Văn hóa là thành tố quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nhất là
quốc gia đa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc, hồn cốt của chính quốc gia đó. Cách
đây 80 năm, vào tháng 2/ 1943 Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cƣơng
Văn hóa Việt Nam, là cƣơng lĩnh đầu tiên về lĩnh vực văn hóa và cho đến nay bản Đề
cƣơng này vẫn có những giá trị to lớn cả về lí luận và thực tiễn, trong đó có liên quan
đến nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số. Đề cương về văn hóa Việt Nam coi văn hóa
nhƣ một lĩnh vực không ngừng biến đổi, với sự nối tiếp liên tục từ quá khứ, đến hiện
tại và tƣơng lai. Văn hóa hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển
của con ngƣời. Văn hóa bám rễ vào cội nguồn lịch sử và không ngừng tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại để bồi đắp và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Các giá
trị văn hóa, ngay cả giá trị truyền thống cũng không tồn tại một cách bất biến mà
không ngừng đƣợc bổ sung và tái định hình để phù hợp với cuộc sống đang diễn ra.
Việc lựa chọn các giá trị phù hợp để kế thừa dựa trên tinh thần khách quan và tƣ duy
phê phán là một yêu cầu quan trọng đối với phát triển văn hóa. Xác định rõ tầm quan
trọng của văn hóa, nên chủ trƣơng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
đƣợc thể hiện rất rõ qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ VIII đến lần
thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển của xã
hội trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII năm 1998 về Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa là một mặt trận quan trọng trên lĩnh vực tƣ tƣởng, góp
phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nguồn lực văn hoá, mà
trƣớc hết là nguồn lực con ngƣời ngày càng đƣợc phát huy, phát triển toàn diện”.
199 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng hôn nhân của người Dao đỏ ở tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ PHƢƠNG THẢO
THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CỦA
NGƢỜI DAO ĐỎ Ở TỈNH CAO BẰNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI. 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ PHƢƠNG THẢO
THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CỦA
NGƢỜI DAO ĐỎ Ở TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Nhân học
Mã số: 9 31 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ
HÀ NỘI. 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Nguồn dữ liệu điều tra, khảo sát thực tế và nội dung của luận án là trung thực,
do NCS thu thập tại địa bàn khảo sát và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Ngô Thị Phƣơng Thảo
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ
ở tỉnh Cao Bằng, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu.
Trƣớc hết tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Song Hà, ngƣời đã trực tiếp động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập ở hai bậc
Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội. Cô đã giúp đỡ, hƣớng dẫn, hỗ trợ,
chỉ bảo cho tôi trong quá trình hình thành đề cƣơng, phƣơng pháp lấy tƣ liệu, khảo
sát, điền dã thực địa để viết và hoàn thành luận án này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tập thể các Thầy, Cô là giảng viên Khoa Dân
tộc học và Nhân học, Phòng Đào tạo và Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện và trao truyền cho
tôi các kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Tƣ lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Giám đốc
Học viện Biên phòng, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Thủ trƣởng - Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh
Cao Bằng, toàn thể cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cần Yên, Ủy ban Nhân dân
huyện Nguyên Bình, Hà Quảng và bà con ngƣời Dao Đỏ ở các địa phƣơng trên địa
bàn hai huyện đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian điền dã và thu thập tƣ liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận án của mình.
