Luận án Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ

Mỗi dân tộc, do những đặc thù tự nhiên địa lý, đặc biệt là quá trình ứng xử, thích nghi với môi trường trong lịch sử tồn tại, phát triển của mình đã hun đúc nên truyền thống văn hóa riêng mang những giá trị bền vững mà ta hay gọi là bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lõi, cái tinh túy của tính dân tộc thể hiện ở mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống, là bằng chứng về bản lĩnh sáng tạo của mỗi dân tộc, là những kinh nghiệm ứng xử thông minh, khôn khéo, có hiệu quả trong quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, phân biệt rõ dân tộc này với dân tộc khác, thời kỳ này với thời kỳ khác. Trong từng thời kỳ, các yếu tố văn hóa giàu bản sắc đó được gìn giữ phát triển và được thể hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật của cuộc sống như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu và những giá trị nghệ thuật tiềm ẩn trong các công trình kiến trúc truyền thống cũng góp một phần quan trọng trong việc biểu hiện bản sắc văn hóa mỗi dân tộc. Xu thế toàn cầu hóa hiện nay là một quy luật khách quan, tất yếu cho sự phát triển của các nước trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động nhiều chiều đến văn hóa xã hội của từng quốc gia, quá trình này cũng đồng thời tạo ra hai xu hướng mâu thuẫn: một mặt phát triển giao lưu văn hóa, giới thiệu những giá trị tốt đẹp của văn hóa mỗi dân tộc ra thế giới, tiếp thu những giá trị tinh hoa của các nền văn hóa khác, mặt khác cũng tạo ra nguy cơ đồng nhất văn hóa, đánh mất bản sắc dân tộc.

pdf236 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------- Phạm Thị Ngân THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------- Phạm Thị Ngân THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Văn Đỉnh Hà Nội - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng Châu thổ Bắc Bộ“ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019 Tác giả luận án Phạm Thị Ngân ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... .i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH TRONG LUẬN ÁN ......................................... ..iv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG CTBB 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 14 1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 36 1.3. Khái quát về nhà ở truyền thống của người Việt vùng CTBB trong những giai đoạn lịch sử .. ...................................................................................................... ..46 Tiểu kết .................................................................................................................... 60 Chƣơng 2: ĐẶC TRƢNG THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT NOTT CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG CTBB ..................................................................... 64 2.1. Những đặc điểm cơ bản của nhà ở truyền thống .. ..................... 64 2.2. Những biểu hiện về công năng và hình thức của nhà ở truyền thống ................... 66 2.3. Nhận diện đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT ...................... 77 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng thẩm mỹ nội thất NOTT ................... 106 Tiểu kết .............................................................................................................. .....118 Chƣơng 3: PHÁT HUY GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY .............................. 123 3.1. Định hướng phát huy giá trị thẩm mỹ của nhà ở truyền thống trong thiết kế và xây dựng nhà ở nông thôn mới ............................................................................... 123 3.2. Một số kết luận và vấn đề bảo tồn, chuyển tải những giá trị đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT ............................................................................. 140 Tiểu kết .................................................................................................................... 155 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........ 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 172 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CTBB : Châu thổ Bắc Bộ H. : Hình KTS : Kiến trúc sư NCS NONT : NOTT NTNO : Nghiên cứu sinh Nhà ở nông thôn Nhà ở truyền thống Nội thất nhà ở Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục T. : Tập Tp. : Thành phố Tr. : Trang XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH TRONG LUẬN ÁN Bảng 1: Bảng kích thước phù hợp với nhân trắc học người Việt .............................. 133 Bảng 2: Thống kê sự biến đổi về các thành tố thẩm mỹ không gian nội thất nhà ở của người Việt vùng CTBB .................................................................................. ..142 H.1. Các dạng bố cục mặt bằng tổng thể của nhà ở truyền thống ............................. 55 H.2. Nhà 1 gian 2 chái .56 H.3. Nhà 3 gian ......................................................................................................... 