Luận án Thông điệp về gia đình trên ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Thủ đô và phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2017)

Trước nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị chuẩn mực con người và hệ giá trị gia đình Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, trách nhiệm đặt ra cho giới nghiên cứu là nghiên cứu nhận thức hệ giá trị phổ quát và cơ bản ở lĩnh vực rộng lớn là văn hoá, ở giá trị chuẩn mực của con người hiện đại và hệ giá trị của gia đình Việt Nam. Gia đình Việt Nam được coi là thiết chế xã hội cơ bản. thông qua các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng xã hội hoá, các giá trị, chuẩn mực văn hoá được đặc biệt coi trọng vì thiết chế này giữ vai trò cơ bản trong sự trao truyền sinh học và trao truyền xã hội hướng tới các mục tiêu phát triển. Chính vì lẽ đó, chủ đề về hôn nhân, gia đình trong những năm gần đây được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam bền vững, để thiết chế xã hội này giữ vai trò là hạt nhân cơ bản của sự phát triển. Đặc biệt là vai trò trung tâm của báo chí khi đưa thông tin về chủ đề này. Ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh được đặc trưng bởi dấu hiệu giới, công chúng đích là phụ nữ. Báo Phụ nữ Việt Nam là tờ báo trực thuộc Cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam, có đối tượng công chúng trong cả nước. Báo Phụ nữ Thủ đô là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, đối tượng công chúng ở thành phố Hà Nội và những vùng lân cận. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng công chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh và những vùng lân cận. Các yếu tố đặc trưng nhân khẩu xã hội của công chúng ở những khu vực này đã tạo nên những tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện thông điệp về gia đình. Điều này là yếu tố thuận lợi cho sự so sánh trong việc phân tích. Đó c ng chính là hàm ý của việc tác giả lựa chọn nghiên cứu thông điệp về gia đình trên 3 tờ báo này. Chiều cạnh giới c ng cho phép tờ báo có sự ảnh hưởng rộng không chỉ ở giới nữ. Ba tờ báo phụ nữ có nhiệm vụ cung cấp các thông điệp về gia đình trong đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, vai trò của phụ nữ trong cấu trúc xã hội và cơ bản là vai trò của phụ nữ đối với gia đình Chủ đề gia đình trở thành mối quan tâm luôn được những người làm báo coi trọng, trong đó, báo Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh là những biểu hiện cụ thể.

pdf200 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thông điệp về gia đình trên ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Thủ đô và phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2017), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ÁNH NGUYỆT THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRÊN BA TỜ BÁO: PHỤ NỮ VIỆT NAM, PHỤ NỮ THỦ ĐÔ VÀ PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2017) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ÁNH NGUYỆT THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRÊN BA TỜ BÁO: PHỤ NỮ VIỆT NAM, PHỤ NỮ THỦ ĐÔ VÀ PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2017) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Mai Quỳnh Nam HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Mai Quỳnh Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu không trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đây. Tác giả luận án Nguyễn Ánh Nguyệt LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ tại cơ sở đào tạo; của các lãnh đạo các cấp tại cơ quan công tác; nhiều nhà khoa học, đồng nghiệp, đồng môn, anh em bạn bè, gia đình Tôi trân trọng biết ơn tất cả. Tôi xin đặc biệt cảm ơn đến những cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây: Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Viện Báo chí, các nhà khoa học, các thầy cô giáo; các lãnh đạo, cán bộ Bộ phận Sau đại học và Bồi dưỡng, đã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên, thúc đẩy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án, hoàn thiện các thủ tục hành chính theo quy định. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn của tôi, PGS.TS. Mai Quỳnh Nam, người đã tận tình hướng dẫn, động viên - khích lệ, đặt niềm tin, chia sẻ những khó khăn và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, những người thầy, người đồng nghiệp, người bạn lớn luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích, động viên và tặng cho tôi tất cả những cuốn sách, tài liệu, công trình quý báu có liên quan khi biết tôi thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Ban Lãnh đạo Tạp chí Quản lý nhà nước cùng các đồng nghiệp luôn động viên, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình tôi làm việc, học tập và thực hiện luận án. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lòng biết ơn đến đại gia đình, người thân, anh chị em, bạn bè là động lực mạnh mẽ giúp tôi quyết tâm hoàn thành Luận án. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................... 12 1. Hướng nghiên cứu về truyền thông đại chúng ............................................... 