Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển luôn là một bài toán khó và phức
tạp của mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia ven biển đang phát triển. Ô
nhiễm môi trường biển đã làm thay đổi các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của
môi trường biển, đại dương và các vùng ven biển, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
của đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển. Đến nay, rác thải biển có mặt trong tất cả
các môi trường sống ở biển. Các nghiên cứu ước tính rằng mật độ trung bình của
rác thải biển dao động trong khoảng từ 13.000 đến 18.000 mảnh trên mỗi km
vuông,1 khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa toàn cầu hằng năm thải vào môi trường
biển và đại dương.2 Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu gây ra bởi các nguồn ô nhiễm
từ các hoạt động từ đất liền và các hoạt động trên biển, tuy nhiên, các mối đe dọa
lớn nhất không phải đến từ các hoạt động trên biển mà xuất phát từ các hoạt động từ
đất liền với đóng góp khoảng 80% tổng số ô nhiễm vào biển và đại dương.3
Ô nhiễm môi trường biển do nguồn ONTĐL đóng góp phần lớn vào ô nhiễm
với khoảng 80% tổng số ô nhiễm vào đại dương.4 Các nguồn ô nhiễm này đã và
đang tác động đến môi trường và hệ sinh thái biển. Đến nay, rác thải biển có mặt
trong tất cả các môi trường sống ở biển với khoảng 8 triệu tấn, tức là khoảng 3% rác
thải nhựa toàn cầu hằng năm đổ vào môi trường biển và đại dương.5 Ước tính
khoảng 9,5 triệu m3 chất thải của con người và 900 triệu m3 nước thải đô thị được
thải ra hằng ngày,6 trong đó ước tính 80% nước thải toàn cầu đang được xả ra
không được xử lý vào các tuyến đường thủy trên thế giới.7
237 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẠM THỊ GẤM
THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN DO NGUỒN Ô NHIỄM
TỪ ĐẤT LIỀN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2021
BỘ TƯ PHÁP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẠM THỊ GẤM
THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN DO NGUỒN Ô NHIỄM
TỪ ĐẤT LIỀN
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 9 38 01 08
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đoàn Năng
2. TS. Hoàng Ly Anh
HÀ NỘI, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những phân tích, kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Thị Gấm
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đoàn Năng - người
hướng dẫn khoa học 1 và TS. Hoàng Ly Anh - người hướng dẫn khoa học 2 đã tận
tình chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến các thầy, cô, anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản
luận án này.
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt trong luận án ................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
2.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 6
4.1. Phương pháp luận .......................................................................................... 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 7
6. Ý nghĩa khoa học của luận án ........................................................................ 7
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 9
1.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến
luận án ............................................................................................................ 9
1.1.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu về định nghĩa, đặc điểm của cam
kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ........... 9
1.1.2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện cam
kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ......... 15
1.1.3. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến nội dung cam kết
của các quốc gia trong các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường
biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền................................................................ 19
1.1.4. Đánh giá những kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện các cam
kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ở
Việt Nam....................................................................................................... 20
1.2. Định hướng nghiên cứu của luận án ............................................................ 23
iv
1.2.1. Về lý luận ..................................................................................................... 23
1.2.2. Về pháp lý và thực tiễn ................................................................................ 23
1.2.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu................................................................. 24
1.2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 24
1.2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 24
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CAM KẾT QUỐC TẾ
VÀ THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BIỂN DO NGUỒN Ô NHIỄM TỪ ĐẤT LIỀN .................... 27
2.1. Một số lý luận cơ bản về cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển
do nguồn ô nhiễm từ đất liền ....................................................................... 27
2.1.1. Bảo vệ môi trường biển ................................................................................ 27
2.1.2. Nguồn ô nhiễm từ đất liền ............................................................................ 28
2.1.3. Khái niệm cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 34
2.1.4. Các loại cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 37
2.1.4.1. Điều ước ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm
từ đất liền...................................................................................................... 37
2.1.4.2. “Luật mềm quốc tế” về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ
đất liền .......................................................................................................... 39
