Sức lao động là nguồn lực đầu vào quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất tạo
ra của cải vật chất của xã hội. Cùng với thị trường các nguồn lực khác, thị trường sức lao
động là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành và phát
triển thị trường sức lao động trong mối quan hệ tổng thể giữa các loại thị trường là cần
thiết khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Thị trường sức lao động là một bộ phận của thị trườngcung ứng các yếu tố
sản xuất. Quy mô, năng lực, trình độ tổ chức của thị trường sức lao độngtrực tiếp
ảnh hưởng đến khả năng cân đối giữa cung ứng sức lao động với các yếu tố sản xuất
khác, với đầu ra trong quá trình hoạt động của nềnkinh tế. Do vậy, sựphát triển của
hệ thống kinh tế luôn gắn với hiện trạng, khả năng thay đổi về quy mô, năng lực,
trình độ thị trường sức lao động trong từng thời kỳ.
Hiện trạng và khả năng biến đổi thị trường sức lao động phụ thuộc vào việc
tổ chức thị trường và cơ chế hoạt động của nó. Đó là tổ chức hoạt động của các chủ
thể tham gia thị trường theo những quan hệ thị trường tất yếu và theo cơ chế hoạt
động khách quan. Trong đó, sự tham gia, can thiệp của nhà nước với những nội
dung thích hợp vào tổ chức, cơ chế điều hành thị trường sức lao động là cần thiết
trong nền kinh tế thị trường. Sự can thiệp này nhằm hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt
động thị trường sức lao động và từ đó phát huy vai trò của nó trong quá trình phát
triển hệ thống kinh tế.
Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam đã từng bước hình thành,
phát triển thị trường sức lao động trong hệ thống thị trường cung ứng các yếu tố sản
xuất. Việc xuất hiện thị trường sức lao động -với vai trò nguồn cung ứng sức lao
động,đã tạo nên tác động tích cực đến nội dung phát triển kinh tế -xã hội của các
địa phương cũng như của cả nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, diễn biến của thị
trường sức lao động trong thời gian qua còn kháphức tạp, mang tính tự phát và phần
lớn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Diễn biến này không chỉ ảnh hưởng xấu
đến các nội dung phát triển kinh tế -xã hội mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị
trường sức lao động theo yêu cầu hình thành đồng bộ hệ thống thị trường trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
203 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường sức lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN DŨNG
thÞ trêng søc lao ®éng ë khu vùc
®ång b»ng s«ng cöu long
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN DŨNG
thÞ trêng søc lao ®éng ë khu vùc
®ång b»ng s«ng cöu long
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN KHẮC THANH
Hµ Néi - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Văn Dũng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SỨC
LAO ĐỘNG 6
1.1. Sách tham khảo và chuyên khảo 6
1.2. Luận án tiến sĩ và đề tài khoa học 15
1.3. Tạp chí 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƯỜNG SỨC
LAO ĐỘNG 21
2.1. Một số vấn đề chung về thị trường sức lao động 21
2.2. Thị trường sức lao động ở Việt Nam 45
2.3. Kinh nghiệm về phát triển thị trường sức lao động ở một số quốc gia
châu Á, một số vùng kinh tế của Việt Nam và bài học rút ra cho khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long. 50
Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 73
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến thị
trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 73
3.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của thị trường sức lao động khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long 83
3.3. Đánh giá chung về thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long 118
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
SỨC LAO ĐỘNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG ĐẾN NĂM 2020 127
4.1. Cơ sở định hướng, phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long 127
4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường sức lao động khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 132
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 167
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Dân số trung bình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2000 - 2011 85
Bảng 3.2: Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long 86
Bảng 3.3: Lao động từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời
gian nhất | tính theo lĩnh vực sản xuất 87