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
Ngô Thị Phƣơng Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU ...... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 10
1.1.1. Những công trình nghiên cứu kinh điển về hôn nhân ............................ 10
1.1.2. Ngƣời Dao qua tài liệu của tác giả nƣớc ngoài và trong nƣớc ............... 11
1.2. Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu ................................................ 25
1.2.1. Một số khái niệm .................................................................................... 25
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 29
1.3. Khái quát về địa bàn và tộc ngƣời nghiên cứu .............................................. 31
1.3.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng ................................................................... 31
1.3.2. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển ngƣời Dao tỉnh Cao Bằng .......... 32
1.3.3. Khái quát về huyện Nguyên Bình .......................................................... 34
1.3.4. Khái quát về huyện Hà Quảng ............................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 42
Chƣơng 2: MỘT SỐ QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC
HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ ................................................................... 44
2.1. Quan niệm về hôn nhân và tuổi kết hôn ........................................................ 44
2.1.1. Quan niệm về hôn nhân .......................................................................... 45
2.1.2. Tuổi kết hôn ............................................................................................ 47
2.2. Nguyên tắc và hình thức hôn nhân ................................................................. 50
2.2.1. Nguyên tắc hôn nhân .............................................................................. 50
2.2.2. Hình thức hôn nhân ................................................................................ 57
2.3. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ........................................................... 58
2.4. Cƣ trú sau hôn nhân ........................................................................................ 63
2.5. Đăng kí kết hôn và li hôn ................................................................................. 69
2.5.1. Đăng kí kết hôn ...................................................................................... 69
2.5.2. Li hôn...................................................................................................... 70
2.6. Những trƣờng hợp hôn nhân khác ................................................................. 71
2.6.1. Hôn nhân khác tộc ngƣời ....................................................................... 71
2.6.2. Hôn nhân xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc ............................... 74
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 75
Chƣơng 3: PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ NGHI LỄ HÔN NHÂN ................. 77
3.1. Tập quán tìm hiểu bạn đời và tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ....................... 78
3.1.1. Tập quán tìm hiểu bạn đời ...................................................................... 78
3.1.2. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ................................................................ 82
3.2. Phong tục, tập quán và nghi lễ trƣớc đám cƣới ............................................ 85
3.2.1. Phong tục, tập quán và nghi lễ xin lá số tử vi (mình cho nìn keng) ....... 85
3.2.2. Nghi lễ thỏa thuận giữa hai gia đình nhà trai, nhà gái (mình kong
xìn chà cao) ....................................................................................................... 88
3.2.3. Nghi lễ ăn hỏi và trao vật làm tin (mình quý-ế lẩy) ............................... 94
3.2.4. Nghi lễ chọn và báo ngày cƣới ............................................................... 98
3.3. Nghi lễ trong đám cƣới .................................................................................. 100
3.3.1. Lễ cúng tổ tiên ...................................................................................... 102
3.3.2. Lễ cƣới bên nhà gái .............................................................................. 103
3.3.3. Lễ cƣới bên nhà trai .............................................................................. 109
3.4. Nghi lễ sau đám cƣới ...................................................................................... 116
3.4.1. Lễ lại mặt (duốn tả kèng tiu” ................................................................ 116
3.4.2. Lễ quy tụ hôn nhân ............................................................................... 117
3.5. Nghi lễ hôn nhân trong những trƣờng hợp đặc biệt ................................... 118
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 120
Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN,
XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI, GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............. 121
4.1. Những yếu tố tác động đến hôn nhân hiện nay ........................................... 121
4.1.1. Tác động của Đổi mới và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ......... 121
4.1.2. Tác động của sự phát triển về kinh tế - xã hội ..................................... 124
4.1.3. Tác động của Luật Hôn nhân và Gia đình và phong trào toàn dân
xây dựng đời sống văn hóa mới ..................................................................... 126
4.1.4. Tác động của quá trình hội nhập, giao lƣu và tiếp biến văn hóa .......... 129
4.1.5. Tác động của hệ thống thông tin, truyền thông, công tác tuyên
truyền của chính quyền địa phƣơng và mạng lƣới xã hội .............................. 131
4.1.6. Tác động từ sự thay đổi nhận thức của các tầng lớp ngƣời Dao Đỏ .... 133
4.2. Giá trị văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ............................................... 136
4.2.1. Giá trị bảo tồn, phát huy các yếu tố tiêu biểu trong văn hóa tộc ngƣời ........ 136
