Thứ ba: các nhà nghiên cứu cho rằng khi nghiên cứu và xem xét cấu trúc tài chính cần phải nghiên cứu dưới cả hai góc độ: góc độ thứ nhất đó là cấu trúc vốn của doanh nghiệp và thứ hai đó là cấu trúc vốn xét trong mối liên hệ với cấu trúc tài sản của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2010; Nguyễn Năng Phúc, 2011; Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh, 2012).
Như vậy, theo quan điểm thứ nhất thì cấu trúc tài chính chỉ xem xét trong phạm vi cấu trúc vốn, còn quan điểm thứ hai xem xét cấu trúc tài chính ở phạm vi rộng hơn trong cả thành phần nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Còn ở quan điểm thứ ba ngoài việc xem xét cấu trúc tài chính bao gồm cấu trúc vốn như hai quan điểm trên còn nghiên cứu cả cấu trúc tài sản và mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản. Thuật ngữ cấu trúc tài chính được sử dụng phổ biến bởi các nhà kinh tế Pháp, còn các nhà kinh tế Mỹ thường sử dụng thuật ngữ cấu trúc vốn. Hai thuật ngữ cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn phản ánh mối quan hệ giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu, trong đó cấu trúc tài chính đề cập đến mối quan hệ giữa “nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ quá trình tài trợ của doanh nghiệp”, còn cấu trúc vốn được hiểu là “quan hệ tỷ lệ giữa nợ trung dài hạn và vốn chủ sở hữu.
165 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tái cấu trúc tài chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------*****----------
NGUYỄN QUỐC VIỆT
TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------*****----------
NGUYỄN QUỐC VIỆT
TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Nghiêm Văn Bảy
2.TS. Lê Thị Thùy Vân
HÀ NỘI – 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Quốc Việt
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. DN Doanh nghiệp
2. EDC/POS
Electronic data capture / Point of Sale
Thiết bị đọc thẻ / Điểm chấp nhận thẻ
3. EQA
Equity to total asset
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
4. EQD
Equity to liabilities
Vốn chủ sở hữu trên tổng nợ phải trả
5. EQL
Equity to Total Loans
Vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay
6. EQS
Equity to customer deposit and Short term funding
Vốn chủ sở hữu/tổng tiền gửi và tài trợ ngắn hạn
7. KH Khách hàng
8. KHCN Khách hàng cá nhân
9. NCS Nghiên cứu sinh
10. NHTM Ngân hàng thương mại
11. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
12. NSNN Ngân sách Nhà nước
13. ROA Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
14. ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
15. SPDV Sản phẩm dịch vụ
16. TCKT Tổ chức kinh tế
17. TCTD Tổ chức tín dụng
18. TTS Tổng tài sản
19. VCSH Vốn chủ sở hữu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... I
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ........................................................................................................................... 20
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................ 20
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ............................................................... 20
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................................... 21
1.2. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................... 24
1.2.1. Quan điểm về cấu trúc tài chính của ngân hàng thương mại ........................ 24
1.2.2. Cấu trúc tài chính của ngân hàng thương mại .............................................. 25
1.2.3. Tác động của cấu trúc tài chính đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại ............................................................................................................ 29
1.3. TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................... 34
1.3.1. Khái niệm tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại ............................... 34
1.3.2. Vai trò của tái cấu trúc tài chính đối với ngân hàng thương mại................... 35
1.3.3. Nguyên tắc tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại .............................. 36
1.3.4. Nội dung tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại ................................. 39
1.3.5. Trình tự tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại ................................... 42
1.3.6. Đánh giá tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại.................................. 45
1.4. KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ................................................................................................... 53
1.4.1. Kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính của một số ngân hàng thương mại nước
ngoài ..................................................................................................................... 53
1.4.2. Kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính của một số ngân hàng thương mại trong
nước ...................................................................................................................... 56
1.4.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
.............................................................................................................................. 61
iv
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 63
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................... 64
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ................................................................................................... 64
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ............................................................................................. 64
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam ...................................................................................................................... 65
