Theo Luật Cán bộ, công chức (2008), cán bộ cấp xã là người được bầu cử
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy
ban nhân dân (UBND), Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị -xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, để có cán bộ, công chức (CB, CC) giữ các chức danh trong hệ
thống chính trị (HTCT) ở xã, việc bầu cử, tuyển dụng là khâu chốtcuối cùng.
Nhưng đội ngũ đó có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng
và có sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ hay không lại phụ thuộc
vào yếu tố có tính quyết định: chất lượng nguồn do công tác tạo nguồn trước đó
mang lại. Phát hiện, thu hút, quy hoạch tạo nguồn tốt, số lượng nguồn phong
phú, đa dạng giúp cấp ủychủ độngchọn nguồn đủ số dư cho nhân sự bầu cử,
tuyển chọn thuận lợi, tránh được tình trạng hẫng hụt cán bộ, nhất là khi chuyển
giai đoạn cách mạng. Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóanguồn tốt, đội ngũ nguồn
sớm đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất thì công tác quy hoạch, bố trí, sử
dụng CB, CC sẽ chủ động.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác tạo nguồn
cán bộ. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước, việc chủ động phát hiện tài năng trẻ, cán bộ có triển
vọng đưa vào quy hoạch dự nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, xuất
thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ
dân tộc thiểu số (DTTS), cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần
chúng. được các cấp bộ đảng quán triệt sâu sắc và quyết liệt tổ chức thực hiện,
mang lại những chuyển biến tích cực về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức đảng ở nhiều địa phương, đơn vị trên cả nước.
2
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của cả nước, nơi cư trú của hơn 5,2 triệu
người, trong đó có gần 2 triệu người thuộc 46 DTTS (chiếm tỷ lệ 37,84% số dân).
Đội ngũ CB, CC cấp cơ sở hiện có trên 23.500 người, trong đó 26,8% là người
DTTS. Bên cạnh cán bộ người Kinh đến từ nhiều nguồn, đội ngũ cán bộ người
DTTS đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội
(KT-XH), giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là các xã có đông đồng
bào DTTS sinh sống. Đó là kết quả của quá trình tạo nguồn và xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở có kế hoạchcủa các cấp ủyđảng ở Tây Nguyên, đặc biệt là từ khi có
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng.
196 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh tây nguyên giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ BẠCH YẾN
TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ BẠCH YẾN
TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số́ : 62 31 23 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trương Thị Bạch Yến
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
Chương 1: TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28
1.1. Xã và nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các
tỉnh Tây Nguyên 28
1.2. Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các
tỉnh Tây Nguyên - khái niệm, phương thức và vai trò 54
Chương 2: NGUỒN VÀ TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY
NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
KINH NGHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76
2.1. Thực trạng nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở
các tỉnh Tây Nguyên hiện nay 76
2.2. Thực trạng tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu
số ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay 82
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐẨY MẠNH TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH TÂY
NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 113
3.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tạo nguồn cán
bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên
đến năm 2020 113
3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác tạo nguồn cán bộ,
công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên đến
năm 2020 121
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 174
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB,CC : Cán bộ, công chức
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
GS : Giáo sư
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
KT-XH : Kinh tế - xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
ThS : Thạc sĩ
TS : Tiến sĩ
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Luật Cán bộ, công chức (2008), cán bộ cấp xã là người được bầu cử
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy
ban nhân dân (UBND), Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, để có cán bộ, công chức (CB, CC) giữ các chức danh trong hệ
thống chính trị (HTCT) ở xã, việc bầu cử, tuyển dụng là khâu chốt cuối cùng.
Nhưng đội ngũ đó có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng
và có sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ hay không lại phụ thuộc
vào yếu tố có tính quyết định: chất lượng nguồn do công tác tạo nguồn trước đó
mang lại. Phát hiện, thu hút, quy hoạch tạo nguồn tốt, số lượng nguồn phong
phú, đa dạng giúp cấp ủy chủ động chọn nguồn đủ số dư cho nhân sự bầu cử,
tuyển chọn thuận lợi, tránh được tình trạng hẫng hụt cán bộ, nhất là khi chuyển
giai đoạn cách mạng. Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nguồn tốt, đội ngũ nguồn
sớm đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất thì công tác quy hoạch, bố trí, sử
dụng CB, CC sẽ chủ động.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác tạo nguồn
cán bộ. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước, việc chủ động phát hiện tài năng trẻ, cán bộ có triển
vọng đưa vào quy hoạch dự nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, xuất
thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ
dân tộc thiểu số (DTTS), cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần
chúng... được các cấp bộ đảng quán triệt sâu sắc và quyết liệt tổ chức thực hiện,
mang lại những chuyển biến tích cực về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức đảng ở nhiều địa phương, đơn vị trên cả nước.
