Đảng ta đã khẳng định: “CB là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng; CTCB là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Xây dựng đội ngũ CB, nhất là CB cấp chiến lược là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành
thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng
đội ngũ CB là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”[71]. Thực tế cho thấy:
CB là nhân tố rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của sự nghiệp
cách mạng, của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thật vậy, CB giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong cơ quan, đơn vị,
nhưng CB lãnh đạo, quản lý còn giữ vị trí trọng yếu, then chốt hơn, do CB
lãnh đạo, quản lý là người đề ra mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hoạt động của
cơ quan, đơn vị và lãnh đạo, điều hành cơ quan, đơn vị đó thực hiện thành
công mục tiêu, kế hoạch đề ra. Do đó, chọn lựa nhân sự để bố trí giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định rất lớn
đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Chính vì tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo,
quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên các cơ quan, tổ chức nói chung và
chính quyền địa phương nói riêng phải chú trọng thực hiện, đảm bảo chọn lựa
được người có thực tài, có phẩm chất đạo đức tốt, để bố trí giữ vai trò lãnh
đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, vì người lãnh đạo giữ vai
trò trung tâm đoàn kết, hoạch định chiến lược phát triển và chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
207 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ NGỌC GIÀU
ĐỀ TÀI:
THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ NGỌC GIÀU
ĐỀ TÀI:
THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ
TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 9 34 04 03
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Trọng Điều
2. PGS. TS. Ngô Thành Can
HÀ NỘI, 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Ngoài các tài liệu tham khảo được thừa nhận, luận
án này không sử dụng ngôn ngữ, ý tưởng hay tài liệu gốc khác từ bất cứ ai.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu nêu trong
Luận án này là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả
nghiên cứu chưa được cá nhân, tổ chức nào công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam
đoan này./.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, xin trân trọng kính gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Trọng Điều và PGS. TS. Ngô Thành Can. Quý Thầy đã động viên,
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn
thành luận án và chương trình học. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn và trân
quý tình cảm, sự quan tâm, hỗ trợ của Quý thầy cô giáo, các giảng viên của
Học viện Hành chính Quốc gia. Quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi trong chương trình học nghiên cứu sinh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và toàn thể CC VC,
người lao động đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ và đặc
biệt là lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong việc cung cấp số liệu, hỗ trợ hoàn thiện bảng câu hỏi và tham gia trả
lời Phiếu khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên và
ủng hộ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu./.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ngọc Giàu
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6
4.1. Phương pháp luận .................................................................................................. 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
4.2.1. Phương pháp tra cứu, tổng hợp tài liệu ...................................................................................... 6
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi ........................................................................ 7
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................................................... 8
4.2.4. Phương pháp so sánh.................................................................................................................. 8
4.2.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích định tính và định lượng ........................................................ 8
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 8
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 8
5.2. Giả thuyết khoa học: .............................................................................................. 9
6. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 9
6.1. Về lý luận ................................................................................................................ 9
6.2. Về thực tiễn ........................................................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 10
7.1. Về mặt lý luận khoa học ....................................................................................... 10
7.2. Về ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 10
8. Cấu trúc của Luận án ................................................................................................ 11
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về cách thức tuyển chọn nhân tài vào khu vực công
.......................................................................................................................................... 12
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 13
iv
1.2. Các công trình nghiên cứu về thi tuyển lãnh đạo, quản lý .................................. 17
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 17
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 19
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................. 24
1.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 24
1.3.2. Những nội dung chưa làm rõ ........................................................................... 27
1.3.3. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện ...................... 28
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ
2.1. Những vấn đề chung về lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................................ 30
2.1.1. Quan niệm, yêu cầu, đặc điểm của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ......................... 30
2.1.2. Cơ cấu, số lượng của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ............................................... 33
2.1.3. Vị trí, vai trò của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ...................................................... 34
2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ....................................... 36
2.1.5. Điều kiện, tiêu chuẩn của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ....................................... 40
