Bảo hiểm xã hội (BHXH) đƣợc hiểu là sự bảo đảm hoặc thay thế cho những
thu nhập bị mất hoặc bị giảm của ngƣời lao động khi thai sản, về già hoặc khi gặp
rủi ro (nhƣ ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ), chết.) trên cơ sở đóng quỹ của ngƣời
lao động và ngƣời sử dụng lao động (NSDLĐ) cho cơ quan BHXH trƣớc khi xảy ra
những biến cố đó. Để tổ chức triển, khai có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH
cho ngƣời lao động (NLĐ), thì việc ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật về BHXH là một trong những biện pháp, cách thức quan trọng mà bất kỳ Nhà
nƣớc nào cũng phải tiến hành nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơ bản của
công dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần cho sự phát triển bền
vững của đất nƣớc.
Trên bình diện quốc tế, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên một
số quyền của phụ nữ ở nông thôn trong đó có quyền tham gia BHXH chƣa đƣợc
bảo đảm đầy đủ, còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và với phụ nữ ở khu vực
thành thị. Khuyến nghị chung số 34 về quyền của phụ nữ ở nông thôn cũng chỉ rõ:
“Quyền và lợi ích của phụ nữ ở nông thôn không đƣợc ghi nhận trong các luật, các
chính sách quốc gia hoặc ngay cả khi đã có quy định trong hệ thống pháp luật thì
cũng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ trên thực tế” [100]. Vì vậy, phụ nữ ở nông thôn
đƣợc coi là một trong những đối tƣợng yếu thế trong xã hội.
Ở Việt Nam, BHXH đƣợc coi là “một trong những trụ cột của chính sách an
sinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn
định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội” [8]. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc
ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
bền vững đất nƣớc, thể hiện tính ƣu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
191 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung bộ, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ PHƢƠNG ANH
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN
CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ PHƢƠNG ANH
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN
CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 9 38 01 06
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ BÁO
2. PGS,TS. TRẦN QUANG HIỂN
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Đỗ Phƣơng Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BCH : Ban Chấp hành
BĐG : Bình đẳng giới
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BNN : Bệnh nghề nghiệp
CEDAW : Công ƣớc xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ dƣới
mọi hình thức
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KVPCT : Khu vực phi chính thức
NCS : Nghiên cứu sinh
NLĐ : Ngƣời lao động
NSDLĐ : Ngƣời sử dụng lao động
TNLĐ : Tai nạn lao động
UBND : Ủy ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu 21
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ
HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 27
2.2. Nội dung pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 41
2.3. Điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ
ở nông thôn Việt Nam 53
2.4. Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn một
số nƣớc trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 61
Chƣơng 3: YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Ở NÔNG THÔN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM 71
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với
phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 71
3.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 79
3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông
thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 93
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN CÁC
TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM 120
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ
nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 120
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ
ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 127
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lực lƣợng lao động 6 tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo khu vực/giới tính 73
Bảng 3.2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng theo giá hiện hành phân
theo nguồn thu (cả nam và nữ) 74
Bảng 3.3. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 79
Bảng 3.4. Các nguồn thông tin mà phụ nữ tiếp cận 101
Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu phụ nữ ở nông thôn tham gia bảo hiểm xã hội ở
một số tỉnh Bắc Trung Bộ 102
Bảng 3.6. Số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội của các đơn vị sử dụng lao động
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 109
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số lao động nữ ở
nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ 77
Biểu đồ 3.2. Sự tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc/bảo hiểm xã hội tự
nguyện của phụ nữ các tỉnh Bắc Trung Bộ 112
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ đƣợc hƣởng
chế độ trợ cấp thai sản 113
DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Hộp 3.1. Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tham
gia bảo hiểm xã hội 102
Hộp 3.2. Vi phạm điển hình của đơn vị sử dụng lao động ở một số tỉnh
Bắc Trung Bộ 108
Hộp 3.3. Khó khăn trong quản lý đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động
đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) đƣợc hiểu là sự bảo đảm hoặc thay thế cho những
thu nhập bị mất hoặc bị giảm của ngƣời lao động khi thai sản, về già hoặc khi gặp
rủi ro (nhƣ ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ), chết...) trên cơ sở đóng quỹ của ngƣời
lao động và ngƣời sử dụng lao động (NSDLĐ) cho cơ quan BHXH trƣớc khi xảy ra
những biến cố đó. Để tổ chức triển, khai có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH
cho ngƣời lao động (NLĐ), thì việc ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật về BHXH là một trong những biện pháp, cách thức quan trọng mà bất kỳ Nhà
nƣớc nào cũng phải tiến hành nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơ bản của
công dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần cho sự phát triển bền
vững của đất nƣớc.