Bảng 3.4: Dân số khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc chia theo bằng cấp cao nhất 87
Bảng 3.5: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia
theo thành thị và nông thôn 88
Bảng 3.6: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 89
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động chia theo nghề nghiệp, năm 2011 90
Bảng 3.8: Số giờ làm việc trung bình trong tuần của lao động ở Đồng
bằng sông Cửu Long làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
chia theo ngành sản xuất kinh doanh chính 91
Bảng 3.9: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2011 91
Bảng 3.10: Di cư giữa các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước 94
Bảng 3.11: Kết quả xuất khẩu lao động của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 2003 - 2008 103
Bảng 3.12: Thu nhập và tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long 107
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức lao động là nguồn lực đầu vào quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất tạo
ra của cải vật chất của xã hội. Cùng với thị trường các nguồn lực khác, thị trường sức lao
động là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành và phát
triển thị trường sức lao động trong mối quan hệ tổng thể giữa các loại thị trường là cần
thiết khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Thị trường sức lao động là một bộ phận của thị trường cung ứng các yếu tố
sản xuất. Quy mô, năng lực, trình độ tổ chức của thị trường sức lao động trực tiếp
ảnh hưởng đến khả năng cân đối giữa cung ứng sức lao động với các yếu tố sản xuất
khác, với đầu ra trong quá trình hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, sự phát triển của
hệ thống kinh tế luôn gắn với hiện trạng, khả năng thay đổi về quy mô, năng lực,
trình độ thị trường sức lao động trong từng thời kỳ.
Hiện trạng và khả năng biến đổi thị trường sức lao động phụ thuộc vào việc
tổ chức thị trường và cơ chế hoạt động của nó. Đó là tổ chức hoạt động của các chủ
thể tham gia thị trường theo những quan hệ thị trường tất yếu và theo cơ chế hoạt
động khách quan. Trong đó, sự tham gia, can thiệp của nhà nước với những nội
dung thích hợp vào tổ chức, cơ chế điều hành thị trường sức lao động là cần thiết
trong nền kinh tế thị trường. Sự can thiệp này nhằm hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt
động thị trường sức lao động và từ đó phát huy vai trò của nó trong quá trình phát
triển hệ thống kinh tế.
Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam đã từng bước hình thành,
phát triển thị trường sức lao động trong hệ thống thị trường cung ứng các yếu tố sản
xuất. Việc xuất hiện thị trường sức lao động - với vai trò nguồn cung ứng sức lao
động, đã tạo nên tác động tích cực đến nội dung phát triển kinh tế - xã hội của các
địa phương cũng như của cả nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, diễn biến của thị
trường sức lao động trong thời gian qua còn khá phức tạp, mang tính tự phát và phần
lớn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Diễn biến này không chỉ ảnh hưởng xấu
đến các nội dung phát triển kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị
trường sức lao động theo yêu cầu hình thành đồng bộ hệ thống thị trường trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn này đã nảy sinh
yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về thị trường sức lao động đó là: Tổ chức thị
2trường sức lao động phù hợp với nội dung vận động phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và phù hợp với các khu vực kinh tế đặc thù nói
riêng, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên thực tế, thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã
được hình thành và từng bước phát triển. Sự phát triển thị trường sức lao động khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần vào việc phân bổ nguồn lực lao động
giữa các ngành, các địa phương một cách hợp lý; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động đúng hướng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long cũng luôn phát sinh những vấn đề bất cập cần giải quyết đó là:
- Quy mô dân số và nguồn lao động hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long tương đối lớn, chất lượng và cơ cấu lao động mặc dù có nhiều chuyển biến
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, gây
ra tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động nghiêm trọng;
- Hệ thống hỗ trợ giao dịch trên thị trường sức lao động còn nhiều hạn chế.