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ............................................................................................. 69
2.2. THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .......................................................... 80
2.2.1. Thực trạng tái cấu trúc tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam theo các chỉ tiêu tài chính .............................................................. 80
2.2.2. Thực trạng tái cấu trúc tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam theo kết quả phân tích bao dữ liệu ........................................ 87
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .............................................................. 101
2.3.1. Những thành tựu đạt được ......................................................................... 101
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 106
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 112
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................................... 113
3.1. CHIẾN LƯỢC TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ............................. 113
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam tới năm 2030 ............................................................................................... 113
v
3.1.2. Chiến lược tái cấu trúc tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ........................................................................................... 114
3.2. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .............................................................. 116
3.2.1. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo các mục tiêu an toàn vốn và tái
cấu trúc tài chính ................................................................................................. 116
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tài sản .............................................. 118
3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................. 122
3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, điều
hành .................................................................................................................... 129
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ...................................... 137
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 143
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA NCS ................................................................................................................ 152
PHỤ LỤC 1. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ TỐT THEO MÔ
HÌNH DEA1 ............................................................................................................ 153
PHỤ LỤC 2. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ TRUNG BÌNH
THEO MÔ HÌNH DEA1 .......................................................................................... 153
PHỤ LỤC 3. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ THẤP THEO
MÔ HÌNH DEA1 ..................................................................................................... 154
PHỤ LỤC 4. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ TỐT THEO MÔ
HÌNH DEA2 ............................................................................................................ 154
PHỤ LỤC 5. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ TRUNG BÌNH
THEO MÔ HÌNH DEA2 .......................................................................................... 155
vi
PHỤ LỤC 6. NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ KẾT QUẢ THẤP THEO
MÔ HÌNH DEA2 ..................................................................................................... 155
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank ........................................................... 67
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Cổ phần hóa Agribank ............................... 101
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Kết quả IPO Vietcombank ............................................................ 57
Biểu đồ 2.1. Nợ xấu của Agribank (2017-2022)................................................ 73
Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế 2017-2022 ................. 79
Biểu đồ 2.3. So sánh chỉ tiêu EQA của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 85
Biểu đồ 2.4. So sánh chỉ tiêu EQD của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 86
Biểu đồ 2.5. So sánh chỉ tiêu EQL của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 86
Biểu đồ 2.6. So sánh chỉ tiêu EQS của bốn NHTM (2017-2022) ...................... 87
Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận chưa phân phối của Agribank (2017-2022) .................. 104
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................. 52
Bảng 1.2. Phân nhóm các NHTM theo kết quả ước lượng ................................ 53
Bảng 2.1. Huy động vốn tại Agribank (2017 – 2022) ........................................ 69
Bảng 2.2. Tỷ trọng các loại tiền gửi của Agribank (2017-2022) ........................ 70
Bảng 2.3. Cho vay khách hàng của Agribank (2017 – 2022) ............................. 71
Bảng 2.4. Tỷ trọng cho vay theo chất lượng nợ (2017-2022) ............................ 72
Bảng 2.5. Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng (2017-2022) ................ 74
Bảng 2.6. Tỷ trọng cho vay theo nhóm ngành kinh tế (2017-2022) .................. 74
Bảng 2.7. Thu từ hoạt động dịch vụ của Agribank (2017-2022) ........................ 75
Bảng 2.8. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ (2017-2022) ... 77
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank 2017-2022 ................... 78
Bảng 2.11. Tình hình tài chính của Agribank 2017-2022 .................................. 80