Trên bình diện quốc tế, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên một
số quyền của phụ nữ ở nông thôn trong đó có quyền tham gia BHXH chƣa đƣợc
bảo đảm đầy đủ, còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và với phụ nữ ở khu vực
thành thị. Khuyến nghị chung số 34 về quyền của phụ nữ ở nông thôn cũng chỉ rõ:
“Quyền và lợi ích của phụ nữ ở nông thôn không đƣợc ghi nhận trong các luật, các
chính sách quốc gia hoặc ngay cả khi đã có quy định trong hệ thống pháp luật thì
cũng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ trên thực tế” [100]. Vì vậy, phụ nữ ở nông thôn
đƣợc coi là một trong những đối tƣợng yếu thế trong xã hội.
Ở Việt Nam, BHXH đƣợc coi là “một trong những trụ cột của chính sách an
sinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn
định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội” [8]. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc
ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
bền vững đất nƣớc, thể hiện tính ƣu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Việc ban
hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ASXH nói chung, BHXH nói
riêng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣ: Hệ thống chính sách pháp luật về
BHXH từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất
2
nƣớc và thông lệ quốc tế; đối tƣợng tham gia BHXH ngày càng đƣợc mở rộng, số
ngƣời đƣợc hƣởng BHXH không ngừng tăng lên; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nƣớc về BHXH đƣợc nâng lên; việc giải quyết chế độ, chính sách cho ngƣời
lao động có nhiều tiến bộ.
Đối với, phụ nữ ở nông thôn là lực lƣợng lao động đông đảo, đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết định sự thành công của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Riêng ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ, lực lƣợng lao động nữ ở nông thôn chiếm chiếm tỷ lệ 79,28%
và cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nƣớc (67,6%) [77]. Những năm qua, việc
thực hiện pháp luật về BHXH đối với nhóm lao động nữ ở nông thôn đã đƣợc các
cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Do đó, phụ nữ
nông thôn đã có cơ hội tiếp cận và tham gia hệ thống BHXH; Nhà nƣớc đã thực
hiện khá đầy đủ và kịp thời các chế độ BHXH, bảo đảm quyền của phụ nữ, góp
phần quan trọng trong thực hiện bình đẳng giới (BĐG), phát triển hài hòa giữa các
vùng đô thị/nông thôn, đồng bằng/miền núi.
Tuy nhiên, hiện nay, việc tham gia và thụ hƣởng chế độ BHXH của phụ nữ
ở nông thôn Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn, rào
cản do: pháp luật về BHXH còn nhiều khoảng trống chƣa đảm bảo đƣợc các quyền
ASXH cơ bản của phụ nữ ở nông thôn; việc tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH
chƣa có biện pháp đặc thù cho lao động nữ ở nông thôn; các chủ thể thực hiện pháp
luật về BHXH chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; tình trạng vi phạm
pháp luật về BHXH còn xảy ra khá phổ biến...
Thời gian qua, vấn đề quyền con ngƣời, quyền bình đẳng và quyền bảo đảm
ASXH cho phụ nữ ở nông thôn; thực hiện pháp luật BHXH đã đƣợc các cơ quan
quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, song đến nay vấn đề thực hiện
pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam nói chung, ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ nói riêng vẫn còn là khoảng trống cần đƣợc quan tâm nghiên cứu xây
dựng khung lý thuyết; đánh giá thực trạng và đƣa ra các quan điểm giải pháp nhằm
bảo đảm cho phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng
đầy đủ các quyền về BHXH, góp phần ổn định, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, bảo đảm BĐG, công bằng và tiến bộ xã hội cho phụ nữ ở nông thôn.
