Luận án Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập

hái niệm chất thải rắn y tế Chất thải y tế là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế. Chất thải y tế tồn tại dạng rắn hay còn gọi là chất thải rắn y tế (CTRYT), dạng khí và dạng lỏng. CTRYT được phân định như sau [1]: - Chất thải lây nhiễm: + CTLN sắc nhọn: bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh. + Chất thải rắn không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; CTLN dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh). + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B. + Chất thải giải phẫu gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm. - Chất thải nguy hại không lây nhiễm: + Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. + Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. + Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. + Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân, cadimi; pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ. + Dung dịch rửa phim X-Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích, các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH. + CTYT khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất CTNH hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

pdf205 trang | Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH đĐẶNG VĂN XUYÊN THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Thái Bình - 2023 ĐẶNG VĂN XUYÊN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ĐẶNG VĂN XUYÊN THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Mà SỐ: 9 72 07 01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Thanh Hà 2. PGS. TS. Vũ Phong Túc Thái Bình - 2023 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy giáo, cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Trường đã giúp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới TS. Nguyễn Thanh Hà, PGS. TS. Vũ Phong Túc - Những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thường – Giám đốc bệnh viện, BSKII Ngô Thị Hiếu Minh - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp và tập thể nhân viên y tế bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Cục Quản lý môi trường y tế, các bệnh viện có trong nghiên cứu; các đồng nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường y tế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành việc thu thập số liệu cho nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp của tôi - Những người luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Bình, tháng 04 năm 2023 Nghiên cứu sinh LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đặng Văn Xuyên, nghiên cứu sinh khóa 10 Trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Hà và PGS.TS. Vũ Phong Túc. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Thái Bình, tháng 04 năm 2023 Nghiên cứu sinh Đặng Văn Xuyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt tiếng việt BVĐK Bệnh viện Đa khoa CTRYT Chất thải rắn y tế CTNH Chất thải nguy hại CTSN Chất thải sắc nhọn CTLN Chất thải lây nhiễm CTGP Chất thải giải phẫu CTTT Chất thải thông thường CTTC Chất thải tái chế CTRYT Chất thải rắn y tế CTNH Chất thải y tế nguy hại CSHQ Chỉ số hiệu quả ĐTNC Đối tượng nghiên cứu KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NVYT Nhân viên y tế SL Số lượng Các chữ viết tắt tiếng Anh Viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ATCC American Type Culture Collection Tổ chức Thu thập nuôi cấy Hoa Kỳ BI Biological indicator Chỉ thị sinh học COVID-19 Coronavirus disease 2019 Bệnh do vi-rút corona 2019 HBV Hepatitis B virus Vi rút gây viêm gan B HCV Hepatitis C virus Vi rút gây viêm gan C HIV Human Immunodeficiency Virus vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người MERS Middle East Respiratory Syndrome Hội chứng hô hấp Trung Đông PVC Polyvinylchloride SARS Severe acute respiratory syndrome Virus corona gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐÊ ........................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 1.1. Khái niệm, quy định pháp luật và nguy cơ của chất thải rắn y tế .............. 3 1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................... 3 1.1.2. Quy định trong quản lý chất thải rắn y tế ............................................................ 6 1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế đến sức khoẻ con người và môi trường ........... 7 1.2. Thực trạng quản chất thải rắn y tế ........................................................... 11 1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế ............................................................. 11 1.2.2. Thực trạng tuân thủ quy định trong quản lý chất thải rắn y tế ....................... 13 1.2.3. Thực trạng giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất thải rắn y tế ........................ 14 1.2.4. Thực trạng bao bì, thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải rắn y tế ................. 17 1.2.5. Thực trạng xử lý chất thải y tế trong khuôn viên các bệnh viện ..................... 20 1.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế ......... 23 1.3.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ................................................................................................................................... 23 1.3.2. Hiệu quả can thiệp giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất thải rắn y tế ........... 25 1.3.3. Hiệu quả can thiệp giảm nguy cơ ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với sức khoẻ nhân viên y tế ........................................................................................................ 