12 2. Hướng nghiên cứu thông điệp truyền thông ................................................... 22 3. Hướng nghiên cứu thông điệp về gia đình ..................................................... 28 4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và đề ra hướng nghiên cứu cho luận án ....................................................................... 37 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRÊN BÁO CHÍ ................................................ 41 1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 41 1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 49 1.3. Cơ sở chính trị và pháp lý liên quan đến vai trò của báo chí trong truyền thông về gia đình ................................................................................................ 55 1.4. Vai trò của thông điệp về gia đình trên báo in ............................................ 60 1.5. Thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu .......................................................... 63 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRÊN BA TỜ BÁO: PHỤ NỮ VIỆT NAM, PHỤ NỮ THỦ ĐÔ VÀ PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 66 2.1. Thông điệp về giá trị hôn nhân .................................................................... 66 2.2. Thông điệp về chức năng gia đình............................................................... 75 2.3. Thông điệp về cấu trúc gia đình .................................................................. 83 2.4. Thông điệp về mối quan hệ trong gia đình .................................................. 88 2.5. Thông điệp về các yếu tố tác động đến gia đình ......................................... 92 CHƢƠNG 3. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRÊN BA TỜ BÁO: PHỤ NỮ VIỆT NAM, PHỤ NỮ THỦ ĐÔ VÀ PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................ 112 3.1. Số lượng tin bài ......................................................................................... 112 3.2. Chuyên mục và vị trí đăng tải .................................................................... 116 3.3. Đối tượng phản ánh, nguồn đăng tải trong bài viết .................................. 118 3.4. Thể loại đăng tải ........................................................................................ 122 3.5. Cách sử dụng tiêu đề thể hiện thông điệp .................................................. 127 3.6. Ngôn ngữ, hình ảnh thể hiện thông điệp ................................................... 132 CHƢƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRÊN BA TỜ BÁO: PHỤ NỮ VIỆT NAM, PHỤ NỮ THỦ ĐÔ VÀ PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........ 139 4.1. Những vấn đề đặt ra với thông điệp về gia đình trên ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 139 4.2. Giải pháp phát huy hiệu quả thông điệp về gia đình trên báo in, cụ thể là ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ......... 149 4.3. Bảo đảm các điều kiện nâng cao hiệu quả thông điệp về gia đình trên ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ................. 171 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 173 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các mối quan hệ trong gia đình ................................................................ 88 Bảng 3.1. Tương quan giữa báo và tỷ lệ đề cập đến vùng nông thôn – đô thị trong tin bài phân tích ....................................................................................................... 114 Bảng 3.2. Tương quan giữa báo và tỷ lệ đề cập đến vùng Việt Nam – Nước ngoài trong tin bài phân tích ............................................................................................. 115 Bảng 3.3. Vị trí tin bài được lựa chọn trong các tờ báo phân tích .......................... 117 Bảng 3.4. Tương quan tờ báo và đối tượng phản ánh trong tin bài ........................ 120 Bảng 3.5. Tương quan giữa báo và nguồn đăng tải ................................................ 121 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Giá trị hôn nhân được đề cập trong tin bài (%) .................................... 67 Biểu đồ 2.2. Giá trị tinh thần hôn nhân thông qua mối quan hệ vợ - chồng được đề cập (%) ...................................................................................................................... 68 Biểu đồ 2.3. Giá trị tinh thần hôn nhân thể hiện qua giá trị con cái được đề cập; n=461 (%) .................................................................................................................. 70 Biểu đồ 2.4. Giá trị vật chất trong hôn nhân được đề cập; n=687 (%) .................... 72 Biểu đồ 2.5. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời được đề cập (%) .................................... 74 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ tin bài đề cập đến số lượng chức năng gia đình n = 1497 (%) ......... 77 Biểu đồ 2.7. Tương quan báo phân tích và số lượng chức năng gia đình đề cập trong 1 tin bài, n = 1497 (%) .......................................................................... 