2
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của cả nước, nơi cư trú của hơn 5,2 triệu
người, trong đó có gần 2 triệu người thuộc 46 DTTS (chiếm tỷ lệ 37,84% số dân).
Đội ngũ CB, CC cấp cơ sở hiện có trên 23.500 người, trong đó 26,8% là người
DTTS. Bên cạnh cán bộ người Kinh đến từ nhiều nguồn, đội ngũ cán bộ người
DTTS đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH), giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở cơ sở, nhất là các xã có đông đồng
bào DTTS sinh sống. Đó là kết quả của quá trình tạo nguồn và xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở có kế hoạch của các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên, đặc biệt là từ khi có
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
theo hướng CNH, HĐH, xét một cách toàn diện, đội ngũ CB, CC xã là người
DTTS ở Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít hạn chế. Số lượng, cơ cấu thành
phần, năng lực, trình độ, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cả đội ngũ chưa
đồng bộ. Khá phổ biến tình trạng cán bộ có trình độ thấp; năng lực bao quát,
quyết đoán trong chỉ đạo thực tiễn không cao; có nơi bắt đầu hẫng hụt cán bộ sau
khi lớp cán bộ trưởng thành trong kháng chiến nghỉ công tác... Thực tế đó tạo
nên trở ngại lớn cho việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở một địa bàn miền
núi chiến lược trọng yếu đông đồng bào DTTS sinh sống.
Những hạn chế đó có nguyên nhân từ việc tạo nguồn CB, CC xã là người
DTTS ở Tây Nguyên vừa qua còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, vận
động, xây dựng các phong trào hành động cách mạng tại các thôn, buôn nhằm
bồi dưỡng, rèn luyện, phát hiện quần chúng ưu tú là người DTTS hiệu quả còn
thấp. Công tác giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho học sinh, sinh
viên, công chức tập sự, cán bộ giữ vị trí thấp là người DTTS để chuẩn bị nguồn
cho công chức và cán bộ ở vị trí cao hơn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa
nguồn. Việc xây dựng chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh để thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao là người DTTS về các xã. Công tác phát triển đảng viên mới
người DTTS còn hạn chế, trong một thời gian dài còn có nhiều thôn, buôn chưa
có chi bộ đảng độc lập, thậm chí “trắng” đảng viên... Khắc phục những hạn chế,
3
yếu kém ấy là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, tôi chọn vấn đề “Tạo nguồn cán bộ, công
chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” làm đề
tài Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam, với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, thúc đẩy
việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên ngày một tốt hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tạo nguồn CB, CC xã
là người DTTS ở Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp
chủ yếu đẩy mạnh việc tạo nguồn đội ngũ này đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Khái quát tình hình Tây Nguyên, hệ thống chính trị các xã, đặc điểm, vai
trò của CB, CC và nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên.
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò tạo nguồn CB, CC xã
người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Đánh giá đúng thực trạng nguồn và công tác tạo nguồn CB, CC xã người
DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên, rút ra nguyên nhân của thực trạng, những kinh
nghiệm và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc
tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
* Đối tượng nghiên cứu của Luận án: là tạo nguồn CB, CC xã người
DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nước ta hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án khảo sát, nghiên cứu việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở
5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng.
4
- Thời gian nghiên cứu từ khi có Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước ra đời đến nay, phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
* Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác cán
bộ, công tác tạo nguồn cán bộ. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học có liên quan đã được công bố.
* Cơ sở thực tiễn: Luận án được nghiên cứu từ thực tiễn xây dựng đội ngũ
cán bộ nói chung, công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây
Nguyên nói riêng, được phản ánh trong các văn bản báo cáo, các bảng biểu
thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan
chức năng có liên quan, và kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Luận án được nghiên cứu trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên
ngành và chuyên ngành, như: lôgic-lịch sử, phân tích-tổng hợp, hệ thống, thống
kê-so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức tạo nguồn CB, CC xã người
DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong tạo nguồn CB, CC xã là
người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên những năm vừa qua.
