Phát triển thương mại khu vực nông thôn, nâng cao đời sống cho dân cư nông
thôn trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng
nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta. Chính sách thương mại trong nước nói chung và chính sách TMNT nói
riêng ở nước ta cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thương mại trong
suốt hơn 30 năm qua.
Vùng DHNTB có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao
thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần TPHCM và khu tam giác kinh tế trọng
điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối
với đường hàng hải quốc tế. Vùng Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng, sân bay Chu
Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định) và sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà) là bốn
trong mười cảng hàng không quốc tế của Việt Nam. Vùng còn có sân bay nội địa Tuy
Hòa (Phú Yên), Phan Thiết (Bình Thuận) cùng hàng ngàn kilomet đường bộ, đường
sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa,
Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Rô (Phú
Yên), Bắc Vân Phong và cảng quốc tế Nam Vân Phong (Khánh Hòa) tạo nên hệ
thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết
mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở
như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Vân
Phong (Khánh Hòa) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế, trong đó những đổi mới quan trọng
và ở phạm vi rộng diễn ra trong giai đoạn gia nhập WTO. Hiện nay, Việt Nam đang
bước vào giai đoạn mới trong hội nhập, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới với việc
chuẩn bị hoàn thành các cam kết trong WTO và ASEAN, tích cực tham gia nhiều thỏa
thuận thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, trong đó quan trọng là Hiệp
định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định
thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do với
Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và gia
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) , các diễn biến, tác động tới thương mại đều
đến rất nhanh, ảnh hưởng ngay tới thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nông
thôn.
218 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực thi chính sách thương mại nông thôn tại một số tỉnh thuộc duyên hải nam trung bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
PHAN THỊ THU CÚC
THỰC THI CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI
NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HàNội, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
PHAN THỊ THU CÚC
THỰC THI CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI
NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 931.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Phạm Thúy Hồng
2. TS. Võ Tá Tri
HàNội, Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi . Các kết quả nghiên
cứu trong luận án này là trung th ực và chưa từng đươc̣ công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tác giả
Phan Thị Thu Cúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu , Phòng Sau
đại học, Trường Đại học Thương m ại đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình
đào taọ, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Phạm Thúy Hồng, TS.Võ Tá
Tri đã tận tình giúp đỡ, có những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước tại các
tỉnh thuộc DHNTB, chuyên gia các viện, các trường Đại học , các nhà quản lý, nhà
khoa học, Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã nơi đề tài tiến hành nghiên cứu, điều
tra đã tạo những điều kiện tốt nhất, tham gia góp ý kiến khoa học, cung cấp tài liệu,
ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, điều tra khảo sát để hoàn
thành luận án.
Xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động
viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn
thành luận án này.
Với những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của
luận án còn có những thiếu sót. Tác giả luận án rất mong tiếp tục nhận được những ý
kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn, góp phần tích cực cho công cuộc phát
triển TMNT Việt Nam nói chung và các tỉnh thuộc DHNTB nói riêng trong những
năm tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
Phan Thị Thu Cúc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 12
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 13
7. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................... 14
8. Bố cục của luận án ................................................................................................... 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH THƢƠNG MẠI NÔNG THÔN ...................................................................... 16
1.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách TMNT ....15
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 16
1.1.2. Đặc điểm của chính sách TMNT ....................................................................... 20
1.1.3. Vai trò của chính sách TMNT ........................................................................... 21
1.1.4. Nội dung của chính sách TMNT ....................................................................... 22
1.2. Thực thi chính sách TMNT ................................................................................. 33
1.2.1. Các chủ thể tham gia thực thi chính sách TMNT ............................................ 33
1.2.2. Các nội dung thực thi chính sách TMNT tại địa phương cấp tỉnh ................. 37
1.2.3. Tiêu chí đánh giá việc thực thi chính sách TMNT ........................................... 41
1.3. Quy trình thực thi chính sách TMNT................................................................. 45
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách ........................................... 46
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách .................................................................... 47
iv
1.3.3. Huy động nguồn lực để thực thi chính sách ..................................................... 47
1.3.4. Phân công trách nhiệm thực thi chính sách ..................................................... 48
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực thi chính sách ............................................. 49
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách TMNT ................................ 50
1.4.1. Những yếu tố thuộc về chính sách .................................................................... 50
