Cùng với cả nước, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc đổi mới, bộ mặt của thủ đô đã có nhiều thay đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, tạo ra bước tiến mới trong công cuộc xây dựng thủ đô. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường tất yếu đem lại những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội như: phân hóa giàu nghèo, tha hóa lối sống, tệ nạn xã hội Trong những năm qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Hà Nội đã thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, diễn biến của tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Hà Nội vẫn còn phức tạp, đặc biệt trong đó có tình hình tội cướp tài sản. Tộ cướp tài sản đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của, tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực về an inh trật tự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*** MỤC LỤC ***
A. LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………..1
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………...1
I. TÓM TẮT LUẬN ÁN………………………………………………………...1
1. Biện pháp kinh tế- xã hội……………………………………………………...2
2. Biện pháp giáo dục…………………………………………………………....2
3. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về ANTT……....2
3.1. Tăng cường hiệu lực quản lý về cư trú……………………………………...2
3.2. Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và đăng ký quản lý
phương tiện ô tô, xe máy…………………………………………………….3
3.3. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực khác về ANTT…3
4. Tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp TS..3
4.1. Tăng cường hiệu lực của hệ thống pháp luật………………………………..3
4.2. Nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các dấu hiệu pháp lý của tội
cướp tài sản…………………………………………………………………..4
5. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản………………………4
5.1. Nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội cướp tài sản………….4
5.2. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ…………………...4
6. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ cướp tài sản……..5
6.1. Nâng cao chất lượng nhận và xử lý thông tin về tội phạm………………….5
6.2. Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ cướp tài sản……………………………..5
6.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan thi hành pháp luật………………………..6
II. NHẬN XÉT…………………………………………………………………...7
1. Ưu điểm………………………………………………………………………..7
2. Nhược điểm…………………………………………………………………....8
3. Đề xuất của bản thân…………………………………………………………..8
C. KẾT BÀI……………………………………………………………………..12
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với cả nước, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc đổi mới, bộ mặt của thủ đô đã có nhiều thay đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, tạo ra bước tiến mới trong công cuộc xây dựng thủ đô. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường tất yếu đem lại những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội như: phân hóa giàu nghèo, tha hóa lối sống, tệ nạn xã hội…Trong những năm qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Hà Nội đã thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, diễn biến của tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Hà Nội vẫn còn phức tạp, đặc biệt trong đó có tình hình tội cướp tài sản. Tộ cướp tài sản đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của, tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội.
B. NỘI DUNG
I. TÓM TẮT LUẬN ÁN
Trong nhiều năm qua Hà Nội đã thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản một cách có hiệu quả, trong đó đã chủ động tiến hành nhiều biện pháp phòng ngừa xã hội một cách tích cực, phát huy vai trò của nhân dân và các ngành, các cấp chủ động bịt kín mọi sơ hở mà bọn tội phạm có thể lợi dụng. Đấu tranh phòng, chống cướp tài sản, trong đó công tác phòng ngừa luôn mang tính chất chủ động và được thực hiện theo hai hướng cơ bản sau: Thứ nhất, tập trung vào việc giải quyết tiến tới dần dần thủ tiêu những hiện tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện của tội cướp tài sản. Thứ hai, ngăn chặn các vụ phạm tội cướp tài sản đang xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm tội. Và phòng ngừa tội cướp tài sản được thực hiện theo diện rộng và chiều sâu.