Bảng 2.12. Một số tỷ lệ an toàn hoạt động của Agribank (2017-2022) .............. 81
Bảng 2.13. Tiêu chí đánh giá cấu trúc tài chính của Agribank ........................... 83
viii
Bảng 2.14. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 90
Bảng 2.15. Nhóm NHTM có kết quả tái cấu trúc tài chính tốt nhất theo mô hình
DEA1 ............................................................................................................... 91
Bảng 2.16. Kết quả phân nhóm và xếp hạng quá trình tái cấu trúc tài chính của
Agribank từ năm 2018-2022 theo mô hình DEA1 ............................................ 93
Bảng 2.17. Ước lượng kết quả tái cấu trúc tài chính của các NHTM gắn với mục
tiêu an toàn và hiệu quả kinh doanh (DEA1) .................................................... 95
Bảng 2.18. Nhóm NHTM có kết quả tái cấu trúc tài chính tốt nhất theo mô hình
DEA2 ............................................................................................................... 96
Bảng 2.19. Kết quả phân nhóm và xếp hạng quá trình tái cấu trúc tài chính của
Agribank từ năm 2018-2022 theo mô hình DEA2 ............................................ 97
Bảng 2.20 . Ước lượng kết quả tái cấu trúc tài chính của các NHTM gắn với các
mục tiêu kiểm soát rủi ro, hiệu quả kinh doanh và thực hiện kế hoạch tăng vốn chủ
sở hữu .............................................................................................................. 100
Bảng 2.21. Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu của Agribank (2017-2021)................ 102
Bảng 2.22. Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng của Agribank ...................... 105
Bảng 2.23. Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng của Agribank ...................... 105
Bảng 2.24. Tỷ nợ xấu trong cho vay khách hàng của bốn ngân hàng ................ 107
Bảng 3.1. Điểm ước lượng kết quả tái cấu trúc tài chính của Agribank theo các
phương án tăng vốn điều lệ .............................................................................. 117
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế
nói chung có một nhân tố đã được nghiên cứu trong nhiều công trình nghiên cứu
của thế giới đó là cấu trúc tài chính. Cấu trúc tài chính là một trong những khía
cạnh quan trọng nhất của quyết định tài chính của một tổ chức kinh tế. Brounen &
Eichholtz, (2001) cho rằng quyết định về cấu trúc tài chính hợp lý của một tổ chức
kinh tế là một trong những khía cạnh khó hiểu nhất trong tài chính doanh nghiệp
hiện đại. Theo Watson và Head, (2007) cấu trúc tài chính của một tổ chức kinh tế
bao gồm hỗn hợp của nợ và vốn chủ sở hữu, các quyết định cấu trúc tài chính là
rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh tế do thực tế rằng người quản lý có trách
nhiệm đảm bảo rằng lợi ích thu được cho các cổ đông là tối đa và vì quyết định
này có những hiệu quả to lớn đối với khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Các
quyết định về các tỷ lệ tổng nợ trên vốn được coi là một chiến lược cho các nhà
quản lý, tức là định hướng trong tương lai và có tác dụng lâu dài. Quyết định cấu
trúc tài chính trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tổ chức, điều này làm cho
nó là một quyết định quan trọng và không hề bị xem nhẹ trong tài chính doanh
nghiệp. Mặc dù các ngân hàng khác các tổ chức kinh tế khác nhưng họ vẫn phải
đối mặt với những thách thức tương tự như các lựa chọn cấu trúc tài chính sẽ giảm
thiểu chi phí vốn và tăng hiệu quả hoạt động như trong các tổ chức kinh tế. Mục
tiêu chính của ngân hàng là để mang lại lợi nhuận, tuy nhiên, lợi nhuận của ngân
hàng là rất quan trọng không chỉ đối với các bên trực tiếp quan tâm (cổ đông, quản
lý, nhân viên, khách hàng), mà còn cho toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, việc nghiên
cứu về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của các ngân hàng là một vấn đề
được các nhà kinh tế trên thế giới hiện nay đặc biệt quan tâm.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc
tài chính tại ngân hàng thương mại với các bằng chứng thực nghiệm đưa ra các
2
quan điểm trái ngược nhau: một số nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu
cực giữa đòn bẩy và lợi nhuận như các nghiên cứu của (Rajan và Zingalas, 1995;
Titman và Wessels, 1988) còn Taub (1975) thông qua phân tích hồi quy tìm thấy
mối quan hệ tích cực giữa nợ và lợi nhuận, ngoài ra một nghiên cứu của (Abor,
2005) cũng phát hiện ra một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa tổng nợ và lợi
nhuận. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy rằng các cuộc thảo luận về cấu
trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động của các NHTM vẫn
còn đang tiếp tục. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cấu trúc tài chính, tái cấu trúc
tài chính và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại là
không nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính
của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn mà các ngân hàng Việt Nam đang
trong tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước
để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả trở nên cần thiết
và đặc biệt có ý nghĩa, chính vì các lý do đó, NCS quyết định chọn đề tài “Tái cấu
trúc tài chính ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” để
nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đề luận án
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Dziobek và Pazarbasioglu (1997) lập luận rằng các NHTM tái cơ cấu để cải
thiện hiệu quả tài chính hoặc tăng quy mô dịch vụ tài chính cung cấp cho khách
hàng, tăng khả năng cạnh tranh của họ. Thông qua các nghiên cứu về 24 quốc gia
tham gia tái cấu trúc trong những năm 1980 và 1990, hiệu quả tài chính tổng thể
của các NHTM được xem xét bởi hai yếu tố: tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ lợi nhuận.