1.4.2. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách ......................................... 50
1.4.3. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách ................................................... 52
1.4.4. Những yếu tố khác ............................................................................................. 53
1.5. Kinh nghiệm thực thi chính sách TMNT của một số quốc gia trên thế giới ... 56
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................... 56
1.5.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................................ 58
1.5.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ ..................................................................................... 59
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH
SÁCH THƢƠNG MẠI NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC DUYÊN
HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM ......................................................................... 62
2.1. Khái quát chung về TMNT một số tỉnh thuộc DHNTB .................................... 62
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng DHNTB.61
2.1.2. Khái quát TMNT một số tỉnh thuộc DHNTB .................................................... 66
2.2. Thực thi chính sách TMNT tại một số tỉnh thuộc DHNTB .............................. 68
2.2.1. Thực thi một số chính sách TMNT.................................................................... 68
2.2.2. Đánh giá quy trình thực thi một số chính sách TMNT tại các địa phương .... 70
2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách TMNT một số tỉnh thuộc DHNTB ................... 86
2.2.4. Đánh giá việc thực thi chính sách TMNT theo các nhóm chính sách ............ 92
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến thực thi chính sách TMNT tại các tỉnh
thuộc DHNTB ............................................................................................................ 101
2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về chính sách .................................................................... 101
2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách ......................................... 103
2.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng chính sách ................................................... 104
2.3.4. Nhóm yếu tố khác ............................................................................................. 106
2.4. Đánh giá chung việc tổ chức thực hiện chính sách TMNT ............................. 111
2.4.1. Những ưu điểm ................................................................................................. 111
v
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 114
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................................... 117
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH
SÁCH THƢƠNG MẠI NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC DUYÊN
HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM ....................................................................... 120
3.1. Bối cảnh, quan điểm và yêu cầu trong thực thi chính sách TMNT một số tỉnh
thuộc DHNTB ............................................................................................................ 120
3.1.1. Bối cảnh TMNT Việt Nam và vùng DHNTB .................................................. 120
3.1.2 Quan điểm trong thực thi chính sách TMNT .................................................. 125
3.1.3. Yêu cầu trong thực thi chính sách TMNT ...................................................... 126
3.2. Giải pháp chung thực thi hiệu quả chính sách TMNT một số tỉnh thuộc
DHNTB ....................................................................................................................... 129
3.2.1. Nhóm giải pháp về nội dung chính sách TMNT ............................................. 129
3.2.2. Nhóm giải pháp quy trình thực thi chính sách TMNT ................................... 133
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể thực thi hiệu quả chính sách TMNT một số tỉnh thuộc
DHNTB ....................................................................................................................... 140
3.3.1. Nhóm giải pháp về hỗ trợ thực thi chính sách TMNT ................................... 140
3.3.2. Nhóm giải pháp về nội dung chính sách TMNT ............................................. 141
3.3.3. Giải pháp về điều kiện đảm bảo thực thi chính sách TMNT mang tính đặc thù
đối với các tỉnh thuộc DHNTB .................................................................................. 148
3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nhằm hỗ trợ hoàn
thiện thực thi chính sách TMNT .............................................................................. 149
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ............................. 149
3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Công Thương ................................................................. 152
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá thực thi chính sách TMNT (xem phụ lục 3)45
Bảng 2.1: Dân số thành thị và nông thôn vùng DHNTB .............................................. 64
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn vùng DHNTB ................................... 64
Bảng 2.3: GRDP vùng Duyên hải Nam Trung bộ (xem ở phụ lục 4) ........................... 65
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân vùng DHNTB qua các năm .............. 65
Bảng 2.5: Tổng mức BLHH&DTDVTD cả nước và vùng DHNTB (xem phụ lục 5) .. 67
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát đánh giá quy trình thực thi chính sách .............................. 85
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực thi chính sách phát triển hạ tầng TMNT vùng
DHNTB ......................................................................................................................... 92
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động phát triển chợ trên địa bàn nông thôn
vùng DHNTB ................................................................................................................ 93
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực thi chính sách thương nhân vùng DHNTB ............... 94
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực thi chính sách khuyến khích hoạt động của các tổ