1. Biện pháp kinh tế- xã hội
Trên cơ sở quan điểm phát triển kinh tế là giải pháp cơ bản có ý nghĩa toàn diện để giải quyết các vấn đề của thành phố, tác giả đã đề xuất: Một là, phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa; phát triển tiềm năng kinh tế tư nhân; đầu tư ngành nghe để vừa phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm. Hai là, có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng, năng lực cho người lao động nói chung. Ba là, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, cần phải có chính sách đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các ngành này. Bốn là, đi đôi phát triển kinh tế, cần quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Năm là, tập trung giải quyết các tệ nạn xã hội, loại trừ mần mống phát sinh tội cướp tài sản cũng là biện pháp cần được quan tâm. Sáu là, tăng nguồn đầu tư kinh phí cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Biện pháp giáo dục
Tác giả đã phân tích vai trò của công tác giáo dục và đề xuất những giải pháp trong công tác này: Thứ nhất: tập trung vào giải quyết tình trạng thất học; nâng cao chất lượng giáo dục; gắn việc dạy chữ với việc dạy người, phải coi việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh quan trọng không kém dạy văn hóa. Thứ hai: cần phải tạo ra sự phối hợp giáo dục ba môi trường gia đình- nhà trường- xã hội. Gia đình là một môi trường giáo dục quan trọng, mọi gia đình đều phải quan tâm phối hợp nhà trường để giáo dục con cái. Thứ ba: Phát huy vai trò giáo dục rộng rãi của các đoàn thể, tổ chức xã hội như: Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc. Tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân.
3. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về ANTT
3.1. Tăng cường hiệu lực quản lý về cư trú
Từ làm rõ vai trò của công tác quản lý nhà nước về cư trú. Tác giả đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu lực công tác quản lý hộ khẩu theo hướng: nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý; đổi mới công tác quản lý hộ khẩu của ngành Công an, nâng cao chất lượng quản lý hộ khẩu ở cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của mọi gia đình, mỗi công dân tự giác chấp hành các quy định về công tác quản lý hộ khẩu.
3.2. Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và đăng ký quản lý phương tiện ô tô, xe máy
Trong phần này tác giả đề xuất các biện pháp trên hai mặt: Một là, nâng cao ý thức của nhân dân, phát động sâu rộng phong trào toàn dân thu nộp vũ khí vật liệu nổ; nâng cao trách nhiệm của UBND và các ngành các cấp trong công tác quản lý vũ khí; ngăn chặn nguồn vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về Hà Nội. Hai là, Tăng cường chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý các loại phương tiện để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sử dụng biển kiểm soát giả, giấy tờ giả để tiêu thụ các loại xe bất hợp pháp. Tăng cường kiểm tra các loại phương tiện giao thông lưu thông trên đường nhằm phát hiện tang vật của các vụ án.
3.3. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực khác về ANTT
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước các ngành nghề dịch vụ để chủ động phòng ngừa những sơ hở mà bọn tội phạm có thể lợi dụng như: cầm đồ, cho thuê nhà trọ, cho thuê phương tiện…. Thành phố cần chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ trong xuất bản và kinh doanh, dịch vụ văn hóa phẩm, băng hình, phải kiểm tra, phản động, đồi trụy, độc hại, bạo lực.
4. Tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp TS
4.1. Tăng cường hiệu lực của hệ thống pháp luật
Phân tích vai trò của hệ thống chính sách, pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, từ đó kiến nghị: Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, trước mắt là Bộ luật tố tụng hính sự, pháp lệnh điều tra hình sự, các văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành các bộ luật phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống tội phạm. Đồng thời xây dựng ban hành các bộ luật và các pháp lệnh phục vụ cho lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
4.2. Nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản
Cần nắm vững và vận dụng chính xác những quy định trong Luật hình sự về tội cướp tài sản. Bằng việc phân tích sâu sắc các yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể của tội cướp, mặt khách quan của tội cướp, chủ thể của tội cướp, mặt chủ quan của tội cướp, hình phạt. Từ đó làm rõ các điểm khác biệt ở tội cướp tài sản so với các tội khác, nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng, giúp cho việc nâng cao nhận thức và vận dụng điều luật trong công tác của các cơ quan tư pháp.
5. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản
5.1. Nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội cướp tài sản
Cần nêu bật vai trò của nhân dân trong phòng, chống tội phạm, tác giả đề xuất: Một là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm cướp tài sản, những sơ hở của nhân dân, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động tự phòng ngừa tội phạm trong nhân dân. Hai là, xây dựng nâng cao chất lượng các tiểu ban bảo vệ, đội dân phòng ở cụm dân cư, làm nòng cốt để phát huy vai trò nhân dân trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ba là, tiếp tục nâng cao phong trào toàn dân tố giác tội phạm. Nhân dân tham gia tích cực quản lý đối tượng hình sự tại cộng đồng dân cư.
