Luận án Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa với giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, chế tạo với giá trị gia tăng cao. Trong số các nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng thứ 30 vào năm 2012 đã tăng lên thứ 27 vào năm 2016 và thứ 25 trong năm 2017 (nguồn: số liệu của The World Factbook). Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Việt Nam đạt 214,02 tỷ USD, bằng 97,36% GDP. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2017, cả nước có 29 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng so với 25 mặt hàng của năm 2016 và 23 mặt hàng của năm 2015.(nguồn: số liệu Bộ Công Thương). Điều đó cho thấy, xuất khẩu hàng hóa đã và đang là một định hướng lớn và là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tăng trưởng xuất khẩu trong những năm qua chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang chế biến, chế tạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn là nguy cơ. Đồng thời, về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô hoặc hàm lượng chế biến thấp, gia công hàng hóa ở công đoạn giản đơn của chuỗi giá trị (gia công các ngành dệt may, da giày, điện tử ).

docx206 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG ________________________________ TRẦN NGỌC HẢI TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 62.34.01.21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TRẦN CÔNG SÁCH 2. PGS.TS. TĂNG VĂN NGHĨA Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận án đều trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả Luận án Trần Ngọc Hải MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of  South  East  Asian  Nations  Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BRICs Brasil, Russia, India, China and South Africa Khối các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi CMCN 4.0 The Industrial Revolution 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CNN Industrial clusters Cụm công nghiệp DN Enterprise Doanh nghiệp DNNN State enterprises Doanh nghiệp nhà nước EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do IMF Internatinal Monetary Fund Quĩ tiền tệ quốc tế GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GO Government-Owned Thu nhập quốc gia ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số sử dụng vốn KCN Industrial Zone Khu công nghiệp KCX Manufacturing area Khu chế xuất LDCs Least Developed Countries Các nước chậm phát triển M&A Mergers and Acquisitions  Mua lại và sáp nhập NCKH Scientific research Nghiên cứu khoa học NCS PhD student Nghiên cứu sinh NSLĐ Labor productivity Năng suất lao động NXB Publishing company Nhà xuất bản ODA Official Development Asistance Viện trợ phát triển chính thức OECD Organisation for Economic Co-operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SCIC State Capital Investment Corporation Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SOEs State-Owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước PPP  Public - Private Partnership Hợp tác Công - Tư SDR Special Drawing Right Quyền rút vốn đặc biệt SPS Sanitary and phytosanitary Vệ sinh và kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TNCs Transnational Companies Các tập đoàn xuyên quốc gia TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp TPP Trans Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTTP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên hợp quốc USD United States Dollar Đô la Mỹ VA Value added Giá trị tăng thêm VAMC VietnamAsset Management Company Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng XHCN Socialist Xã hội chủ nghĩa XK Export Xuất khẩu XNK Import – Export Xuất nhập khẩu WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Qui mô, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội phân theo ngànhvà thành phần kinh tế (Giá so sánh 2010) 59 Bảng 2.2. Qui mô, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hộiphân theo thành phần kinh tế (Giá hiện hành) 60 Bảng 2.3. Cơ cầu vốn đầu tư xã hội phân theo ngành kinh tế 60 Bảng 2.4. Cơ cấu doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 62 Bảng 2.5. Cơ cấu doanh nghiệp phân theo qui mô vốn 63 Bảng 2.6. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào phát triển các ngành kinh tếtham gia xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2005 - 2017 66 Bảng 2.7. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội trong nền kinh tế phân theo khu vựckinh tế giai đoạn 2005 - 2017 67 Bảng 2.8. Hệ số giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng thêm và vốn đầu tưxã hội tăng thêm theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2017 68 Bảng 2.9. Hệ số giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng thêm và vốn đầu tưxã hội tăng thêm theo ngành kinh tế xuất khẩu trong giai đoạn 2015 - 2017 69 Bảng 2.10. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế phân theo ngành kinh tế xuất khẩu trong giai đoạn 2010 - 2016 phân theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2016 72 Bảng 2.12. Hệ số giữa doanh thu thuần, giá trị xuất khẩu hàng hóa và vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2016 73 Bảng 2.13. Hệ số giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa và vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2016 74 Bảng 2.14. Hệ số giữa doanh thu và giá trị xuất khẩu hàng hóacủa các doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2016 74 Bảng 2.15: Cơ cấu mẫu điều tra theo lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu chính của doanh nghiệp 76 Bảng 2.16. Cơ cấu mẫu điều tra theo qui mô giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp năm 2015 và theo thành phần doanh nghiệp 76 Bảng 2.17. Thực trạng đầu tư nghiên cứu sản phẩm xuất khẩu mới và cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm 79 Bảng 2.18. Thực trạng đầu tư cải tiến bao bì cho sản phẩm xuất khẩu và nghiên cứu khách hàng 80 Bảng 2.19. Thực trạng đầu tư kênh xuất khẩu hàng hóa và quảng bá sản phẩm 82 Bảng 2.20. Thực trạng đầu tư nghiên cứu xúc tiến xuất khẩu hàng hóa 85 Bảng 2.21. Thực