3
Từ những lý do trên cho thấy, việc lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam”
làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật là có tính
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH đối
với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, luận án nêu quan điểm, đề xuất giải
pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ, Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ sau:
Một là, nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án: tình hình nghiên cứu trong nƣớc, ở nƣớc ngoài, rút ra những vấn đề
đã đƣợc các công trình nghiên cứu làm rõ có thể kế thừa trong luận án và những vấn
để luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, nghiên cứu cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về BHXH: khái
niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật về
BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật
về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; thực hiện pháp luật về BHXH đối với
phụ nữ ở nông thôn một số nƣớc trên thế giới và giá trị tham khảo đối với
Việt Nam.
Ba là, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở
nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam: chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng, ƣu điểm,
hạn chế của pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; ƣu điểm, hạn chế của
hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc
Trung Bộ và nguyên nhân.
Bốn là, nêu các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật
về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thực hiện pháp luật về BHXH đối phụ
nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Bảo hiểm xã hội là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Luận án nghiên cứu thực hiện
pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam
dƣới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với ngành lý luận và lịch sử nhà nƣớc và
pháp luật.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực
hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt
Nam gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế.
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về
BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn từ khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu
lực ngày 01/01/2016, các số liệu đƣợc thu thập, phân tích, xử lý và đánh giá từ năm
2016 đến 09 tháng đầu năm 2022.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc ta về pháp luật, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội; bảo đảm quyền con ngƣời, quyền ASXH cho ngƣời dân; bảo đảm
quyền của phụ nữ và các đối tƣợng yếu thế trong xã hội; bảo đảm sự phát triển hài
hòa, bền vững giữa các vùng nông thôn và đô thị, trong xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam hiện nay. Đồng thời vận dụng các lý thuyết về BHXH để phân tích, luận
giải khái niệm về thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn Việt
Nam; đặc điểm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; vai trò
thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn, các điều kiện bảo đảm
thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn...)
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp logic; phƣơng pháp
lịch sử; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp điều tra xã hội học. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để phân tích tài liệu sơ
cấp và tài liệu thứ cấp, đƣa ra nhận xét đánh giá về tình hình nghiên cứu tại
Chƣơng 1; nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về
BXH đối với phụ nữ ở nông thôn; các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về
BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn tại Chƣơng 2; phân tích thực trạng thực hiện
pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ và nguyên
nhân; tổng hợp các số liệu về thực hiện pháp luật BHXH của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ
tại Chƣơng 3.
- Phương pháp logic đƣợc sử dụng để đảm bảo tính logic của các nội dung
nghiên cứu trong suốt 04 chƣơng của luận án. Chƣơng 1 từ một khảo cứu tổng quan
các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án chỉ ra những vấn đề luận
án cần tiếp tục làm rõ; Chƣơng 2, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận thực hiện pháp
luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò;
nội dung pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật; các điều kiện bảo đảm thực hiện
pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn. Trên cơ sở đó, tại Chƣơng 3, luận
án đánh giá điều kiện về tự nhiên; điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội; tổ chức bộ
máy BHXH ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về
BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; đánh giá ƣu điểm, hạn chế của pháp luật về
BHXH; ƣu điểm, hạn chế của hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ
nữ ở nông thôn và nguyên nhân. Từ đó đƣa ra các quan điểm và giải pháp nhằm bảo
đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung
Bộ, Việt Nam tại Chƣơng 4.
- Phương pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong đánh giá thực trạng thực hiện
pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam
từ năm 2016 đến nay; làm rõ bối cảnh hiện nay khi đời sống của phụ nữ ở nông
6
thôn chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nền kinh tế
suy thoái...