5.2. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ
5.2.1. Nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản
Đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác cơ bản của ngành Công an đó là: tập trung để điều tra cơ bản nắm chắc tình hình đối tượng và địa bàn cần quản lý. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để quản lý chặt chẽ đối tượng hình sự làm mất đi khả năng điều kiện phạm tội của chúng.
5.2.2. Nâng cao hiệu quả các chuyên đề phòng ngừa tội cướp tài sản
Cần tập trung thực hiện các chuyên đề đấu tranh phòng, chống các hoạt động cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp. Với những mặt công tác sau: phát hiện kịp thời các sơ hở để cảnh báo cho dân; áp dụng khoa học kỹ thuật và những phương pháp đặc biệt để phòng ngừa không để tội phạm có điều kiện hoạt động. Tăng cường hiệu quả tuần tra kiểm soát tại các nơi thường xảy ra tội phạm.
5.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chuyên án trinh sát
Phần này tác giả nêu bật vị trí, vai trò của công tác đấu tranh chuyên án trinh sát trong phòng, chống tội cướp tài sản và đề xuất: phân tích tài liệu xác định căn cứ lập án; xây dựng và triển khai các phương án trinh sát; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ chiều sâu để làm rõ hành vi phạm tội và chọn thời điểm cách thức phá án; sử dụng hợp lý lực lượng trinh sát trong chuyên án.
6. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ cướp tài sản
6.1. Nâng cao chất lượng nhận và xử lý thông tin về tội phạm
Nêu rõ vai trò quan trọng của tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm. Từ đó kiến nghị: Thứ nhất, phải sớm hoàn thiện chế độ thông tin, tiếp nhận tin báo tội phạm, tạo điều kiện và cơ chế tốt nhất để tiếp nhận mọi nguồn thông tin về tội phạm. Thứ hai, phải nâng cao chất lượng đảm bảo xử lý thông tin nhanh nhất. Thứ ba, nâng cao cơ sở vật chất cho ngành Công an để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm.
6.2. Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ cướp tài sản
6.2.1. Nâng cao chất lượng công tác điều tra ban đầu ở hiện trường
Nội dung của công tác điều tra tại hiện trường được tác giả đề xuất: xây dựng cơ chế để hướng dẫn cho các đơn vị nhằm bảo vệ tốt hiện trường vụ án; Khám nghiệm hiện trường phải được tiến hành khẩnn trương, khoa học theo kế hoạch; Tiến hành thu thập chứng cứ ban đầu tại hiện trường một cách khách quan, đúng pháp luật; Đồng thời, vấn đề cốt lõi vẫn là đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khám nghiệm có trình độ năng lực cao, và phải có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác này.
6.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác điều tra
Yêu cầu của việc tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác là phải tạo ra sức mạnh đồng bộ tổng hợp trong công tác điều tra, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ trong các lực lượng nghiệp vụ, phục vụ cho công tác điều tra tội phạm. Do đó, trong công tác điều tra vụ án cần làm tốt các mặt công tác sau: Tạo sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thông tin tội phạm, đảm bảo những thông tin ban đầu về tội phạm; Phối kết hợp kịp thời giữa các lực lượng cảnh sát trong công tác bảo vệ hiện trường, khám nghiệm, thu thập tài liệu ban đầu về vụ án…
6.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan thi hành pháp luật
6.3.1. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng là cơ sở giám sát các hoạt động tư pháp, tuy đã phát huy tác dụng tốt nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định. Do vậy, Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những sơ hở trong quản lý nhà nước, sơ hở của nhân dân, chủ động đề xuất biện pháp phòng ngừa, bịt kín mọi sơ hở; Ngành kiểm soát cần phải được tăng cường về số lượng cán bộ, đồng thời phải nâng cao nâng lực nghiệp vụ cho kiểm sát viên, bảo đảm đủ năng lực trong việc kiểm sát điều tra các loại án phức tạp quan trọng.
