Ở mọi quốc gia và khu vực, do những nguyên nhân lịch sử, xã hội.luôn tồn
tại những tộc người có vị thế, năng lực và trình độ phát triển chậm hơnsự phát triển
chung của xã hội, đó là những tộcngười thiểu số. Họ đều là thành viên của cộng đồng
nhân loại và bình đẳng về các quyền và tự do cơ bản của con người. Vì vậy tôn trọng,
bảo vệ và thực hiện các quyền con người (QCN) trong đó có người dân tộc thiểu số là
trách nhiệm hàng đầu của các quốc gia thành viên.
203 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THƠM
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI
Vµ V¡N HãA §èI VíI NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè
ë C¸C TØNH MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THƠM
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI
Vµ V¡N HãA §èI VíI NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè
ë C¸C TØNH MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62.38.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TƯỜNG DUY KIÊN
TS. TRƯƠNG HỒ HẢI
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án được trích dẫn
trung thực, đúng theo quy định, có nguồn gốc rõ ràng,
những đóng góp mới của luận án chưa từng được công bố.
Tác giả
Đỗ Thị Thơm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về
quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở
trên thế giới và Việt Nam ................................................................ 7
1.2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực
hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người
dân tộc thiểu số và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong
luận án .......................................................................................... 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ QUYỀN
KINH TẾ,XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ ..................................................................... 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật vềquyền kinh
tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ........................ 26
2.2. Nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về
quyền kinh tế, xã hội vàvăn hoá đối với người dân tộc thiểu số ... 49
2.3. Tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm của một số nước thực hiện
pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người
dân tộc thiểu số và ý nghĩa đối với Việt Nam ............................... 63
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH
TẾ,XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐỞ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ....... 80
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc thực
hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với
người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ... 80
3.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế,
xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh
miền núi phía Bắc ....................................................................... 84
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢMTHỰC HIỆN PHÁP
LUẬTVỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA ĐỐI
VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍABẮC VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 120
4.1. Dự báo một số xu hướng tác động đến việc thực hiện quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở
các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay ........................................ 120
4.2.Quan điểm bảo đảm thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn
hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi
phía Bắc .......................................................................... 127
4.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã
hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền
núi phía Bắc ............................................................................ 130
KẾT LUẬN .................................................................................................. 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 158
Phụ lục ............................................................................................................ 170
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
ĐT - XHH : Điều tra xã hội học
HĐND : Hội đồng nhân dân
ICESCR : Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hoá
ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị
QCN : Quyền con người
THPL : Thực hiện pháp luật
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cách tiếp cận theo quyền của các văn bản pháp luật về giảm nghèo
của Việt Nam đối với người DTTS ......................................................................... 115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mọi quốc gia và khu vực, do những nguyên nhân lịch sử, xã hội...luôn tồn
tại những tộc người có vị thế, năng lực và trình độ phát triển chậm hơnsự phát triển
chung của xã hội, đó là những tộcngười thiểu số. Họ đều là thành viên của cộng đồng
nhân loại và bình đẳng về các quyền và tự do cơ bản của con người. Vì vậy tôn trọng,
bảo vệ và thực hiện các quyền con người (QCN) trong đó có người dân tộc thiểu số là
trách nhiệm hàng đầu của các quốc gia thành viên.
Luật quốc tế về QCN qui định nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm hàng
đầu trong lập pháp và hành pháp cũng như cần có những biện pháp đặc biệt tạm
thờitạo điều kiện để người dân tộc thiểu số (DTTS) được thụ hưởng tất cả các QCN
về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đảng và Nhà nước Việt Nam không
chỉ chăm lo, cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS ngày một tốt hơn mà còn hướng
tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. Tại Điều
5 Hiến pháp 2013 ghi nhận:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển Nhà nước thực
hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước [82, tr3].
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách về phát triển kinh tế - xã
hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước cũng như giải quyết những
vấn đề bức xúc của đồng bào DTTS trong đó có vùng DTTS ở các tỉnh miền núi
phía Bắc nói. Nhờ đó mà vùng DTTS đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước
ổn định, đời sống của đồng bào dân tộc dần được cải thiện hơn so với trước những
năm đổi mới, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Tuy nhiên, so với thành tựu phát triển củatriển củađất nước saugần 30 năm đổi
mới, hiện tại vùng DTTS nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, nơi sinh
sống của hơn 30 DTTS vẫn là vùng chậm phát triển nhất cả nước. Nhiều năm trở lại đây,
2
vùng này luôn đứng đầu cả nước về chỉ số nghèo. Xét về tỷ lệ nghèo kinh niên cũng cho
thấy đồng bào các DTTS chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm nghèo, ước tính tới 47,1% [151].