2.2. Cơ sở pháp lý về thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ........................................... 42
2.2.1. Khái niệm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................................. 42
2.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định, hướng dẫn của Nhà nước về
thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Sở ........................................................... 44
2.2.3. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở .................................. 47
2.2.4. Nội dung thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................................... 49
2.2.5. Quy trình thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở .................................................. 51
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ........................... 54
2.3.1. Những yếu tố khách quan ................................................................................. 54
2.3.2. Những yếu tố chủ quan ..................................................................................... 57
2.4. Kinh nghiệm về thi tuyển lãnh đạo, quản lý ......................................................... 62
2.4.1. Kinh nghiệm từ chế độ khoa cử thời phong kiến, điển hình là thời Lê sơ
(1428-1527) .................................................................................................................. 62
2.4.2. Kinh nghiệm thi tuyển cạnh tranh để chọn người tài vào khu vực công ở một
số quốc gia ................................................................................................................... 65
2.4.3. Kinh nghiệm trong tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng của
Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................. 70
2.4.4. Giá trị tham khảo ............................................................................................... 71
Chương 3 THỰC TRẠNG THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI CÁC
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Tổng quan về đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp Sở tại các tỉnh ĐBSCL ................ 74
3.1.1. Yêu cầu chung về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp Sở ....................... 74
3.1.2. Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp Sở tại các tỉnh ĐBSCL .................................. 75
3.1.3. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp sở ..................................... 77
v
3.2. Phân tích thực trạng thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh
ĐBSCL ............................................................................................................................ 84
3.2.1. Về thực hiện các nguyên tắc thi tuyển .............................................................. 84
3.2.2. Về nội dung thi .................................................................................................. 86
3.2.3. Về thực hiện quy trình tổ chức kỳ thi ............................................................... 88
3.2.4. Sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan .................................... 104
3.2.5. Các chức danh đã thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở ..................... 110
3.3. Đánh giá chung ...................................................................................................... 112
3.3.1. Những kết quả nổi bật đạt được ..................................................................... 112
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc .......................................................... 115
3.3.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, vướng mắc .................................... 120
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THI TUYỂN LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1. Định hướng về thi tuyển lãnh đạo, quản lý ......................................................... 124
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các
tỉnh ĐBSCL................................................................................................................... 127
4.2.1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thi tuyển lãnh
đạo, quản lý cấp Sở .................................................................................................... 127
4.2.2. Xác định thi tuyển là một hình thức để lựa chọn lãnh đạo, quản lý cấp Sở 130
4.2.3. Hoàn thiện thể chế thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................. 131
4.2.4. Chuẩn hóa nội dung, hình thức và phương pháp thi tuyển lãnh đạo, quản lý
cấp Sở ......................................................................................................................... 134
4.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy tham mưu và đội ngũ
CB, CC, VC ................................................................................................................ 136
4.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các kỳ thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ..... 140
4.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 141
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ .......................................................................... 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 3
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ...................................................................................................... 7
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN CỦA ĐẢNG ........................................... 9
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .......................................................................................... 13
PHỤ LỤC 01 ................................................................................................................... 13
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA........................................................ 13
PHỤ LỤC 02 ................................................................................................................... 14
vi
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .................................................................... 14
PHỤ LỤC 03 ................................................................................................................... 30
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................................................. 30
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Cải cách hành chính: CCHC;
- Cán bộ: CB;
- Công tác cán bộ: CTCB;
- Cán bộ, công chức, viên chức: CBCCVC;
- Chất lượng cao: CLC;
- Công chức: CC;
- Công nghiệp hóa: CNH;
- Đồng bằng sông Cửu Long: ĐBSCL;
- Kinh tế: KT;
- Hiện đại hóa: HĐH;
- Hội đồng nhân dân: HĐND;
- Nguồn nhân lực: NNL;
- Xã hội: XH;
- Ủy ban nhân dân: UBND;
- Viên chức: VC.
