Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng hiện nay - Thực trạng và giải pháp

1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nghị quyết Đại hội XII cũng chỉ rõ: Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập [56, tr.76, 78]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa XI khẳng định: Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội [55, tr.90, 91]. Nhờ thực hiện tốt các chính sách xã hội, thời gian qua các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội; nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ [55, tr.70,71]

pdf230 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ ANH THùC THI CHÝNH S¸CH AN SINH X· HéI ë THµNH PHè §µ N½NG hiÖn nay - THùC TR¹NG Vµ GI¶I PH¸P LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 62 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN VĨNH 2. PGS.TS. LÊ VĂN ĐÍNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Anh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách công, chính sách xã hội 7 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội, hệ thống chính sách an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội ở miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng 9 1.3. Nhận xét tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 16 Chương 2: CHÍNH SÁCH AN SINH Xà HỘI VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH Xà HỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về an sinh xã hội, chính sách an sinh xã hội 19 2.2. Thực thi chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong thực thi chính sách an sinh xã hội 28 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH Xà HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 46 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng 46 3.2. Hoạt động thực thi chính sách an sinh xã hội ở Đà Nẵng trong thời gian qua 48 3.3. Đánh giá kết quả việc thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua 82 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH Xà HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI 102 4.1. Dự báo những yếu tố tác động đến hoạt động thực thi chính sách an sinh xã hội ở Đà Nẵng 102 4.2. Quan điểm nâng cao chất lượng thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng 106 4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới 108 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BCÐ : Ban chỉ đạo BCHTƯ : Ban chấp hành Trung ương BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTXH : Bảo trợ xã hội CNH, HÐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, ÐTH : Công nghiệp hóa, đô thị hóa CP : Chính phủ CSC : Chính sách công CTQG : Chính trị quốc gia CT - XH : Chính trị - xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số ÐTCS : Ðối tượng chính sách ÐTN : Ðào tạo nghề GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HÐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KCB : Khám chữa bệnh KTTT : Kinh tế thị trường KT - XH : Kinh tế - xã hội LÐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và xã hội LLLÐ : Lực lượng lao động NCC : Người có công NCT : Người cao tuổi NKT : Người khuyết tật NOXH : Nhà ở xã hội TCXH : Trợ cấp xã hội TGXHTX : Trợ giúp xã hội thường xuyên TTg : Thủ tướng UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (2010 - 2015) 88 Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của người dân về điều kiện thuận lợi mà các chính sách an sinh xã hội mang lại 89 Biểu đồ 3.1: Đồ thị tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, 2005-2014 68 Biểu đồ 3.2: Kinh phí hỗ trợ nhà ở 79 Biểu đồ 3.3: Thu ngân sách của thành phố Đà Nẵng qua các năm 98 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nghị quyết Đại hội XII cũng chỉ rõ: Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập [56, tr.76, 78]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa XI khẳng định: Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội [55, tr.90, 91]. Nhờ thực hiện tốt các chính sách xã hội, thời gian qua các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội; nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ [55, tr.70,71]. Đối với thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước [17], đã xác định: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung.Trên cơ sở mục tiêu chung đó, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương gắn phát triển kinh tế với 2 giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách an sinh xã hội, quan tâm nhân tố con người và đã đạt được những kết quả tích cực: Trên lĩnh vực kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Đà Nẵng từ 1997 - 2015 đạt 10,62%, nhất là giai đoạn 2001 - 2010 đạt gần 11,96%/năm (tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bình quân cả nước là 7,07%/năm). Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người của năm 2011 đạt 23,62 triệu/người (tăng hơn 5 lần so với năm 1997 là 4,69 triệu/người) [7, tr.8-9]. Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ để sớm đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố hiện đại, phát triển; mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu xã hội. Trên lĩnh vực xã hội: Song song với những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế; tiến bộ và công bằng xã hội luôn được chú trọng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, nhiều chính sách ASXH đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt. Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” gắn với công tác đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện tốt: Trong 3 năm 2011 - 2013, với chủ đề “Năm an sinh xã hội”, thành phố tập trung chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, hộ nghèo và đồng bào dân tộc. Mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo” cơ bản hoàn thành, Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2015 về đích trước 3 năm (năm 2012), giai đoạn 2013 - 2017 về đích trước 2 năm (năm 2015), đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố (Chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2015, thành phố 500.000 đồng/người/tháng, nông thôn 400.000 đồng/người/tháng. Chuẩn nghèo giai đoạn 2013 - 2017, thành phố 800.000 đồng/người/tháng, nông thôn 600.000 đồng/người/tháng). Đề án “Có nhà ở” được triển khai đồng bộ bằng cả nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá (Đã đưa vào sử dụng 176 khối nhà chung cư với gần 9.000 căn hộ; đang triển khai xây dựng 128 khối chung cư với gần 17.500 căn hộ; hoàn thành 02 khu ký túc xá sinh viên tập trung phía Tây và phía Đông thành phố, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 5.500 sinh viên), đặc biệt trong 2 năm 2014, 2015 đã tập trung hỗ trợ xây dựng, sửa chữa hơn 2.200 nhà ở cho các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân Làng Vân. Đề án “Có việc làm” được quan tâm thực hiện, tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hằng năm giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 55%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến cuối năm 2015 giảm còn 4,15% (cuối năm 2010 là 4,9%) [48, tr.9-10]. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khả quan nói trên, lĩnh vực kinh tế và ASXH vẫn còn 3 những hạn chế, bất cập: Quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đã thu hút số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến tham gia làm việc và cư trú, trong đó có không ít lao động tự do, những người lang thang cơ nhỡ. Mặt khác, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các đối tượng dân cư bị thu hồi đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tái định cư do quá trình mở rộng và chỉnh trang đô thị rất lớn, gây áp lực cho việc giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, bố trí nhà ở trên địa bàn thành phố, gây khó khăn cho công tác ASXH. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã góp phần làm tăng số lượng học sinh, sinh viên đến học tập và ở lại làm việc đã gây áp lực không nhỏ về vấn đề chỗ ở, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế và các vấn đề xã hội khác [48, tr.18-19]. Ngày 12-11-2013, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 75-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2003 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” với nhiều cơ chế, chính sách mới, tạo động lực mới cho Đà Nẵng phát triển [19].Với quan điểm phát triển bền vững: “Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội” [48, tr.87], “Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, Chỉ thị 24-CT/TU, Chỉ thị 25-CT/TU của BTV Thành uỷ và các chính sách an sinh xã hội đang triển khai, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân” [47, tr.33-34] để phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành “một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có đời sống văn hóa cao; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống” [48, tr.29], một thành phố giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại [48, tr.24], thành phố “4 an” - an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội; việc khảo sát một cách khách quan thực trạng thực thi chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những luận cứ khoa học nhằm thực thi chính sách ASXH một cách có hiệu quả hơn là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề "Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay - thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ASXH; phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc thực thi hệ thống chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ASXH, về thực thi chính sách ASXH ở nước ta hiện nay. - Phân tích thực trạng thực thi chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua. - Xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng việc thực thi hệ thống chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Quá trình thực thi chính sách ASXH của thành phố Đà Nẵng trên các lĩnh vực bảo trợ xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, nhà ở xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động (nhất là người lao động bị thu hồi đất sau chỉnh trang đô thị), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... được thể hiện trong các chương trình ASXH có tính “đặc thù” của thành phố Đà Nẵng (chương trình thành phố “5 không”, “3 có” “4 an”) giai đoạn từ năm 1997 đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chu trình chính sách công bao gồm nhiều bước (hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá kết quả); trong giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào giai đoạn tổ chức thực thi chính sách và đánh giá kết quả. Nội dung hệ thống chính sách ASXH bao gồm nhiều nội dung; luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá về việc thực thi chính sách ASXH ở các nội dung cơ bản có tính “ưu trội” ở thành phố Đà Nẵng: Chính sách ưu đãi, chính sách bảo trợ xã hội; chính sách xóa đói, giảm nghèo; chính sách nhà ở cho người có công, dân tộc thiểu số và nhà ở thu nhập thấp; chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm y tế... - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 1997 đến 2015 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2025 5 - Không gian: Thành phố Đà Nẵng 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính trị nói chung và vấn đề chính sách xã hội, chính sách ASXH nói riêng, về khoa học chính sách công, khoa học quản lý công 4.2. Cơ sở thực tiễn Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện của Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển bền vững “Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề ASXH” [48, tr.87]. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Việc tiếp cận vấn đề được dựa trên nền tảng khoa học của chuyên ngành chính trị học và vận dụng các kiến thức liên ngành chính sách công, quản lý công. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích tài liệu có sẵn (là những tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các tài liệu khác liên quan đến đề tài) thông qua việc phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh. Phương pháp định lượng: NCS tiến hành điều tra chọn mẫu với số lượng 307 phiếu trưng cầu ý kiến. Số phiếu điều tra này có cơ cấu mẫu như sau: về giới tính, có 142 nam (46,3%), 165 nữ (53,7%); địa bàn thành thị có 212 người (69%), nông thôn gồm 105 người (31%). Địa bàn khảo sát được lựa chọn đại diện cho 3 vùng (vùng nội thành là quận Hải Châu có 109 phiếu; vùng ven là quận Cẩm Lệ có 103 phiếu; và vùng nông thôn là huyện Hòa Vang có 105 phiếu); mẫu được NCS chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Phương pháp định tính: NCS thực hiện 21 mẫu phỏng vấn sâu, trong đó, đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn ngẫu nhiên trên 3 địa bàn kể trên. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học chính sách công, quản lý công; vai trò của việc thực thi hệ thống chính sách ASXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. - Góp phần hiện thực hóa những nội dung được nêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”. 6 - Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi hệ thống chính sách ASXH để xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố “an bình, đáng sống”. Với những đóng góp đó, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm có 4 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chính sách công, chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội (ASXH), thực thi chính sách ASXH, đáng quan tâm là những công trình sau: 1.1. NHÓM CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG, CHÍNH SÁCH Xà HỘI - "Tìm hiểu về khoa học chính sách công" của Viện Khoa học chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [176] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về khái niệm, cấu trúc và chu trình chính sách công - hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách công. Vị trí của chính sách công trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị. Chu trình chính sách với 4 giai đoạn chính: Xác lập chương trình nghị sự (tìm kiếm sự nhất trí về mục tiêu), ra quyết định chính sách (tìm kiếm sự nhất trí về biện pháp đạt được mục tiêu), triển khai chính sách (thi hành các biện pháp đã được nhất trí), đánh giá chính sách (đánh giá việc thực hiện mục tiêu và đặt ra các vấn đề mới). Vai trò của nhà nước trong việc thực thi các chính sách xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các chính sách chính của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cuốn sách cũng chỉ rõ: Chính sách công là lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, vì vậy đó chỉ là những nhận thức và cơ sở lý luận ban đầu cho những khảo sát cụ thể hơn về thực tế quy trình hoạch định chính sách ở nước ta - "Chính sách công của Hoa Kỳ (giai đoạn 1935 - 2001)" của Lê Vinh Danh [37] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như: Chính sách công và chính quyền - tổ chức chính quyền hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chính sách công ; Quy trình thiết kế chính sách công; Chính sách công Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2000; Quy trình thiết kế chính sách trong thực tế. Cuốn sách đã khái quát nội dung với 3 phần: Chính sách công và chính quyền, tiến trình lập và thực hiện chính sách, thiết kế chính sách công trong thực tế. Những mục tiêu tương đồng về lợi ích quốc gia, lề lối thiết kế và quản trị mang tính cơ bản có thể thể nghiệm cho các nước đang phát triển xem xét. Tuy nhiên, chính sách công của Hoa Kỳ không những được điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện biến động của xã hội; hơn thế nữa hệ thống giá trị, hệ thống chính trị của nước Mỹ có những 8 khác biệt so với các nước trên thế giới, vì vậy việc vận dụng đòi hỏi phải có những điều chỉnh tất yếu - "Giáo trình Hành chính học" của Nguyễn Hữu Hải [74] và "Đại cương về phân tích chính sách công" của Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa [75] đã trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, chức năng, ý nghĩa của phân tích chính sách công; các nguyên tắc và yêu cầu của việc phân tích chính sách công; các yếu tố tác động đến phân tích chính sách công; tiêu chí trong phân tích chính sách công; nội dung phân tích chính sách công; phương pháp phân tích chính sách công. Phân tích chính sách công có vai trò quan trọng và là khâu khởi đầu, xuyên suốt trong chu trình chính sách. Cuốn sách đã cung cấp công cụ và phương pháp phân tích chính sách thực sự khoa học. "Chính sách công - Những vấn đề cơ bản" của Nguyễn Hữu Hải [76] đã trình bày những nội dung cơ bản về Chính sách công như: Đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công - quan niệm, vị trí, ý nghĩa, các bước tổ chức thực thi chính sách công; phân tích chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Đặc biệt cuốn sách đã cung cấp những phụ lục về quy trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam: quy trình hoạch định chính sách công của Quốc hội, quy trình hoạch định chính sách công của Chính phủ, quy trình hoạch định chính sách công của HĐND cấp tỉnh. Đây là tư liệu cung cấp khá hệ
Luận văn liên quan