2.1.3. Tác động của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế địa phương2.1.3.1. Tác động của nguồn vốn đầu tư trong nước đến phát triển kinh tế địa phương“Thông qua các nguồn vốn đầu tư trong nước đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội theo quan điểm, chủ trương, chính sách mà địa phương đã đề ra. Các nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn từ NSNN, nguồn từ DN NNN, nguồn từ tín dụng, nguồn từ cá nhân và hộ gia đình…Trong đó, nguồn vốn từ các DN NNN là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các DN trong nước, là đối tượng rất cần thiết thu hút vốn cho phát triển địa phương với phạm vi bên trong. Vì vậy, nghiên cứu chắt lọc và phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư các DN NNN. Cụ thể như sau:Thứ nhất, Nguồn vốn đầu tư DN NNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DN NNN có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế địa phương nói riêng. Các DN NNN có khả năng tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp, cung cấp cho xã hội một khối lượng đáng kể hàng hoá và dịch vụ làm tăng GDP cho nền kinh tế, tăng cường kỹ năng quản lý, đổi mới công nghệ, góp phần giảm chênh lệch về thu nhập, xoá đói nghèo, tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư của dân cư địa phương làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả. Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia của DN NNN được thể hiện ở mức độ thu hút lao động, vốn, tạo ra giá trị gia tăng trong nền kinh tế. Đối với những nước mà tốc độ phát triển kinh tế còn thấp như Việt Nam thì GDP do các DN NNN tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Các DN NNN đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách, các DN NNN còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, đường sá, cầu cống, nhà tình nghĩa và các công trình phúc lợi khác.
197 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH
2. TS. VŨ NHỮ THĂNG
HÀ NỘI - 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chính xác. Những kết luận khoa học của luận án là mới
và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Trà
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tác giả xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc
đến hai nhà khoa học PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh và TS. Vũ Nhữ Thăng đã
hướng dẫn tận tình, tâm huyết và giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả trong suốt thời
gian thực hiện luận án cho đến kết quả hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giảng dạy và quản lý chương trình
nghiên cứu sinh của Học viện Tài chính, các Thầy cô là Lãnh đạo Bộ môn,
Khoa Tài chính quốc tế đã hỗ trợ, động viên tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả gửi lời cảm ơn đến Quý Cơ quan đóng trên địa bàn đã giúp đỡ
nhiệt tình cho tác giả về tiếp cận thực tế, chia sẻ số liệu, tài liệu và cho ý kiến
đóng góp.
Tác giả xin gửi lời biết ơn về sự động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt
nhất từ gia đình, các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã đồng hành cùng tác
giả trong quá trình nghiên cứu, tạo động lực to lớn cho tác giả hoàn thành
luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Trà
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 6
6. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................. 8
1.1.1. Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư..................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương ......... 14
1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........ 28
1.3. Khoảng trống nghiên cứu. ..................................................................... 29
1.4. Hướng nghiên cứu của luận án ............................................................. 29
1.4.1. Hướng nghiên cứu về mặt lý luận ......................................................... 29
1.4.2. Hướng nghiên cứu về mặt thực tiễn ...................................................... 30 iv
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG ........................ 31
2.1. Những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương ....... 31
2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư, vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương ......... 31
2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương .................................. 35
2.1.3. Tác động của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế địa phương ................. 39
2.2. Những vấn đề cơ bản về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế
địa phương ..................................................................................................... 44
2.2.1. Khái niệm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương ................ 44
2.2.2. Nội dung thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương .................. 45
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển
kinh tế địa phương ........................................................................................ 52
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư trong nước phát
triển kinh tế địa phương .................................................................................. 52
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài
phát triển kinh tế địa phương .......................................................................... 53
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tác động thu hút vốn đầu tư đến phát triển
kinh tế địa phương ........................................................................................... 54
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển kinh
tế địa phương ................................................................................................. 55
2.4.1. Yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 55
2.4.2. Yếu tố chính trị- xã hội ......................................................................... 55