- Đề xuất hai giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm đẩy mạnh tạo nguồn CB,
CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020: Một là, củng cố, phát triển
và giao trách nhiệm cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở giáo dục
- đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên tham gia tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. Hai
là, xây dựng, củng cố và phát huy vai trò HTCT xã, lực lượng người có uy tín trong
cộng đồng DTTS ở thôn, buôn trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS.
5
6. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo, giúp các cấp ủy đảng đẩy mạnh công tác tạo nguồn CB, CC xã là người
DTTS ở Tây Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ hoạt động nghiên cứu, học tập môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ
sở đào tạo khác, đặc biệt là các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện ở Tây Nguyên.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên
quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận
án gồm Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và 3 chương, 6 tiết.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có tạo nguồn cán bộ của đảng cộng sản
là vấn đề đã được trình bày trong nhiều tác phẩm kinh điển của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh; bài viết của các lãnh tụ của Đảng, Nhà
nước; công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong thời gian gần đây, có
thể tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án như sau:
I. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến công tác cán bộ và tạo nguồn
cán bộ nói chung
Công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam. Bài học mà V.I.Lênin từng tổng kết: “Trong lịch sử, chưa
hề có một giai cấp nào nắm được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được
trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có
đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [82, tr.473] trở thành mối quan tâm
hàng đầu của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Khi Đảng ta tiến
hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ khi Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ra đời (1997) đến nay, nhiều công trình
khoa học được triển khai, đề cập tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn công
tác cán bộ của Đảng.
Sách “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị đổi mới” (1998) của PGS,TS Trần Xuân Sầm (chủ biên) và sách
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2001) của Nguyễn Phú Trọng,
Trần Xuân Sầm là hai công trình nghiên cứu lớn, xác định rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn của chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta trong thời kỳ mới,
đặc biệt là những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ trong HTCT các
cấp. Theo các tác giả, việc xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ phải xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam và thế giới; phải căn cứ vào đường lối cán bộ của Đảng đã
7
được kiểm nghiệm từ cuộc sống; khai thác những nhân tố hợp lý về tiêu chuẩn
quan chức trong các vương triều phong kiến và chú ý đến đặc trưng của con
người Việt Nam truyền thống, đồng thời tham khảo kinh nghiệm và thành tựu
khoa học quản lý của các nước. Đây là những quan điểm rất đổi mới về công tác
cán bộ của Đảng, Luận án có thể kế thừa và vận dụng vào việc luận bàn về mục
tiêu tạo nguồn và đổi mới việc xây dựng tiêu chuẩn nguồn CB, CC xã người
DTTS phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của vùng Tây Nguyên.
Nhiều công trình khác như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09 “Xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” (2002-2004) của Bộ Nội vụ; sách “Xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” (2007) của Vũ Văn Hiền (chủ biên), Trần Quang Nhiếp,
Lê Đức Bình…; sách “Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”
(2011) của TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội)... tiếp tục đưa ra nhiều luận cứ khoa học của việc xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành nước ta. Qua đó, nhiều vấn đề được khẳng
định: về vị trí, vai trò nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng của cán bộ và
công tác cán bộ; về yêu cầu đức - tài, phẩm chất - năng lực của tiêu chuẩn cán bộ
đặt trong trong quan hệ với nhiệm vụ chính trị, với xu thế của thời đại; về trách
nhiệm của các cấp chủ thể, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, HTCT; về
quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH. Luận án có thể kế thừa
các kết quả nghiên cứu trên để vận dụng vào việc làm rõ vai trò của đội ngũ CB, CC
và những yêu cầu đặt ra trong tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên.
Bài viết “Công tác cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của
Đảng” (2004) của Vũ Văn Hiền và Tạ Xuân Đại (Hội thảo lý luận giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền -
kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc) khẳng định công tác
cán bộ của Đảng ta là vấn đề then chốt của nhiệm vụ then chốt; xây dựng đội
8
ngũ cán bộ chủ chốt là điều cốt lõi của vấn đề then chốt, vì vậy cần chuẩn bị
chiến lược cán bộ, với nội dung quan trọng là tạo nguồn, xây dựng quy hoạch và
chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục cán bộ.