2.1.5. Quá trình hình thành các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển
do nguồn ô nhiễm từ đất liền ....................................................................... 44
2.1.6. Vai trò của cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 48
2.2. Lý luận thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 52
2.2.1. Quan niệm về việc thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường
biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền................................................................ 52
2.2.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi
trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền .................................................... 56
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 62
v
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN DO NGUỒN Ô NHIỄM TỪ ĐẤT LIỀN
VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM .................................. 63
3.1. Nội dung các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 63
3.1.1. Nội dung cam kết quốc tế chung về bảo vệ môi trường biển do nguồn
ô nhiễm từ đất liền ....................................................................................... 63
3.1.2. Nội dung cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do rác thải có
nguồn gốc từ đất liền .................................................................................... 68
3.1.3. Nội dung cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nước thải có
nguồn gốc từ đất liền .................................................................................... 76
3.1.4. Nội dung cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do chất dinh
dưỡng có nguồn gốc từ đất liền .................................................................... 78
3.2. Thực trạng thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do
nguồn ô nhiễm từ đất liền ở Việt Nam ............................................................ 80
3.2.1. Cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 80
3.2.2. Thực trạng thực hiện cam kết quốc tế chung về bảo vệ môi trường
biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ở Việt Nam ............................................ 82
3.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch và phân công đầu mối quốc gia để tổ
chức thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường do nguồn ô
nhiễm từ đất liền ở Việt Nam ....................................................................... 82
3.2.2.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách .................... 84
3.2.2.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật............... 86
3.2.2.4. Thực trạng về xây dựng nguồn lực .............................................................. 90
3.2.2.5. Thực trạng quy định về chế tài và công tác thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm ..................................................................................................... 93
3.2.2.6. Thực trạng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô
nhiễm từ đất liền .......................................................................................... 95
3.2.3. Thực trạng thực hiện cam kết quốc tế về rác thải biển có nguồn gốc
từ đất liền...................................................................................................... 97
3.2.3.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý
chất thải rắn .................................................................................................. 97
vi
3.2.3.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp khuyến khích, công cụ tài chính
để quản lý, hạn chế chất thải rắn .................................................................. 99
3.2.3.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược và kế hoạch liên quan ......... 102
3.2.3.4. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải biển trong môi trường biển ............ 103
3.2.3.5. Thực trạng hợp tác quốc tế ......................................................................... 104
3.2.4. Thực trạng thực hiện cam kết quốc tế về nước thải có nguồn gốc từ
đất liền ........................................................................................................ 105
3.2.4.1. Thực trạng quy định về phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát nước thải ......... 105
3.2.4.2. Thực trạng thực hiện một số công cụ, biện pháp trong quản lý nước thải ..... 107
3.2.4.3. Thực trạng về nguồn lực cho quản lý nước thải ........................................ 111
3.2.4.4. Thực trạng hợp tác quốc tế ......................................................................... 111
3.2.5. Thực trạng thực hiện cam kết quốc tế về chất dinh dưỡng có nguồn
gốc từ đất liền ............................................................................................. 112
3.2.5.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật ...................... 112
3.2.5.2. Thực trạng thực hiện một số công cụ khác liên quan ................................ 115
3.2.5.3. Thực trạng hợp tác quốc tế ......................................................................... 116
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 118
CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN DO NGUỒN Ô NHIỄM TỪ
ĐẤT LIỀN Ở VIỆT NAM ....................................................................... 120
4.1. Xu hướng phát triển cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do
nguồn ô nhiễm từ đất liền trên thế giới và định hướng bảo vệ môi
trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ở Việt Nam .............................. 120
4.1.1. Xu hướng phát triển các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển
do nguồn nhiễm từ đất liền trên thế giới .................................................... 120
4.1.2. Định hướng bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền của
Việt Nam .................................................................................................... 123
