4.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, xu hướng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, ít carbon ngày càng trở nên cấp thiết. Các hoạt động, lĩnh vực xử lý ô nhiễm, BVMT và phát triển bền vững ngày càng trở thành những nội dung quan trọng, và là các ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia tại các khuôn khổ hợp tác đa phương, các diễn đàn và chương trình nghị sự toàn cầu. Điển hình như tổng vốn đầu tư quốc tế trong những năm gần đây vào các lĩnh vực thuộc SDG có sự gia tăng rõ rệt (UNCTAD, 2023) cho thấy đẩy mạnh tập trung cho lĩnh vực môi trường đang là xu hướng chung của các nền kinh tế trên thế giới.Bên cạnh đó, Việt Nam đã đặt ra các cam kết về BVMT kể từ COP26, tiêu biểu là mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần huy động tối đa các nguồn lực, trong đó cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nước ngoài cho ngành CNMT. Đây là ngành kinh tế đóng vai trò chủ chốt trong việc xử lý ô nhiễm và phát thải, là “hậu phương” vững chắc cung ứng nguồn lực cho hành trình tiến đến Net Zero của Việt Nam. Các dự án FDI trong ngành này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm, mà còn góp phần tạo ra công nghệ môi trường mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.Trong những năm gần đây, ngành CNMT đã hiện diện rõ hơn trong hệ thống chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước, phản ánh quan điểm và tầm nhìn của quốc gia về vai trò của ngành CNMT. Căn cứ “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025” (Quyết định số 192/QĐ-TTg năm 2017) và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP năm 2022, ngành CNMT được định hướng trở thành “một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước; từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh”.
207 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
NGUYỄN PHƯƠNG LINH
Hà Nội - 2025
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Linh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Minh
TS. Nguyễn Thị Việt Hoa
Hà Nội - 2025
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập dưới sự hướng
dẫn của hai giảng viên hướng dẫn. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực,
có quy trình, nguồn gốc thu thập tin cậy và hợp pháp. Kết quả nghiên cứu là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm với tính trung thực của toàn văn luận án.
Nghiên cứu sinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án tiến sĩ là hoàn thành một chặng đường học tập trên hành
trình dài học hỏi, bồi dưỡng kiến thức. Đến được cột mốc này, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến tất cả những ai đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai giảng viên hướng dẫn,
TS Nguyễn Quang Minh và TS Nguyễn Thị Việt Hoa, đã luôn tận tâm, chỉ bảo, hướng
dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên của Bộ môn Kinh tế và Quản
lý – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, các thầy cô trong các hội đồng bảo vệ luận
án các cấp, các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu, đã luôn nhiệt tình góp ý, giải đáp
thắc mắc, gợi mở hướng đi, để em có thể hoàn thiện tốt hơn luận án của mình. Trong
quá trình học tập, em đã nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện rất nhiều từ Ban lãnh
đạo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Sau Đại học, đặc biệt là PGS, TS
Tăng Văn Nghĩa và ThS Trần Thị Đoan Trang.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS Cao Thị Hồng Vinh, ThS Chu Thanh
Giang, cô Trần Thị Mai Phương, đã hết lòng giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm số
liệu, kết nối với các chuyên gia, để đi đến được kết quả cuối cùng của nghiên cứu.
Lời cảm ơn chân thành nữa xin được gửi tới Khoa Tiếng Anh Thương mại,
nơi công tác của nghiên cứu sinh. Các thầy cô đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho em rất
nhiều trong công việc.
Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình đã làm hậu phương vững chắc, tạo điều
kiện hết sức cho con hoàn thành được luận án này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, xin một lần nữa được cảm ơn các thầy, cô, anh, chị,
bạn bè đồng nghiệp đã nâng đỡ, chỉ bảo em trên suốt hành trình này.