2.4.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng .............................................................................. 56
2.4.4. Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực ........................................................ 57
2.4.5. Yếu tố chất lượng dịch vụ công ............................................................ 57
2.4.6. Yếu tố chi phí ........................................................................................ 58 v
2.5. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa
phương ............................................................................................................ 58
2.5.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương
của các địa phương trong nước ....................................................................... 58
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế
tỉnh Bình Định ................................................................................................. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 69
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................................................ 71
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định
ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triền kinh tế tỉnh giai
đoạn 2012-2022 .............................................................................................. 71
3.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Bình Định ...................................................... 71
3.1.2. Điều kiện xã hội .................................................................................... 72
3.1.3. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 73
3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Bình Định ........... 76
3.2.1. Thực trạng chung về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh
Bình Định ........................................................................................................ 76
3.2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển kinh tế
tỉnh Bình Định ................................................................................................. 81
3.2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế
tỉnh Bình Định ................................................................................................. 85
3.2.4. Tác động của kết quả thu hút vốn đầu tư đến phát triển kinh tế
tỉnh Bình Định trong thời gian qua ................................................................. 90
3.3. Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế
tỉnh Bình Định thời gian qua ....................................................................... 97
3.3.1. Chính sách về môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư vào phát
triển kinh tế tỉnh Bình Định ............................................................................ 97
3.3.2. Chính sách về xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát
triển kinh tế tỉnh Bình Định .......................................................................... 102 vi
3.4. Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư phát
triển kinh tế tỉnh Bình Định ....................................................................... 103
3.4.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ...................................................... 103
3.4.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 105
3.4.3. Chọn mẫu ............................................................................................ 108
3.4.4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 109
3.4.5. Phân tích các yếu tố kết quả hoạt động của các doanh nghiệp
đang đầu tư tại tỉnh Bình Định trong thời gian qua ...................................... 121
3.5. Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Bình Định...... 125
3.5.1. Những mặt đạt được ............................................................................ 125
3.5.2. Những mặt hạn chế ............................................................................. 127
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ................................................. 129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 131
Chương 4: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2030 .................................................................................................... 132
4.1. Quan điểm và định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh
tế tỉnh Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 .................. 132
4.1.1. Quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định
đến năm 2030 ................................................................................................ 132
4.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định
đến năm 2030 ................................................................................................ 132
4.2. Giải pháp tài chính tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển
kinh tế tỉnh Bình Định đến năm 2030 ....................................................... 136
4.2.1. Giải pháp tài chính xúc tiến đầu tư ..................................................... 136
4.2.2. Giải pháp tài chính cải tạo môi trường đầu tư .................................... 138
4.2.3. Nhóm các giải pháp tài chính thu hút vốn đầu tư ............................... 141 vii
4.2.4. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các
nhà đầu tư .............................................................................................. 145
4.2.5. Nhóm các giải pháp phối hợp giữa địa phương với các nhà
đầu tư ..................................................................................................... 151
4.3. Lộ trình thực hiện giải pháp ............................................................... 152