Các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm trong khu vực tuy nhiều về số lượng
nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, chủ yếu tập trung vào việc đào tạo nghề, xem
nhẹ chức năng tư vấn và giới thiệu việc làm. Hoạt động diễn ra trong các hội chợ
việc làm chưa đáp ứng nhu cầu tìm việc làm, tuyển dụng lao động của người lao
động và người sử dụng lao động;
- Hệ thống thông tin thị trường sức lao động chưa phát triển, chưa đáp ứng
được yêu cầu thị trường;
- Các dòng di chuyển lao động diễn ra thường xuyên, với quy mô và tần suất
lớn, đặc biệt là di chuyển giữa nông thôn - đô thị và di chuyển lao động từ khu vực
đi ra bên ngoài còn mang tính tự phát, trong khi công tác quản lý lao động tự do di
chuyển còn nhiều bất cập, dẫn tới bất ổn về an ninh - xã hội;
- Tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp rơi vào tình
trạng thiếu việc làm hoặc mất việc làm trong khi chưa có kế hoạch đào tạo, chuyển
nghề cho lao động;
- Các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động chưa được quan tâm
thích đáng: thu nhập còn thấp nhưng chi phí nhà ở, giá cả sinh hoạt cao là những rào
cản khiến lao động bỏ đi nơi khác làm việc, mâu thuẫn lợi ích, tranh chấp lao động
xảy ra thường xuyên.
3Chính những lý do nêu trên, vấn đề là làm sao để tổ chức thị trường sức lao
động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đảm bảo cung ứng lao
động, đáp ứng được nhu cầu lao động; đồng thời, giảm được khuynh hướng tự
phát, giảm những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường sức lao động đến việc phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực là rất cần thiết. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu
sinh chọn "Thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" làm
đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường sức
lao động, luận án tập trung phân tích, đánh giá diễn biến thị trường sức lao động
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển thị
trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hoá và phân tích cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về thị
trường sức lao động.
Thứ hai, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động
ở một số vùng kinh tế của cả nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong cho phát
triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường sức lao động khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long với những nét đặc thù. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất
một số giải pháp phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về thị trường sức lao động dưới góc độ kinh tế chính trị
học, chủ yếu là nghiên cứu quan hệ cung - cầu trên thị trường sức lao động và cơ
chế vận hành của nó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian : Nghiên cứu thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000
đến 2012, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020.
4- Về không gian: nghiên cứu thị trường sức lao động các tỉnh, thành khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Luận án nghiên cứu thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long dựa vào cách tiếp cận sau:
- Thị trường sức lao động Việt nam nói chung trong đó có thị trường sức lao
động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng là một loại thị trường
trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, nó được nghiên cứu, phân tích dựa trên những
quy luật kinh tế khách quan.
- Mục tiêu phát triển thị trường sức lao động là nhằm giải phóng sức sản xuất
của lao động, hợp lý hoá phân bổ lao động; do vậy phải đặt đối tượng nghiên cứu
trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận:
Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị học Mác -
Lênin, có tham khảo một số các lý thuyết kinh tế học, kinh tế phát triển; dựa trên
những quan điểm và đường lối đổi mới trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam, văn kiện Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến luận án.
Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của luận án.
Nghiên cứu thực tiễn:
Thực trạng hoạt động của thị trường sức lao động các tỉnh, thành khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long là đối tượng chính trong nghiên cứu thực tiễn của luận án.
Luận án đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời, tổng kết thực tiễn dựa trên sự
kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án.
Trong phân tích, đánh giá luận án sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để
thu thập ý kiến của người lao động về các vấn đề có liên quan. Do thời gian và kinh
phí luận án chỉ tiến hành khảo sát 600 lao động ở 6 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long là: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Đồng thời, luận án cũng sử dụng phương pháp chuyên gia để phỏng vấn 90 người làm
5cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long làm tư liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hoá lý luận về thị trường sức lao động dựa trên cơ sở kế thừa, tiếp
thu học thuyết giá trị - lao động của C.Mác, hệ thống lý thuyết về lao động và thị
trường lao động của các nhà kinh tế học và các công trình nghiên cứu để đưa ra khái
niệm về thị trường sức lao động.