chức thương mại vùng DHNTB .................................................................................... 96
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực thi chính sách hàng hóa vùng DHNTB ................... 97
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát thực thi chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng
hóa vùng DHNTB .......................................................................................................... 98
Bảng 2.13: Khảo sát thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại ................................... 99
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực thi chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .. 100
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát tác động chính sách TMNT đối với phát triển vùng
DHNTB ....................................................................................................................... 101
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nội dung của chính sách TMNT ................................................................... 32
Hình 1.2: Quy trình thực thi chính sách TMNT ............................................................ 46
Hình 1.3: Mô hình thực thi chính sách TMNT .............................................................. 56
Hình 2.1: Tăng trưởng GRDP vùng DHNTB................................................................ 66
Hình 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách TMNT ....................... 79
Hình 2.3: Sản phẩm OCOP tại Hội chợ Công Thương năm 2020 ................................ 90
Hình 2.4: Kết quả khảo sát yếu tố nguồn nhân lực ảnh hưởng đến thực thi chính sách ... 104
Hình 2.5: Kết quả điều tra đối tượng thụ hưởng chính sách TMNT tại vùng DHNTB ... 105
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt Nam
BLHH & DTDVTD Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
BCĐ Ban chỉ đạo
BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
CBCC Cán bộ công chức
CSTMNT Chính sách thương mại nông thôn
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN&TM Công nghiệp và thương mại
DHNTB Duyên hải Nam Trung bộ
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HTX Hợp tác xã
HĐND Hội đồng nhân dân
KTTT Kinh tế tập thể
NCS Nghiên cứu sinh
QLNN Quản lý Nhà nước
TMNT Thương mại nông thôn
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTgCP Thủ tướng Chính phủ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
XNK Xuất nhập khẩu
ix
2. Tiếng Anh
ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPTPP Comprehensive and Progressive
for Trans-Pacific Partnership
Agreement
Hiệp định đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
EVFTA Vietnam and Europe Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc gia
GRDP
OECD
Gross Regional Domestic
Product
Organization for Economic and
Development Co-operation
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
RCEP
WTO
Regional Comprehensive
Economic Partnership
World Trade Organization
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực
Tổ chức Thương mại Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển thương mại khu vực nông thôn, nâng cao đời sống cho dân cư nông
thôn trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng
nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta. Chính sách thương mại trong nước nói chung và chính sách TMNT nói
riêng ở nước ta cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thương mại trong
suốt hơn 30 năm qua.
Vùng DHNTB có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao
thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần TPHCM và khu tam giác kinh tế trọng
điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối
với đường hàng hải quốc tế. Vùng Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng, sân bay Chu
Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định) và sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà) là bốn
trong mười cảng hàng không quốc tế của Việt Nam. Vùng còn có sân bay nội địa Tuy
Hòa (Phú Yên), Phan Thiết (Bình Thuận) cùng hàng ngàn kilomet đường bộ, đường
sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa,
Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Rô (Phú
Yên), Bắc Vân Phong và cảng quốc tế Nam Vân Phong (Khánh Hòa) tạo nên hệ
thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết
mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở
như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Vân
Phong (Khánh Hòa) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế, trong đó những đổi mới quan trọng
và ở phạm vi rộng diễn ra trong giai đoạn gia nhập WTO. Hiện nay, Việt Nam đang
bước vào giai đoạn mới trong hội nhập, hội nhập sâu vào kinh tế thế giới với việc
chuẩn bị hoàn thành các cam kết trong WTO và ASEAN, tích cực tham gia nhiều thỏa
thuận thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, trong đó quan trọng là Hiệp
định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định
thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do với
Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và gia
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các diễn biến, tác động tới thương mại đều
đến rất nhanh, ảnh hưởng ngay tới thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nông
thôn.
Hội nhập mang đến cơ hội và lợi ích cho thương mại trong nước nhưng đồng
thời cạnh tranh trên thị trường nội địa ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam
chịu sức ép ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài. Tác động của khủng hoảng kinh
2
tế và tài chính toàn cầu đã khiến cho kinh tế và thương mại của các quốc gia dựa vào
xuất khẩu bị tổn hại nặng nề, nên các quốc gia này có xu hướng quay trở lại và coi
trọng phát triển thương mại trong nước nhằm tạo cơ sở bền vững hơn cho phát triển
kinh tế đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này khi trong một thời gian
dài đã quá chú trọng vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài, chưa xác định đúng vai
trò của thị trường trong nước khiến thương mại nội địa lâm vào tình trạng bị động
trước hội nhập, thị trường trong nước đối mặt với nhiều vấn đề có tính “sống còn” như
cạnh tranh quốc tế, thôn tính và sát nhập trên thị trường nội địa, chênh lệnh giữa giá
sản xuất và tiêu dùng, sản phẩm sản xuất ra bán không được, được mùa mất giá được
giá mất mùa, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng
giả, hàng kém chất lượng từ các quốc gia đối tác...
Do đặc trưng về độ trễ và tí