4.2.2. Giá trị giáo dục và nhân văn ................................................................. 137
4.2.3. Giá trị bảo tồn các yếu tố đặc trƣng tín ngƣỡng tôn giáo tộc ngƣời .... 138
4.2.4. Giá trị duy trì phong tục cố kết cộng đồng ngƣời Dao ......................... 139
4.3. Xu hƣớng biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ............................... 140
4.3.1. Xu hƣớng tiếp nhận văn hóa hôn nhân của tộc ngƣời khác ................. 140
4.3.2. Xu hƣớng giản tiện trong thực hành một số yếu tố văn hóa hôn nhân ...... 142
4.3.3. Xu hƣớng gia tăng kết hôn với ngƣời khác tộc và khác địa phƣơng ... 143
4.3.4. Xu hƣớng kết hôn với ngƣời bên kia biên giới Việt - Trung ............... 144
4.3.5. Xu hƣớng phục hồi các giá trị tiêu biểu trong văn hóa hôn nhân ........ 145
4.4. Một số vấn đề đặt ra đối với hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao
Bằng và khuyến nghị giải pháp ............................................................................ 147
4.4.1. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 147
4.4.2. Một số khuyến nghị giải pháp .............................................................. 153
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 157
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN
CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 162
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết tắt CH
CNH Công nghitắt CH
HĐH HiHg nghitắt
CT - HC Chính tritắt CHỮ VIẾT
DTH Dân t tritắ
DTTS Dân t tritắt CHỮ
NTM Nông thôn mt
HTX HTXg thôn
KH KHXg thô
KHXH Khoa hhôn mt CH
NQ Ngha hhôn
Nxb Nhà xuhôn mt
PGS Phó giáo sƣ
TS Tió gsĩ
TƢ Trung ƣơng
Tr Trang
UBND ỦBNDg ƣơngƣt CH
KHHGĐ KHHGĐ ƣơngƣt CHỮ VIẾT
DTTS Dân tộc thiểu số
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTGDTX GDNN Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, giáo dục nghề nghiệp
UBDT Ủy ban Dân tộc
TCTK Tổng cục thống kê
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Tuổi kết hôn của ngƣời Dao chia theo giới tính .......................................... 49
Bảng 2: Tỷ lệ tảo hôn dân tộc Dao so với một số tộc ngƣời cộng cƣ (2015; 2019) ........ 60
Bảng 3: Tình trạng tảo hôn của ngƣời Dao Đỏ ở các điểm nghiên cứu .................... 61
Bảng 4: Tình trạng hôn nhân cận huyết của ngƣời Dao Đỏ ...................................... 61
Bảng 5: Nơi cƣ trú sau kết hôn của ngƣời Dao Đỏ hiện nay .................................... 68
Bảng 6: Số lƣợng ngƣời Dao Đỏ kết hôn với các tộc ngƣời khác tại hai huyện
Nguyên Bình, Hà Quảng năm 2018 - 2020. ................................................... 72
Bảng 7: Số liệu ngƣời Dao Đỏ kết hôn với ngƣời đồng tộc bên kia biên giới
(Trung Quốc) tại các xã đƣợc chọn nghiên cứu thuộc tỉnh Cao Bằng ........... 74
Bảng 8: Thời gian tìm hiểu của các cặp vợ chồng trƣớc khi kết hôn ....................... 79
Bảng 9: Hoàn cảnh của đôi nam nữ trƣớc hôn nhân ................................................. 80
Biểu đồ 1: Số lƣợng và tỷ lệ kết hôn năm 2015 theo tình trạng tảo hôn .................. 59
Biểu 2: Sự lựa chọn đối tƣợng lý tƣởng trong hôn nhân........................................... 85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là thành tố quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nhất là
quốc gia đa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc, hồn cốt của chính quốc gia đó. Cách
đây 80 năm, vào tháng 2/ 1943 Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cƣơng
Văn hóa Việt Nam, là cƣơng lĩnh đầu tiên về lĩnh vực văn hóa và cho đến nay bản Đề
cƣơng này vẫn có những giá trị to lớn cả về lí luận và thực tiễn, trong đó có liên quan
đến nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số. Đề cương về văn hóa Việt Nam coi văn hóa
nhƣ một lĩnh vực không ngừng biến đổi, với sự nối tiếp liên tục từ quá khứ, đến hiện
tại và tƣơng lai. Văn hóa hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển
của con ngƣời. Văn hóa bám rễ vào cội nguồn lịch sử và không ngừng tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại để bồi đắp và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Các giá
trị văn hóa, ngay cả giá trị truyền thống cũng không tồn tại một cách bất biến mà
không ngừng đƣợc bổ sung và tái định hình để phù hợp với cuộc sống đang diễn ra.
Việc lựa chọn các giá trị phù hợp để kế thừa dựa trên tinh thần khách quan và tƣ duy
phê phán là một yêu cầu quan trọng đối với phát triển văn hóa. Xác định rõ tầm quan
trọng của văn hóa, nên chủ trƣơng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
đƣợc thể hiện rất rõ qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ VIII đến lần
thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển của xã
hội trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII năm 1998 về Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa là một mặt trận quan trọng trên lĩnh vực tƣ tƣởng, góp
phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nguồn lực văn hoá, mà
trƣớc hết là nguồn lực con ngƣời ngày càng đƣợc phát huy, phát triển toàn diện”.
Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã và đang tác động, ảnh hƣởng sâu
sắc đến sự phát triển của các quốc gia, dân tộc - tộc ngƣời, vì thế Đảng và Nhà nƣớc
ta đã xác định văn hóa chính là nguồn lực để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội một
cách bền vững. Vấn đề bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có
văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) ở mỗi địa phƣơng, vùng miền đƣợc đặt ra nhƣ
một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội
Việt Nam. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, ngày 24/11/2021 Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng
trong bài phát biểu của mình đã khẳng định: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là
2
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của
thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con ngƣời, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày
càng cao, trong đó con ngƣời là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát
triển văn hóa và còn văn hóa là còn dân tộc”.