Nghiên cứu sinh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
4.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 7
6. Kết cấu luận án ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG
NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 9
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến ngành công nghiệp môi trường ................. 9
1.1.1. Các nghiên cứu về xác định nội hàm ngành công nghiệp môi trường 9
1.1.2. Các nghiên cứu về giải pháp phát triển ngành công nghiệp môi trường
.......................................................................................................................... 12
1.1.3. Các nghiên cứu về thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường ......... 15
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài ............................................................................................ 19
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành công nghiệp môi trường .......................................................................... 23
iv
1.4. Đánh giá chung về các công trình công bố liên quan tới thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường và khoảng trống
nghiên cứu ........................................................................................................... 25
1.4.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 25
1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THU
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
MÔI TRƯỜNG........................................................................................................ 29
2.1. Khái quát về ngành công nghiệp môi trường ............................................ 29
2.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp môi trường .......................................... 29
2.1.2. Phân loại lĩnh vực hoạt động trong ngành công nghiệp môi trường . 32
2.1.3. Đặc điểm ngành công nghiệp môi trường ............................................ 35
2.1.4. Vai trò của ngành công nghiệp môi trường ......................................... 37
2.2. Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................. 40
2.2.1. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................... 40
2.2.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................. 43
2.2.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư .... 44
2.2.4. Khung lý thuyết liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .. 46
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghiệp môi trường ..................................................................................... 51
2.3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của UNCTAD ........................................................................................ 51
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................... 57
2.3.3. Đề xuất khung phân tích và mô hình nghiên cứu của luận án .......... 58
2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
môi trường của một số nước .............................................................................. 61
2.4.1. Vương Quốc Anh ................................................................................... 62
2.4.2. Hà Lan ................................................................................................... 67
2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ................................................ 71
v
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM .................. 74
3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam ............................................ 74
3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam ............................... 74
3.1.2. Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam ...................... 95
3.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi
trường tại Việt Nam .......................................................................................... 105
3.2.1. Quy mô vốn đầu tư .............................................................................. 105
3.2.2. Quy mô dự án đầu tư ........................................................................... 108
3.2.3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực ............................. 110
3.2.4. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác................................ 112
3.2.5. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn nhận đầu tư ......... 115
3.3. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp môi trường tại Việt Nam ....................................................................... 118
3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân .................................................................. 118
3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ....................................................................... 121
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................ 127
4.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
môi trường tại Việt Nam trong bối cảnh mới ................................................. 127
4.1 Định hướng ưu tiên cho các sản phẩm, thiết bị môi trường đang thiếu hụt
trong nước ...................................................................................................... 128
4.2 Định hướng tạo lập thị trường đầu ra cho sản phẩm của ngành công
nghiệp môi trường ......................................................................................... 128
4.3 Định hướng ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong
xử lý và tái chế chất thải rắn. ........................................................................ 129
vi
4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam trong bối cảnh mới ............... 130
4.2.1. Nhóm giải pháp về bảo đảm hiệu quả kêu gọi, ưu đãi đầu tư đối với
ngành công nghiệp môi trường .................................................................... 131
4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy định môi trường......................... 136
4.2.3. Nhóm giải pháp về bình ổn kinh tế vĩ mô .......................................... 138
4.2.4. Nhóm giải pháp về thúc đẩy công nghệ môi trường .......................... 140
4.2.5. Các giải pháp khác .............................................................................. 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 170
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
TT Tiếng Việt
tắt
1 BVMT bảo vệ môi trường
