Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây
dựng thủ tục rút gọn: “ Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. NQ49/TW cũng quy định:
“Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh
của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế ” Vì vậy, việc xây dựng
TTRG trong TTDS là đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
194 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Thanh Hoa
THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Thanh Hoa
THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 62.380.107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
2. TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai khác. Nếu có
sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả Luận án
Đặng Thanh Hoa
!
!
!
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v!
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1!
1.!Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1!
2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4!
2.1.! Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 4!
2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 4!
3.!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5!
3.1.! Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 5!
3.2.!Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 5!
4.!Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 6!
5.!Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 6!
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 8!
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8!
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 8!
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 11!
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 15!
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................... 16!
2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 16!
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 16!
3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 17!
3.1.! Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 17!
3.2.! Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 17!
NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 19!
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ .................................................................................................................... 19!
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn .............................................................. 19!
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn ...................................................................................... 19!
1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn ................................................................................... 24!
1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn ........................................ 30!
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn .................................................. 30!
1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn ................................................................... 31!
1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản .................... 33!
1.3.!Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ............................................... 40!
1.3.1.! Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với một số vụ án nhất định ................................ 41!
1.3.2. Rút gọn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp ........................................ 48!
1.3.3.! Rút gọn về trình tự và các bước tố tụng ................................................................ 49!
1.3.4.! Rút gọn về cấp xét xử ............................................................................................. 57!
1.3.5.! Rút gọn về thời gian giải quyết tranh chấp ........................................................... 60!
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 62!
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT
GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............ 64!
2.1. !Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực
trạng pháp luật tố tụng dân sự ....................................................................................... 65!
2.1.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm .................................................. 65!
2.1.2.! Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm .............................................. 78!
2.2.! Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực
tiễn xét xử của Tòa án ..................................................................................................... 83!
2.2.1.!Đối với tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ ............................ 83!
2.2.2.!Đối với tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng ..................... 92!
2.2.3. Đối với tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng giá ngạch lớn ................ 99!
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 102!
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............................... 105!
3.1.! Giải pháp xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại 105!
3.1.1.! Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn ................. 107!
3.1.2.! Về rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp ...................................... 117!
3.1.3.! Về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án ....................................................... 121!
3.1.4.! Về rút gọn thời gian giải quyết vụ án .................................................................. 127!
3.2.! Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ........................................................................................................ 135!
3.2.1.! Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự ............................................................. 135!
3.2.2.! Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi .......... 138!
3.3.! Giải pháp về thi hành các quy định về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ........................................................................................................ 139!
3.3.1.! Quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn ....................... 139!
3.3.2.! Xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện các quy định
về thủ tục rút gọn ............................................................................................................ 140!
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 142!
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 144!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... i!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. ii!
SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ....................................................... xiv!
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .................................................................. xix!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
BLTTDSSĐ : Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015
HP 2013 : Hiến pháp năm 2013
HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
NQ49/TW
: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TAND : Tòa án nhân dân
TCDS : Tranh chấp dân sự
TCKDTM : Tranh chấp kinh doanh, thương mại
TTDS : Tố tụng dân sự
TTRG : Thủ tục rút gọn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.!Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây
dựng thủ tục rút gọn: “ Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. NQ49/TW cũng quy định:
“Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh
của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế” Vì vậy, việc xây dựng
TTRG trong TTDS là đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Hiến pháp 2013 (HP 2013) quy định rõ về việc áp dụng TTRG để giải
quyết một số loại vụ án. Để triển khai thi hành HP 2013, việc bổ sung các quy
định về TTRG trong TTDS giải quyết một số loại vụ án về TCDS, trong đó
bao gồm TCKDTM, là cấp thiết. Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là
một trong những nhiệm vụ cấp thiết để triển khai thi hành HP 2013.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (BLTTDS), các tranh
chấp dân sự (TCDS) nói chung, cũng như các tranh chấp kinh doanh, thương
mại (TCKDTM) nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án1 đều được
giải quyết bằng một trình tự thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng chung mà
không phân biệt giá trị tranh chấp, tính phức tạp hoặc đơn giản của tranh
chấp, có sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự... Bên cạnh đó, việc quy định về
thời hạn giải quyết các tranh chấp này như hiện nay là không hợp lý. Bởi lẽ,
1 Điều 29 BLTTDS quy định TCKDTM là: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao
gồm: a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê,
cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường
sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường
biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo
hiểm; o) Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công
ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh,
thương mại mà pháp luật có quy định.
2
đối với những tranh chấp phức tạp, thời hạn tối đa mà pháp luật quy định là
cứng nhắc, khó thực thi và gây nhiều khó khăn đối với các Tòa án,2 còn đối
với những tranh chấp đơn giản, không nhất thiết cần thời hạn dài như vậy.
Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng tín dụng hoàn toàn đúng pháp luật
với một ngân hàng, tuy nhiên doanh nghiệp A (bên vay) đã cố tình không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Khi thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi nợ của
ngân hàng (bên cho vay), Tòa án vẫn phải thực hiện một số thủ tục không cần
thiết như hòa giải, thu thập chứng cứ theo quy định, phải hoãn phiên tòa lần
đầu khi một trong các đương sự hoặc người đại diện của họ được triệu tập
hợp lệ mà vắng mặt dù không có lý do chính đáng và phiên tòa vẫn phải được
xét xử bởi một hội đồng gồm ba thành viên Ngoài ra, ngay cả khi vụ án đã
được Tòa án cấp sơ thẩm quyết định theo hướng buộc bên vay phải thực hiện
đúng nghĩa vụ mà bên vay đã thừa nhận, bên vay vẫn có quyền kháng cáo dù
chỉ nhằm kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ; và trong trường hợp đó Tòa án
cấp phúc thẩm vẫn phải giải quyết vụ án theo thời hạn và thủ tục thông
thường
Như vậy, từ thực tiễn giải quyết các TCDS nói chung, đặc biệt đối với các
TCKDTM, cho thấy “thủ tục nặng nề, thời gian giải quyết kéo dài,”3 việc áp
dụng tất cả các thủ tục tố tụng như nhau mà không phân biệt tranh chấp phức
tạp, chứng cứ không rõ ràng, đương sự không thừa nhận quyền và nghĩa vụ
của nhau với những tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự thừa
nhận nghĩa vụ là bất hợp lý.