- Định dạng khung lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ có liên quan
đến sự vận hành và phát triển thị trường sức lao động. Phân tích, đánh giá các nhân
tố tác động khách quan đến thị trường sức lao động và xây dựng hệ thống thể chế,
công cụ điều tiết thị trường sức lao động.
- Xuất phát từ kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động của một số
quốc gia châu Á và kết quả đạt được của thị trường sức lao động ở một số vùng
kinh tế của Việt Nam, luận án khái quát một số kinh nghiệm có khả năng vận dụng
để phát triển thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Luận án phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội có ảnh hưởng đến thị trường sức lao động và thực trạng hoạt động của thị trường sức
lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đưa ra những vấn đề cần giải
quyết đối với thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng thị trường sức lao
động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, luận án đưa ra cơ sở định hướng và đề
xuất 4 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường sức lao động ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
6Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
Thị trường sức lao động là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn quan
trọng của khoa học kinh tế, thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà khoa học ở mọi
trường phái, mỗi kỷ nguyên khác nhau, từ cổ điển, hiện đại cho đến ngày nay. Trong
đó, đã hình thành nhiều trường phái lý thuyết khác nhau về "hàng hoá sức lao động" và
"thị trường sức lao động", nhiều công trình nghiên cứu đến nay vẫn còn nguyên giá trị
và đang được tiếp tục nghiên cứu.
1.1. SÁCH THAM KHẢO VÀ CHUYÊN KHẢO
1.1.1. Các ấn phẩm nước ngoài
Vấn đề thị trường lao động được phôi thai từ việc nghiên cứu việc làm trong các
tác phẩm kinh điển của các nhà kinh tế học cổ điển như: A.Smith với tác phẩm "Nghiên
cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc", D.Ricardo với tác phẩm
"Những nguyên lý của kinh tế chính trị học". Các tác phẩm đã tạo dựng cơ sở khoa học
cho học thuyết về giá trị - lao động; đã đặt lao động vào trung tâm kinh tế và những
nghiên cứu khoa học; đã đưa ra những vấn đề quan trọng về sản xuất hàng hoá và thị
trường, về vấn đề cung - cầu lao động, về tiền lương và lợi nhuận, về sự tự điều tiết của
thị trường và sự can thiệp tối thiểu của nhà nước vào nền kinh tế,… Nội dung các tác
phẩm cho thấy, hệ thống thị trường đảm bảo sử dụng đầy đủ các nguồn lực, trong đó có
nguồn lực sức lao động. Việc làm đầy đủ là điều kiện của nền kinh tế thị trường, là sự
co giãn của hệ số giá và tiền lương. Những đòn bẩy điều tiết hoạt động của thị trường
như: lãi suất, sự co giãn của hệ số giá và tiền lương sẽ tạo điều kiện duy trì việc làm
đầy đủ. Có thể nói rằng, tư tưởng của A.Smith và D.Ricardo là sự khởi đầu cho quá
trình nhận thức khoa học về hàng hoá - sức lao động, về thị trường lao động.
Dựa vào lý thuyết về giá trị - lao động của các nhà kinh tế học cổ điển, C.Mác
đã nghiên cứu một cách sâu sắc các phạm trù như: “lao động”, “tư bản”, “giá trị”,
“giá trị thặng dư”, “bóc lột” và nhiều vấn đề khác. Vấn đề việc làm được C.Mác
nghiên cứu một cách chi tiết trong tác phẩm “Tư bản”. Lý thuyết việc làm trong học
thuyết kinh tế của C.Mác xuất phát từ ba luận cứ quan trọng đó là: Lý thuyết giá trị
thặng dư, lý thuyết tăng trưởng cấu trúc vốn hữu cơ, luật về dân số. Lý thuyết giá trị
thặng dư dựa trên cơ sở phân tích bản chất của sức lao động, từ đó, C.Mác nghiên
7cứu về hàng hoá sức lao động với tư cách là một loại hàng hoá đặc biệt trong quá
trình sử dụng nó có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đồng
thời, C.Mác cũng chỉ rõ tiền lương hay tiền công là giá cả của hàng hoá sức lao động.