2 CNMT công nghiệp môi trường
3 CTR chất thải rắn
4 HHDVMT Hàng hóa và dịch vụ môi
trường
5 NĐTNN nhà đầu tư nước ngoài
6 UBND Ủy ban Nhân dân
Từ viết
TT Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
tắt
7 EPI Environmental Performance Chỉ số Năng lực quản lý môi
Index trường/ Chỉ số Hiệu quả môi
trường
8 Eurostat Statistical office of the Cơ quan thống kê Liên minh
European Union Châu Âu
9 FDI Foreign direct investment đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 FEM Fix effect model Mô hình tác động cố định
11 GLS generalized least squares bình phương tối thiểu tổng
quát
12 GMM generalized method of moment ước lượng thời điểm
13 ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại Quốc
tế
14 MNC multinational corporation công ty đa quốc gia
15 NDC Nationally Determined Đóng góp do quốc gia tự
Contributions quyết định
16 OECD Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển
operation and Development kinh tế
17 OLI Ownership - Location – lợi thế sở hữu – lợi thế địa
Internalization advantages điểm – lợi thế nội bộ hóa
18 OLS ordinary least squares ước lượng bình phương nhỏ
nhất
19 REM Random effect model Mô hình tác động ngẫu nhiên
20 R&D research and development nghiên cứu và phát triển
21 SDG Sustainable Development Mục tiêu phát triển bền vững
Goals
22 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
23 UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Trade and Development Thương mại và Phát triển
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các hướng nghiên cứu liên quan đề tài luận án ........................ 26
Bảng 2.1. Phân loại lĩnh vực ngành CNMT theo OECD .......................................... 34
Bảng 2.2. Khung các công cụ khuyến khích đầu tư vào ngành ................................ 62
Bảng 2.3. Tổng vốn FDI vào ngành CNMT tại Vương Quốc Anh theo đối tác đầu tư
................................................................................................................................... 64
Bảng 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đối với phát triển ngành CNMT ................ 75
Bảng 3.2. Mô tả biến độc lập và tác động kỳ vọng ................................................... 97
Bảng 3.3. Danh sách các nước có vốn FDI vào ngành CNMT tại Việt nam .......... 100
Bảng 3.4. Kết quả hồi quу OLS, FЕM, RЕM, GLS chо dữ liệu............................. 102
Bảng 3.5. FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam theo lĩnh vực (lũy kế các dự án còn
hiệu lực đến tháng 12 năm 2023) ............................................................................ 112
Bảng 3.6. 10 quốc gia/vùng lãnh thổ có tổng vốn đăng ký FDI vào ngành CNMT của
Việt Nam lớn nhất (lũy kế đến tháng 12 năm 2023) ............................................... 113
Bảng 3.7. FDI vào ngành CNMT Việt Nam phân theo đối tác .............................. 114
(luỹ kế đến tháng 12 năm 2023) .............................................................................. 114
Bảng 3.8. Tổng vốn FDI đăng ký vào ngành CNMT theo vùng địa lý .................. 117
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình a. Quy trình nghiên cứu luận án ......................................................................... 7
Hình 2.1. Các yếu tố của nước nhận đầu tư ảnh hưởng tới thu hút FDI ................... 52
Hình 2.2. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành CNMT
tại Việt Nam .............................................................................................................. 60
Hình 2.3. Tổng vốn FDI vào ngành CNMT tại Vương Quốc Anh ........................... 63
Hình 2.4. Tổng vốn FDI vào ngành CNMT tại Hà Lan ............................................ 67
Hình 3.1. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam .................................................................... 82
Hình 3.2. Tăng trưởng GDP theo giá so sánh 2010 của cả nước và ngành công nghiệp
môi trường ................................................................................................................. 84
Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu phân tích định lượng của luận án ......................... 100
Hình 3.4. Tổng số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 12 năm 2023) ....................................... 106
Hình 3.5. Vốn FDI đăng ký mới vào ngành CNMT tại Việt Nam ......................... 106
Hình 3.6. Cơ cấu FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam theo quy mô dự án ........... 109
Hình 3.7. Cơ cấu FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam theo khu vực .................... 116
Hình 3.8. Số dự án FDI mới vào ngành CNMT hàng năm ..................................... 118
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hiện trạng môi trường các quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển, đã xảy ra nhiều diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam,
những vấn đề như ô nhiễm không khí từ khí thải công nghiệp, giao thông vận tải; ô
nhiễm nước sông, hồ, nước bề mặt hay nước ngầm do xả thải không qua xử lý; suy
thoái đất, sử dụng đất không bền vững do phát triển đô thị thiếu kiểm soát và xử lý
chất thải rắn kém hiệu quả, đang tạo ra sức ép trực tiếp vô cùng lớn cho Chính phủ
quốc gia, chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế
trong việc giải quyết bài toán cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và
bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh môi trường sinh thái toàn cầu biến đổi phức tạp, tình hình đầu
tư quốc tế cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Những lo ngại về giá năng lượng, giá thực
phẩm leo thang và nhu cầu tăng cường an ninh năng lượng tại nhiều quốc gia đã góp
phần làm thay đổi xu hướng đầu tư quốc tế, với sự ưu tiên rõ rệt dành cho các lĩnh
vực thuộc Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong vài năm gần đây (UNCTAD,
2023). Cụ thể, xu hướng ghi nhận riêng trong giai đoạn 2021-2022, đầu tư quốc tế
vào Năng lượng sạch, Công nghiệp và phát triển hạ tầng, Thành phố và cộng đồng
bền vững (SDG 7,9,11) tăng 26% về tổng số dự án, đầu tư cho Nước sạch và vệ sinh
(SDG 6) tăng 20%, và cho Năng lượng tái tạo (SDG 13) tăng 8%. Thực tế trên cho
thấy, các dự án môi trường, các giải pháp bền vững, đang là xu hướng được các nhà
đầu tư trên thế giới hết sức quan tâm. Các quốc gia cũng đang nỗ lực tìm kiếm những
mô hình tăng trưởng bền vững trong đó môi trường là trung tâm thay vì những mô
hình kinh tế truyền thống thâm dụng tài nguyên trước đây.
