Kể từ 77 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 06/1/1946, trải qua 15
nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã từng bước đổi mới, đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, góp phần quyết định thành công của cách mạng Việt
Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đó là minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết,
ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và thể hiện niềm tin vững chắc của
Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Những thành tựu này là tài sản vô giá
cho các thế hệ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kế thừa và phát huy để hoàn thành
trọng trách cao quý của mình, xứng đáng với sự tin tưởng của Nhân dân.
Những yêu cầu khách quan trong giai đoạn mới đòi hỏi việc tổ chức
cũng như chất lượng hoạt động của Quốc hội cần phải được đổi mới, thích
nghi và phù hợp, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII một lần nữa nhấn mạnh cần phải:
". Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội;
bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp" [81]. Điều đó đặt vai trò, trách nhiệm
to lớn cho các ĐBQH, những người thực sự ưu tú, tiêu biểu về đức - tài, gánh
vác trọng trách lớn lao mà Nhân dân tin tưởng trao gửi. Đây là cơ sở quan
trọng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bầu cử ĐBQH hiện nay.
220 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu quốc hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ YẾN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ YẾN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 938 01 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS TÔ VĂN HÒA
PGS,TS TRỊNH ĐỨC THẢO
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Yến
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ........................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 27
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu ...................................................................................... 37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI
BIỂU QUỐC HỘI .............................................................................................. 42
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bầu cử
đại biểu Quốc hội ................................................................................. 42
2.2. Nội dung pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật về bầu cử
đại biểu Quốc hội ................................................................................. 58
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu
Quốc hội ............................................................................................... 67
2.4. Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở một số nước
và giá trị tham khảo đối với Việt Nam ................................................ 72
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM ............................................. 85
3.1. Thực trạng pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
hiện nay ................................................................................................ 85
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở
Việt Nam .............................................................................................. 99
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM ......................... 157
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam ................................................................................... 157
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam ................................................................................... 162
KẾT LUẬN .................................................................................................. 189
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................. 191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 192
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBQH : Đại biểu Quốc hội
HĐBCQG : Hội đồng bầu cử quốc gia
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
THPL : Thực hiện pháp luật
UBND : Ủy ban nhân dân
UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
DANH MỤC BẢNG/BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1: Thống kê số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV ..... 111
Bảng 3.2: Số đơn thư khiếu nại, tố cáo trong bầu cử Quốc hội .................... 131
Bảng 3.3: Thống kê số lượng đại biểu Quốc hội là phụ nữ, dân tộc thiểu số .... 150
Biểu đồ 3.1: Ý kiến về đánh giá năng lực làm việc, chuyên môn, nghiệp
vụ của cán bộ, công chức làm công tác bầu cử đại biểu
Quốc hội ................................................................................... 107
Biểu đồ 3.2: Mức độ đầy đủ của thông tin để có sự lựa chọn chính xác
đại biểu ..................................................................................... 116
Biểu đồ 3.3: Số lượng cử tri và tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ................................ 121
Biểu đồ 3.4: Số lượng đại biểu Quốc hội ...................................................... 123
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số ................... 124
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ ............................................ 124
Biểu đồ 3.7: Trình độ của đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV ....................... 125
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ..................... 126
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội tái cử .................................................. 127
Biều đồ 3.10: Đánh giá chất lượng các buổi họp tiếp xúc cử tri .................. 143
Biều đồ 3.11: Thực trạng chất lượng chương trình hành động của các
ứng cử viên đại biểu Quốc hội .............................................. 144
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ cử tri tham gia các buổi tiếp xúc cử tri ......................... 144
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ cử tri tìm hiều về các ứng cử viên trước khi bỏ phiếu ......... 145
Biều đồ 3.14: Tỷ lệ mức độ cử tri quan tâm đến kết quả bầu cử .................. 147
Biều đồ 3.15: Thực trạng bỏ phiếu của cử tri ............................................... 148
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Đem thùng phiếu cho cử tri cách ly tại nhà thực hiện quyền
bầu cử tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .......................... 100
Hình 3.2: Các cử tri đang bị tam giam, tạm giữ bỏ phiếu bầu cử tại Trại
tam giam số 1 Hà Nội .................................................................. 102
Hình 3.3: Cử tri ghi phiếu và bỏ phiếu bầu tại điểm bỏ phiếu số 2
phường Phúc Xá, quận Ba Đình .................................................. 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Kể từ 77 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 06/1/1946, trải qua 15
nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã từng bước đổi mới, đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, góp phần quyết định thành công của cách mạng Việt
Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đó là minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết,
ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và thể hiện niềm tin vững chắc của
Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Những thành tựu này là tài sản vô giá
cho các thế hệ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kế thừa và phát huy để hoàn thành
trọng trách cao quý của mình, xứng đáng với sự tin tưởng của Nhân dân.
