Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sự bùng nổ dân số đã làm
cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Ngày nay, sử
dụng đất bền vững là quan điểm mang tính toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tác
động của biến đổi khí hậu.
Hoạt động của con người ngày càng có nhiều tác động đến tính thống
nhất của các hệ sinh thái cung cấp các nguồn tài nguyên căn bản, dịch vụ cho
phúc lợi và các hoạt động kinh tế của con người.
207 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ GIANG HƢƠNG
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ GIANG HƢƠNG
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62 85 01 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG
2. TS. BÙI MINH TĂNG
HÀ NỘI, NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án
Trần Thị Giang Hƣơng
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng, TS. Bùi Minh Tăng, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành
trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô
giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của Lãnh đạo, cán bộ, công chức
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định,
Ủy ban Nhân dân và Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện: Nghĩa Hưng,
Hải Hậu, Giao Thủy; các hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình thực hiện, nghiên cứu luận án. Tôi xin trân trọng cảm
ơn sự hỗ trợ quý báu đó.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, Lãnh đạo Cục Quy hoạch
đất đai cùng các đồng nghiệp trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi
xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè và người thân trong gia
đình tôi đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án
Trần Thị Giang Hƣơng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở lý luận về đất đai và sử dụng đất đai 5
1.1.1 Khái niệm về đất đai 5
1.1.2 Sử dụng đất 6
1.1.3 Sử dụng đất nông nghiệp 10
1.1.4 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững 12
1.1.5 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 14
1.1.6 Về vấn đề định cư 15
1.1.7 Vấn đề sử dụng đất ngập nước 16
1.1.8 Vấn đề sử dụng đất vùng cửa sông ven biển 17
1.1.9 Thách thức đối với sử dụng đất bền vững 17
1.2 Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 18
1.2.1 Khái niệm chung về biến đổi khí hậu 18
1.2.2 Biến đổi khí hậu trên thế giới 19
1.2.3 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 24
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và vấn đề sử dụng đất 27
1.3.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất đai và các yếu tố khí hậu 27
1.3.2 Tác động của các yếu tố khí hậu đến sử dụng đất 31
1.4 Biến động sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất ở Việt Nam 37
iv
1.4.1 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2013 37
1.4.2 Tình hình thoái hóa đất do tác động của biến đổi khí hậu 40
1.5 Sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu 41
1.5.1 Chiến lược toàn cầu về phát triển bền vững 41
1.5.2 Phương pháp luận sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi
khí hậu 44
1.5.3 Sử dụng đất bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 47
1.6 Xác định các hướng nghiên cứu chính 49
1.6.1 Về nhận thức 49
1.6.2 Định hướng nghiên cứu 50
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
2.1 Nội dung nghiên cứu 51
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh Nam Định 51
2.1.2 Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 - 2013 51
2.1.3 Mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu 51
2.1.4
trong điều kiện biến đổi khí hậu 51
2.2 Phương pháp nghiên cứu 52
2.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống 52
2.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 52
2.2.3 53
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu mô hình sử dụng đất 53
2.2.5 Phương pháp chồng ghép bản đồ 59
2.2.6 Phương pháp thống kê, so sánh 60
2.2.7 Phương pháp tham vấn chuyên gia 60
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh Nam Định 61
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 61
3.1.2 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 1990-2010 65
3.1.3 Đánh giá chung 69
v
3.2 Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 71
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 71
3.2.2 Biến động đất đai và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng
đất thời kỳ 2000 - 2013 77
3.2.3 Đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề sử dụng đất 93
3.3 Mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu 95
3.3.1 Mô hình sử dụng đất nông nghiệp 97
3.3.2 109
3.4 Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
117
3.4.1 Kịch bản biến đối khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2100 117
3.4.2 Tác động của ngập do nước biển dâng đến định hướng sử dụng đất 119
3.4.3 Tác động của xâm nhập mặn đến định hướng sử dụng đất 121
3.4.4 Nhận xét chung 123
3.5 Định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi
khí hậu 124
3.5.1 124
3.5.2 u 126
3.5.3 Tầm nhìn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất đai năm 2030 135
3.5.4 Giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
1. Kết luận 141
2. Kiến nghị 143
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 144
Tài liệu tham khảo 145
Phụ lục 150
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
BĐKH Biến đổi khí hậu
CMĐSDĐ Chuyển mục đích sử dụng đất
KCN Khu công nghiệp
NBD Nước biển dâng
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
SDĐ Sử dụng đất
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
UBND Ủy ban Nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.2 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 38