Đối với hai khâu quan trọng của công tác cán bộ là đào tạo và luân chuyển,
có các công trình: Đề tài khoa học cấp Bộ (1998-1999) “Những căn cứ lý luận và
thực tiễn xác định nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi
đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay” do TS Trần Ngọc Uẩn
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ nhiệm, nhấn mạnh việc xây
dựng một chương trình phù hợp phải được coi là nội dung cốt lõi trong công tác
đào tạo cán bộ. Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2002)-07 "Cơ sở lý luận và thực tiễn
đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đạ hóa đất nước", chủ nhiệm PGS, TS Trần Đình Hoan lần đầu tiên bàn về công
tác luân chuyển với tư cách là khâu góp phần đào tạo cán bộ qua thực tiễn. Luân
chuyển gắn liền với quy hoạch, và có thể theo 3 hướng: luân chuyển ngang, trên
xuống, dưới lên. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi đi và nơi đến của
cán bộ luân chuyển đều được nhấn mạnh. Những vấn đề liên quan đến chế độ
chính sách hỗ trợ đời sống, điều kiện, phương tiện để hoàn thành tốt nhất nhiệm
vụ cũng là nội dung được tổng kết và đề xuất trong Đề tài. Những kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể giúp Luận án hoàn thiện hơn trong giải pháp đổi mới nội
dung tạo nguồn CB, CC xã, phần đổi mới công tác luân chuyển tạo nguồn.
Tạo nguồn cán bộ nằm trong phạm vi công tác cán bộ, nên có khá nhiều
công trình nghiên cứu bàn về nó, sử dụng thuật ngữ “tạo nguồn” trong tên công
trình, hoặc phạm vi rộng hơn là “xây dựng đội ngũ cán bộ”, trong đó có cán bộ
người DTTS, nhưng nhìn chung nội hàm khái niệm “tạo nguồn” chưa được minh
định. Tuyệt đại bộ phận các bài báo khoa học hiện nay đều xuất phát từ quan
niệm tạo nguồn cán bộ tập trung ở quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nguồn, nên
thực trạng và giải pháp cho tạo nguồn cũng hướng chủ yếu về nâng cao chất
lượng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tiêu biểu có: bài viết “Bộ đội
Biên phòng với việc tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số” của Thiếu tướng Võ
9
Trọng Việt (Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 15-2-2007); “Tạo nguồn cán bộ từ
đồng bào dân tộc thiểu số” của Nguyễn Văn Bình (Webside Quảng Nam online,
5-10-2009); “Nét mới trong tạo nguồn bí thư, chủ tịch xã phường ở Đồng Nai”
của Thủy Anh (Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 9-2009); “Hải Phòng tạo nguồn
cán bộ lãnh đạo trẻ” của Lê Xuân Lịch (Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 1-2010);
“Tạo nguồn lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng” của Bùi Văn Tiếng (Tạp chí Xây
dựng Đảng, tháng 4/2010) v.v.. Tuy còn hạn hẹp trong quan niệm và giải pháp tạo
nguồn, nhưng giá trị của các bài viết cho thấy bức tranh khá đa dạng về thực trạng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cùng những mô hình, kinh nghiệm hay, có thể
dùng làm cơ sở để xác định những nội dung trọng tâm, những vấn đề đặt ra trong
công tác tạo nguồn cán bộ trên bình diện chung và cho đề tài Luận án nói riêng.
Bên cạnh đó, một số đề tài khoa học, luận văn, luận án gần đây mở rộng
được phạm vi hoặc đi sâu vào một số nội dung tạo nguồn cán bộ cụ thể:
Tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ” (1998)
thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH.05, TS Đỗ Xuân Định có
bài “Vấn đề tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ” bàn về hai cách tạo nguồn: từ xa và
trực tiếp. Theo tác giả, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí là
cách tạo nguồn từ xa, còn việc đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn và phong trào
cách mạng của quần chúng để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, sàng lọc là cách tạo
nguồn trực tiếp từng loại cán bộ. Thực chất của tạo nguồn trực tiếp là “sự tiếp tục
đào tạo trong thực tiễn”, là “sự đào tạo trong quá trình sử dụng”, vì vậy cần sử dụng
đúng chuyên ngành đào tạo, bố trí công việc thích hợp, từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp. Trong tạo nguồn, không chỉ đòi hỏi cao về đạo đức, năng lực công tác
cán bộ, mà phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, khuyến khích lợi ích vật chất, bởi nó
“như là một tất yếu đi đôi với những giá trị tinh thần và việc bồi dưỡng lý tưởng
cách mạng”. Những tiếp cận mang tính khái quát này là gợi mở quan trọng cho