stakeholder không chỉ nói đến cổ đông mà còn là các chủ nợ, người lao động, nhà cung ứng và khách hàng.

docx272 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRẦN TRIỆU ANH KHOA TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRẦN TRIỆU ANH KHOA TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Bùi Kim Yến TS. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình của tác giả. Những thông tin và dữ liệu dùng trong đề tài là trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Các nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. Tp.HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả Trần Triệu Anh Khoa LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, ngôi trường đã gắn bó cũng như tạo những nền móng đầu tiên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của tôi từ bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Những kiến thức quý báu mà nhà trường truyền đạt đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án, trong công tác nghiên cứu và giảng dạy của tôi tại trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến người hướng dẫn khoa học thứ nhất, PGS. TS Bùi Kim Yến, cô đã dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình làm luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến người hướng dẫn khoa học thứ hai, TS Nguyễn Thị Thuỳ Linh, cô đã hỗ trợ cung cấp các kênh kết nối, gợi ý hướng tiếp cận và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô trong Hội đồng Khoa học các cấp và Ban biên tập của các Tạp chí Phát triển & Hội nhập - Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á - Đại học Ngân hàng TP.HCM đã có những ý kiến phản biện quan trọng giúp tôi hoàn thành các nội dung trong luận án. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô Khoa Ngân hàng, Viện Đào tạo Sau Đại học - Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình hỗ trợ cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Trần Triệu Anh Khoa MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 2SLS Two stage least square Hồi quy 2 giai đoạn bình phương nhỏ nhất 2 2SGMM Two-step system generalized method of moments Hồi quy 2 bước GMM hệ thống 3 BCTN Báo cáo thường niên 4 BO Blockholder ownership Vốn cổ phần cổ đông lớn 5 BTC   Bộ Tài chính 6 BTL Triple bottom line Ba điểm mấu chốt 7 CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 8 ESG Environmental, social & corporate governance index Chỉ số môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp 9 FDR Financial distress risk Rủi ro kiệt quệ tài chính 10 FEM Fixed effect model Mô hình tác động cố định 11 FGLS Feasible generalized least squares  Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi 12 HĐQT   Hội đồng quản trị 13 IO Institutional ownership Vốn cổ phần nhà đầu tư tổ chức 14 MDA Multiple discriminat analysis Phân tích biệt số đa nhân tố 15 MO Managerial ownership Vốn cổ phần Ban điều hành 16 NACIS North american industry classification system Hệ thống phân ngành Bắc Mỹ 17 OLS Ordinary least quares Bình phương bé nhất 18 PRI Principles for Responsible Investment Bộ quy tắc đầu tư có trách nhiệm 19 R&D Research and Development  Nghiên cứu và phát triển 20 REM Random effect model Mô hình tác động ngẫu nhiên 21 SO State ownership Vốn cổ phần Nhà nước 22 SRI Social responsible investment Đầu tư có trách nhiệm xã hội 23 TTCK   Thị trường chứng khoán 24 UN United Nations Liên Hiệp Quốc 25 VCSH   Vốn chủ sở hữu 26 WBCSD World Business Council for Sustainable Development Uỷ ban Kinh tế thế giới về phát triển bền vững DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ số CSR được chấm điểm bởi các tổ chức xếp hạng 19 Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ số đo lường FDR 25 Bảng 3.1: Giải thích và mô tả các biến trong nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR 52 Bảng 3.2: Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR 53 Bảng 3.3: Chi tiết nội dung chấm điểm CSR 61 Bảng 3.4: Giải thích và mô tả các biến trong nghiên cứu tác động của CSR và cấu trúc VCSH đến FDR 65 Bảng 3.5: Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu tác động của CSR và cấu trúc VCSH đến FDR 66 Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu trong mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR 74 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan và kiểm định đa cộng tuyến các biến trong mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR 75 Bảng 4.3: Phân loại mẫu nghiên cứu thoả điều kiện quy mô tổng tài sản và ngành trong mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR 76 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR 77 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tác động biên của cấu trúc VCSH đến FDR 78 Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu tác