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Thứ tự Nội dung Ký hiệu Trang
1
Cơ cấu, chất lượng của đội ngũ CB lãnh
đạo, quản lý cấp sở thuộc khu vực ĐBSCL
Bảng 3.1 77
2
Đánh giá chất lượng của đội ngũ CB lãnh
đạo, quản lý cấp sở
Bảng 3.2 80
3
Thống kê nhu cầu bổ nhiệm và kết quả
thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh
đạo, quản lý của các tỉnh khu vực ĐBSCL
giai đoạn 2017 – 2022
Bảng 3.3 89
4
Thang điểm phần thi trình bày đề án đối
với một số chức danh cấp sở tại Bến Tre
Bảng 3.4 102
5
Tổng hợp kết quả thực hiện thí điểm thi
tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở
của các tỉnh ĐBSCL
Bảng 3.5 111
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Thứ tự Nội dung Ký hiệu Trang
1 Vai trò của người lãnh đạo, quản lý Hình 2.1 36
2
Quy trình thi tuyển chức danh lãnh đạo,
quản lý cấp sở
Hình 2.2 54
4 Yêu cầu về xây dựng đội ngũ CB, CC, VC Hình 3.1 74
5
Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các
tỉnh ĐBSCL
Hình 3.2 76
6
Phân tích điểm mạnh, yếu của đội ngũ CB
lãnh đạo, quản lý cấp sở
Hình 3.3 83
7
Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý đến thi
tuyển lãnh đạo, quản lý
Hình 3.4 106
8
Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống – lịch
sử đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý
Hình 3.5 107
9
Ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến thi
tuyển lãnh đạo, quản lý
Hình 3.6 108
10
Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức bộ máy và
đội ngũ CB đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý
Hình 3.7 109
11
Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến thi tuyển
lãnh đạo, quản lý
Hình 3.8 110
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta đã khẳng định: “CB là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng; CTCB là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị. Xây dựng đội ngũ CB, nhất là CB cấp chiến lược là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành
thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng
đội ngũ CB là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”[71]. Thực tế cho thấy:
CB là nhân tố rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của sự nghiệp
cách mạng, của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thật vậy, CB giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong cơ quan, đơn vị,
nhưng CB lãnh đạo, quản lý còn giữ vị trí trọng yếu, then chốt hơn, do CB
lãnh đạo, quản lý là người đề ra mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hoạt động của
cơ quan, đơn vị và lãnh đạo, điều hành cơ quan, đơn vị đó thực hiện thành
công mục tiêu, kế hoạch đề ra. Do đó, chọn lựa nhân sự để bố trí giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định rất lớn
đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Chính vì tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo,
quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên các cơ quan, tổ chức nói chung và
chính quyền địa phương nói riêng phải chú trọng thực hiện, đảm bảo chọn lựa
được người có thực tài, có phẩm chất đạo đức tốt, để bố trí giữ vai trò lãnh
đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, vì người lãnh đạo giữ vai
trò trung tâm đoàn kết, hoạch định chiến lược phát triển và chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong thời gian qua, tuy công tác cán bộ luôn được các cấp, các ngành
đặc biệt quan tâm thực hiện, nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn. Thực tế
vẫn còn xảy ra tình trạng lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nhiều
2
ngành, nhiều cấp mặc dù đúng quy định, đảm bảo quy trình, nhưng chưa chọn
đúng người đáp ứng được yêu cầu công việc. Hiện nay, vẫn còn nhiều trường
hợp CB lãnh đạo, quản lý các cấp năng lực công tác chưa tốt, chưa đáp ứng
yêu cầu, uy tín và phẩm chất đạo đức chưa cao, thiếu khả năng định hướng,
hoạch định chiến lược; chưa quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ,
chưa tạo được niềm tin, sự kết nối, gắn bó trong cơ quan, đơn vị; khả năng
lãnh đạo, quản lý còn hạn chế, chưa tạo được sự tín nhiệm cao trong tập thể;
kỹ năng xử lý công việc và quản trị nội bộ chưa đạt yêu cầu; thiếu tinh thần
trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chưa tận tâm, tận tụy với công việc; khả năng
bao quát, nhận định, đánh giá, dự báo tình hình chưa tốt, thậm chí có nhiều
trường hợp CB lãnh đạo, quản lý từ cấp cao đến cơ sở suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật phải bị xử lý kỷ luật, xử lý
trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, bị khai trừ đảng, bị phạt tù,
Từ thực tế đó đặt ra câu hỏi tại sao công tác CB luôn được Đảng, nhà
nước quan tâm, ban hành rất nhiều quy định để làm cơ sở thực hiện, quy trình
các bước chọn lựa nhân sự rất chặt chẽ, các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ,
nhưng vẫn chọn chưa đúng người có tài có đức để bố trí, bổ nhiệm giữ các
chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành? Vậy, mấu chốt của vấn đề
này đang nằm ở đâu? Nguyên nhân chủ yếu là gì? Do quy định hiện nay chưa
đầy đủ, rõ ràng, chưa chặt chẽ hay do cách thức, phương pháp thực hiện chưa
phù hợp, cần phải có sự trở bộ, đổi mới trong công tác CB?
Từ thực tế đó, soi rọi lại công tác bổ nhiệm CB lãnh đạo, quản lý hiện
nay được thực hiện theo phương thức lấy phiếu tín nhiệm theo quy hoạch CB
được phê duyệt đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tạo ra tâm lý trong chờ, ỷ lại
vào quy hoạch đã được duyệt, chú trọng tạo mối quan hệ