1.3 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2013 39
2.1 Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí 56
3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu qua một số năm 65
3.2 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 tỉnh Nam Định 72
3.3 Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013 tỉnh Nam Định 74
3.4 78
3.5 Biến động đất nông nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2000 - 2013 81
3.6 Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây 86
3.7 Biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 2000-2013 91
3.8 Ý kiến của cán bộ địa phương và người dân về các yếu tố biến đổi
khí hậu tác động đến sử dụng đất 94
3.9 Ý kiến về tác động của biến đổi khí hậu đối với các loại đất 95
3.10 Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực 96
3.11 Đánh giá mức độ ưu tiên theo khu vực 96
3.12 Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực, khu vực dễ bị tổn thương 96
3.13 Quy mô sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp 98
3.14 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất chuyên lúa 99
3.15 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất chuyên màu 100
3.16 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 101
3.17 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất nuôi trồng thủy
sản kết hợp với rừng ngập mặn 102
3.18 103
3.19 Đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình sử dụng đất 105
3.20 Đánh giá mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo các tiêu chí thích
ứng biến đổi khí hậu 106
viii
3.21 Mức độ tác động củ
điều kiện biến đổi khí hậu 108
3.22 Đánh giá mô hình sử dụng đất phi nông nghiệp và đất du lịch sinh
thái theo các tiêu chí thích ứng biến đổi khí hậu 114
3.23
trong điều kiện biến đổi khí hậu 116
3.24 Kịch bản phát thải trung bình (B2) 117
3.25 Mức thay đổi (%) lượng mưa theo mùa của tỉnh Nam Định so với
thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 118
3.26 Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình theo mùa của tỉnh Nam Định so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 118
3.27 Chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ so với thời kỳ 1980
- 1999 tương ứng với kịch bản phát thải trung bình B2 ở hạ lưu các
hệ thống sông 119
3.28
vị hành chính 120
3.29 Diện tích đất bị ngập tăng của tỉnh Nam Định phân theo mục đích
sử dụng 121
3.30
hành chính 122
3.31
dụng đất 123
3.32 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 129
3.33 Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 133
3.34 Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 136
ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Biến động đất đai của cả nước giai đoạn 2000 - 2013 37
1.2 Quan hệ giữa giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng biến đổi khí
hậu và ứng phó biến đổi khí hậu 45
3.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Nam Định 61
3.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn
1990 - 2010 66
3.3 Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai
đoạn 1990 - 2010 67
3.4 Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990 - 2010 68
3.5 Biểu đồ tổng số giờ nắng trung bình năm khu vực Nam Định giai
đoạn 1990 - 2010 68
3.6 Diện tích cơ cấu đất đai năm 2013 tỉnh Nam Định 72
3.7 Phân bố độ mặn trên các sông 79
3.8 Biến động đất nông nghiệp tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 80
3.9 Khu vực đất trồng lúa bị mặn hóa đã chuyển sang trồng màu và cây lâu
năm xã Nam Điền - Nghĩa Hưng 83
3.10 Khu vực đất trồng lúa bị mặn hóa đã chuyển sang trồng màu xã
Hải Hòa - Hải Hậu 83
3.11 Xu hướng biến động một số loại đất nông nghiệp tỉnh Nam Định
thời kỳ 2000 - 2013 85
3.12 Biến động đất phi nông nghiệp tỉnh Nam Định thời kỳ 2000-2013 87
3.13 Lô cốt phòng thủ của quốc phòng đã bị biển xâm lấn tại thị trấn
Thịnh Long - huyện Hải Hậu 88
3.14 Nhà thờ Xương Điền xây dựng năm 1934 đã bị biển xâm lấn 88
3.15 Nhà thờ Xương Điền xây dựng năm 1960 88
3.16 Tuyến đê của huyện Hải Hậu đã dịch chuyển đến lần 3 89
3.17 Kè đê giữ đất và triển khai dự án WB6 tại huyện Hải Hậu 89
x
3.18 Khu đất ở đã di chuyển do vỡ đê của thị trấn Thịnh Long, huyện
Hải Hậu 90
3.19 Khu đất ở đã bị biển lấn (81 hộ) của xã Hải Lý, huyện Hải Hậu 90
3.20 Biến động đất chưa sử dụng tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 92
3.21 Mô hình ruộng chuyên lúa - mô 1 99
3.22 Mô hình chuyên màu (trồng cà chua và rau cải) - mô hình 2 100
3.23 Mô hình nuôi trồng thủy sản - mô 3 101
3.24 Đầm nuôi tôm, cua, cá kết hợp với rừng ngập mặn - mô hình 4 102
3.25 Cảnh quan trồng rừng ngập mặn 103
3.26 - - 110
3.27 - - 110
3.28 –
Long, huyện Hải Hậu 111
3.29 -
111
3.30 112
3.31 113
3.32 Vai trò của rừng ngập mặn 139
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sự bùng nổ dân số đã làm
cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Ngày nay, sử
dụng đất bền vững là quan điểm mang tính toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tác
động của biến đổi khí hậu.
Hoạt động của con người ngày càng có nhiều tác động đến tính thống
nhất của các hệ sinh thái cung cấp các nguồn tài nguyên căn bản, dịch vụ cho
phúc lợi và các hoạt động kinh tế của con người. Quản lý cơ sở tài nguyên thiên
nhiên theo phương thức bền vững và tổng hợp là quan trọng đối với sự phát triển
bền vững “một phương pháp tiếp cận mang tính lồng ghép nhiều rủi ro, tổng hợp
nhằm giải quyết sự dễ bị tổn hại, đánh giá rủi ro và quản lý các thảm họa, kể cả
việc phòng ngừa, giảm nhẹ, sẵn sàng, ứng phó và khôi phục là nhân tố căn bản
của một thế giới an toàn hơn trong thế kỷ thứ 21” (Liên Hợp quốc, 2002b).