động của CSR và cấu trúc VCSH đến FDR 80 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan CSR và các biến độc lập 84 Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan CSR thành phần và các biến độc lập 85 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động CSR đến FDR – Phương pháp OLS, FEM, REM 88 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động CSR đến FDR – Phương pháp FGLS và OLS_Cluster 93 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động các nội dung CSR đến FDR – Phương pháp FGLS và OLS_Cluster 95 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến mối tương quan giữa CSR và FDR – Phương pháp FGLS và OLS_Cluster 99 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy tác động của CSR đến FDR trong điều kiện mẫu phân loại theo mức độ tỷ lệ VCSH thành phần – Phương pháp FGLS 103 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy tác động của CSR đến FDR trong điều kiện mẫu phân loại theo mức độ tỷ lệ VCSH thành phần – Phương pháp OLS_Cluster 104 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy xử lý vấn đề nội sinh – Phương pháp 2SLS và hồi quy 2SGMM với sai số chuẩn mạnh theo cụm doanh nghiệp 106 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các hình thái cấu trúc VCSH 12 Biểu đồ 2.2: Kim tự tháp CSR của Carroll 21 Biểu đồ 2.3: Ba điểm mấu chốt phát triển bền vững theo TBL 37 Biểu đồ 2.4: Khung khái niệm rủi ro kiệt quệ tài chính 47 Biểu đồ 2.5: Các giả thiết và khung phân tích của luận án 48 Biểu đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 72 Biểu đồ 4.1: Dữ liệu tần suất các biến FDR, biến CSR và các biến cấu trúc VCSH -BO, IO, SO và MO 81 Biểu đồ 4.2: Dữ liệu tần suất các biến chỉ số tài chính - SIZE, LEV, CASH, ROA, R&D và QUICK 82 TÓM TẮT LUẬN ÁN Luận án nghiên cứu đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính. Kết quả nghiên cứu luận án được trình bày theo ba nội dung chính. Thứ nhất, nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp. Với dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2020, mẫu nghiên cứu bao gồm 681 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại TTCK Việt Nam tương ứng 1.184 cặp quan sát tương đương về quy mô tổng tài sản và ngành. Mô hình hồi quy logit điều kiện được sử dụng và kết quả cho thấy: sự hiện diện của của cổ đông lớn và Nhà nước làm gia tăng rủi ro kiệt quệ tài chính; sự hiện diện của nhà đầu tư tổ chức và ban điều hành giúp giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính. Thứ hai, đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 294 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết với thời gian từ 2016 đến 2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. Các phương pháp ước lượng FGLS, OLS_Cluster, 2SLS và 2SGMM được sử dụng và kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội có tác động giúp giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính. Ngoài ra, hai khía cạnh nội dung trách nhiệm thành phần là trách nhiệm môi trường và trách nhiệm sản phẩm cũng cho thấy tác động tương tự với mức ý nghĩa thống kê cao. Thứ ba, luận án mở rộng nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính trong các điều kiện cấu trúc vốn chủ sở hữu khác nhau. Với cùng mẫu nghiên cứu và các phương pháp ước lượng sử dụng trong nội dung thứ hai, kết quả cho thấy tác động giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính của trách nhiệm xã hội mạnh hơn trong các điều kiện vốn chủ sở hữu lần lượt là có tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước thấp và tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ban điều hành cao. Luận án đề xuất và gợi ý các chính sách có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Thúc đẩy qua trình nâng cao nhận thức của các bên liên quan đối với vai trò và tầm ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội trong việc giúp giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính. Bên cạnh đó, các nghiên cứu mở rộng và hàm ý chính sách nhằm hỗ trợ định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đươc đề xuất dựa trên kết quả của luận án. Từ khoá: Cấu trúc vốn chủ sở hữu, trách nhiệm xã hội, rủi ro kiệt quệ tài chính, doanh nghiệp niêm yết, TTCK Việt Nam. ABSTRACT The thesis studies the impact of corporate social responsibility – CSR and ownership structure on financial distress risk – FDR based on the data of non-financial listed firms in Vietnam. Accordingly, the goal of the thesis, three main contributions were found. Firstly, the thesis evaluates the impact of ownership structure on FDR based on the sample collected from 2010 to 2020; then, a match-paired research design was used to resample 1.184 observations classified as distressed and 1.184 observations non - distress. This thesis used a conditional logistic