26 1.3.4. Hiệu quả can thiệp giảm phát sinh chất thải rắn y tế ...................................... 27 1.3.5. Hiệu quả can thiệp giảm chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ..................... 30 1.3.6. Hiệu quả can thiệp trong xử lý chất thải rắn y tế............................................. 30 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 34 2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ........................................... 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 34 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 36 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 37 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu. .......................................................... 38 2.2.3. Biến số trong nghiên cứu .................................................................................... 42 2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin .................................................... 44 2.3. Các bước tiến hành và tiến trình nghiên cứu ........................................... 47 2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu ......................................................................... 47 2.3.2. Thông tin về địa điểm tiến hành nghiên cứu can thiệp .................................... 50 2.3.3. Biện pháp can thiệp ............................................................................................ 51 2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu và hạn chế sai số .......................... 54 2.4.1. Xử lý số liệu ......................................................................................................... 54 2.4.2. Phân tích số liệu .................................................................................................. 55 2.4.3. Sai số và biện pháp khắc phục ............................................................... 56 2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 58 3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập ở Việt Nam ....................................................................................................... 58 3.1.1. Đặc điểm chung các bệnh viện .......................................................................... 58 3.1.2. Đặc điểm phát sinh chất thải rắn y tế ............................................................... 59 3.1.3. Thực hiện quy định trong quản lý chất thải rắn y tế ........................................ 60 3.1.4. Thực trạng giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất thải rắn y tế ........................ 62 3.1.5. Thực trạng bao bì, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế ................. 66 3.1.6. Thực trạng xử lý chất thải y tế trong khuôn viên bệnh viện ............................ 71 3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế tại 03 bệnh viện đa khoa công lập ............................................................................. 73 3.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ................................................................................................................................... 73 3.2.2. Hiệu quả giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nhân viên y tế liên quan đến chất thải rắn y tế ..................................................................................................................... 79 3.2.3. Hiệu quả nâng cao thực hành và giảm chất thải rắn y tế tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang .................................................. 86 3.2.4. Hiệu quả giảm chất thải rắn y tế nguy cơ chứa SARS-CoV-2........................ 88 3.2.5. Hiệu quả khử nhiễm, thu hồi và tái chế chất thải lây nhiễm ........................... 90 Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 92 4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập ở Việt Nam ....................................................................................................... 92 4.1.1. Đặc điểm chung các bệnh viện .......................................................................... 92 4.1.2. Đặc điểm phát sinh chất thải rắn y tế ............................................................... 92 4.1.3. Thực hiện quy định trong quản lý quản lý chất thải rắn y tế .......................... 94 4.1.4. Thực trạng giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất rắn thải y tế ........................ 96 4.1.5. Thực trạng bao bì, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế ................. 99 4.1.6. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế trong khuôn viên bệnh viện ................... 104 4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế tại 03 bệnh viện đa khoa công lập ........................................................................... 105 4.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ................................................................................................................................. 106 4.2.2. Hiệu quả giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nhân viên y tế liên quan đến chất thải rắn y tế ................................................................................................................... 112 4.2.3. Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành và giảm chất thải rắn y tế ............ 115 4.2.4. Hiệu quả giảm chất thải rắn y tế nguy cơ chứa SARS-CoV-2 khu vực điều trị người bệnh COVID-19 ............................................................................................... 