Kết cấu hạ tầng yếu kém thiếu đồng bộ, kinh tế phát triểnchậm, chủ yếu vẫn
là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán dựa vào khai thác từ tự nhiên là chính;
nhiều vấn đề xã hội bức xúc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng như thiếu đất ở, đất
sản xuất, rừng đầu nguồn bị tàn phá. Sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu, nghèo là
thách thức lớn tới việc thụ hưởng các QCN, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa đối với người DTTS nơi đây. Có nhiều nguyên nhân được nêu ra nhằm lý
giải cho sự tồn tại này:
Thứ nhất, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
QCN nói chung và chính sách dân tộc nói riêng khi ban hành là đúng đắn, song việc
triển khai thực hiện cònhạn chế, chính sách đã có nhưng không tới được đối tượng thụ
hưởng là bà con DTTS; có những chính sách chồng chéo về nội dung hỗ trợ gây nhiều
khó khăn trong quá trình thực hiện, ở một số khía cạnh có lợi cho các cơ quan công
quyền và đội ngũ cán bộ công chức hơn là cho người dân, nhất là đối với người DTTS.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm công tác về dân tộc các cấp còn thiếu về số lượng và
hạn chế về chất lượng. Một bộ phận cán bộ, công chức còn nhận thức chưa đầy đủ và
chưa thực sự quan tâm đến việc bảo đảm thực hiện các QCN đối với người DTTS,
thêm vào đó một số thiết chế dân chủ hoạt động không hiệu quả.
Thứ ba, do chính năng lực hạn chếvề trình độ nhận thức của người DTTS ở các
tỉnh vùng cao biên giới về QCN, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa để có
thể sử dụng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó chính là "rào cản" đối với việc
thực hiện pháp luật (THPL) về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS.
Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cần được nghiên cứu một cách khoa học, có bằng
chứng cả ở góc độ lý luận và thực nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu bảo đảm THPL
về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS và cũng là yêu cầu của Chiến
lược công tác dân tộc đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt với mục
tiêu tổng quát là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm
nghèo vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Đây là một chiến
lược cơ bản, kịp thời, hợp lòng dân, nhất là khi mà mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc ở
3
nhiều nước trên thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp. Ngọn lửa "ly khai
dân tộc" đang bùng lên ở khắp mọi châu lục cho thấy, ngoài nguyên nhân bên trong còn
là sự kích động, tiếp tay, can thiệp của các thế lực thù địch bên ngoài.
Ở Việt Nam, các lực lượng phản động, thù địch đang tìm mọi cách khai thác, lợi
dụng những khó khăn trong đời sống của đồng bào các DTTS cùng những hạn chế, yếu
kém, tiêu cực trong THPL ở vùng DTTS để xuyên tạc, kích động đồng bào DTTS chống lại
đường lối đại đoàn kết dân tộc nhằm chia rẽ sự thống nhất đất nước, gây mất ổn định chính
trị, bạo loạn. Những sự kiện bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001và 2004, tụ tập đông người ở
Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011 vừa qua là những minh chứng cụ thể.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết về phương diện lý luận và thực tiễn nêu
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và
văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam"
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc THPL về
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm THPL về quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ:
Một là, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và rút
ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, xây dựng các khái niệm: quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; pháp luật
về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Ba là, xây dựng và phân tích khái niệm THPL về quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa đối với người DTTS; đặc điểm, nội dung, vai trò, yêu cầu và các yếu tố bảo
đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS.
Bốn là, nghiên cứu tình hình THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của một
số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.
4
Năm là, phân tích thực trạng THPLvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối
với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc; đánh giá những thành tựu và hạn chế
của thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở các tỉnh miền núi phía
Bắc hiện nay, rút ra các nguyên nhân của hạn chế.
Sáu là, phân tích và luận chứng các quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính
khả thi, bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứucủa luận án: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS dưới góc độ khoa
học Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL về quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam gồm 14 tỉnh: Sơn La, Hòa
Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, đây là vùng phên dậu biên giới
phía Bắc có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và kinh tế của nước ta.
Về mặt thời gian: Về mặt thời gian, tình hình và số liệu thống kê liên quan
tới THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam được trích dẫn và viện dẫn từ các tài liệu tính từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay, chủ yếu tập trung các
số liệu từ năm 2000 đến 2014.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
về nhà nước và pháp luật; Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về bảo đảm QCN và quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết
dân tộc. Những tư tưởng pháp lý tiến bộ về QCN trong lịch sử và hiện tại, trong các
điều ước quốc tế về QCN mà Việt Nam là thành viên.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu
phù hợp với từng nội dung của luận án.