model; the results show that the more blockholder and State ownership, the higher FDR; increasing institutional ownership and managerial ownership help reduce FDR. Secondly, the thesis evaluates the impact of CSR on FDR based on a data sample of 294 publicly listed non-financial companies in Vietnam for the period 2016 - 2020 with several estimates used, including OLS, FEM, REM, FGLS, OLS_Cluster, 2SLS, and 2SGMM to determine the relationship between CSR and FDR. The experimental results prove that CSR has a statistically significant impact on FDR, which helps to reduce FDR. In other words, firms focusing more on CSR activities are better at managing their financial capacity than firms facing the FDR. A series of robustness tests support our results. Finally, the thesis evaluates the impact of ownership structure on the relationship between CSR and FDR. The result provides strong evidence to conclude the effects of institutional ownership, low state ownership, and high managerial ownership enhanced the positive impact of CSR, which helped to reduce FDR. A series of robustness tests support our results. The empirical result will be a valuable resource for researchers, administrators, and policymakers. Help raise stakeholders' awareness of the role and influence of CSR in reducing FDR. In addition, the thesis has some proposals for future research based on the limitations encountered during studying and related policy implications to support development orientation for enterprises in the current context of Vietnam's economy. Key words: Corporate social responsibility, ownership structure, financial distress risk, listed firms, Vietnam securities market. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu thời gian qua đã cho thấy những hậu quả nghiêm trọng về rủi ro kiệt quệ tài chính – FDR của doanh nghiệp với các bên liên quan như: chủ nợ, nhà quản trị doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước Husson-Traore (2009) chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm nổi bật lên hai vấn đề quan trọng sau: thứ nhất, vai trò có tính quyết định của cơ chế cấu trúc VCSH khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn tài chính; thứ hai, sự bất lực của các cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ và các định chế tín dụng trong phòng ngừa và ứng phó với FDR. Trong những năm 1960, đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều nghiên cứu về mô hình dự báo FDR như (Beaver, 1966); (Altman, 1968); (Altman & ctg, 1977); (Ohlson, 1980) và (Zmijewski, 1984). Các kết quả nghiên cứu thời kỳ đó tập trung tranh luận về khả năng dự báo của các dữ liệu thu thập dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Lee & Yeh (2004); Deng & Wang (2006) và Fich & Slezak (2008) cho rằng sử dụng đơn thuần dữ liệu kế toán không đủ đảm bảo cho khả năng dự báo FDR và đề xuất bổ sung nhóm nhân tố quản trị doanh nghiệp mà cấu trúc VCSH là một thành phần. Nền kinh tế Việt Nam đã cung cấp một bối cảnh nghiên cứu củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện – Agency theory. Bên cạnh việc sử dụng các thông tin tài chính, thông tin phi tài chính đang trở thành nhân tố mới được kết hợp và bổ sung các trong các nghiên cứu cùng chủ đề. Với vai trò là nhân tố dẫn đầu trong xu thế phát triển hiện nay, vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong hoạt động kinh doanh đang thu hút sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Sự quan tâm này xuất phát từ tính bất định (uncertainty) của hành vi doanh nghiệp khi đối diện với FDR với kỳ vọng doanh nghiệp sẽ khôi phục lòng tin của các bên liên quan thông qua việc mở rộng các cam kết đối với vấn đề về đạo đức, yếu tố minh bạch và những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Không đứng ngoài xu hướng phát triển bền vững, Việt Nam đang từng bước xây dựng các chính sách tương thích nhằm mục tiêu hướng tới một nền kinh tế bền vững với sự tham gia của doanh nghiệp. Thời điểm này mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và lợi ích cổ đông không còn giữ vai trò tiên quyết mà thay vào đó là mục tiêu đảm bảo cân bằng lợi ích các bên liên quan nhằm hướng tới tính bền vững trong hoạt động kinh doanh. Do đó, nghiên cứu mối tương quan giữa CSR và FDR dựa trên nền tảng lý thuyết bên liên quan – Stakeholder theory là cần thiết trong việc cung cấp thêm các bằng chứng củng cố cho quan điểm trên. Margolis & Walsh (2001) đã tổng hợp 95 nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, có 19 nghiên cứu cho thấy CSR có mối tương quan tích cực với hiệu quả tài chính. Godfrey & ctg (2009) và Attig & ctg (2013) cho thấy doanh nghiệp có định hướng CSR mạnh thông qua việc tạo kết nối chặt chẽ với các cổ đông chiến lược sẽ giúp loại bỏ những trở ngại tiềm tàng