Luận án Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là nội dung quan trọng trong tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Cămpuchia, Việt Nam và Lào đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nhằm xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tăng cường đoàn kết giữa ba dân tộc trên tinh thần hữu nghị và hợp tác theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nhằm tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

doc156 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, trÝch dÉn trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng, luËn ¸n ch­a tõng ®­îc c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh khoa häc nµo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Say Sovin MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM VÀ LÀO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 21 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và thực chất tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 21 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và thực chất tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 37 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM VÀ LÀO HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 62 2.1. Thực trạng tăng cường đoàn kết Cămphuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 62 2.2. Những bài học kinh nghiệm và dự báo những biến đổi của tình hình liên quan đến tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 88 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM VÀ LÀO HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 103 3.1. Phát huy tính tích cực chủ động của Đảng cầm quyền và Nhà nước Cămpuchia trong củng cố đoàn kết giữa các Đảng, các tổ chức xã hội và nhân dân theo định hướng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 103 3.2. Kết hợp giữa phát huy nội lực và mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam và Lào phát triển cơ sở vật chất, củng cố môi trường đầu tư cho tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 113 3.3 Kết hợp với Việt Nam và Lào cùng tạo dựng môi trường hợp tác và thúc đẩy các hoạt động có tính thống nhất, đồng bộ cho tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay 129 KẾT LUẬN 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là nội dung quan trọng trong tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Cămpuchia, Việt Nam và Lào đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nhằm xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tăng cường đoàn kết giữa ba dân tộc trên tinh thần hữu nghị và hợp tác theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nhằm tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Để góp phần vào việc tăng cường đoàn kết giữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong tình hình hiện nay, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề được tác giả ấp ủ từ lâu trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt từ khi công tác tại Việt Nam. Kết cấu của đề tài gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung xuyên suốt của đề tài luận án là nghiên cứu về vấn đề tăng cường đoàn kết giữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Trong đó, chương 1 của đề tài luận giải thực chất và những vấn đề có tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Chương 2, đánh giá thực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm trong tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Chương 3, đề xuất một số giải pháp tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. 2. Lý do lựa chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người, có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam nói chung và tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào nói riêng. Lịch sử đã chứng minh, đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn, đối với sự tồn tại, phát triển và thịnh vượng của cả ba dân tộc. Tình đoàn kết, hữu nghị đó đã được củng cố, phát triển qua các cuộc chống ngoại xâm giành và bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc; đồng thời nó trở thành truyền thống quý báu được cả ba dân tộc trân trọng, vun đắp không ngừng. Hiện nay, tăng cường đoàn kết giữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn là vấn đề cần được tiếp tục phát huy và nâng lên tầm cao mới. Thời gian qua, các dân tộc Cămpuchia, Việt Nam và Lào thường xuyên củng cố, tăng cường sự đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, tạo sức mạnh tổng hợp đưa cả ba dân tộc cùng tiến lên theo con đường độc lập tự chủ, phát triển và thịnh vượng. Thành tựu đạt được của những năm gần đây đã củng cố thêm tình đoàn kết gắn bó keo sơn cả về chiều sâu, phạm vi và tầm cao mới. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, tình đoàn kết giữa ba dân tộc vẫn chưa ngang tầm nhiệm vụ ở một số lĩnh vực cụ thể. Tình hình đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó nổi lên vấn đề tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn chưa nghiên cứu về mặt lý luận và triển khai trong thực tiễn tương xứng với vị trí vai trò, tiềm năng vốn có của nó trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết chiến lược giữa ba dân tộc, làm suy yếu sự phát triển của Cămpuchia, Việt Nam và Lào. Hơn nữa, một số quần chúng nhân dân nhận thức về âm mưu chống phá của kẻ thù chưa đầy đủ, đúng đắn, chưa nhận thức hết nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, đoàn kết chiến lược ba dân tộc. Do đó vẫn còn xuất hiện những thái độ, hành vi đi ngược lại lợi ích của ba dân tộc. Thậm chí có cả những hành vi tiếp tay cho các tổ chức phản động làm chia rẽ tình đoàn kết đã có truyền thống lâu đời, gây tổn hại cho sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng tiến bộ, cách mạng, phồn vinh và thịnh vượng. Điều đó càng đặt ra một cách cấp thiết đối với nghiên cứu tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Hơn nữa, thực tiễn hoạt động trong nhiều năm qua, tác giả đã có nhiều tư liệu, có những hiểu biết về lĩnh vực này khá toàn diện và sâu sắc. Ở cương vị của mình, tác giả liên tục phải giải quyết các vấn đề đối ngoại giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, đặc biệt giữa Cămpuchia với Việt Nam, cho nên cũng có những kinh nghiệm, những bài học từ thực tiễn sâu sắc. Với các căn cứ và khả năng của mình, tác giả lựa chọn đề “Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế” làm dề tài luận án tiến sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Góp phần phát triển lý luận và thực tiễn tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó làm rõ khái niệm công cụ của đề tài, tập trung phân tích luận giải phạm trù trung tâm của đề tài là: Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế . Chỉ ra những vấn đề có tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. - Nghiên cứu thực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm về tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề thực chất, tính qui luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. * Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong từ năm 1979 đến nay (Chủ yếu tập trung Cămpuchia và Việt Nam). 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Cămpuchia về vấn đề đoàn kết, đoàn kết quốc tế. * Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào thực trạng tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào từ 1979 đến nay thông qua các Nghị quyết, văn kiện, các hiệp định, và thực tế tiến triển trên thực tiễn. * Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích và tổng hợp; lô gích và lịch sử; so sánh và đánh giá; điều tra xã hội học; phân tích tài liệu; tổng kết thực tiễn; ý kiến các chuyên gia; khái quát hóa và trừu tượng hóa,v.v.. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Nội dung về thực chất và tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. - Kết quả đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. - Nội dung các giải pháp được đề xuất tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận của luận án: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung một phần quan trọng vào phát triển, hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho các chủ thể Cămpuchia trong thực hiện đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu trong việc hoàn thiện các quan điểm, chủ trương đối ngoại của Cămpuchia trong tình hình hiện nay. Đồng thời, đề tài còn là cơ sở quan trọng định hướng cho thực hiện tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay có chất lượng, hiệu quả trên thực tiễn hoạt động xây dựng đất nước trong tình hình mới. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào Cuốn sách “Quan hệ đối ngoại của các nước A SEAN” của tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long [105]. Công trình này, hai tác giả đã luận giải đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào trong bối cảnh chung của đoàn kết giữa các nước ASEAN trong xu thế phát triển mới. Mặc dù công trình tiếp cận có tính chuyên ngành ở phương diện đối ngoại, những cũng thể hiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc trong quan hệ với các nước trong cộng đồng A SEAN hiện nay. Tác giả Đặng Quốc Tuấn với công trình: “Hợp tác giữa Việt Nam và Cămpuchia về Biên giới, lãnh thổ” [118]. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu những nét đặc thù của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cămpuchia trên Biên giới, lãnh thổ. Cùng với nó là những đánh giá, tổng kết tiến trình bước đầu của triển vọng phát triển khi giải quyết vấn đề có tính cấp bách về cắm mốc Biên giới trên bộ. Mặc dù công trình này chỉ bàn về vấn đề quan hệ, hợp tác về Biên giới, lãnh thổ, nhưng cũng có thể khai thác được những nội dung, giá trị của tăng cường đoàn kết Camphuchia với Việt Nam và Lào. Tác giả Phạm Thị Hồng Xuân với công trình: “Một vài suy nghĩ về quan hệ Việt Nam - Cămpuchia và vấn đề an ninh khu vực đến năm 2020” [129]. Công trình này tác giả đã nghiên cứu những tiềm năng to lớn của quan hệ Việt Nam - Cămpuchia trong giữ gìn an ninh khu vực với tầm nhìn đến năm 2020. Tác giả đã tập trung và tiềm năng cả về truyền thống đoàn kết và những tiềm năng về kinh tế, chính trị xã hội thể hiện vai trò, vị trí quan trọng đối với giữ vững an ninh khu vực. So với nghiên cứu, tìm hiểu chung thì số lượng và chất lượng nghiên cứu này phong phú và có chiều sâu hơn. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ Cămpuchia - Việt Nam (24 .7.1967 - 24.7.2012) càng có nhiều công trình, bài viết về hợp tác, quan hệ, đoàn kết giữa các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam dành riêng một số đăng tổng hợp các bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị ở các cương vị cấp bộ, đại sứ,.Các bài viết này được tiếp cận ở các góc độ khác nhau và cùng có những đề cập đến tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh với các cấp độ khác nhau. Cùng với các công trình trên, Đặc san của Hội hữu nghị Việt Nam - Cămpuchia cho xuất bản tuyển tập những bài viết về đoàn kết giữa hai dân tộc. Trong tuyển tập này có cả những hiệp định, các văn bản được ký kết hợp tác, hữu nghị giữa hai dân tộc ở các lĩnh vực khác nhau như về Đảng, Nhà nước, các lĩnh vực, các ngànhcụ thể. Những công trình trong nước nghiên cứu tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào so với ở Việt Nam cũng không có nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cũng thể hiện xu hướng ngày càng tăng lên. Bộ ngoại giao và hợp tác Cămpuchia có công trình: “Thông tin cơ bản về Vương quốc Cămpuchia” [10]. Trong công trình này, Bộ ngoại giao và hợp tác đã khái quát những thông tin cơ bản về Cămpuchia suốt thời gian từ 2000 đến 2008 với những tiền đề và thành tựu, hạn chế ở từng mặt cụ thể. Các thông tin này như một bản thông điệp cho các nước thể hiện lập trường quan điểm của Cămpuchia trong công tác đối ngoại và hợp tác đầu tư. Ở đó cũng chỉ ra những nét cơ bản về đoàn kết với Việt Nam và Lào. Mặc dù những nội dung này mới ở góc độ của Bộ ngoại giao, nhưng cũng thể hiện những tinh thần cơ bản về đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào. Tác giả On Phnomonirith với: “Chiến lược của Cămpuchia khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do A SEAN ( AFTA) và thực hiện CEPT” [99]. Trong công trình của mình, tác giả đã luận giải những khó khăn và thách thức của Cămpuchia khi tham gia các hiệp hội này. Trong đó, tác giả cũng đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ trong quan hệ với Việt Nam và lào với tính cách là những nước có truyền thống đoàn kết với nhau từ lâu đời. Tác giả Kao Kim Huorn với công trình: “Xây dựng lòng tin ở Cămpuchia - Trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học cho tương lai” [36]. Tác giả của công trình này đã khái quát những nội dung từ thực tiễn có tính chất của tổng kết và rút ra những bài học quý báu giúp cho người đọc hiểu được tiềm năng cũng như củng cố cho tương lai phát triển về đoàn kết với các nước trên thế và khu vực. Trong quá trình luận giải, tác giả của công trình cũng để dành một phần quan trọng và đánh giá, tổng kết và khái quát những bài học cho tăng cường đoàn kết Cămpuchia với hai nước trên bán đảo Đông Dương. Tác