- Phương pháp thống kê đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 3 để tính toán,
phân tích, tổng hợp các số liệu về dân cƣ, lao động, thu nhập, việc làm; số phụ nữ ở
nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia, chƣa tham gia BHXH; số liệu về thu,
chi, xử lý vi phạm, số tiền nợ quỹ BHXH... từ các báo cáo thực hiện nhiệm vụ hàng
năm của cơ quan BHXH các tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ đó có những nhận định đánh
giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn bảo đảm
khách quan, toàn diện.
- Phương pháp điều tra xã hội học đƣợc sử dụng để thu thập thông tin từ 600
phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ (gồm những phụ nữ đang tham gia
BHXH; chƣa tham gia BHXH) nhằm nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng, vƣớng mắc,
khó khăn trong quá trình đóng và thụ hƣởng chế độ BHXH; từ đó chứng minh, luận
giải sâu sắc thực trạng đã nêu ở Chƣơng 3; tiếp nhận những ý kiến, sáng kiến của
NLĐ để đƣa ra các quan điểm, giải pháp đảm bảo tính khả thi ở Chƣơng 4.
Có thể nói, luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu và kết hợp, linh
hoạt các phƣơng pháp trong mỗi chƣơng để giải quyết thấu đáo các vấn đề nêu
trong luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Dƣới góc độ lý luận chung về Nhà nuớc và Pháp luật, Luận án là công trình
đầu tiên nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống thực hiện pháp luật về BHXH
đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Luận án có những
đóng góp mới về khoa học, đó là:
- Luận án đã xây dựng đƣợc khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp
luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; phân tích làm rõ nội dung pháp luật,
hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; các điều kiện
bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn, Việt Nam.
- Luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện những ƣu điểm, hạn chế
của pháp luật về BHXH; ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp
luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
7
- Luận án đƣa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện
pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện lý luận về
thực hiện pháp luật về BHXH nói chung, đối với phụ nữ ở nông thôn nói riêng; chỉ
rõ thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc
Trung Bộ, Việt Nam; đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách, pháp
luật về BHXH của Đảng và Nhà nƣớc; bảo đảm quyền ASXH cho ngƣời dân nói
chung, cho các đối tƣợng yếu thế trong đó có phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc
Trung Bộ nói riêng.
- Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có giá trị tham khảo
cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH, cơ quan BHXH các tỉnh Bắc Trung
Bộ; các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình ban hành các văn bản, tổ
chức thực hiện các chính sách, pháp luật về BHXH; góp phần thực hiện tốt hơn
chính sách, pháp luật về BĐG, bảo đảm quyền của phụ nữ ở nông thôn; đồng thời
có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo
chuyên môn có liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án đƣợc
kết cấu gồm 04 chƣơng, 11 tiết.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
đối với phụ nữ ở nông thôn
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu lý luận có liên quan đến đề tài luận án theo
mức độ từ xa tới gần và ở nhiều chuyên ngành khác nhau nhƣ các nghiên cứu về
bảo đảm quyền cho phụ nữ ở nông thôn Việt Nam; về thực hiện BHXH (gồm chế
độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện); thực hiện pháp luật về BHXH cho NLĐ
nói chung, cho lao động ở khu vực phi chính thức (KVPCT) nói riêng... Tuy nhiên,
do yêu cầu về dung lƣợng nên Luận án chỉ tập trung đánh giá tổng quan tình hình
nghiên cứu lý luận ở các nhóm công trình về bảo đảm quyền của phụ nữ ở nông
thôn và thực hiện chế độ BHXH đối với lao động ở KVPCT.
Các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, bài báo, tạp
chí... đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết khá hoàn chỉnh về phụ nữ ở nông thôn nhƣ:
khái niệm, đặc điểm, vai trò; các điều kiện/yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận và thụ
hƣởng quyền của phụ nữ ở nông thôn.
- Cuốn sách “Xây dựng Nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn”,
do Vũ Văn Phúc