từ sự can thiệp của Chính phủ và dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong tương lai. Các nghiên cứu trên đều cho thấy CSR đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Al‐Hadi & ctg (2019) dựa trên mẫu của 651 doanh nghiệp Úc trong giai đoạn 2007 – 2013, kết quả cho thấy CSR giúp giảm thiểu FDR ở giai đoạn trưởng thành của doanh nghiệp. Boubaker & ctg (2020) cung cấp các bằng chứng cho thấy CSR có tác động giảm thiểu FDR dựa trên mẫu của 1.201 doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ trong giai đoạn 1991 – 2012. Những khám phá mới được ghi nhận về các tác động tích cực của CSR đối với các doanh nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc và các thị trường châu Á, nơi mà cơ chế quản trị doanh nghiệp có sự khác biệt lớn về hình thức và cơ cấu vốn so với các quốc gia phương Tây. Kim & ctg (2018) chứng minh vai trò của cấu trúc VCSH tác động lên mối tương quan giữa CSR và giá trị doanh nghiệp với mẫu nghiên cứu 40 doanh nghiệp niêm yết tại Hàn Quốc trong giai đoạn 2010 – 2014. Các nghiên cứu về các tác động của CSR trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thu hút sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Nguyen & ctg (2020) đánh giá tác động của việc công bố thông tin CSR đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, kết quả cho thấy doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin CSR cao giúp giảm thiểu rủi ro phá sản. Nguyen & Nguyen (2021) cho rằng hoạt động CSR giúp giảm thiểu hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại có tình trạng căng thẳng tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2017. Hiện nay có rất ít các nghiên cứu tại Việt Nam xem xét vai trò của CSR đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thậm chí còn ít hơn đối với FDR. Xu hướng nghiên cứu này đã được tiến hành tại các quốc gia phát triển và đã mở rộng sang các các nền kinh tế mới nổi. Việt Nam đang trong bối cảnh là điểm đến thu hút đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới có cùng mục tiêu phát triển bền vững. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CSR mang tính chất đa chiều từ văn hoá, xã hội đến các nguyên nhân về kinh tế và tài chính. Các nghiên cứu tiên phong chủ yếu tập trung xem xét tác động đơn lẻ của CSR với hiệu quả tài chính, giá trị doanh nghiệp và rủi ro kiệt quệ tài chính mà bỏ qua sự cộng hưởng của nhân tố cấu trúc VCSH. Việc cân nhắc vai trò của cấu trúc VCSH trong đánh giá mối tương quan tích cực giữa CSR và FDR là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc tổng hợp các cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan đã cho thấy được sự cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của CSR và cấu trúc VCSH đến FDR. Và đó cũng chính là lý do mà tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến rủi ro kiệt quệ tài chính và tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp dưới ảnh hưởng của các hình thái cấu trúc VCSH khác nhau của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án: Đánh giá tác động của cấu trúc VCSH đến rủi ro kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính trong các hình thái cấu trúc VCSH khác nhau của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Như thảo luận trong phần nội dung về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã cho thấy mức độ quan tâm cũng như đề cao CSR trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù vậy, các đánh giá về tầm quan trọng của CSR tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều và nhận thức CSR phần nhiều dựa trên thực hiện các hoạt động thiện nguyện. Các thông tin về CSR được thể hiện trong các BCTN và nội dung phát triển bền vững phần nhiều mang nặng tính hình thức mà chưa mang tính thực chất. Nguyên nhân là doanh nghiệp chưa đề cao vai trò của CSR trong các chiến lược kinh doanh của mình và chưa hướng tới mục tiêu đảm bảo lợi ích các bên liên quan thay vì chỉ tập trung một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu thực hiện đánh giá các tác động của CSR lên các vấn đề của doanh nghiệp, cụ thể là rủi ro kiệt quệ tài chính. Các câu hỏi nghiên cứu trong luận án được xây dựng như sau: Có tác động của các hình thái cấu trúc VCSH đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không ? Có tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không ? Tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam trong điều kiện cấu trú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_tac_dong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_va_cau_truc_von_chu.docx
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-2023-12-26.pdf
  • docxDong gop moi tieng Anh.docx
  • docxDong gop moi tieng Viet.docx
  • docxTom tat tieng Anh.docx
  • docxTom tat tieng Viet.docx