6.3.2. Nâng cao vai trò của Tòa án nhân dân
Đối với Tòa án thì tác giả đề xuất: Cần kịp thời phát hiện sớm những so hở mất cảnh giác của dân và trong công tác quản lý nhà nước, cũng như phương thức, thủ đoạn phạm tội mới của tội phạm; Đồng thời, tuyên truyền ý thức cảnh giác , nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân; Tòa án nhân dân các cấp phải quán triệt tinh thần đảm bảo sự công minh của pháp luật, tăng cường hoạt động xét xử tránh tình trạng để án tồn đọng kéo dài, đảm bảo thi hành án đúng pháp luật. Và Tòa án nhân dân cần phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
II. NHẬN XÉT
1. Ưu điểm
* Về hình thức:
Lời lẽ tác giả sử dụng rõ ràng, sắc sảo, tỉ mỉ, chi tiết và dễ hiểu. Qua phần trình bày trong luận án chúng ta có thể thấy được trình độ phân tích, đánh giá, tổng hợp, chứng minh…của tác giả dựa trên các kiến thức về tội phạm học cũng như các lĩnh vực khác. Tác giả đã chứng tỏ khả năng cũng như trình độ và năng lực của mình trong việc suy luận các vấn đề một cách rõ ràng và chân thực nhất về các biện pháp phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội từ đó có thể cung cấp cho các cơ quan chức năng đánh giá được tình hình và thực hiện tốt công tác này một cách hiệu quả và phù hợp.
Trong luận án, tác giả đã phân chia bố cục, từng mục rõ ràng và cụ thể. Từ đó làm cho người đọc dễ nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn ý tác giả muốn đề cập. Giới hạn phần này phù hợp với những phần khác trong luận án.
* Về nội dung:
Trước hết, tác giả đã đưa ra khá đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các biện pháp đó hoàn toàn phù hợp với tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội.
Và tác giả đã đưa ra được cách hiểu của mình về khái niệm “ phòng ngừa tội phạm” ngay khi bắt đầu vào việc đưa ra các biện pháp. Tác giả đã hợp lý khi đưa ra hai hướng để thực hiện công tác phòng, chống tội phạm đó là:“ tập trung vào việc giải quyết tiến tới dần dần thủ tiêu những hiện tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện của tội cướp tài sản và ngăn chặn các vụ phạm tội cướp tài sản đang xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm tội”.
Đồng thời, tác giả đã tìm hiểu, phân tích một cách sâu sắc và tương đối cụ thể về những biện pháp từ các khía cạnh: kinh tế- xã hội; biện pháp giáo dục; tăng cường quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về an ninh trật tự; tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản….
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đạt được luận án của tác giả còn một số hạn chế như: Tác giả đã phân chia các mục quá nhỏ tạo cảm giác dàn trải. Và theo em ở phần mục 5.2 nên gộp luôn vào phần 6.3 và thay tên cho đề mục là “ Nâng cao vai trò của lực lượng Công an” như vậy thì sẽ dễ hiểu hơn.
Với tiêu đề tác giả đặt cho chương 4: Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản là chưa phù hợp. Vì cần lưu ý là cách tiếp cận, giải quyết tội phạm của tội phạm học khác với vấn đề tội phạm học của luật hình sự. Hơn nữa, tội phạm học không chỉ có quan hệ với luật hình sự mà còn có quan hệ mật thiết đến nhiều khoa học khác như triết học, nhân loại học, xã hội học….Do vậy, không thể sử dụng tiêu đề “ đấu tranh phòng, chống” mà cần thay thế thành “ phòng ngừa tội phạm” là một thuật ngữ chuyên ngành của tội phạm học và cũng là một nội dung chủ chốt của tội phạm học.