Xuất phát từ tăng trưởng cấu trúc vốn hữu cơ, C.Mác chứng minh rằng: Kết quả của
tăng vốn một cách tương đối và tăng sản xuất xã hội thì cầu lao động lại bị giảm hoặc
là số lượng lao động làm thuê bị cắt bớt, tăng tương đối dân cư thừa không hoạt động
lao động - đó là thất nghiệp.
Khi lực lượng sản xuất xã hội phát triển, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề
mâu thuẫn phát sinh của quan hệ sản xuất, trong đó có quan hệ lao động; đã dẫn đến sự
ra đời hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhà khoa học kinh tế đương đại như:
Alfred Marshall với "Những nguyên lý của kinh tế chính trị học" với những ý tưởng về
phát triển nền kinh tế thị trường trơn tru, không khủng hoảng. Alfred Marshall cho
rằng, để đảm bảo việc làm thì vấn đề điều tiết cung - cầu lao động có ý nghĩa rất quan
trọng. Sự điều tiết cuối cùng của cầu lao động là cầu tiêu dùng, và sự điều tiết này được
thị trường thực hiện tự động hoàn toàn. Ông cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền
lương, việc làm và thất nghiệp và ủng hộ quan điểm kinh tế thị trường tự do. Nhà kinh
tế học J.M.Keynes với "Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ", công trình
nghiên cứu của J.M.Keynes đề cập đến vấn đề việc làm và mục đích cuối cùng là xác
định mức độ việc làm được quy định bởi những yếu tố nào. Ông nghiên cứu mối quan
hệ giữa cung - cầu lao động với tiền lương. Ông cho rằng, trong nền kinh tế thị trường
không có sự tự điều tiết cân bằng kinh tế. Vì vậy, cần phải có sự điều tiết kinh tế của
nhà nước vào dung lượng thích hợp của cầu mới đạt được tăng trưởng cao và đảm bảo
việc làm đầy đủ cho người lao động. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề việc làm của các nhà kinh tế học hiện đại như: Robert Lucas và
Thomas Sangent với "Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý", M.Friedman với "Khảo nghiệm về
kinh tế học thực nghiệm" hay "Lý thuyết về chức năng của tiêu dùng", P.Samuelson với
"Kinh tế học",... tiếp tục giải quyết những bức xúc của khoa học kinh tế về vấn đề việc
làm, về cung - cầu và tiền lương làm cơ sở cho việc nghiên cứu về thị trường sức lao
động với tư cách là một thị trường độc lập trong hệ thống thị trường nói chung của nền
kinh tế thị trường.
Thị trường lao động trở thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp khi kinh tế thị
trường phát triển đồng bộ hệ thống các loại thị trường, trong đó có thị trường sức lao
động. Những ấn phẩm của các nhà kinh tế học đương đại, được xem là có nhiều nội
8dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề của thị trường sức lao động như: “Kinh tế lao
động ngày nay. Lý thuyết và chính sách của nhà nước” của hai nhà khoa học người Mỹ
Erenberg Ronald và Smith Robert, với việc phân tích thị trường sức lao động thông qua
mối quan hệ cung - cầu với hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ việc làm được
điều tiết. Hay tác phẩm “Thị trường lao động và thất nghiệp: vấn đề lý thuyết, phương
pháp luận, điều tiết của nhà nước” của nhà kinh tế học Nga Plakxia.V.I, ấn phẩm chủ
yếu phân tích thị trường sức lao động dưới dạng một loại thị trường đặc biệt mà nội
dung của nó là thực hiện vấn đề mua bán loại hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt - sức lao
động, hay khả năng lao động của con người,…
Vấn đề thị trường lao động còn được nhiều học giả ở cả các nước phát triển, các
nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi quan t