78 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ tin bài đề cập đến chức năng gia đình, n=1072 (%) .................... 79 Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ tin bài đề cập đến số lượng thành viên gia đình, n=1497 (%) .... 84 Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ tin bài đề cập đến thành phần gia đình, n=1497 (%)................. 85 Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ tin bài đề cập đến thành phần gia đình hạt nhân kết hôn lần đầu, n=1014 (%) ................................................................................................................ 86 Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ tin bài đề cập đến hình thái gia đình, n=1497 (%) .................... 87 Biểu 2.13. Tỷ lệ tin bài đề cập đến các mối quan hệ gia đình, n=1497 (%) ............. 90 Biểu đồ 2.14. Tương quan báo phân tích và số lượng mối quan hệ gia đình đề cập trong 1 tin bài, n=1497 (%) ....................................................................................... 91 Biểu đồ 2.15. Các yếu tố tác động đến gia đình được đề cập trong tin bài, n=1497, (%) ............................................................................................................................. 90 Biểu đồ 2.16. Tương quan báo phân tích và tỷ lệ đề cập đến tác động của giá trị chuẩn mực đến gia đình, n=524, (%) ........................................................................ 94 Biểu đồ 2.17. Thông điệp về chiều cạnh tác động của giá trị, chuẩn mực đến gia đình được đề cập, n=524 (%) .................................................................................... 94 Biểu đồ 2.18. Tương quan báo phân tích và tỷ lệ đề cập đến tác động của các mối quan hệ xã hội của vợ/chồng đến gia đình, n=260 (%) ............................................. 98 Biểu đồ 2.19. Thông điệp về tác động của các mối quan hệ xã hội của vợ chồng đến gia đình được đề cập, n=260, (%) ............................................................................. 99 Biểu đồ 2.20. Thông điệp về tác động của tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đến gia đình được đề cập, n=260 (%) .................. 101 Biểu đồ 2.21. Tương quan báo phân tích và tỷ lệ đề cập đến tác động của biến đổi xã hội đến gia đình, n=407 (%) ............................................................................... 103 Biểu đồ 2.22. Tương quan báo phân tích và tỷ lệ đề cập yếu tố kinh tế tác động đến gia đình, n=270 (%)................................................................................................. 106 Biểu đồ 2.23. Thông điệp về tác động của yếu tố kinh tế đến gia đình được đề cập, n=270 (%) ................................................................................................................ 106 Biểu đồ 2.24. Thông điệp về các tác động khác đến gia đình được đề cập, n=654 (%) ........................................................................................................................... 109 Biểu đồ 3.1. Tin bài lựa chọn phân tích theo các báo, n=1497, (%) ............................. 113 Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa tờ báo và thể loại tin bài phân tích, n=1497 (%) ......... 124 Biểu 3.3. Tỷ lệ thể loại tin bài được phân tích, n=1497 (%) ................................... 125 Biểu đồ 3.4. Cách thể hiện tiêu đề tin bài, n=1497 (%) .......................................... 128 Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa tờ báo và đánh giá về cách thể hiện tiêu đề tin bài khảo sát, n=1497 (%) .............................................................................................. 128 Biểu đồ 3.6. Dạng tiêu đề phân tích trong tin bài, n=1497 (%) .............................. 134 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ảnh xuất hiện trong các tin bài, n=651 (%) ............................... 136 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 7 Hình 2. Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon [78]. ........................ 51 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BBĐG: Bất bình đẳng giới BĐG: Bình đẳng giới BLG: Bạo lực giới BLGĐ: Bạo lực gia đình XHCN: Xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình PNVN: Phụ nữ Việt Nam PNTĐ: Phụ nữ Thủ đô PNTPHCM: Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh CNXH: Chủ nghĩa xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là một thiết chế xã hội, có mối quan hệ tương tác với các thiết chế xã hội khác và có tác động to lớn đến sự phát triển xã hội. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, triển khai, thụ hưởng các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; là thiết chế quan trọng đảm bảo quy mô và chất lượng dân số thông qua chức năng sinh đẻ, giáo dục, và đầu tư phát triển nguồn lực con người. Gia đình là nơi giữ gìn và trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xã hội phát triển tạo điều kiện cho gia đình phát triển đồng thời, sự ổn định và phát triển của gia đình c ng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong thực tế, việc xây dựng, củng cố và phát triển gia đình tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định: “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Đồng hành trong tiến trình thực hiện khát vọng đó, nhất là trước mỗi bước chuyển của dân tộc, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là phải xây dựng được hệ thống các giá trị cốt lõi nhằm định hướng, đánh giá và điều chỉnh hành vi xã hội. Muốn vậy, phải xây dựng những chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, phù hợp với việc giữ gìn, phát huy giá trị gia đình, giá trị văn hoá, giá trị quốc gia - dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị truyền thống với giá trị thời đại, từ đó góp phần đạt mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình tại Mục 4, Điều 52-67, trong đó có điều 63: Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể là: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình. Quyết định số 45/QĐ- TTg ngày 13/1/2021 phê duyệt về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình 2 mới đến năm 2025 với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình Trước nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị chuẩn mực con người và hệ giá trị gia đình Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, trách nhiệm đặt ra cho giới nghiên cứu là nghiên cứu nhận thức hệ giá trị phổ quát và cơ bản ở lĩnh vực rộng lớn là văn hoá, ở giá trị chuẩn mực của con người hiện đại và hệ giá trị của gia đình Việt Nam. Gia đình Việt Nam được coi là thiết chế xã hội cơ bản. thông qua các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng xã hội hoá, các giá trị, chuẩn mực văn hoá được đặc biệt coi trọng vì thiết chế này giữ vai trò cơ bản trong sự trao truyền sinh học và trao truyền xã hội hướng tới các mục tiêu phát triển. Chính vì lẽ đó, chủ đề về hôn nhân, gia đình trong những năm gần đây được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam bền vững, để thiết chế xã hội này giữ vai trò là hạt nhân cơ bản của sự phát triển. Đặc biệt là vai trò trung tâm của báo chí khi đưa thông tin về chủ đề này. Ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh được đặc trưng bởi dấu hiệu giới, công chúng đích là phụ nữ. Báo Phụ nữ Việt Nam là tờ báo trực thuộc Cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam, có đối tượng công chúng trong cả nước. Báo Phụ nữ Thủ đô là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, đối tượng công chúng ở thành phố Hà Nội và những vùng lân cận. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng công chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh và những vùng lân cận. Các yếu tố đặc trưng nhân khẩu xã hội của công chúng ở những khu vực này đã tạo nên những tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện thông điệp về gia đình. Điều này là yếu tố thuận lợi cho sự so sánh trong việc phân tích. Đó c ng chính là hàm ý của việc tác giả lựa chọn nghiên cứu thông điệp về gia đình trên 3 tờ báo này. Chiều cạnh giới c ng cho phép tờ báo có sự ảnh hưởng rộng không chỉ ở giới nữ. Ba tờ báo phụ nữ có nhiệm vụ cung cấp các thông điệp về gia đình trong đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, vai trò của phụ nữ trong cấu trúc xã hội và cơ bản là vai trò của phụ nữ đối với gia đình Chủ đề gia đình trở thành mối quan tâm luôn được những người làm báo coi trọng, trong đó, báo Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh là những biểu hiện cụ thể. 3 Báo chí đã phản ánh, đưa tin về tình trạng gia đình Việt Nam một cách phong phú, đa chiều. Tuy nhiên, vấn đề gia đình cần được tiếp cận và nghiên cứu một cách khoa học, nhằm giúp các nhà truyền thông nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác truyền thông về vấn đề gia đình, đồng thời giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về nội dung thông điệp gia đình trên báo chí, bởi lẽ công chúng đều tiếp nhận thông tin các phương tiện truyền thông đại chúng và chịu ảnh hưởng của các thông điệp đến việc hình thành nhận thức, thái độ, hành vi của họ. Trong mô hình truyền thông (Lasswell, Claude Shannon, Weaver, David Berlo hay Charles Osgood), “thông điệp” được coi là một yếu tố quan trọng. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chúng, theo sơ đồ của Judith Lazar, nghiên cứu về thông điệp là một trong những nội dung tạo nên sự quan tâm phổ biến của giới nghiên cứu. Hơn nữa, nhiệm vụ của phương pháp phân tích thông điệp báo chí là cần thể hiện quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh ra thông điệp. Đề tài "Thông điệp về gia đình trên ba tờ báo: Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh" tập trung vào hướng nghiên cứu này với mong muốn phản ánh tình trạng gia đình được đăng tải trong ba tờ báo nói trên trong thời gian nghiên cứu xác định để phân tích, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả thông điệp về gia đình, góp phần xây dựng gia đình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thong_diep_ve_gia_dinh_tren_ba_to_bao_phu_nu_viet_na.pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdfTrang thông tin về những điểm mới của luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfTrang thông tin về những điểm mới của luận án (tiếng Việt).pdf
Luận văn liên quan