Báo cáo Đầu tư quốc tế 2023 của UNCTAD cũng đã nhận định rằng, thu hút
đầu tư vào các lĩnh vực như hạ tầng môi trường hay hạ tầng năng lượng ở các nước
đang phát triển không chỉ là xu hướng nổi bật hiện nay mà còn là giải pháp quan trọng
để đối phó với những thách thức và thu hẹp khoảng cách năng lượng toàn cầu. Giữa
xu hướng nói trên, ngành công nghiệp môi trường (CNMT) là một trong số những
lĩnh vực hiện cần tập trung đẩy mạnh đầu tư quốc tế, đặc biệt là tăng cường thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phục vụ phát triển ngành với vai trò là “một ngành
kinh tế cung cấp các thiết bị, sản phẩm, công nghệ phục vụ yêu cầu về bảo vệ môi
trường”.
2
Không chỉ giúp giải quyết thách thức môi trường trong nước, thúc đẩy FDI
vào ngành CNMT còn là phương tiện giúp đạt được SDGs của Liên hợp Quốc theo
Chương trình Nghị sự 2030, hiện thực hóa những mục tiêu trong Đóng góp do quốc
gia tự quyết định (NDC) mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên
tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Với SDGs, có đến
6/17 mục tiêu (SDG 6,9,11,13,14,15) liên quan chặt chẽ đến tính bền vững của môi
trường. Với NDC, Việt Nam đặt ra các mục tiêu mạnh mẽ xoay quanh giảm phát thải
khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu, và chuyển dịch công bằng, đặc biệt với mục
tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Để hiện thực hóa được những
nhiệm vụ, mục tiêu nói trên, ngành CNMT của Việt Nam sẽ cần những tác động hỗ
trợ tích cực từ vốn tư nhân nước ngoài.