trạng vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hóa xuất khẩu 88 Bảng 2.22 Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP và hệ số ICOR 106 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 58 Hình 2.2. Số lượng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế qua các năm 61 Hình 2.3. Qui mô vốn kinh doanh bình quân doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế 64 Hình 2.4. Qui mô vốn kinh doanh bình quân doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 65 Hình 2.5: Cơ cấu mẫu điều tra theo loại hình doanh nghiệp và theo thời gian thành lập 75 Hình 2.6: Thực trạng nghiên cứu thị trường xuất khẩu 84 Hình 2.7: Các hoạt động xuất khẩu chính của doanh nghiệp 90 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa với giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, chế tạo với giá trị gia tăng cao... Trong số các nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng thứ 30 vào năm 2012 đã tăng lên thứ 27 vào năm 2016 và thứ 25 trong năm 2017 (nguồn: số liệu của The World Factbook). Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Việt Nam đạt 214,02 tỷ USD, bằng 97,36% GDP. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2017, cả nước có 29 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng so với 25 mặt hàng của năm 2016 và 23 mặt hàng của năm 2015...(nguồn: số liệu Bộ Công Thương). Điều đó cho thấy, xuất khẩu hàng hóa đã và đang là một định hướng lớn và là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tăng trưởng xuất khẩu trong những năm qua chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang chế biến, chế tạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn là nguy cơ... Đồng thời, về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô hoặc hàm lượng chế biến thấp, gia công hàng hóa ở công đoạn giản đơn của chuỗi giá trị (gia công các ngành dệt may, da giày, điện tử). Theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 12 năm 2016, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 hiệp định thươngmại tự do (FTA), kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đàm phán 4 FTA khác. Các FTA mới được ký kếtcó những tiêu chuẩn cao và nội dung chưa từng được đề cập trong các thỏa thuận tự do thương mại trước đó. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã khẳng định “Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trongcác lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Hoàn thiện thể chế để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế”. Như vậy, trong giai đoạn 2019 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia đa phương, đa chiều và đa lĩnh vực vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó, một mặt, sẽ tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới. Mặt khác, cũng đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện quá trình phân phối tài nguyên quốc gia, tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và cải thiện năng lực cạnh tranh, tính linh hoạt của nền kinh tế... Về phương diện lý luận, quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện việc phân phối tài nguyên quốc gia... sẽ làm thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa cả ở phạm vi nền kinh tế và phạm vi trong mỗi doanh nghiệp.Đồng thời, các lý thuyết kinh tế, nhất là các lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu, về chuỗicung ứng/phân phối toàn cầu đã tạo ra những cơ sở lý thuyết mới về thương mại quốc tế. Cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Namhiện nay còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả đầu tư cho xuất khẩu hàng hóa chưa cao, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển xuất khẩu tập trung nhiều ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu của nền kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu theo chiều rộng, thâm dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa nhiều, giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu thấp... Do vậy, việc phân tích và đánh giá cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa ở phạm vi nền kinh tế Việt Nam và phạm vi doanh nghiệplà hết sức cần thiết. Qua đó, những khuyến nghị nhằm thực hiện tái cơ cấuđầu tư bảo đảm cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làhợp lý và có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng Việt Nam. Xuất phát từ những tồn tại trong phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay, cũng như bối cảnh và những yêu cầu mới trên đây, nghiên cứu sinh đã quyết định chọn chủ đề: “Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”để làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước 2.1.1. Các công trình nghiên cứu về thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển xuất khẩu hàng hóa, chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Chu Văn Cấp (2013), “Xuất khẩu hàng hóa bền vững: Giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”,Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 22/2013. Trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình tăng trưởng xuất khẩu và phát triển bền vững, bài viết trình bày tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua, với những nhận định phát triển xuất khẩu hàng hóa đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước, là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng xuất khẩu của nước ta thiên về chỉ tiêu số lượng, chưa coi trọng chất lượng, nặng về khai thác điều kiện tự nhiên và lao động rẻ, thiếu tính bền vững. Thông qua đó, bài viết đề xuất những giải pháp cần thiết để phát triển xuất khẩu bền vững nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Cục Xuất nhập khẩu và Báo Công Thương, Bộ Công Thương (2016), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Hà Nội - 2016. Báo cáo phân tích tổng quan về xuất nhập khẩu năm 2016 (tổng quan về kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2016, tổng quan về xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016); tình hình xuất khẩu các mặt hàng (xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản, công nghiệp chế biến); tình hình nhập khẩu các mặt hàng; thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách cơ chế xuất nhập khẩu; thông tin về các hiệp định thương mại tự do, phòng vệ thương mại.   