Những yêu cầu khách quan trong giai đoạn mới đòi hỏi việc tổ chức
cũng như chất lượng hoạt động của Quốc hội cần phải được đổi mới, thích
nghi và phù hợp, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII một lần nữa nhấn mạnh cần phải:
"... Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội;
bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp" [81]. Điều đó đặt vai trò, trách nhiệm
to lớn cho các ĐBQH, những người thực sự ưu tú, tiêu biểu về đức - tài, gánh
vác trọng trách lớn lao mà Nhân dân tin tưởng trao gửi. Đây là cơ sở quan
trọng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bầu cử ĐBQH hiện nay.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về bầu cử ĐBQH hiện nay với vị trí
then chốt là Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) năm
2015 (Luật bầu cử năm 2015) đã ngày càng được hoàn thiện và bám sát với
thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tinh thần dân chủ trong Hiến pháp 2013. Đây
2
là cơ sở pháp lý để tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ, đồng thời cũng là cơ sở
quan trọng cho việc thực hiện pháp luật (THPL) về bầu cử ĐBQH một cách
hiệu quả. Tuy nhiên với hai cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, XV vừa qua đã cho
thấy những khoảng trống, kẽ hở và những dấu hiệu cần phải được nghiên cứu
phân tích và làm sáng tỏ, để đảm bảo được tính toàn diện, đồng bộ và phù hợp
trong tương quan với các lĩnh vực khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Trong những năm gần đây, THPL về bầu cử ĐBQH đã có sự chuyển
biến tích cực, bài bản, bám sát từng bước, từng khâu theo một quy trình chặt
chẽ. Ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật của các chủ thể liên quan
đến lĩnh vực bầu cử ĐBQH ngày càng được nâng cao. Các chủ thể áp dụng
pháp luật bầu cử ĐBQH ngày càng hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, cũng cần khẳng định rằng việc THPL về bầu cử ĐBQH
còn có những hạn chế, bất cập phải được khắc phục. Các chủ thể THPL về
bầu cử ĐBQH chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; việc thực hiện
các nguyên tắc bầu cử chưa được bảo đảm; việc tổ chức, thực thi pháp luật về
bầu cử ĐBQH còn mang tính hình thức. Một số chủ thể do nhận thức còn hạn
chế nên việc tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử ĐBQH
chưa thực sự nghiêm. Việc áp dụng pháp luật bầu cử ĐBQH của các chủ thể
chưa phát huy được đầy đủ trách nhiệm của mình. Còn xảy ra những sai sót
trong việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch, tổ chức lấy ý kiến cử tri đôi khi còn hình
thức, chiếu lệ nên vẫn để lọt vào danh sách một số ứng cử viên không đủ tiêu
chuẩn. Hoạt động của các chủ thể tham gia quy trình bầu cử ĐBQH chưa có
sự phối hợp thống nhất, dẫn đến tình trạng còn lúng túng, thiếu nhất quán,
chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, gây không ít khó khăn trên thực tế.
Thực tiễn trên đòi hỏi cần phải nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và
chỉ ra được nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời xác lập hệ thống
quan điểm, đề xuất được các giải pháp khắc phục, có tính khả thi cao nhằm bảo
đảm THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, thời
3
gian qua, vấn đề về THPL bầu cử ĐBQH vẫn còn là khoảng trống, chưa được
được các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn đó, nghiên cứu sinh lựa chọn
đề tài "Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam" làm
đề tài Luận án Tiến sĩ, ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, đánh giá
thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam, mục đích nghiên cứu của
luận án là xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về
bầu cử ĐBQH ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài, đánh giá những giá trị của những công trình nghiên cứu trước đó và chỉ
ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận THPL về bầu cử ĐBQH, gồm các vấn
đề như: xây dựng khái niệm, chỉ rõ đặc điểm, phân tích nội dung pháp luật
bầu cử ĐBQH và hình thức THPL về bầu cử ĐBQH; luận giải các vai trò
cũng như điều kiện đảm bảo THPL về bầu cử ĐBQH.
- Khảo cứu THPL về bầu cử ĐBQH ở một số nước trên thế giới, từ đó
rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng pháp luật về bầu cử ĐBQH ở
Việt Nam hiện nay; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam
thời gian qua. Từ đó chỉ ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng đó.