4.3.1. Giai đoạn 2024-2030 ........................................................................... 152
4.3.2. Giai đoạn những năm sau 2030 ........................................................... 152
4.4. Kiến nghị đối với các cơ quan liên quan ............................................ 153
4.4.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ................................................................. 153
4.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành khác ........................... 154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................. 155
KẾT LUẬN .................................................................................................. 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 159
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 167
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Việt
CNTT Công nghệ thông tin
CP Cổ phần
CNH Công nghiệp hóa
DN Doanh nghiệp
DN NNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
KCN Khu công nghiệp
KHĐT Kế hoạch đầu tư
HĐH Hiện đại hóa
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NHTM Ngân hàng thương mại
NQ-HĐND Nghị quyết Hội đồng nhân dân
QH Quốc hội
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
2. Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
Association of Southeast Asian
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations
BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh
European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
EUVFTA
Agreement EU ix
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
FDI Foreign Direct Investment
ngoài
FIC International Finance Corporation Công ty đầu tư tài chính
FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
GO Gross Output Giá trị sản xuất
GRDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
IC Intermediate Comsumption Chi phí trung gian
Hệ số sử dụng vốn hay còn gọi là hệ số
ICOR Incremental Capital - Output Ratio
đầu tư tăng trưởng
International Investment
IIA Hiệp định đầu tư quốc tế
Agreements
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ Phát triển Chính thức
Organization for Economic
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Cooperation and Development
PMG Pooled Mean Group Phương pháp ước lượng trung gian
Trans-Pacific Strategic Economic Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
TPP
Partnership Agreement Bình Dương
USD United States dollar Đồng đô la Mỹ
VA Value Added Giá trị gia tăng
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tình hình chung về thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011-2022 ....................................................................................................... 77
Bảng 3.2. Số lượng DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011-2022 ....................................................................................................... 81
Bảng 3.3. Số lao động từ các DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011-2022 ...................................................................................... 83
Bảng 3.4. Vốn SXKD bình quân từ các DN NNN theo loại hình DN tại
Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2022 .................................................................... 84
Bảng 3.5. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định giai đoạn
2011-2022 ................................................................................................................ 86
Bảng 3.6. Tình hình đầu tư FDI theo quốc gia vào Bình Định giai đoạn
2011-2022 ................................................................................................................ 87
Bảng 3.7. Lũy kế số dự án và vốn FDI thu hút vào các ngành giai đoạn
2011-2022 ................................................................................................................ 89
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành nghề của tỉnh
Bình Định trong giai đoạn 2011-2022 ................................................................... 91
Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của tỉnh Bình Định trong giai
đoạn 2011-2022 ....................................................................................................... 93
Bảng 3.10. Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của tỉnh Bình
Định trong giai đoạn 2011-2022 ............................................................................ 94
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động hân theo
loại hình DN của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011-2022 .............................. 96
Bảng 3.12. Thang đo và mã hóa thang đo ........................................................... 106 xi
Bảng 3.13. Thống kê loại hình DN ...................................................................... 110
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha ........................... 111
Bảng 3.15. Hệ số Cronbach alpha của nhân tố phụ thuộc .................................. 114
Bảng 3.16. KMO Barlet Test ............................................................................... 115
Bảng 3.17. Kết quả phân tích nhân tố EFA ......................................................... 116
Bảng 3.18. KMO và Barlet Test .......................................................................... 117
Bảng 3.19. Kết quả kiểm định hệ số tương quan ................................................ 118
Bảng 3.20. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy ......................................................... 120
Bảng 3.21. Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình ....................................... 120
xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu vốn đầu tư Bình Định theo loại hình kinh tế giai
đoạn 2011-2020 ....................................................................................................... 78