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ
môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ở Việt Nam ....................... 126
4.2.1. Giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả nội dung cam kết quốc tế
chung về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền ............... 127
4.2.2. Giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả cam kết quốc tế về bảo vệ
môi trường biển do rác thải có nguồn gốc từ đất liền ................................ 139
vii
4.2.3. Giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả cam kết quốc tế cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nước thải có nguồn gốc từ đất liền .... 148
4.2.4. Giải pháp để Việt Nam thực hiện hiệu quả cam kết quốc tế về bảo vệ
môi trường biển do chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ đất liền .................. 153
Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 157
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................. 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 163
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt của từ viết tắt
1 BVMTB Bảo vệ môi trường biển
2 BVMT Bảo vệ môi trường
3 CKQT Cam kết quốc tế
4 CTR Chất thải rắn
5 ĐƯQT Điều ước quốc tế
6 GPA Global Programme of Action Chương trình hành động toàn cầu
7 NPA National Programme of Action Chương trình hành động quốc gia
8 ONTĐL Ô nhiễm từ đất liền
9 UNEP United Nations Environment
Programme
Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc
10 UNEP/EA United Nations Environment
Assembly
Hội đồng Môi trường của Liên
Hợp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển luôn là một bài toán khó và phức
tạp của mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia ven biển đang phát triển. Ô
nhiễm môi trường biển đã làm thay đổi các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của
môi trường biển, đại dương và các vùng ven biển, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
của đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển. Đến nay, rác thải biển có mặt trong tất cả
các môi trường sống ở biển. Các nghiên cứu ước tính rằng mật độ trung bình của
rác thải biển dao động trong khoảng từ 13.000 đến 18.000 mảnh trên mỗi km
vuông,1 khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa toàn cầu hằng năm thải vào môi trường
biển và đại dương.2 Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu gây ra bởi các nguồn ô nhiễm
từ các hoạt động từ đất liền và các hoạt động trên biển, tuy nhiên, các mối đe dọa
lớn nhất không phải đến từ các hoạt động trên biển mà xuất phát từ các hoạt động từ
đất liền với đóng góp khoảng 80% tổng số ô nhiễm vào biển và đại dương.3
Ô nhiễm môi trường biển do nguồn ONTĐL đóng góp phần lớn vào ô nhiễm
với khoảng 80% tổng số ô nhiễm vào đại dương.4 Các nguồn ô nhiễm này đã và
đang tác động đến môi trường và hệ sinh thái biển. Đến nay, rác thải biển có mặt
trong tất cả các môi trường sống ở biển với khoảng 8 triệu tấn, tức là khoảng 3% rác
thải nhựa toàn cầu hằng năm đổ vào môi trường biển và đại dương.5 Ước tính
khoảng 9,5 triệu m3 chất thải của con người và 900 triệu m3 nước thải đô thị được
thải ra hằng ngày,6 trong đó ước tính 80% nước thải toàn cầu đang được xả ra
không được xử lý vào các tuyến đường thủy trên thế giới.7 Do số lượng chất dinh
dưỡng đổ vào biển và đại dương ngày càng lớn nên số lượng các vùng oxy thấp ở
vùng nước ven biển đã tăng theo cấp số nhân kể từ những năm 1960 và đã đạt đến
1 Kommunernes International Miljøorganisation (2010), Economic Impacts of Marine Litter, trang 1, xem tại:
Litter.pdf
2 Hannah Ritchie and Max Roser (2018), "Plastic Pollution". Công bố tại website: OurWorldInData.org, xem
tại: https://ourworldindata.org/plastic-pollution
3 Kateryna M.Wowk (2013), Managing Ocean Environments in a Changing Climate: Paths to Sustainable
Ocean Resources, Elsevier Inc, tr.301-348.
4 Kateryna M. Wowk (2013), In Managing Ocean Environments in a Changing Climate, Paths to
Sustainable Ocean Resources, Pages 301-348.
5 Hannah Ritchie and Max Roser (2018), “Plastic Pollution”, Công bố tại website: OurWorldInData.org, xem
tại: https://ourworldindata.org/plastic-pollution, truy cập ngày 14/7/2021.
6 UNEP (2016), Sanitation, wastewater management and sustainability: from waste diposal to resource
recovery, © United Nations Environment Programme and Stockholm Environment Institute.
7 IWA (the International Water Asscociation) (2017), The International Water Association, Wastewater
Report 2017, trang 2.
2
diện tích khoảng 245.000 km3 trên toàn thế giới.8 Sở dĩ có tình ô nhiễm biển do chất
dinh dưỡng là do hiệu quả sử dụng các chất Nitơ (N) và Photpho (P) là rất thấp,
cụ thể trung bình hơn 80% N và 25-75% P tiêu thụ bị thất thoát các hợp chất
hữu cơ N và P vào môi trường không khí và môi trường nước.9 Khi lượng N
và P dư thừa trong môi trường nước biển có thể làm thay đổi đáng kể cách
thức hoạt động của các hệ sinh thái biển và thường dẫn đến tình trạng thiếu
oxy, điều này làm sinh vật biển chết ngạt. Hiện nay có hơn 700 hệ thống ven
biển có hiện tượng phú dưỡng và thiếu oxy trên toàn thế giới.10. Ngoài ra, N và P
dư thừa làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên giữa các chất dinh dưỡng này, cho
phép tảo có hại phát triển, đe dọa đến nghề cá và sức khỏe con người.11
Bên cạnh đó, rác thải biển ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức
khỏe cộng đồng. Sinh vật biển có thể bị mắc kẹt trong lưới và ngư cụ bị bỏ rơi, dẫn
đến tử vong và thương tích. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi sinh vật ăn
rác biển vào có khả năng phá vỡ các quá trình tế bào và làm suy giảm mô cũng như
tập trung các độc tố qua chuỗi thức ăn, dẫn đến hiệu ứng sinh học. Rác biển cũng có
thể dẫn đến tổn thất kinh tế, do chi phí dọn dẹp bờ biển và mất doanh thu du lịch.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được báo cáo mất 1,265 tỷ USD mỗi năm do cá