giả Chheav Vanndeth với công trình: “Vai trò Cămpuchia trong cộng đồng quốc tế” [119]. Công trình này đã xác định vị trí, vai trò Cămpuchia trong cồng đồng quốc tế với những tiềm năng, và thực tiễn phát triển. Trong quá trình luận giải, tác giả của công trình cũng xác định trách nhiệm và tầm quan trọng của Cămpuchia đối với tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào trên con đường cùng phát triển. Tác giả Soc Hoch với công trình: “Phát triển kinh tế và chính sách cải cách ở Cămpuchia - thách thức và triển vọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” [31] đã luận giải những tiềm năng về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế và cải cách ở Cămpuchia hiện nay. Theo đó, tác giả cũng đặt vấn đề với các nước, trong đó có Việt Nam về giúp Cămpuchia về giáo dục và đào tạo trong quan hệ hợp tác quốc tế. Tác giả Kao Kim Huorn và Sẩmng Komsan với công trình: “Cămpuchia trong thiên niên kỷ mới, học hỏi kinh nghiệm quá khứ và xây dựng tương lai” [38]. Các tác giả của công trình này đã tiếp nối công trình “Xây dựng lòng tin ở Cămpuchia - Trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học cho tương lai”, Nhà xuất bản CICP, Phnôm pênh, 1999 lên một trình độ mới. Nội dung của công trình thể hiện sự nghiên cứu tầm khái quát cao hơn và cũng đặt ra những vấn đề, biện pháp cụ thể cho quan hệ hợp tác và đoàn kết với các nước có tính chiến lược lâu dài. Mặc dù là công trình của cá nhân, nhưng cũng phản ánh xu thế chung và cũng có giá trị như những luận điểm, quan điểm cơ bản cho chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Cămpuchia hiện nay. Quá trình luận giải, tác giả cũng đề cập đến những đánh giá, những kết quả học hỏi các nước, đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc tế. Công trình khoa học của tác giả Kong Sokea: “Chính sách đối ngoại của Cămpuchia với A SEAN từ 1967 đến nay” đã có nhiều công phu hệ thống hóa chính sách đối ngoại của Cămpuchia với các nước A SEAN từ 1967 đến 2005. Tác giả cũng đề cập đến quan hệ giữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào một cách thỏa đáng. Điểm đặc biệt là, tác giả đã có những nhận định về những bước thăng trầm của lịch sử và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể. Trong công trình của mình, tác giả cũng xác định những vấn đề đặt ra cho tương lai phát triển quan hệ giữa Cămpuchia với các nước trong cộng đồng ASEAN và với Việt Nam và Lào. Tác giả Hun Xen với cuốn: “Chiến lược của Chính phủ Cămpuchia trong thiên niên kỷ mới” [34]. Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Cămpuchia - Thủ tướng Chính phủ Hun Xen đã khẳng định lập trường, quan điểm của Nhà nước Campuhcia trong thiên niên kỷ mới. Nội dung của công trình này không chỉ là những tư tưởng, quan điểm chính trị, mà có tính pháp quy cao, đồng thời như một thông điệp quan trọng đối với các nước vầ thái độ Cămpuchia trong quan hệ với các nước trên thế giới nói chung và các nước bán đảo Đông Dương nói riêng. 2. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Đoàn kết quốc tế là một nội dung lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam nói riêng và ba nước trên bán đảo Đông Dương nói chung. Nó là tài sản vô cùng quý báu không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị to lớn đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên thế giới, đặc biệt đối với Cămpuchia và Lào. Lịch sử càng phát triển thì tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng được khẳng định giá trị về khoa học và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế, hợp tác, giao lưu, hội nhập càng sâu rộng, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc càng có nhiều diễn biến phức tạp thì tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng nổi lên cho mọi thắng lợi của các nước chậm phát triển trong lựa chọn phương thức quan hệ, hợp tác để thực hiện mục tiêu hòa bình, độc lập, tự chủ và tiến bộ xã hội. Với ý nghĩa, tầm vóc lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, nên đã có nhiều công trình, nhiều đề tài, bài viết bàn về vấn đề này. Trong phạm vi luận án, tác giả tuyển chọn một số công trình tiêu biểu, liên quan trực tiếp. Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu, đánh giá về tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh, như: “Một buổi sáng mùa xuân năm 1924” của tác giả Gécmanéttô, trong cuốn “Bác Hồ - Hồi ký” [2
Luận văn liên quan