Biểu đồ 3.2. Số lượng DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh Bình Định
giai đoạn 2011-2022 ............................................................................................... 82
Biểu đồ 3.3. Số lao động từ các DN NNN theo loại hình DN tại Tỉnh
Bình Định giai đoạn 2011-2022 ............................................................................. 83
Biểu đồ 3.4. Vốn SXKD bình quân từ các DN NNN theo loại hình DN
tại Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2022 ............................................................... 84
Biểu đồ 3.5. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định giai
đoạn 2011-2022 ....................................................................................................... 86
Biểu đồ 3.6. Tình hình đầu tư FDI theo quốc gia vào Bình Định giai
đoạn 2011-2022 ....................................................................................................... 88
Biểu đồ 3.7. Lũy kế số dự án và vốn FDI thu hút vào các ngành giai đoạn
2011-2022 ................................................................................................................ 90
Biểu đồ 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành nghề của tỉnh
Bình Định trong giai đoạn 2011-2022 ................................................................... 92
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu kinh tế theo ngành nghề của tỉnh Bình Định trong
giai đoạn 2011-2022 ............................................................................................... 93
Biểu đồ 3.10. Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của tỉnh Bình
Định trong giai đoạn 2011-2022 ............................................................................ 95
Biểu đồ 3.11. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động phân
theo loại hình DN của tỉnh Bình Định trong ......................................................... 96
xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu nguồn vốn thu hút phát triển kinh tế địa phương .................... 45
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cũng như các
thách thức cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu, rộng hơn. Các quốc gia rất cần nguồn
vốn để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt sau đại dịch covid 19 đã làm
chuyển dịch, cắt đứt chuỗi giá trị toàn cầu, mức độ cạnh tranh thu hút vốn
giữa các quốc gia càng gay gắt hơn. Việt Nam là quốc gia đang phát triển,
nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế rất lớn. Vốn đầu tư có tính chất quyết
định sự phát triển, trong đó vốn đầu tư trong nước, đặc biệt vốn Ngân sách
nhà nước có một vị trí rất quan trọng nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi
nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực chủ chốt của
nền kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của địa phương,
vùng và cả nước. Nguồn vốn trong nước là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, ở các nước đang phát triển thì vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng
thấp so với nhu cầu phát triển, vốn đầu tư nước ngoài là vốn bổ sung nguồn
vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh về quy mô vốn thu hút cho đầu tư phát triển
kinh tế là khả năng tiếp cận công nghệ mới của các nhà đầu tư ở các quốc gia
phát triển toàn cầu. Đây là con đường ngắn nhất đưa quốc gia hội nhập với
kinh tế thế giới và nâng tầm cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn.
Tỉnh Bình Định có những thế mạnh, lợi thế so sánh trong thu hút vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế như là đầu mối giao lưu kinh tế, góp phần mở
rộng thị trường khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và là cửa ngõ sang Lào,
Campuchia, Thái Lan. Tỉnh Bình Định cần tạo nên một môi trường thuận lợi
nhất nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương sao cho thích ứng
với sự biến đổi của thế giới và các khu vực kinh tế. Theo Nghị quyết
18/2020/NQ-HĐND nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Bình Định 2021 2
(Chính phủ, 2020a), đã nêu rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021:
tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ
cao, công nghệ sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng và thân thiện với môi
trường. Đặc biệt, Luật số 61/2020/QH14 của Quốc hội về Luật Đầu tư có hiệu
lực đã tạo ra một hành lang pháp lý lớn để thu hút nguồn vốn trong và ngoài
nước vào phát triển kinh tế của tỉnh (Quốc hội, 2020).
Trong thời gian qua tỉnh Bình Định đã áp dụng nhiều giải pháp thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế địa phương. Kết quả thu hút
vốn đầu tư tại Tỉnh Bình Định chưa đạt được kỳ vọng đã đặt ra với nguồn vốn
thu hút vẫn còn thấp, quy mô các dự án nhỏ, đại đa số các DN hoạt động là
DN nhỏ và vừa, chưa tận dụng triệt để công nghệ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thu hút vốn phát triển kinh tế
quốc gia và địa phương. Nhưng các nghiên cứu tập trung rất lớn vào nguồn
vốn FDI bởi tác động tích cực của nguồn này đến phát triển kinh tế rất lớn đã
được thừa nhận. Nhưng với một địa phương là một tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm quốc gia, cần có những giải pháp thu hút vốn tổng thể từ nước
ngoài và trong nước để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế của tỉnh là
chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào được thực hiện. Với ý nghĩa đó tác giả
lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định" làm
đề tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư và đề xuất
các giải pháp tài chính tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh
Bình Định.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa trên cơ sở chắt lọc, bổ sung những vẫn đề lý luận và thực
tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương. 3
- Phân tích thực trạng thu hút vốn ĐTNN và vốn đầu tư trong nước
vào tỉnh Bình Định.