Trước hết, đối với lĩnh vực môi trường, nơi mà tính bền vững và quy hoạch
dài hạn là rất quan trọng, sự cam kết lâu dài của các NĐTNN theo hình thức FDI sẽ
giúp hình thành các giải pháp và hạ tầng môi trường lâu dài, góp phần đảm bảo phúc
lợi môi trường của quốc gia. Thứ hai, các NĐTNN thường chủ động về mạng lưới,
kênh phân phối và tiếp cận thị trường toàn cầu, vì vậy các công ty môi trường nội địa
cũng có thêm cơ hội hợp tác, liên kết, tận dụng thế mạnh về mạng lưới phân phối này,
để từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và giao thương các sản
phẩm và dịch vụ môi trường. Trong tiến trình này, FDI vào ngành CNMT trong nước
sẽ cung cấp nguồn lực tài chính, đồng thời hỗ trợ thực hiện các hoạt động nghiên cứu,
đổi mới và áp dụng các công nghệ, thiết bị và sản phẩm môi trường. Năng lực vận
hành và tính cạnh tranh của ngành CNMT tại các địa phương cũng được nâng cao
nhờ chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và quản lý thông qua
FDI. Như vậy, sự cần thiết và vai trò của thu hút FDI vào ngành CNMT trên hết nằm
ở việc phát triển công nghệ xử lý rác thải trong nước trở nên tiên tiến, tiệm cận hơn
với quốc tế, thay vì chỉ đơn thuần giải quyết bài toán về vốn để có thêm lực lượng
doanh nghiệp xử lý ô nhiễm, bởi đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể được huy
động để đảm nhận khía cạnh này. Cuối cùng, các dự án FDI trong lĩnh vực môi trường
còn tạo ra cơ hội việc làm, trải rộng trên nhiều hoạt động khác nhau như quản lý, sản
xuất, cung ứng dịch vụ, R&D,... từ đó nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cho ngành CNMT, phục vụ công tác BVMT. Mặc dù FDI vào ngành
CNMT có những lợi điểm rõ ràng, và Nhà nước cũng đã có chủ trương xã hội hóa
công tác môi trường, song kết quả thu hút FDI của ngành còn rất khiêm tốn, thậm chí
3
không đáng kể khi so sánh với các ngành kinh tế khác. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2024), tổng vốn FDI luỹ kế vào ngành CNMT tính đến hết năm 2023 là hơn 3,1 tỷ
USD, chỉ chiếm 0,67% tống vốn FDI cả nước, và ít hơn rất nhiều so với ngành Công
nghiệp chế biến, chế tạo (283 tỷ USD); sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà
(40 tỷ USD), Xây dựng (10,9 tỷ USD); Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy
(10,9 tỷ USD). Theo số liệu báo cáo của Tổng Cục Thống kê (2023), khối doanh
nghiệp CNMT trong nước hầu hết có quy mô hoạt động và quy mô vốn rất nhỏ. Hơn
50% là các doanh nghiệp CNMT có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng (1194 doanh nghiệp),
thậm chí chỉ 75 doanh nghiệp (chiếm khoảng 3,1%) có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng.
Mấu chốt của việc thu hút FDI vào ngành CNMT trong nước không thể chỉ
dừng lại ở kêu gọi về mặt chủ trương chính sách hiện tại, mà còn cần xuất phát từ
nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào ngành CNMT đang diễn ra, rà soát phân tích
chính sách vĩ mô và kết hợp tìm hiểu, đánh giá các yếu tố thu hút FDI vào ngành
CNMT tại Việt Nam để từ đó rút ra các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút
FDI cho ngành. Tại Việt Nam, ngành CNMT còn khá non trẻ và mới ở giai đoạn đầu
của quá trình phát triển. Các nghiên cứu hay báo cáo trong nước hiện mới chỉ tiếp cận
ở góc độ làm rõ bức tranh tổng quan về ngành CNMT, phân tích thực trạng phát triển
của ngành, hoặc thảo luận những cơ hội, khó khăn, thách thức và giải pháp tổng thể
đối với việc phát triển ngành; trong khi đó, rất ít nghiên cứu tập trung cụ thể vào tìm
kiếm giải pháp cho thu hút FDI vào ngành CNMT quốc gia.
Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển ngành CNMT là nhiệm vụ quốc
gia (Quyết định 1030/QĐ-TTg) và đặt mục tiêu cho ngành CNMT là không chỉ đáp
ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước, mà còn phải tiến tới xuất khẩu các
công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh
(Quyết định 192/QĐ-TTG năm 2017). Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu mà
Chính phủ đề ra, cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam về SDG và NDC, việc
tăng cường nguồn vốn nước ngoài cho ngành CNMT sẽ đóng vai trò là công cụ quan
trọng, và tập trung nghiên cứu về thu hút FDI vào ngành CNMT là tiền đề cần thiết
để nắm giữ được công cụ này. Với những căn cứ nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường
tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
4
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực
nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam trong bối cảnh mới,
khi Việt Nam đã đặt ra mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và nhiều cam kết quốc tế
ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng với đó là xu hướng thế giới đang tập trung nhiều
hơn cho các hoạt động phục vụ BVMT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định sẽ thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa và hoàn thiện những lý luận về ngành CNMT và thu hút FDI vào
ngành CNMT.
- Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan và cơ sở lý luận về thu hút
FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam.
- Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về thu hút FDI vào ngành CNMT và rút ra bài học
kinh nghiệm.
- Dựa trên cơ sở lý luận, xác định khung phân tích nhằm đánh giá tác động của các
yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam.
- Phân tích kết quả thu hút FDI vào ngành CNMT theo các tiêu chí về tổng vốn
đăng ký, quy mô dự án, theo lĩnh vực, theo nước đối tác, và theo khu vực đầu tư.
- Đánh giá những thành tựu, tồn tại của kết quả thu hút FDI nêu trên; lý giải những
nguyên nhân dẫn đến các thành tựu và tồn tại đó, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng
và kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia.
- Đề xuất các giải pháp gắn kết thực tiễn nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành
CNMT tại Việt Nam.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Tình hình thu hút FDI vào ngành CNMT của một số quốc gia tiêu biểu trên thế
giới đang diễn ra như thế nào và những kinh nghiệm nào từ các quốc gia có thể
áp dụng cho Việt Nam là gì?
- Tình hình thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam như thế nào?
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam
như thế nào?
- Những giải pháp nào là cần thiết và phù hợp để tăng cường thu hút FDI vào ngành
CNMT tại Việt Nam?
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận
và thực tiễn của ngành CNMT, FDI vào ngành CNMT, và các yếu tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: luận án nghiên cứu từ năm 2004 – 2023. Lý do luận án lựa chọn
mốc thời gian từ năm 2004 vì FDI vào lĩnh vực môi trường trong nước trước đó chưa
đáng kể. Kể từ 2004, các dự án FDI ngành CNMT được ghi nhận khá liên tục, liên
tiếp hàng năm đều có dự án đăng ký mới. Ngay sau đó, năm 2005 là mốc thời gian
quan trọng đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Đây là thời điểm Việt Nam đàm phán nước rút chuẩn bị gia nhập WTO, đồng
thời cũng đàm phán ký kết một số FTA thế hệ mới, trong đó có các yêu cầu cao về
môi trường. Ngoài ra, năm 2005 cũng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi Quốc hội
Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ 1/7/2006. Luật đã đặt
nền móng cho ngành CNMT Việt Nam khi quy định “hình thành và phát triển ngành
công nghiệp môi trường” là một nội dung thuộc chính sách của Nhà nước về bảo vệ
môi trường.
- Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận vĩ mô từ phía quản lý Nhà nước, luận án
nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào CNMT trong nước thông qua xem xét, đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng. Cụ thể, kết quả thu hút FDI được phân tích theo các tiêu chí là
tổng vốn đăng ký, quy mô dự án, theo lĩnh vực, theo nước đối tác, và theo khu vực
đầu tư. Trong phạm vi luận án này, FDI thuộc ngành CNMT được giới hạn trong bốn
lĩnh vực chính là: (i) khai thác, xử lý và cung cấp nước; (ii) thoát nước, xử lý nước
thải; (iii) thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu; (iv) xử lý ô nhiễm và
hoạt động quản lý chất thải khác.
- Về không gian: luận án nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào ngành CNMT
trong nước, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm chính sách của hai quốc gia tiêu biểu là
Vương Quốc Anh và Hà Lan, nhằm rút ra những bài học thực tiễn, đóng góp vào đề
xuất giải pháp có thể áp dụng cho bối cảnh Việt Nam.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Căn cứ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh sẽ xem
xét các cơ sở lý thuyết như sau cho luận án:
6
- Lý thuyết chiết trung của Dunning và khung phân loại các yếu tố ảnh hưởng
tới thu hút FDI của UNCTAD (1998) được sử dụng làm căn cứ luận giải, phân tích
thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành CNMT. Dựa trên lý thuyết
này, luận án ứng dụng mô hình trọng lực nhằm phân tích định lượng tác động của các
yếu tố ảnh hưởng nói trên.
