Luận án Thị trường du lịch thành phố Đà nẵng trong hội nhập quốc tế

Ngày nay, thị trường du lịch (TTDL) phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tập trung vào phát triển TTDL. Bởi, TTDL phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của mỗi nước. Vì thế, du lịch được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển TTDL Việt Nam đã có những bước phát triển mới, thị trường không ngừng mở rộng trong và ngoài nước, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước, TTDL phát triển góp phần mở rộng quy mô việc làm, tăng thu nhập. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao”. [24, tr.288]. Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành thành phố (TP) trực thuộc Trung ương, đến nay, Đà Nẵng đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. TP có nhiều lợi thế để phát triển TTDL. Sau hơn 20 năm phát triển TTDL Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc: Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, giai đoạn 2007-2016 là 21,93%, doanh thu du lịch bình quân đạt 29,6%, đóng góp 22,92% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển KT-XH của TP, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. [50]. Những kết quả đạt được của TTDL TP Đà Nẵng đã thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, làm thay đổi bộ mặt TP, vị thế của TP Đà Nẵng trong nước cũng như quốc tế ngày càng nâng cao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục khẳng định “phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch” là một trong ba khâu đột phá trong phát triển KT-XH của TP nhiệm kỳ 2015-2020.

pdf186 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường du lịch thành phố Đà nẵng trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HOA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HOA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRẦN HOA PHƯỢNG 2. TS. ĐỖ THANH PHƯƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, tháng 3 năm 2018 Tác giả luận án Phạm Thị Hoa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 10 1.3. Những vấn đề còn trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ về thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 17 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 18 2.1. Thị trường du lịch và các loại hình của thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 18 2.2. Yếu tố cấu thành thị trường du lịch, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của thị trường thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 25 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong nước về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế 49 Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2016 59 3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế 59 3.2. Thực trạng thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2016 67 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế 92 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 114 4.1. Bối cảnh và phương hướng phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 114 4.2. Giải pháp phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 121 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 158 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DNKD Doanh nghiệp kinh doanh HDV Hướng dẫn viên HHDL Hiệp hội du lịch GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản lượng (sản phẩm) quốc gia GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn KD Kinh doanh KDL Khu du lịch KT-XH Kinh tế-xã hội MICE Du lịch công vụ Sở VHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Thành phố TTDL Thị trường du lịch TTgCP Thủ tướng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân UNWTO World Tourism Organization - Tổ chức Du lịch Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức thương mại thế giới WTTC Hiệp hội du lịch thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Chi tiêu khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2014 72 Bảng 3.2: Quy mô nhân lực ở thành phố Đà Nẵng năm 2016 81 Bảng 4.1: Dự báo lượng khách đến Việt Nam giai đoạn 2020-2030 117 Bảng 4.2: Dự báo lượng khách đến Đà Nẵng giai đoạn 2017-2025 118 Bảng 4.3: Dự báo doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2017-2025 120 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng 63 Biểu 3.2: Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2016 64 Biểu 3.3: Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2000-2016 67 Biểu 3.4: Lượng khách nội địa đến Đà Nẵng so với cả nước giai đoạn 2000-2016 68 Biểu 3.5: Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng so với cả nước giai đoạn 2000-2016 70 Biểu 3.6: Hệ thống lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2016 76 Biểu 3.7: Các đơn vị kinh doanh lữ hành tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 2000-2016 77 Biểu 3.8: Trình độ nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng 2016 82 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, thị trường du lịch (TTDL) phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tập trung vào phát triển TTDL. Bởi, TTDL phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của mỗi nước. Vì thế, du lịch được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển TTDL Việt Nam đã có những bước phát triển mới, thị trường không ngừng mở rộng trong và ngoài nước, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước, TTDL phát triển góp phần mở rộng quy mô việc làm, tăng thu nhập. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao”. [24, tr.288]. Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành thành phố (TP) trực thuộc Trung ương, đến nay, Đà Nẵng đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. TP có nhiều lợi thế để phát triển TTDL. Sau hơn 20 năm phát triển TTDL Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc: Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, giai đoạn 2007-2016 là 21,93%, doanh thu du lịch bình quân đạt 29,6%, đóng góp 22,92% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển KT-XH của TP, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. [50]. Những kết quả đạt được của TTDL TP Đà Nẵng đã thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, làm thay đổi bộ mặt TP, vị thế của TP Đà Nẵng trong nước cũng như quốc tế ngày càng nâng cao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục khẳng định “phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch” là một trong ba khâu đột phá trong phát triển KT-XH của TP nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy vậy, TTDL ở thành phố Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và những lợi thế sẵn có. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, song so với cả nước chiếm tỷ lệ còn thấp, giai đoạn 2007-2016 chiếm 6,6% tốc độ tăng trưởng khách du lịch của cả nước. So với Quảng Ninh, số lượng khách du lịch đến Đà 2 Nẵng chưa cao, đặc biệt lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng còn thấp, năm 2016, tổng lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt 8,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 41,17%, trong khi đó, tổng lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng đạt 5,51 triệu lượt, khách quốc tế chiếm 29,09%. [50]. Đà Nẵng gần như là điểm trung chuyển của khách ra Huế hoặc vào Hội An, Nha Trang do cung ứng sản phẩm du lịch chưa thật phong phú, chưa khắc phục được tính thời vụ, còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc sắc, ấn tượng mang bản sắc riêng và có đẳng cấp quốc tế, thiếu các dịch vụ mua sắm giải trí hấp dẫn, đặc biệt thiếu các khu mua sắm, khu vui chơi và dịch vụ giải trí về đêm, trong nhà... Do không có nhiều sự lựa chọn nên khách thường lưu lại ngắn ngày (2-3 ngày), trong khi thời gian du khách lưu lại ở Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan) có thể lên tới 7 ngày, thậm chí 15-20 ngày. Mặt khác, môi trường kinh doanh (KD) du lịch chưa thực sự bền vững, nạn chặt chém, nâng giá dịch vụ du lịch, tình trạng ăn xin biến tướng, bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo du khách, vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh của các công ty du lịch chui trong và ngoài nước, những tour du lịch 0 đồng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động KD của các đơn vị KD du lịch TP. Hơn nữa, quá trình khai thác và phát triển du lịch đã phần nào dẫn đến tình trạng ô nhiểm môi trường, làm mất sự đa dạng sinh học, phá hủy môi trường sinh thái của TP. Bên cạnh đó, khi TTDL Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với TTDL khu vực và thế giới, đặc biệt năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức kinh tê thế giới (WTO) và năm 2015 gia nhập Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AEC) với những chính sách mới về du lịch đã tạo điều kiện cho các DN du lịch có quy mô lớn trong và nước ngoài sẽ đầu tư vào Đà Nẵng, do đó, sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp kinh doanh (DNKD) du lịch trên địa bàn TP. Vì thế, để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thách thức của cơ chế thị trường đưa TTDL TP phát triển cần có những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển TTDL TP Đà Nẵng theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của TP là yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch, luận án nghiên cứu những yếu tố cấu thành TTDL, các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng TTDL ở TP Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong thời gian tới, để du lịch Đà Nẵng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy KT-XH của TP phát triển nhanh, bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ: Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong hội nhập quốc tế bao gồm khái niệm TTDL, đặc điểm và vai trò của TTDL, các loại TTDL, các yếu tố cấu thành TTDL và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTDL, kinh nghiệm phát triển TTDL của một số nước và địa phương về phát triển TTDL TP Đà Nẵng có thể tham khảo. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng TTDL thành ở phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2016 trên các khía cạnh tình hình hình cung, cầu, giá cả, cạnh tranh của TTDL TP, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là, trên cơ sở đánh giá sát thực thực trạng TTDL TP Đà Nẵng đồng thời căn cứ vào chủ trương, đường lối phát triển TTDL của Đảng và Nhà nước, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu TTDL ở TP Đà Nẵng dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thị trường du lịch, các yếu tố cấu thành TTDL và mối quan hệ kinh tế của các yếu tố trên TTDL bao gồm quan hệ cung-cầu, hàng hóa du lịch, các chủ thể kinh tế tham gia trên TTDL, vấn đề giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập quốc tế. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề cung-cầu, giá cả và cơ chế vận hành của TTDL. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng cung ứng sản phẩm của các tổ chức KD du lịch, dịch vụ du lịch để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển trước yêu cầu đẩy mạnh hội nhập của nước ta. + Về không gian: Địa bàn TP Đà Nẵng của Việt Nam + Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2016. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về du lịch và phát triển TTDL. 4.