Các tỷ lệ được sử dụng để đánh giá khả năng thanh khoản bao gồm tỷ lệ nợ xấu
và tỷ lệ vốn trên tài sản. Các tỷ lệ lợi nhuận bao gồm tỷ lệ chi phí hoạt động trên
tài sản, tỷ lệ thu nhập trên tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Phương pháp
3
nghiên cứu được sử dụng bao gồm tổng hợp, báo cáo, phân tích và so sánh để xác
định các tỷ lệ.
Rose (1994) nghiên cứu về tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu hoạt động gần
730 NHTM ở Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng 1980-1990. nghiên cứu xem xét
ảnh hưởng của tái cấu trúc đối với tổng thể hiệu quả tài chính của NHTM. Các chỉ
tiêu được sử dụng trong nghiên cứu là ROA, ROE và NIM. Hệ số đo lường tái cấu
trúc hoạt động là tỷ lệ thu nhập/chi phí và chi phí hoạt động/tỷ lệ tổng tài sản. Tái
cấu trúc tài chính được quyết định bởi nợ dài hạn trên tổng tài sản. Trong khi đó,
tài sản tái cấu trúc được đo lường bằng cách sử dụng nợ xấu chia cho tổng dư nợ
tín dụng và giá trị cho vay chia cho tổng tín dụng nổi bật. Các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng là mô tả phương pháp phân tích và phương pháp OLS. Kết quả
cho thấy các ngân hàng tái cấu trúc có lợi nhuận cao hơn và ổn định được cải thiện
trong nửa thế kỷ qua.
Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính của Hoskisson, Johnson (2005) cho
rằng: tái cấu trúc ngân hàng được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản là tái cấu trúc
tài sản (asset restructuring), tái cấu trúc tài chính (financial restructuring) và tái
cấu trúc hoạt động(operational restructuring). Trong đó, tái cấu trúc tài sản bao
gồm thay đổi cơ cấu tài sản thông qua việc sáp nhập, hợp nhất, bán bớt hoặc loại
bỏ các bộ phận hoặc các khoản mục đầu tư nhằm tăng hoặc giảm mức độ đa dạng
hóa. Tái cấu trúc tài chính là việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn thông qua cơ cấu lại
các khoản nợ hay mua lại cổ phan. Tái cấu trúc hoạt động liên quan đến những
thay đổi về mặt sản xuất, nhân sự, tố chức ngân hàng mà không bao gồm những
thay đổi về tài sản. Các nghiên cứu đều khẳng định tái cấu trúc tài chính là một
trong ba nội dung quan trọng thuộc về tái cấu trúc NHTM. Bổ sung cho những
quan điểm trên, Patrick A.Gaughan (2002) cho rằng tái cấu trúc tài chính không
chỉ là một thành phần quan trọng gắn liền với các hoạt động tái cấu trúc ngân hàng.
Đây còn là một quyết định tài chính quan trọn