Đặng Đình Đào, Phạm Nguyên Minh và Trương Tấn Quân (2016), Một số vấn đề thương mại và logistics ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2016, NXB. Lao Động - Xã hội, Hà Nội - 2016. Các tác giả tập trung phân tích về thương mại nội địa, xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại dịch vụ và logistics trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, có phân tích về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường xuất khẩu, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường xuất khẩu chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2017 - 2025. Đặng Đình Đào - Nguyễn Vĩnh Thanh - Phạm Nguyên Minh - Phạm Cảnh Huy (2017), Một số vấn đề thương mại dịch vụ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB. Lao động - Xã hội, Hà Nội - 2017. Nghiên cứu đề cập tới thương mại dịch vụ, logistics, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Về xuất khẩu hàng hóa, các tác giả phân tích về qui mô, kim ngạch xuất khẩu, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường xuất khẩu, định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa đến năm 2025. Phạm Nguyên Minh (2016), “Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức, NXB. Hồng Đức. Tác giả phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1995 - 2015, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế về qui mô và kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cơ cấu thị trường xuất khẩu, nghiên cứu bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Phạm Nguyên Minh - Phùng Thị Vân Kiều (2016),“Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, Hà Nội - tháng 11/2016. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 1995 - 2015 chỉ ra những thành tựu, tồn tại hạn chế và nguyên nhân; dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025; đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025. Bài viết có phân tích chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2015, những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân. Hồ Trung Thanh (2009), Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với mục đích nghiên cứu là làm rõ bản chất của xuất khẩu bền vững và vận dụng đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam nhằm góp phần phát triển xuất khẩu nước ta theo hướng bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận án có các nội dung: hệ thống hoá và phát triển một số lý thuyết về phát triển bền vững ứng dụng đối với hoạt động xuất khẩu; đưa ra các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững; đánh giá hoạt động xuất khẩu theo các tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam từ năm 1995 - 2007; đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đinh Văn Thành (Chủ nhiệm), Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội - 2007. Đề tài làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay qua một số tiêu chí lựa chọn như qui mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, cơ cấu xuất khẩu theo thị trường, cơ cấu xuất khẩu theo chủ thể tham gia kinh doanh xuất khẩu, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân; dự báo những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; đưa ra quan điểm nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đinh Văn Thành (Chủ nhiệm), Nghiên cứu luận cứ khoa học xây dựng chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Đề tài NCKH cấp Bộ, MS: 54.11.RD/HĐ-KHCN, Hà Nội - tháng 12/2007. Các tác giả nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận trong xây dựng chiến lược phát triển thương mại; đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010; dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có tác động đến xây dụng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực thực hiện chiến lược phát triển thương mại Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020. Phạm Tất Thắng (Chủ nhiệm), Mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại với tăng trưởng kinh tế, Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số: 2007-78-014, Hà Nội - 12/2007. Đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại với tăng trưởng kinh tế; phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng thương mại với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2002 đến nay; đề xuất nâng cao sự đóng góp của tăng trưởng thương mại trong tăng trưởng kinh tế. Trịnh Thị Thanh Thủy (Chủ nhiệm), Nghiên cứu chiến lược điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số: 04.09.RD, Hà Nội - tháng 12/2009. Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu thương mại Việt Nam giai đoạn 1991 - 2009 chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại, bất cập và nguyên nhân; dự báo bối cảnh và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam; đề xuất quan điểm, phương hướng và mục tiêu điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam. Trịnh Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Phương hướng điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam đến năm 2020, NXB. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội - 2010. Các tác giả tập trung phân tích cơ cấu thương mại Việt Nam thời kỳ 1991 - 2009 (cơ cấu thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cơ cấu thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, cơ cấu thương mại bán buôn và bán lẻ, cơ cấu thương mại theo ngành sản xuất/sản phẩm, cơ cấu thương mại theo thị trường, cơ cấu thương mại theo thành phần kinh tế) và đánh giá thực trạng cơ cấu thương mại. Nghiên cứu bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, phương hướng, mục tiêu, các phương án điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam và đề xuất kiến nghị, giải pháp điều chỉnh cơ cấu thương mại. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (Chủ nhiệm), Nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa c
Luận văn liên quan