4
- Xác lập hệ thống quan điểm, đề xuất giải pháp có tính khả thi cao
nhằm bảo đảm THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn
THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam, dưới góc độ tiếp cận của ngành Lý luận
và lịch sử Nhà nước và pháp luật; Mã số 62.38.01.01.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở lý luận, thực trạng THPL về
bầu cử ĐBQH ở Việt Nam. Trong phạm vi luận án tập trung đánh giá thực
trạng THPL về bầu cử ĐBQH Việt Nam thông qua 4 hình thức tuân thủ pháp
luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Về THPL về
bầu cử ĐBQH thông qua 06 nhóm quy định: 1) các nguyên tắc bầu cử; 2)
thành lập và hoạt động các tổ chức phụ trách bầu cử; 3) ứng cử và tuyển chọn
ứng cử viên; 4) tuyên truyền, vận động bầu cử ĐBQH; 5) lập danh sách cử tri,
bỏ phiếu và xác định kết quả; 6) kiểm tra, giám sát; xử lý vi phạm và giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm
THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam thời gian tới.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL bầu cử
ĐBQH ở Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL
bầu cử ĐBQH trong giai đoạn sau khi ban hành Hiến pháp 2013 và Luật bầu
cử năm 2015; các số liệu chủ yếu trong 2 cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV
(2016-2021) và khóa XV (2021-2026).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu các nội dung thuộc nội hàm của đề tài trên cơ sở
các quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
5
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật nói chung và
pháp luật về bầu cử nói riêng; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bầu
cử, trong đó bao gồm bầu cử ĐBQH trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng, lý luận để luận án nghiên
cứu vấn đề THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được
sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án, cụ thể:
+ Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến vấn đề THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam. Từ đó, chỉ ra
những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu.
+ Phân tích, tổng hợp tình hình THPL về bầu cử ĐBQH ở một số nước
trên thế giới và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
+ Phân tích, tổng hợp số liệu, báo cáo về THPL về bầu cử ĐBQH thời
gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế của THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại
chương 2. Cụ thể, nghiên cứu sinh đã dùng phương pháp này để so sánh thực
tiễn THPL về bầu cử ĐBQH ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra giá trị
tham khảo cho Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp này ở mức độ nào đó
được nghiên cứu sinh sử dụng để so sánh THPL về bầu cử ĐBQH qua các kỳ
bầu cử.
- Phương pháp logic - lịch sử: Phương pháp này được sử dụng nhiều tại
chương 3 nhằm phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt
Nam trong từng giai đoạn lịch sử.
6
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này sử dụng thu thập
thông tin, ý kiến về những vấn đề liên quan đến để tài. Với phương pháp và
kết quả nghiên cứu này được tác giả sử dụng trong chương 3 của luận án.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu ở chương 3 để nghiên cứu thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở
nước ta.
5. Những đóng góp khoa học mới của luận án
Luận án là công trình khoa học chuyên khảo nghiên cứu một cách
tương đối hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực trạng THPL về
bầu cử ĐBQH ở Việt Nam nên có những đóng góp khoa học mới sau:
- Luận án đã hệ thống hóa được các công trình khoa học đã được công
bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định được
những vấn đề lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu của luận án.
- Luận án đã đưa ra được khái niệm THPL về bầu cử ĐBQH; chỉ ra
được 5 đặc điểm và 5 vai trò của THPL về bầu cử ĐBQH.
- Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và THPL về bầu cử ĐBQH của một
số nước trên thế giới, luận án cũng chỉ ra được một số giá trị tham khảo cho
THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án phân tích, đánh giá và chỉ ra được những kết quả và hạn chế
của THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam thời gian qua. Đồng thời chỉ ra được
nguyên nhân khách quan và chủ quan của những kết quả, hạn chế đó.
- Luận án đề xuất được 4 quan điểm và 6 giải pháp có tính khả thi nhằm
bảo đảm THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng
lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, đồng thời cung cấp làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam.
7
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp
luật về bầu cử ĐBQH và đổi mới việc THPL về bầu cử ĐBQH ở nước ta hiện
nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để các cơ
quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc chỉ đạo và THPL về
bầu cử ĐBQH, đồng thời làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục, đào tạo về pháp luật.
7. Kết cấu của Luận án
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung luận án được triển khai thành 4 chương, 11 tiết, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện
pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội
Chương 2: Cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bầu cử đại
biểu Quốc hội ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu
cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
8
Chương 1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận bầu cử và
pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội
* Đề tài khoa học
- Đề tài Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong
thời kỳ đổi mới đất nước (2000 - 2004) [46] do Nguyễn Văn Thuận làm chủ
nhiệm, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. Đây là đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà
nước "Luận cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt
động của Quốc hội". Đề tài đã phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
Quốc hội, và chứng minh tổ chức Quốc hội hiện nay là sự thể hiện đúng đắn
tư tưởng của Người. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức,
hoạt động của Quốc hội, địa vị pháp lý của Quốc hội và ĐBQH trong cơ chế
quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của
Quốc hội, đề tài đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, hoạt
động của Quốc hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc bảo đảm chất lượng bầu
cử ĐBQH cũng là bảo đảm chất lượng hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
- Đề tài cấp Nhà nước Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt
động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta (2004) [9] do Trần Ngọc Đường
làm chủ nhiệm, đã tập trung phân tích cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động
của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là
một công trình nghiên cứu lớ