Sau khi Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) công
bố Báo cáo đánh giá lần thứ 4, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành chủ đề của
nhiều Diễn đàn và Hội nghị cấp cao trên toàn thế giới. Tổng thư ký Liên Hợp
quốc BanKiMoon phát biểu trong thông điệp gửi Chính phủ các nước rằng
“Biến đổi khí hậu cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những đe dọa to lớn
như chiến tranh”, rằng “Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường, mà
còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến tình trạng
cung cấp lương thực toàn cầu, đến vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình và an
ninh thế giới”.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và Việt Nam do
các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí
quyển. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm
thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương
thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và
2
thương mại. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi
khí hậu, với mực nước biển dâng 1 m, Việt Nam sẽ có khoảng 39% diện tích
đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và
Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20%
diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng
và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân
số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt,
trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị
ảnh hưởng. Vì vậy, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý
nghĩa sống còn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Do đó, Misurin đã nói:
“Chúng ta không thể ngồi chờ đợi sự ban ơn của thiên nhiên mà phải nghiên cứu
hiểu biết để tận dụng, né tránh và thích nghi, đó là nhiệm vụ của chúng ta” (dẫn
theo Nguyễn Văn Viết, 2009).
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đã xác định: Mục tiêu cơ bản đến năm 2020 là giảm về cơ bản các nguồn
gây ô nhiễm môi trường. Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô
nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân. Giảm nhẹ mức độ suy
thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh
học. Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức
độ gia tăng phát thải khí nhà kính. Mục tiêu đến năm 2030 là ngăn chặn, đẩy lùi
xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng
sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-
bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước (Thủ tướng Chính
phủ, 2012b).
bờ biển, có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản, thuận tiện
cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế; tuy nhiên Nam Định
cũng là nơi chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, làm thay đổi cơ cấu sử dụng
3
đất. Là một trong ba tỉnh, thành trên cả nước đã lập, thực hiện quy hoạch sử dụng
đất các cấp đồng bộ và sớm nhất, tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất của tỉnh vẫn
chưa xác định diện tích ảnh hưởng do tác động biến đổi khí hậu. Do vậy, trong
thời gian tới định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định cần xác định rõ ảnh hưởng
do tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất để xác định phương án sử dụng
đất hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thực trạng sử dụng đất để xác
định các ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất tỉnh
Nam Định;
Đề xuất định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định thích ứng trong điều kiện
biến đổi khí hậu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng các loại đất tỉnh Nam Định;
- Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Các yếu tố tác động chính do biến đổi khí hậu đến thực trạng và quy
hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính tỉnh Nam Định;
trong đó, tập trung nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất bị ảnh
hưởng do ngập và mặn hóa trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu các mô hình sử dụng đất
thích ứng với biến đổi khí hậu tại 3 huyện ven biển: Hải Hậu, Giao Thuỷ và
Nghĩa Hưng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung luận cứ khoa học cho việc sử
dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển đồng bằng
sông Hồng.
4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh Nam Định giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý và người sử dụng
đất lựa chọn các giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng đất để giải
quyết các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Xác định được một số ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng
đất, đó là yếu tố ngập và nhiễm mặn cần thiết phải tính toán trong định hướng sử
dụng đất.
Đánh giá và lựa chọn được các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất
phi nông nghiệp theo mức độ sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, làm căn
cứ đề xuất định hướng sử dụng đất cho tương lai.
Xây dựng được cơ sở dữ liệu về khu vực đất có nguy cơ ngập và mặn hóa
trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất sử dụng đất có tính đến tác động của
biến đổi khí hậu.
5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về đất đai và sử dụng đất đai
1.1.1. Khái niệm về đất đai
a) Đất đai: trong lĩnh vực kinh tế, đối tượng nghiên cứu là đất đai (land)
Theo Hiến pháp năm 2013 thì: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc
gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”
(Quốc hội, 2014).
Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là
khái niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không
gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về
mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất
đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ (Tommy, 2011).
Đất đai có vị trí cố định, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu,
chất lượng khác nhau (Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998).
Đặc tính tự nhiên của đất đai là sự cố định về vị trí, không thể di chuyển.
Sự hữu hạn về diện tích (số lượng), không thể tái sinh; sự không đồng nhất về
chất lượng và giá trị sử dụng; có thể sử dụng lâu dài mà không phải “khấu hao”
(Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Đất đai với nghĩa tổng quát là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính
của nó được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định khả năng khai
thác được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể
sống hình thành trong thời gian dài, là một trong thành phần quan trọng làm
nhiệm vụ nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992).
Đất là một vật thể sống, một vật mang của các hệ