Rõ ràng, với quy định như vậy, vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, môi trường kinh doanh và làm tăng
chi phí trong hoạt động kinh doanh. Chính quy định thời hạn giải quyết kéo
dài vài tháng (mà thực tiễn xét xử có khi lên đến cả năm) của pháp luật tố
2 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà
Nội, tr.16.
3 Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong pháp luật dân sự”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, (04), tr.10.
3
tụng dân sự (TTDS) hiện hành đã có những tác động không tốt đến quá trình
quay vòng của đồng vốn nếu tranh chấp trong vụ kiện có liên quan đến tài
sản, tiền, vàng trong khi đó giá cả trong nền kinh tế thị trường luôn luôn
biến động.4
Ngoài ra, trong xu thế chung, các nước trên thế giới đều tìm cách giải
quyết nhanh các TCKDTM, vì đối với doanh nghiệp thời gian là tiền bạc, là
cơ hội kinh doanh, là sự phát triển của nền kinh tế đất nước, của xã hội, không
thể để doanh nghiệp phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ kiện.5 Bên cạnh
đó, thủ tục tố tụng cồng kềnh không cần thiết trong giải quyết một số vụ án về
TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, làm lãng phí nguồn lực xã hội, như đội
ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án6
Vì vậy, việc “đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải
quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400
ngày), nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thông qua Tòa án”7 là một nhu cầu thực sự cần thiết và cấp bách trong
bối cảnh đòi hỏi cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh hiện
nay.
Trên thế giới, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, nhiều nước đã xây
dựng thủ tục rút gọn (summary procedure) hay còn gọi là thủ tục giản lược
(simplified procedure) để áp dụng xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, giải
quyết những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản,
4 Ngô Anh Dũng, (03), tr.10.
5 Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, Hội thảo tham
vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội, tr.13.
6 Theo số liệu thống kê: ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một Thẩm phán một
tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trở lên. Tại “Án dân sự: Có nên xử rút gọn?”.
[] (truy
cập ngày 28-1-2014).
7 Xem: II.2.b, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-3-2015 “Về những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 –
2016”.
4
chứng cứ rõ ràng,8 được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.9 Chính
vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng thủ tục rút gọn (TTRG) để giải quyết một
số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng là điều cần thiết trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Do đó, đề tài: “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” thực sự là cần thiết và cấp thiết
trong bối cảnh trên.
2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1.! Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu luận án này (“Luận án”) nhằm đạt được những mục
đích sau đây:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS;
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết TCKDTM tại
Tòa án Việt Nam làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM;
Ba là, làm rõ các yêu cầu và đưa ra các đề xuất xây dựng TTRG giải quyết
TCKDTM tại Tòa án Việt Nam.
2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu!
Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS và
thực tiễn áp dụng TTRG ở một số quốc gia trên thế giới;
Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật TTDS và thực tiễn giải quyết
TCKDTM làm cơ sở cho việc xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM;
Thứ ba, xây dựng các tiêu chí xác định các vụ án được giải quyết theo
TTRG có tính đến đặc thù áp dụng đối với TCKDTM;
8 Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược
trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.1.
9 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà Nội; Dự án
VIE/95/017 (2000), Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano (Người dịch: Lê Hồng Hạnh và
Dương Thị Hiền), tr.149.
5
Thứ tư, đề xuất xây dựng TTRG và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
cơ chế áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và
TCKDTM nói riêng.
3.!!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1.! Phạm vi nghiên cứu!
Mặc dù Luận án có tên gọi “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” nhưng phạm vi
nghiên cứu của Luận án không chỉ giới hạn nghiên cứu TTRG giải quyết
TCKDTM mà còn phải bao gồm TTRG giải quyết TCDS nói chung. Bởi lẽ:
thứ nhất, các quy định trong BLTTDS, về cơ bản, đang được áp dụng cho các
vụ án dân sự nói chung (bao gồm cả các vụ án về TCKDTM)10 và chỉ có một
số quy định riêng áp dụng cho việc giải quyết các vụ án về TCKDTM; thứ
hai, pháp luật tố tụng hiện nay cũng chưa có quy định về TTRG trong TTDS
nên cần thiết phải nghiên cứu về TTRG áp dụng chung trong TTDS vì TTRG
giải quyết TCKDTM phải dựa trên nền tảng TTRG giải quyết TCDS nói
chung.
Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn ở TTRG giải
quyết vụ án dân sự (tương ứng với tranh chấp) mà không bao gồm giải quyết
việc dân sự (tương ứng với yêu cầu). Cuối cùng, TTRG trong phạm vi nghiên
cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn đối với TCKDTM được giải quyết tại Tòa
án chứ không bao gồm các cơ chế ngoài Tòa án như tại các tổ chức trọng tài
thương mại hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp khác.
3.2.! Đối tượng nghiên cứu!
Với cách tiếp cận về phạm vi nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu
của Luận án bao gồm:
10 Xem: Điều 1 BLTTDS quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của BLTTDS: “Bộ luật tố tụng
dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải
qu