Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền khiếu nại hành chính
(KNHC) nói chung và quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, là một trong
những quyền quan trọng của công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật
và các cơ chế xã hội khác. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật” [60, tr.14]. Để làm cơ sở cho việc giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng
của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật (QPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chính sách, pháp luật về giải
quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp
lý cơ bản để bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên thực tế.
Thông qua THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước kiểm tra tính
đúng đắn của các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về
đất đai đã ban hành bị khiếu nại, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật
về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đồng thời là một hình thức phát huy dân chủ trực
tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ
quan nhà nước, cán bộ, công chức (CB,CC) ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
206 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ DUYÊN HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ DUYÊN HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐỨC THẢO
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Duyên Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 22
1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 35
2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính
trong lĩnh vực đất đai 35
2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai 46
2.3. Hình thức và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai 56
2.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các
tỉnh Tây Bắc và giá trị tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 68
Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 75
3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 75
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam (từ năm 2011 đến năm 2016) 82
3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 106
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY 122
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 122
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay 129
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 169
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ADPL : Áp dụng pháp luật
CB,CC : Cán bộ, công chức
CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CQNN : Cơ quan nhà nước
CT-XH : Chính trị - xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
HCNN : Hành chính nhà nước
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
HVHC : Hành vi hành chính
KNHC : Khiếu nại hành chính
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
QĐHC : Quyết định hành chính
QHXH : Quan hệ xã hội
QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước
QLNN : Quản lý nhà nước
QP-AN : Quốc phòng - an ninh
QPPL : Quy phạm pháp luật
THPL : Thực hiện pháp luật
TTHC : Thủ tục hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
VH-XH : Văn hoá - Xã hội
VPPL : Vi phạm pháp luật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Biểu đồ 3.1: Diện tích đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên 75
Biểu đồ 3.2: Dân số các tỉnh Tây Nguyên năm 2015 79
Biểu đồ 3.3: Quyết định hành chính về đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên bị khiếu nại 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền khiếu nại hành chính
(KNHC) nói chung và quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, là một trong
những quyền quan trọng của công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật
và các cơ chế xã hội khác. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật” [60, tr.14]. Để làm cơ sở cho việc giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng
của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật (QPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chính sách, pháp luật về giải
quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp
lý cơ bản để bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên thực tế.
Thông qua THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước kiểm tra tính
đúng đắn của các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về
đất đai đã ban hành bị khiếu nại, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật
về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đồng thời là một hình thức phát huy dân chủ trực
tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ
quan nhà nước, cán bộ, công chức (CB,CC) ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế - sinh thái đặc thù của Việt
Nam, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đồng thời là khu vực có tiềm
năng to lớn về đất đai. Nhiều năm qua, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã
đạt những kết quả tích cực; ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật về
KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân được nâng cao. Nhiều vụ việc KNHC
về đất đai đã được cơ quan nhà nước (CQNN), người có thẩm quyền xem xét, áp
dụng pháp luật (ADPL) giải quyết kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng pháp
2
luật, qua đó góp phần tăng cường pháp chế, ổn định tình hình chính trị, kinh tế -
xã hội (KT-XH) vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số cơ quan, người có
thẩm quyền trong quá trình ra các QĐHC, HVHC về cấp đất, giao đất, thu hồi đất,
đền bù giải phóng mặt bằng chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu minh bạch, công
bằng, dẫn đến bức xúc của các chủ thể sử dụng đất, nên đã phát sinh nhiều các
KNHC về đất đai. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các CQNN để ADPL giải quyết
các KNHC trong lĩnh vực đất đai còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không gắn kết
giữa công tác tiếp dân, đối thoại với giải quyết khiếu nại, nhất là cấp huyện và các
sở, ngành chức năng. Một số vụ việc giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng
chưa được tổ chức thi hành một cách kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù về dân cư
vùng miền núi Tây Nguyên, trình độ dân trí còn rất thấp, sự hiểu biết pháp luật
còn nhiều hạn chế, nên nhiều vụ việc người đi khiếu nại vẫn không tuân thủ,
không chấp hành nghiêm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, thậm chí còn
có thái độ cực đoan, quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn
vùng Tây Nguyên. Cá biệt, có trường hợp cấu kết với các thế lực phản động
FULRO lưu vong ở ngoài nước, các phần tử cơ hội kích động những người đi
khiếu nại đòi lại đất của các cơ sở tôn giáo; tổ chức, lôi kéo khiếu nại đông người,
biến các vụ việc KNHC thuần túy trở thành vấn đề CT-XH, dẫn đến tình hình
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên có
những diễn biến phức tạp và vẫn ở mức “nóng”. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam cả phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa
sâu sắc và cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Thực hiện
pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên, Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, hệ thống giải
pháp mang tính đặc thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan
đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và xác định những
vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong
đó, phân tích các khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nghiên cứu THPL về KNHC trong lĩnh
vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc nước ta và rút ra các giá trị tham khảo vận dụng
cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; rút ra các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn
chế và bài học kinh nghiệm trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa
bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp
bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên dưới góc độ của chuyên
ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có nội dung
nghiên cứu rất rộng. Với mục đích nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề dưới góc
độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án chỉ tập trung nghiên cứu
một số nhóm quan hệ chủ yếu về: Quyền KNHC của người sử dụng đất đối với
các QĐHC, HVHC của cơ quan QLHCNN; trình tự, thủ tục KNHC trong lĩnh vực
đất đai của người khiếu nại và cơ quan giải quyết; thẩm quyền ADPL giải quyết
KNHC theo thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai của các cơ quan QLHCNN trên
địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk, Đắk
Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, đồng thời có tham khảo THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam từ năm 1998 đến nay,
(các số liệu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Nhà nước ta về pháp luật KNHC chính nói chung và THPL về KNHC trong
lĩnh vực đất đai nói riêng; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề
tài đã được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Triết học Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp hệ thống; phương pháp lôgic; phương pháp lịch sử; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; phương pháp kết
hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp so sánh....để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong nghiên cứu nội dung của luận án. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm
5
rõ nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề
của đề tài trong các chương. Cụ thể:
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và
nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về KNHC trong lĩnh vực đất đai; pháp
luật KNHC về đất đai và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số địa
phương có điểm tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện
chương 2, chương 3 và chương 4. Theo đó, trong chương 2 trước khi nghiên cứu
cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nghiên cứu sinh đã nêu khái
quát lý luận về pháp luật KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời nội dung của ba
chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ
sở đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở chương 3 và từ đó
đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chương 4.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng THPL
về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Điều kiện cụ thể của các tỉnh miền núi Tây
Nguyên là xuất phát điểm để nghiên cứu sinh đánh giá đúng thực trạng THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2016.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2,
chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về KNHC trong
lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc điểm, nội dung, hình
thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai;
phân tích các yếu tố đặc thù tác động tới THPL về KNHC, nguyên nhân của thực
trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên;
phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.
- Đối với việc nghiên cứu tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai ở một số tỉnh, luận án chú trọng sử dụng phương pháp so sánh và phân tích để
6
rút ra kinh nghiệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể áp dụng ở các
tỉnh Tây Nguyên.
- Trong chương 3, bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tác giả
còn sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp tổng
hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu trong phần đánh giá thực
trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,
Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống
THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt
Nam, nên có một số đóng góp khoa học mới sau:
- Xây dựng khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về
KNHC trong lĩnh vực đất đai có tính nền tảng xuyên suốt luận án; chỉ ra được một
số đặc điểm, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; nêu ra được vai
trò, điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung, trong đó
có các tỉnh Tây Nguyên.
- Luận án phân tích chỉ ra yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, VH
-XH, tình trạng di dân tự do, quản lý và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên tác
động tới quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Phân tích được các kết
quả, hạn chế của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh
Tây Nguyên; chỉ ra được những nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của thực trạng
này; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm từ THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua.
- Xác lập các quan điểm, đề xuất được hệ thống giải pháp bao gồm nhóm
giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng mang tính đặc thù cho Tây Nguyên,
nhằm đảm bảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào giải quyết
một số vấn đề lý luận hiện nay đang đặt ra đối với thực hiện quyền dân chủ trực
7
tiếp của nhân dân, trong đó có vấn đề lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất
đai nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp uỷ đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tây Nguyên có cơ sở để hoạch
định, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, góp
phần nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân
tộc Tây Nguyên về pháp luật KNHC; vai trò của CB,CC trong THPL về KNHC
trong lĩnh vực đất đai.
+ Luận án sẽ có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại
Trường chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên. Có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với những vùng có điều kiện,
hoàn cảnh tương đồng như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên và cho ai quan
tâm đến những vấn đề của luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4
chương, 12 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về khiếu nại
hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
* Đề tài nghiên cứu khoa học và sách
- “Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh
nghiệm” của Nguyễn Văn Mạnh [50], đã nêu bài học kinh nghiệm chung là các
cấp, các ngành phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng; khiếu nại cần được giải quyết kịp
thời, đúng hạn định; coi trọng công tác tiếp dân, tuân thủ trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại; có chính sách hợp lý cho CB,CC làm công tác giải quyết khiếu
nại; kiên trì, phối hợp giải quyết tốt các vụ khiếu nại đông người; thực hiện tốt
Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác giải
quyết khiếu nại.
- “Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp”
của Lê Tiến Hào [26], đã phân tích thêm cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo hành
chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; đánh giá đúng tình hình khiếu
nại, tố cáo hành chính và thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính;
phân tích những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và những tồn tại, hạn chế
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính giai đoạn hiện nay; đề xuất
định hướng, nguyên tắc và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay” của Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán [71]. Đề tài tập trung nghiên cứu khái
niệm khiếu nại, quyền khiếu nại, pháp luật về khiếu nại, thực trạng pháp luật về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về những hạn chế trong công tác giải quyết
khiếu nại, đề tài cho thấy: Tình hình khiếu kiện ở các địa phương có chiều hướng
9
gia tăng; nhiều trường hợp CQNN làm sai, người dân khiếu nại nhưng không giải
quyết kịp thời hoặc giải quyết thiếu khách quan, thấy sai không chịu sửa, bao che
cho cấp dưới; việc sửa chữa khuyết điểm trong thực thi công vụ, giải quyết khiếu
nại thiếu khẩn trương; nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân,
kể cả cán bộ các cấp chính quyền và các CQNN còn hạn chế... Đề tài cũng chỉ ra
một số nhân tố khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu
nại và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện pháp luật về khiếu nại trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
- “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại” của Thanh tra Chính phủ [75], cuốn
sách nhằm gi