- Hiện nay trên thế giới chưa có một khái niệm chung và thống nhất về định
nghĩa ngành CNMT, cũng như cơ cấu, đặc điểm của ngành. Do đó, trong khuôn khổ
của luận án, quan điểm và cách tiếp cận của quốc tế đối với ngành CNMT, tiêu biểu
là của OECD và WTO, sẽ được kế thừa và phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
để luận giải các nội dung của đề tài như sau:
- Nghiên cứu định tính: là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, được sử dụng
xuyên suốt luận án, nhằm phân tích thực trạng thu hút FDI của ngành CNMT, và
những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thu hút nói trên. Cụ thể, nghiên cứu sinh tiến
hành nghiên cứu tại bàn, tổng quan tài liệu nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu,
những hướng đi của luận án (Chương 1); tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, phân tích
- tổng kết kinh nghiệm, nhằm xây dựng cơ sở lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm thực
tiễn gắn với đề tài (Chương 2); phân tích số liệu thứ cấp thông qua diễn giải, quy nạp,
so sánh, thống kê và mô tả, nhằm đánh giá thực trạng thu hút FDI trong ngành CNMT
của Việt Nam, kết hợp phân tích mô tả các yếu tố ảnh hưởng và phỏng vấn sâu bán
cấu trúc các chuyên gia để làm rõ hơn thực trạng (Chương 3).
- Nghiên cứu định lượng: nội dung nghiên cứu định lượng được bổ sung áp
dụng trong luận án nhằm giúp xác định chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút
FDI vào ngành CNMT trong nước. Cụ thể, mô hình trọng lực được ứng dụng để kiểm
định mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và FDI trong ngành CNMT tại Việt Nam.
Các kết quả hồi quy được diễn giải để phục vụ củng cố những nội dung định tính.
Quy trình nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu của luận án được tiến hành theo
quy trình như sau.
7
Hình a. Quy trình nghiên cứu luận án
Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tại bàn, xử lý
thông tin thứ cấp
Cơ sở lý thuyết về thu hút Kinh nghiệm quốc tế về thu
FDI vào ngành CNMT hút FDI vào ngành CNMT
Phỏng vấn
chuyên gia
Đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường thu hút FDI vào
ngành CNMT tại Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập, thống kê, phân tích, tổng hợp và diễn giải trong luận án là số
liệu thứ cấp:
- Số liệu của Tổng Cục thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Số liệu từ các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Hiệp
hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Số liệu từ các báo cáo và cơ sở dữ liệu điện tử của Ngân hàng Thế giới, OECD,
UNCTAD, ITC, YCELP.
5. Đóng góp của luận án
Rút ra từ đánh giá tổng quan các nghiên cứu liên quan, đề tài nghiên cứu của luận
án đáp ứng tính cấp thiết về phương diện học thuật và thực tiễn, với một số đóng góp như
sau.
- Về mặt lý luận: Thứ nhất, luận án hoàn thiện cơ sở lý luận về thu hút FDI và các yếu
8
tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý luận, luận
án đã phân tích và làm rõ thực trạng thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam, đồng
thời phân tích tổng thể hành lang pháp lý, các chính sách, quy định pháp luật của Việt Nam
hiện nay về ngành CNMT và ưu đãi đầu tư đối với ngành CNMT. Thứ hai, luận án góp
phần kiểm chứng, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới FDI vào ngành CNMT. Dựa trên lý
thuyết nền là lý thuyết chiết trung của Dunning, và áp dụng khung phân tích các yếu tố
ảnh hưởng của UNCTAD, luận án đã ứng dụng mô hình trọng lực có sự điều chỉnh, lựa
chọn các yếu tố đặc thù gắn với ngành CNMT như yếu tố quy định môi trường, yếu tố
công nghệ môi trường. Luận án thực hiện phương pháp nghiên cứu phối hợp định tính và
định lượng để chỉ ra tác động của các yếu tố được lựa chọn tới dòng vốn FDI vào ngành
CNMT, nhờ đó giải thích rõ hơn dòng vốn FDI của ngành, và đóng góp minh chứng, củng
cố những lý luận chung về thu hút đầu tư quốc tế. Thứ ba, luận án có cập nhật xu hướng
thu hút FDI đối với CNMT trên thế giới, và nghiên cứu một cách có hệ thống kinh nghiệm,
bài học chính sách của Vương Quốc Anh và Hà Lan - hai quốc gia thành công trong thu
hút đầu tư phát triển ngành CNMT.