56 H.4. Nhà 3 gian 2 chái. ............................................................................................... 56 H.5. Nhà 5 gian. ......................................................................................................... 56 H.6. Nhà 5 gian 2 chái. ............................................................................................... 56 H.7. Nhà ở nội tự ngoại khách. ................................................................................. 57 H.8. Nhà ở tiếp khách - thờ cúng. ............................................................................. 57 H.9. Nhà ở tiền tế hậu tự. .......................................................................................... 58 H.10. Nhà ở tiền khách hậu tự. ................................................................................. 58 H.11. Vì kèo nhà lều, nhà tạm . ................................................................................. 59 H.12. Vì kèo ba cột.................................................................................................... 59 H.13. Vì quá giang - kèo cầu ..................................................................................... 59 H.14. Vì kèo cầu - cánh ác .......................................................................................... 60 H.15. Vì kèo suốt - giá chiêng ..................................................................................... 60 H.16. Vì trước kèo - sau bẩy ....................................................................................... 61 H.17. Vì kẻ truyền - giá chiêng .................................................................................. 61 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi dân tộc, do những đặc thù tự nhiên địa lý, đặc biệt là quá trình ứng xử, thích nghi với môi trường trong lịch sử tồn tại, phát triển của mình đã hun đúc nên truyền thống văn hóa riêng mang những giá trị bền vững mà ta hay gọi là bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lõi, cái tinh túy của tính dân tộc thể hiện ở mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống, là bằng chứng về bản lĩnh sáng tạo của mỗi dân tộc, là những kinh nghiệm ứng xử thông minh, khôn khéo, có hiệu quả trong quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, phân biệt rõ dân tộc này với dân tộc khác, thời kỳ này với thời kỳ khác. Trong từng thời kỳ, các yếu tố văn hóa giàu bản sắc đó được gìn giữ phát triển và được thể hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật của cuộc sống như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấuvà những giá trị nghệ thuật tiềm ẩn trong các công trình kiến trúc truyền thống cũng góp một phần quan trọng trong việc biểu hiện bản sắc văn hóa mỗi dân tộc. Xu thế toàn cầu hóa hiện nay là một quy luật khách quan, tất yếu cho sự phát triển của các nước trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động nhiều chiều đến văn hóa xã hội của từng quốc gia, quá trình này cũng đồng thời tạo ra hai xu hướng mâu thuẫn: một mặt phát triển giao lưu văn hóa, giới thiệu những giá trị tốt đẹp của văn hóa mỗi dân tộc ra thế giới, tiếp thu những giá trị tinh hoa của các nền văn hóa khác, mặt khác cũng tạo ra nguy cơ đồng nhất văn hóa, đánh mất bản sắc dân tộc. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Hiện thực của ngành kiến trúc - nội thất Việt Nam đương đại là sự song hành của hai xu hướng: một là học tập và ứng dụng các xu hướng kiến trúc - nội thất đương đại thế giới vào điều kiện nước ta, hai là xu hướng của sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tính truyền thống trong kiến trúc - nội thất. Xu hướng thứ nhất là một xu hướng phản ánh yêu cầu của thời đại và là con đường phát triển tất yếu trong tương lai. Trong khi đó, xu hướng thứ hai là xu hướng khẳng định bản sắc dân tộc đảm bảo cho sự 2 tồn tại và phát triển của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trong thực tế, xu hướng thứ hai về mặt lý luận gặp sự lúng túng, về thực tiễn vẫn chỉ là sự tìm tòi và chưa hình thành hướng phát triển thích hợp. Hậu quả của xu hướng này dẫn đến những biểu hiện của “chủ nghĩa hình thức”, đó là sự coi nhẹ các yêu cầu sử dụng, sự phô trương hợm hĩnh về hình thức, là “nạn” mô phỏng hoặc nhại lại các phong cách và các kiểu dáng truyền thống một cách tùy tiện. Đã có một thời người ta quan niệm một cách đơn giản và thiển cận rằng bản sắc dân tộc trong kiến trúc Việt Nam là chỉ cần xuất hiện các thành phần, chi tiết mô phỏng của kiến trúc cổ như: mái ngói dốc, đầu dao, con tiện, các bờ nóc,... và bản sắc dân tộc trong không gian nội thất là trang trí theo các đề tài như tứ linh, tứ quý, bát bửu Có ý kiến khác cho rằng bản sắc dân tộc trong nội thất không nhất thiết phải là một đặc trưng nào đó thuộc hình thức bên ngoài của một kiến trúc, ngược lại nó là những nội dung súc tích và sâu sắc, được thể hiện một cách kín đáo, tế nhị, ở một vài khía cạnh nào đó như: tổ chức mặt bằng, tổ chức không gian, hoặc