5
Trong chương 1, tác giả coi trọng phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp hay còn gọi
là phân tích và tổng hợp được sử dụng để thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào DTTS.
Trong chương 2, tác giả chủ yếu dùng phương pháp diễn giải, quy nạp để xây
dựng các khái niệm, phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để nghiên cứu các hình
thức, vai trò, nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam. Phương pháp luật học so sánh được
sử dụng để tham chiếu giữa các chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm về chính sách, pháp
luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS của một số nước trên thế
giới và những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam.
Trong chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học thực
tiễn nhằm đánh giá các chỉ số về THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, nơi sinh sống của hơn 30 DTTS của Việt Nam, đồng thời đánh giá,
phân tích những kết quả, hạn chế từ đó tác giả làm sáng tỏ nội dung của luận án.
Trong chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
để đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học góp phần bảo đảm THPL về
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc
nước ta trong thời gian tới.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sỹ nghiên cứu vấn đề THPL
về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam hiện nay.
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các vấn đề
về lý luận đối với THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam; xây dựng khái
niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; khái niệm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa đối với người DTTS; phân tích nội hàm của các khái niệm và đặc trưng của người
DTTS ở Việt Nam nói chung và người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
Luận án khái quát hoá một số quy định của pháp luật quốc tế về quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa và kinh nghiệm của một số quốc gia, đồng thời chỉ ra những
kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam;
6
Luận án đánh giá thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với
người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy được những kết quả, hạn chế
và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong quá trình THPL về quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
Luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn
diện bảo đảm THPL về quyền đối với người DTTS. Những giải pháp luận án đưa ra
có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập giữa quy định
của pháp luật với THPL trên thực tiễn đời sống của người DTTS.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn:
- Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của
pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và THPL về quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa.
- Về thực tiễn: Luận án góp thêm những thông tin có giá trị giúp các nhà
hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác thực tiễn trong
lĩnh vực dân tộc, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như những
người làm công tác áp dụng pháp luật có cách nhìn toàn diện nhưng lại thấu đáo đối
với việc THPL về QCN nói chung và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng với
người DTTS nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả THPL về quyền trong đời sống xã
hội hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm có 4 chương với 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu quyền con người (nhân quyền) có lịch sử còn
non trẻ, mới được bắt đầu từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX và phải đến đầu những
năm 1990 mới có nhiều công trình và hoạt động nghiên cứu về QCN. Song, những
năm gần đây, nghiên cứu về QCN, trong đó có quyền của người DTTS đã được
nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện và công bố, có thể tổng quan như sau:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quyền con người
trong đó có người dân tộc thiểu số
Quyền con người là kết tinh những giá trị cao đẹp trong các nền văn hoá của tất cả
các quốc gia dân tộc. Vì vậy, QCN không chỉ là ngôn ngữ chung mà còn là sản phẩm
chung và là mục tiêu chung của mọi quốc gia, dân tộc, mọi nền văn hoá trên thế giới.
Quyền con người là một lĩnh vực được pháp điển hoá nhanh nhất trong những năm gần
đây trên cả phạm vi thế giới và khu vực, trong đó quyền của người DTTS được đặc biệt
quan tâm. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan tới QCN nói chung
và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng, có thể phân vào các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, các công trình liên quan đến quyền con người nói chung
Nội dung các công trình này phân tích các vấn đề chung nhất về QCN, trong
đó có nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một nội dung được đề cập, bao gồm
lịch sử phát triển QCN, khái niệm, đặc điểm của QCN, có thể kể đến các công trình
đầu tiên như:
- Chương trình khoa học cấp nhà nước Con người, mục tiêu và động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội, mã số KX.07/91-95,do Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm
nhánh 16 (1995), lần đầu tiên QCN đã trở thành đối tượng nghiên cứu cấp nhà
nước. Đó là đề tài Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong
sự nghiệp đổi mới đất nước [37]. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận chung về QCN như: Sự phát triển về lý luận và nhận thức về QCN trong lịch
8
sử; khái niệm QCN, những nội dung cơ bản của QCN; thực trạng việc vi phạm
QCN trên thế giới cũng như các điều kiện đảm bảo QCN. Những giá trị của đề tài
cấp Nhà nước này không những đã nghiên cứu về sự bảo đảm về mặt pháp lý đối
với QCN mà đề tài còn sưu tầm được nhiều