- Về mặt thực tiễn: luận án đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút FDI vào ngành
CNMT của Việt Nam, với các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Luận án chỉ ra những
tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam, từ đó
lí giải cho kết quả thực trạng thu hút FDI nêu trên. Cuối cùng, các giải pháp mà luận án đề
xuất được đúc rút từ kết quả nghiên cứu, đóng vai trò làm cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý phía các Bộ, ban ngành, các nhà nghiên cứu và tư vấn chính
sách, có thêm thông tin, dữ kiện đầy đủ và cách tiếp cận toàn diện hơn trong vấn đề điều
tiết và quản lý kinh tế vĩ mô, khuyến khích và thu hút đầu tư đối với ngành CNMT.
6. Kết cấu luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án có kết cấu gồm bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp môi trường
Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi
trường tại Việt Nam
Chương 4: Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghiệp môi trường tại Việt Nam
9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG
NGHIỆP MÔI TRƯỜNG
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến ngành công nghiệp môi trường
1.1.1. Các nghiên cứu về xác định nội hàm ngành công nghiệp môi trường
Một trong những công trình nghiên cứu đặt nền móng sớm nhất làm rõ nội
hàm của ngành công nghiệp môi trường (CNMT) là ấn phẩm hướng dẫn thu thập và
phân tích dữ liệu ngành CNMT (Handbook on Environmental Goods and Services
Sector) được thực hiện bởi OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và Eurostat
(Cơ quan Thống kê Châu Âu) (1999). Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một
khung chung giúp các quốc gia có cách thu thập dữ liệu thống nhất về ngành CNMT.
Thông qua nghiên cứu, khái niệm và phân loại ngành CNMT được OECD giới thiệu
đóng vai trò nền tảng, có ý nghĩa tham khảo cao, dễ dàng tiếp cận với các quốc gia
trên thế giới. Cụ thể, ngành CNMT được giải thích là “bao gồm các hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đo lường, ngăn chặn, hạn chế tối thiểu hóa hay hiệu
chỉnh tác hại môi trường tới nước, không khí và đất cũng như các vấn đề liên quan
đến chất thải, ô nhiễm tiếng ồn và hệ sinh thái; công nghệ sạch, các sản phẩm và
dịch vụ giảm thiểu nguy cơ môi trường, tối thiểu hóa ô nhiễm và sử dụng tài nguyên”.
Ngoài ra, OECD xây dựng một khung phân loại phục vụ cho thu thập, xếp loại các
hàng hóa và dịch vụ thuộc ngành này. Khung phân loại của OECD bao gồm các tiêu
chí cụ thể giúp cho việc xác định xem một hàng hóa hoặc dịch vụ có thuộc ngành
CNMT hay không, và nếu có thì sẽ thuộc những nhóm hoặc hạng mục nào trong
ngành kinh tế này. OECD đề xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ liên quan yếu tố môi
trường có thể được chia thành ba nhóm lớn là: nhóm quản lý ô nhiễm; nhóm sản phẩm
và công nghệ sạch hơn (cleaner technologies and products); và nhóm quản lý tài
nguyên. Các tiêu chí phân loại của OECD bao gồm dựa trên mức độ mục đích bảo vệ
môi trường của hàng hóa hoặc dịch vụ; và mức độ khả thi của thống kê, bóc tách dữ
liệu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Với sự diễn giải này, cách định nghĩa và phân
loại của OECD được cho là tiếp cận ở góc độ xét theo lợi ích môi trường, và chủ đích
bao hàm được mọi hoạt động có yếu tố bảo vệ môi trường.
Bernard (2008) tiếp tục làm rõ nội hàm của ngành CNMT và đưa ra nhận định
về một số hạn chế đối với cách định nghĩa ngành CNMT của OECD. Theo tác giả,