Hôn nhân là thành tố đầu tiên hình thành nên gia đình trên cơ sở kết hợp giữa
hai con ngƣời về mặt tình cảm một cách hợp pháp, đồng thời thực hiện các chức năng
cơ bản của gia đình nhƣ duy trì nòi giống, gắn kết gia đình với dòng họ... Qua đó,
mỗi gia đình là hạt nhân, tế bào của xã hội, muốn xã hội phát triển thì từng gia đình
phải ổn định, bền vững. Thực tế cho thấy, trong hôn nhân chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa của tộc ngƣời, bởi nó thể hiện các quan điểm, nhân sinh quan, thế giới quan tộc
ngƣời... Do hôn nhân vừa là vấn đề văn hóa, vừa là vấn đề mang tính xã hội, nên
Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt coi trọng vấn đề hôn nhân và gia đình nhƣ Hồ Chủ tịch
đã từng nói: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”, điều đó thể
hiện qua việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển gia đình Việt Nam; ban hành Luật Hôn
nhân và Gia đình... cũng nhƣ tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới ở các khu dân cƣ
trong bối cảnh xây dựng Nông thôn mới (NTM) hiện nay. Gần đây, nền kinh tế thị
trƣờng, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa đang tác động và ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì vấn đề hôn
nhân, gia đình có nhiều biến chuyển cả về yếu tố tích cực và tiêu cực.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ
quốc, có đƣờng biên giới dài trên 333km giáp với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt, Cao Bằng hiện nay có tới 28 dân
tộc - tộc ngƣời cùng cƣ trú, sinh sống hòa đồng với nhau, trong đó một số tộc ngƣời
có mối quan hệ hôn nhân, họ hàng, quan hệ buôn bán, sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo
với đồng tộc, khác tộc ở bên kia biên giới. Vì thế, Cao Bằng đƣợc coi là một trong
những tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí chiến lƣợc quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia Việt Nam, bao gồm sự đoàn kết gắn bó
giữa các dân tộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tộc ngƣời Dao là một trong các DTTS cƣ trú lâu đời ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, trong đó có tỉnh Cao Bằng. Cùng với các tộc ngƣời Tày, Nùng, Hmông, Sán
Chay..., ngƣời Dao ở tỉnh Cao Bằng từ lâu đời có đời sống văn hóa phong phú, đa
dạng đƣợc thể hiện rõ nét qua trang phục, nghi lễ tín ngƣỡng, phong tục, tập quán,
dân ca, dân vũ, chuyện kể... Hiện nay, ngƣời Dao ở tỉnh Cao Bằng có ba nhóm chính,
3
đó là Dao Đỏ, Dao Tiền và Dao Tuyển, đƣợc phân bố ở các huyện Nguyên Bình, Hà
Quảng, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, trong đó nhóm Dao Đỏ lại chủ yếu cƣ trú tại
hai huyện Hà Quảng và Nguyên Bình.
Cho đến nay, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học/nhân học, văn
hóa học và của chính quyền địa phƣơng, nhóm Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng là một trong
số các nhóm địa phƣơng của tộc ngƣời Dao còn bảo lƣu, gìn giữ đƣợc nhiều các giá
trị văn hóa đặc trƣng thông qua các phong tục, tập quán, nghi lễ tín ngƣỡng liên quan
đến cộng đồng, dòng họ và gia đình, trong đó có lĩnh vực hôn nhân. Hiện nay, hôn
nhân của ngƣời Dao nói chung và ngƣời Dao Đỏ nói riêng, bên cạnh những yếu tố
văn hóa truyền thống tích cực vẫn còn một số yếu tố không còn phù hợp, bởi vì việc
áp dụng luật pháp, quy định về hôn nhân và gia đình, thực hiện chính sách kế hoạch
hóa gia đình... vẫn bị chi phối của phong tục, tập quán. Hơn thế nữa, vẫn còn thiếu
vắng các công trình nghiên cứu đời sống hôn nhân của ngƣời Dao đặt trong bối cảnh
phát triển đang chịu tác động mạnh mẽ của chính sách phát triển vùng biên, sự phát
triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Vì thế, rất cần thiết tiến hành nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề hôn nhân hiện nay của dân tộc Dao, nhất là nhóm Dao Đỏ
tại tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu chuyên sâu về hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao
Bằng hiện nay không chỉ góp phần nhận biết đƣợc các đặc trƣng văn hóa ngƣời Dao
Đỏ nơi đây, mà còn chỉ ra đƣợc xu hƣớng, nguyên nhân biến đổi và mối quan hệ hôn
nhân với các tộc ngƣời bên kia biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Qua đó còn làm
sáng tỏ những giá trị khoa học và thực tiễn, làm luận cứ khoa học cho các nhà hoạch
định chính sách, chính quyền địa phƣơng đƣa ra những giải pháp cụ thể để bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa tộc ngƣời Dao, thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật
của Nhà