3. Đề xuất của cá nhân
Và sau khi tìm hiểu, theo em việc phân chia các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong luận án của tác giả có thể được trình bày như sau:
Phòng ngừa tội phạm là tổng thể các biện pháp khác nhau do các chủ thể phòng ngừa tội phạm tiến hành nhằm ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra hoặc xảy ra ít đi. Đây là hoạt động vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn cao, vì vậy hoạt động xây dựng các biện pháp phòng ngừa có thể được phân loại theo:
Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô. Đây là hoạt động phòng ngừa tội phạm có tính chất chiến lược, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong phạm vi quốc gia do cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Các biện pháp được tiến hành ở cấp độ vĩ mô có thể là:
Biện pháp kinh tế: Biện pháp này đòi hỏi phải khắc phục tình trạng yếu kém của nền kinh tế (nếu có), tăng cường cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, khắc phục tình trạng mù chữ, đói nghèo, thất nghiệp trong nhân dân…
Biện pháp chính trị, xã hội: đây là biện pháp nhằm hoàn thiện, củng cố bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với công dân, từ đó lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội góp phần thúc đẩy xã hội trật tự và phát triển.
Biện pháp văn hóa tư tưởng: đây là biện pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan, tổ chức và công dân. Đồng thời định hướng cho người dân sống có văn hóa, văn minh trong cộng đồng xã hội, hạn chế các tiêu cực nảy sinh.
Biện pháp tổ chức quản lý: Đây là biện pháp rất quan trọng vì nhà nước quản lý xã hội thông qua các cơ quan đại diện của mình trong các lĩnh vực. Nhà nước quản lý xã hội càng chặt chẽ, khoa học và công bằng thì hạn chế càng hiệu quả vi phạm và tội phạm nảy sinh trong xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này cũng như có cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan đó.
Các biện pháp pháp luật: Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật từng lĩnh vực nói riêng. Do vậy, việc thường xuyên rà soát các quy định hiện hành, kịp thời khắc phúc lỗ hổng của pháp luật bằng việc sửa đổi, bổ sung những quy định lỗi thời, bất cập, bổ sung quy định mới nếu thấy cần thiết. Cần nhớ rằng hệ thống pháp luật hoàn toàn là rào cản hữu hiệu trong việc ngăn chặn tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ: Phòng ngừa tội phạm không phải là việc riêng của các cơ quan ở trung ương hay ở các cơ quan chính quyền ở cấp cơ sở. Tùy theo quy mô cũng như tính chất của việc phòng ngừa tội phạm mà các cơ quan có thẩm quyền có thể xây dựng các chương trình, biện pháp phòng ngừa ở các cấp độ khác nhau từ cấp độ phạm vi quốc gia đến các cấp độ thấp hơn như phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh, huyện, xã phường, thị trấn, cum dân cư, tổ dân phố. Việc xây dựng các chương trình, biện pháp phòng ngừa tội phạm phải chú ý đến đặc điểm riêng về địa lý, dân cư, phong tục, tập quán trên từng địa bàn, lãnh thổ cũng như phải bám sát vào các vấn đề tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm trên các địa bàn, lãnh thổ đó.
Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành: Đây là hoạt động phòng ngừa tội phạm của các chủ thể khác nhau, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tội phạm xảy ra. Đây thực chất là những hoạt động phòng ngừa tội phạm khá cụ thể ở những lĩnh vực nhất định. Ví dụ hoạt động tuần tra của cảnh sát, dân phòng vào ban đêm; Việc lắp đặt camera ở các siêu thị, khách sạn….
Tuy không trình bày theo cách như trên nhưng tác giả luận văn cũng đã nêu khá đầy đủ những biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội. Nhưng bên cạnh đó, một số biện pháp tác giả nêu chưa thật đầy đủ và thiếu sót, còn có những biện pháp chưa đề cấp đến. Do vậy, em xin bổ sung thêm như sau:
Trong công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật cần phải tập trung hướng tới các đối tượng có tiền án, tiền sự, những người lang thang, các đối tượng mắc các tệ nạn xã hội. Cần giáo dục cho họ ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của mọi người, phổ biến cho họ biết