- Đánh giá tác động thu hút vốn đầu tư đến sự phát triển kinh tế tỉnh
Bình Định.
- Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát
triển kinh tế tỉnh Bình Định dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển
kinh tế địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát
triển kinh tế tỉnh Bình Định từ vốn ĐTNN và vốn đầu tư trong nước được thực
hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2011-2022.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát tại các DN có
vốn ĐTNN và trong nước đang đầu tư tại tỉnh Bình Định được thực hiện ở
năm 2022.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thu hút vốn
đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bình Định, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của
chính quyền địa phương. Vốn thu hút được xem xét dưới hai nguồn là nguồn
vốn ĐTNN và nguồn vốn đầu tư trong nước. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu
đã đề ra, trên cơ sở thực tiễn của một tỉnh với môi trường thu hút vốn đầu tư
chưa thật sự hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư. Luận án lựa chọn nguồn vốn để
thu hút đối với nguồn vốn ĐTNN là DN có vốn FDI, nguồn vốn đầu tư trong
nước là các DN NNN. 4
Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính về chi Ngân sách
nhà nước; Thuế; Tín dụng; Tỷ giá; đất đai nhằm tăng cường thu hút vốn đầu
tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài là hai nội dung nghiên cứu trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
“Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để đảm bảo nhận thức về vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa
phương có tính logic giữa tư duy đến thực tiễn và các mối quan hệ biện chứng
giữa các bộ phận trong cùng hệ thống phù hợp với quy luật vận động vốn có
của nó. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng sau đây nhằm phân tích,
đánh giá, lập luận các vấn đề dựa vào các căn cứ khoa học giúp xây dựng hệ
thống phương pháp nghiên cứu của luận án có cơ sở:
- Phương pháp phân tích ổt ng hợp và phân tích hệ thống: đây là phương
pháp cơ bản và quan trọng xuyên suất luận án, được sử dụng phổ biến để
nghiên cứu xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học. Quá trình nghiên cứu
tổng hợp các vấn đề về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế địa phương có
quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, phát triển
kinh tế địa phương và có tính hệ thống thể hiện ở việc kế thừa kết quả nghiên
cứu của các công trình liên quan.
- Phương pháp kế thừa khoa học: sử dụng một số kết quả của các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố về các nội dung như cơ
sở lý luận về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, từ đó
triển khai nghiên cứu thực trạng, chọn lọc thông tin xây dựng mô hình nghiên
cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình
Định.”
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh nguồn vốn thu hút đầu tư phát
triển kinh tế tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011 - 2022.
- Phương pháp phân tích thống kê: thu thập các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp
liên quan đến các kết quả thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định từ các báo cáo 5
của các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định,
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Sở Công Thương tỉnh Bình Định,
Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, các Báo cáo tình hình kinh tế xã hội
hàng năm của Chi cục thống kê tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định; các tạp
chí chuyên ngành kinh tế trong và ngoài nước, các nghiên cứu được đăng tải
trên các website uy tín để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu
của luận án.
- Phương pháp phân tích các chỉ số: sử dụng phương pháp này để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế kinh tế tỉnh Bình Định theo
có chỉ tiêu đã được định hướng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng
phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện, qua hai bước:
Bước 1: Tiến hành khảo sát bảng về “Thu hút vốn đầu tư vào phát triển
kinh tế tỉnh Bình Định” bằng bảng hỏi khảo sát các DN FDI và các DN NNN
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định.
“Bước 2: Thu thập xử lý các phiếu được phản hồi và tổng hợp các dữ
liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp định lượng: sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng hỏi, tác
giả tiến hành phân loại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu
được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20. Công cụ phân tích ộđ tin
cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích ếy u tố
khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis). Sử dụng hồi quy tuyến tính
(OLS - Ordinary Least Squares) được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả
thuyết nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào
tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra định hướng và những giải pháp để tăng cường thu
hút vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, cán bộ quản lý hoạt động đầu tư của các DN trong nước và