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng trong việc phân tích hệ thống lý luận về TTDL trong hội nhập quốc tế và phân tích quá trình phát triển TTDL TP Đà Nẵng gắn với từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của TP và gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. + Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để khái quát những đặc điểm, vai trò của TTDL trong hội nhập quốc tế, nguyên nhân của những hạn chế của TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong việc phân tích hệ thống lý luận về TTDL trong hội nhập quốc tế và phân tích quá trình hình thành, phát triển TTDL TP Đà Nẵng gắn với từng thời kỳ, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của TP và gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở phân tích những yếu tố cấu thành TTDL, tác giả đã tổng hợp đưa ra những đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của thực trạng phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. + Phương pháp so sánh: luận án đi sâu nghiên cứu TTDL TP Đà Nẵng dưới góc độ nghiên cứu kinh tế chính trị. Nội dung phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế được so sánh, đối chiếu với việc phát triển của TTDL của một nước trên thế giới và một số địa phương trong nước nhằm rút ra kinh nghiệm cho phát triển TTDL ở Đà Nẵng. + Phương pháp thu thập số liệu: nhằm phục vụ việc chứng minh cho các luận điểm, các lập luận và nhận định, đánh giá về thực trạng phát TTDL TP Đà Nẵng 5 trong hội nhập quốc tế, luận án sử dụng thu thập số liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp: Thứ nhất, thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp, bao gồm: - Các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết, đề án, chiến lược, quy hoạch du lịch của TP và các nguồn số liệu thống kê về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất KD các doanh nghiệp DNKD du lịch trên địa bàn TP. - Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về DNKD du lịch, khách du lịch đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý và bản thân các DN... Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học: Mục đích điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin về cầu về hàng hóa, dịch vụ du lịch trên TTDL TP Đà Nẵng và việc cung ứng hàng hóa dịch vụ du lịch của cung trên TTDL TP Đà Nẵng. Đối tượng điều tra bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; các DNKD du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng. Phương pháp điều tra, tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 250 khách du lịch trong nước, 250 khách du lịch quốc tế và 65 DNKD du lịch trên địa bàn TP. Việc chọn mẫu của cuộc điều tra này là: đối với khách du lịch, phát phiếu điều tra ngẫu nhiên. Còn đối với các DN, chọn mẫu có phân loại, trên cơ sở danh sách bao gồm 1.297 DNKD du lịch (không kể hộ KD cá thể) được tổng hợp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, tác giả chọn 5% tương ứng với 65 DN để điều tra. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án tiếp cận vấn đề TTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, vì vậy kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, luận án đi sâu phân tích TTDL trong hội nhập quốc tế trên các phương diện yếu tố cấu thành, chủ thể kinh doanh trên TTDL cũng như vai trò của TTDL đối với sự phát triển KT-XH; luận giải những đặc thù của TTDL thể hiện qua quan hệ cung, cầu, giá cả, cơ chế vận hành và các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển TTDL của một số quốc gia và địa phương trong nước, luận án đã rút ra những bài học cho phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. - Luận án phân tích, nghiên cứu thực trạng TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. Phân tích những kết cấu của TTDL về vấn đề cung, cầu TTDL, hàng hóa, 6 dịch vụ du lịch, các chủ thể kinh doanh và cơ chế, giá cả vận hành TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập kinh tế. Từ những thành tựu, hạn chế, luận án đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến sự mở rộng và phát triển TTDL của TP. - Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển TTDL trên thế giới và trong khu vực cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đưa ra những phương hướng và mục tiêu phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế để làm luận cứ đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Những công trình nghiên cứu về TTDL của các tác giả nước ngoài đã trình bày tổng quát về quy hoạch tổng thể du lịch, công nghệ du lịch, khái niệm kinh tế du lịch, quan hệ cung cầu và cơ chế vận hành hoạt động KD du lịch và TTDL, trong đó tiêu biểu là các công trình: - John Ward, Phil Higson và William Campbell, “Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) [78]. Trong công trình này hai tác giả đi sâu nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí. Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí. - Martin Oppermann và Kye-Sung Chon, “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) [80]. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích vào các vấn đề: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930-1960, 1970-1985 và 1985-1993. Đặc biệt, công trình này, tác giả còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các KDL (KDL) vùng ngoại ô. - Kreg Lindberg và Donald E.Hawkins,“Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” [79]. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả đưa ra phương pháp (cách thức) quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các bước: Thứ nhất, đánh giá hiện trạng về tiềm năng du lịch; Thứ hai, khẳng định một trạng thái du lịch mong muốn và xác định các bước để đạt đến trạng thái đó; Thứ ba, viết văn bản chiến lược du lịch sinh thái. Đồng thời nhóm tác 8 giả còn đưa ra biện pháp để phát triển và thực hiện nguyên tắc chỉ đạo du lịch sinh thái cho các khu thiên nhiên hoang dã và cộng đồng lân cận... - G. Cazes-R. Lanquar và Y. Raynouard, “Quy hoạch du lịch” [81]. Cuốn sách đã phân tích một cách sâu sắc hiện trạng của việc kế hoạch hóa và quy hoạch du lịch; các mục tiêu của kế hoạch hóa và quy hoạch du lịch cũng như kỹ thuật kế hoạch hóa và quy hoạch du lịch. Từ đó, tác giả đưa ra quy hoạch du lịch ở vùng ven biển, ở miền núi và cả vùng nông thôn, ven đô. Trên cơ sở đó, tác giả có những đánh giá cũng như triển vọng của việc quy hoạch du lịch, đặc biệt nhấn mạnh đến việc quy hoạch tổng thể. - Dennis L.Foster, “Công nghệ du lịch” [75]. Tác giả đã xem công nghệ du lịch là ngành kinh tế đóng góp vào tăng trưởng lợi tức nhanh nhất trên toàn thế giới. Đặc biệt cuốn sách phân tích nghệ thuật và chiến lược bán c
Luận văn liên quan