đôi khi chỉ hiện diện ở một dạng tiềm ẩn trong quan niệm, trong tinh thần thích ứng. Nếu như trong lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật luôn là nghệ thuật đi tiên phong trong các trào lưu, trong việc khẳng định xu hướng thời đại, cũng như trong việc gìn giữ và phát huy yếu tố văn hóa bản sắc dân tộc thì trong lĩnh vực kiến trúc – nội thất, yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố tiên phong trong việc giữ gìn bản sắc và tạo ra giá trị nghệ thuật cho các công trình kiến trúc - nội thất? Hướng đi nào là hướng đi đúng để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của kiến trúc - nội thất Việt nam trong giai đoạn hiện nay? Cách làm nào là đúng xu thế và phù hợp trong hoàn cảnh và điều kiện ở nước ta hiện nay? Trả lời các câu hỏi này chính là mục đích của luận án. Vùng châu thổ Bắc Bộ (CTBB) là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa lâu đời, đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trong tư cách ấy, văn hóa vùng CTBB có những nét đặc trưng chung của văn hóa 3 Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này, việc nghiên cứu các giá trị nghệ thuật trong kiến trúc cũng như nội thất của nhà ở truyền thống (NOTT) người Việt vùng CTBB có thể cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về kiến trúc - nội thất truyền thống Việt nam, giúp định hướng tốt hơn cho kiến trúc - nội thất hiện đại. Cho đến thời điểm hiện tại, qua tổng hợp tài liệu cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài viết khoa học... tương đối phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều góc cạnh liên quan đến kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung, NOTT người Việt nói riêng, các nghiên cứu này là nguồn tham khảo rất tốt cho những ai quan tâm đến kiến trúc truyền thống và NOTT Việt Nam. Tuy nhiên, điểm chung ở hầu hết các nghiên cứu này là tập trung nhiều vào góc độ kiến trúc, phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, mối quan hệ giữa văn hoá với kiến trúc trong quá trình phát triển của người Việt... mà chưa có những nghiên cứu đi sâu vào không gian nội thất, nghiên cứu về tổ chức không gian, về mối quan hệ giữa kiến trúc bên ngoài và không gian bên trong, nghiên cứu về các yếu tố thẩm mỹ nội thất... của các kiến trúc truyền thống này. NOTT của người Việt ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sinh tồn, qua các giá trị thẩm mỹ tiềm ẩn cũng đồng thời thể hiện được quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của người Việt, “văn hóa nhà ở” vùng CTBB do đó được các nhà nghiên cứu nhận định là một trong những đặc trưng nổi trội của nền văn hóa Bắc Bộ. Xuất phát từ những lý do ấy, luận án “Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ” tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu, xác định và hệ thống hóa những giá trị nghệ thuật tiêu biểu trong không gian nội thất NOTT vùng CTBB, phân tích và đánh giá những thành công đạt được lẫn những điều chưa được của việc ứng dụng các yếu tố này trong các công trình kiến trúc - nội thất Việt Nam hiện nay. Không chỉ dừng lại ở đó, đề tài luận án còn mong muốn tìm hiểu những biến đổi về mặt thẩm mỹ trong NOTT của người Việt - khu vực CTBB - qua các thời kỳ lịch sử, nhất là trong thời kỳ đất nước mở cửa và hội nhập, qua đó khắc họa được bức tranh toàn diện hơn về kiến trúc - nội thất nhà ở 4 truyền thống Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, hướng tới việc định hướng tốt hơn cho loại hình kiến trúc nội thất này ở Việt Nam - đặc biệt là ở khu vực nông thôn CTBB trong bối cảnh đương đại. Đây là một công việc có tính cấp bách giúp chúng ta nhận ra những bài học từ thực tế làm cơ sở lý luận cho hướng đi của kiến trúc - nội thất Việt Nam hôm nay và trong tương lai, đáp ứng xu hướng tất yếu của thời đại trong kiến trúc - nội thất là: kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Nếu khai triển thành công, có thể coi đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về các giá trị thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng CTBB dưới góc độ nhìn từ mối quan hệ tổng thể giữa kiến trúc và nội thất. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Xác định, nhận diện và hệ thống hóa những yếu tố thẩm mỹ đặc trưng của không gian nội thất NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB trong mối quan hệ với các điều kiện địa lý - nhân văn, lịch sử và văn hóa truyền thống của người Việt ở vùng này. - Xác định những yếu tố ảnh hưởng, những yếu tố bất biến và khả biến trong thẩm mỹ của không gian nội thất nhà ở nông thôn CTBB từ truyền thống đến hiện đại, từ đó đưa ra quan điểm định hướng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị thẩm mỹ cốt lõi và tích cực vào trong thiết kế, xây dựng nhà ở ở vùng nông thôn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Lựa chọn những lý thuyết làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài. - Nghiên cứu tổng quan NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB qua những giai đoạn lịch sử. - Nghiên cứu các đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB. - Nghiên cứu những yếu tố tác động đến kiến trúc - nội thất NOTT vùng CTBB (khí hậu, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, văn hóa - xã hội...). - Nghiên cứu những biến đổi của thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT 5 của người Việt ở nông thôn CTBB. - Nghiên cứu các giải pháp chuyển tải những đặc trưng thẩm mỹ cốt lõi, tích cực vào thiết kế nhà ở vùng nông thôn CTBB hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT của người Việt ở CTBB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là NOTT vùng CTBB. Xét về phạm vi vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các ý kiến đều cho rằng vùng CTBB là lưu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể xác định vùng CTBB bao gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng và một phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình... Do giới hạn về thời gian, khả năng tiếp cận và hiện trạng nhà ở truyền thống còn tìm thấy tại một số tỉnh nêu trên có nhiều điểm tương đồng, vì vậy luận án tập trung khảo sát chi tiết NOTT vùng nông thôn tại các địa điểm tiêu biểu có mật độ nhà truyền thống cao như sau: + Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. + Xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. + Xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội. + Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Tp. Hà Nội Tuy nhiên, để tìm hiểu sự biến đổi thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT của người Việt ở CTBB qua thời gian, luận án đã mở rộng phạm vi khảo sát ra cả khu vực nhà ở hiện đại của cư dân các tỉnh này. - Về mặt thời gian: qua khảo sát thì các kiểu nhà ở có kết cấu cột kèo của người Việt ở CTBB (loại nhà phổ biến trong các nhà ở truyền thống) được tìm thấy có niên đại lâu nhất vào khoảng những năm cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 và liên tục phát triển cho đến ngày nay. Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian 6 của luận án là những nhà ở truyền thống còn lưu giữ được của người Việt ở CTBB vào khoảng những năm 1800 cho đến nay. 3.3. Đối tượng khảo sát - NOTT của người Việt tại vùng CTBB, cụ thể là ở những địa phương NCS tiến hành nghiên cứu điền dã. - Các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về NOTT của người Việt nói chung và NOTT vùng CTBB nói riêng của các nhà nghiên cứu đi trước. - Tiêu chí lựa chọn đối tượng khảo sát *Giá trị kiến trúc nghệ thuật: Để đảm bảo các yếu tố kiến trúc-nghệ thuật có giá trị trong nghiên cứu, các đối tượng khảo sát (NOTT) phải đảm bảo về mặt kiến trúc: là loại nhà có khuôn viên riêng biệt, bố cục tổng thể và các hạng mục chính không bị thay đổi nhiều, phải còn giữ được những đặc trưng cơ bản của nhà truyền thống (hay có thay đổi nhưng về mặt cảm quan có thể nhận diện được các yếu tố nguyên thủy), kết cấu dạng cột kèo gỗ, về mặt hình thức còn lưu giữ được các chi tiết trang trí, vật liệu hoàn thiện hay các đồ đạc nội thất truyền thống. *Giá trị niên đại: Theo giới hạn về mặt thời gian như trên đã đề cập, các kiểu nhà ở có kết cấu cột kèo của người Việt ở CTBB được tìm thấy có niên đại lâu nhất vào khoảng những năm cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, để đảm bảo có một cái nhìn tương đối tổng quát sự phát triển về mặt thời gian, các đối tượng khảo sát được chọn lựa có thời gian hình thành khác nhau được chia làm 3 giai đoạn: trước 1954, 1954-1986 và từ 1986 đến nay. *Loại hình: Nhằm thu thập các yếu tố để phân biệt loại hình, các đối tượng được khảo sát cần phong phú về qui mô, cấu trúc và tổ chức không gian kiến trúc, kết cấu bộ vì kèo *Phân bố: Các khu vực khảo sát (theo 4 địa điểm tiêu biểu nêu trên) phân bố tương đối đồng đều trên các vùng ở châu thổ Bắc bộ. 7 4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận Khác với đa số các công trình nghiên cứu trước đây về đề tài này thường chọn phương pháp tiếp cận cụ thể, riêng biệt của từng chuyên ngành đơn lẻ như kiến trúc, mỹ thuật, dân tộc học, xã hội học... luận án “Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ” tiếp cận đề tài trên quan điểm của phương pháp liên ngành. Xuất phát từ việc nhận diện đối tượng như là một hiện tượng xã hội tổng thể, luận án sẽ lý giải các vấn đề nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như: mỹ học, triết học, văn hóa học, văn hóa dân gian (folklore) và các chuyên ngành nghệ thuật như kiến trúc, lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật học... nhằm giải quyết mục đích nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính của luận án bao gồm: - Phương pháp cấu trúc: Do số lượng đối tượng khảo sát nhiều và phạm vi thời gian của nhóm đối tượng khảo sát tương đối lớn, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho hiệu quả là rất quan trọng. Các nghiên cứu trước đây về đề tài dạng này thường chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp hay phương pháp nghiên cứu lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hay so sánh l
Luận văn liên quan