119 4.2.5. Hiệu quả khử nhiễm, thu hồi và tái chế chất thải lây nhiễm ......................... 120 4.3. Điểm nổi bật và hạn chế của nghiên cứu ............................................... 123 4.3.1. Điểm nổi bật của nghiên cứu ........................................................................... 123 4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 124 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 126 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 128 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Cỡ mẫu đánh giá hiệu quả khử nhiễm bằng clo hoạt tính ................. 40 Bảng 3.1. Đặc điểm tuyến, hạng bệnh viện ......................................................... 58 Bảng 3.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế theo kg/ngày/giường ................... 59 Bảng 3.3. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế theo tuyến bệnh viện ................... 60 Bảng 3.4. Thực hiện quy định tổ chức trong quản lý chất thải rắn y tế ............. 60 Bảng 3.5. Thực hiện quy định pháp luật trong quản lý chất thải rắn y tế .......... 61 Bảng 3.6. Thực trạng mua sắm xanh, mua sắm thân thiện môi trường .............. 62 Bảng 3.7. Thực trạng thông tin, chỉ dẫn của nhà cung cấp về tính chất nguy hại, độc tính từ các sản phẩm phát sinh chất thải rắn y tế ........................ 63 Bảng 3.8. Thông tin về thời gian sản xuất, hạn sử dụng đối với các loại trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất phát sinh chất thải rắn y tế ....................... 64 Bảng 3.9. Giảm CTRYT trong quản lý trang thiết bị, vật tư, thuốc, hoá chất .... 65 Bảng 3.10. Giảm CRYT trong các quy trình chuyên môn ................................... 65 Bảng 3.11. Thực trạng bao bì, dụng cụ lưu, chứa CTRYT tại các khoa/phòng . 66 Bảng 3.12. Thực trạng phân loại CTRYT tại các khoa/phòng ............................ 67 Bảng 3.13. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các khoa/phòng .............. 68 Bảng 3.14. Cơ sở vật chất khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế ............................ 69 Bảng 3.15. Dụng cụ, thiết bị và thời gian lưu chứa chất thải rắn y tế ............... 70 Bảng 3.16. Đánh giá về các thiết bị, hoá chất xử lý chất thải rắn y tế ............... 71 Bảng 3.17. Các biện pháp thu hồi tái chế chất thải rắn y tế tại các bệnh viện .. 72 Bảng 3.18. Lượng chất thải rắn y tế được thu hồi, tái chế ................................. 72 Bảng 3.19. Kiến thức của nhân viên y tế trong quản lý chất thải rắn y tế ......... 73 Bảng 3.20. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức quản lý chất thải rắn y tế ở nhân viên y tế ............................................................................................... 74 Bảng 3.21. Hiệu quả nâng cao kiến thức cơ bản quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ...................................................................................... 75 Bảng 3.22. Hiệu quả nâng cao kiến thức phân định chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ............................................................................................... 75 Bảng 3.23. Hiệu quả nâng cao kiến thức màu sắc túi, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn y tế của nhân viên y tế .................................................................. 76 Bảng 3.24. Hiệu quả nâng cao kiến thức về cảnh báo chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ............................................................................................... 76 Bảng 3.25. Hiệu quả nâng cao kiến thức bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ............................................................................ 77 Bảng 3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế của nhân viên y tế ............................................................................................... 77 Bảng 3.27. Hiệu quả nâng cao kiến thức về phòng hộ của nhân viên y tế ......... 78 Bảng 3.28. Một số tổn thương do chất thải sắc nhọn ở nhân viên y tế ............... 80 Bảng 3.29. Nguy cơ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở nhân viên y tế ............ 81 Bảng 3.30. Mắc bệnh truyền nhiễm ở nhân viên y tế liên quan chất thải y tế .... 82 Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêm vắc xin ở nhân viên y tế .................................................... 82 Bảng 3.32. Quản lý nguy cơ trước, trong và sau khi nhân viên khi bị tổn thương do chất thải sắc nhọn .......................................................................... 84 Bảng 3.33. Giảm triệu chứng tiếp xúc đến chất thải rắn y tế ở nhân viên y tế .. 85 Bảng 3.34. Cải thiện túi, dụng cụ thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế tại các khoa tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang ...................................................... 86 Bảng 3.35. Cải thiện thực hành phân loại chất thải rắn y tế tại các khoa/phòng tại bệnh viện đa khoa Đức Giang ....................................................... 87 Bảng 3.36. Giảm thiểu lượng chất thải rắn y tế tại các khoa tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang ........................................................................................... 87 Bảng 3.37. Thực hành quản lý CTRYT nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ................... 88 Bảng 3.38. Can thiệp giảm lượng chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ........... 89 Bảng 3.39. Kết quả khử nhiễm chất thải lây nhiễm bằng chloramin.................. 90 Bảng 3.40. Kết quả khử nhiễm chất thải lây nhiễm bằng thiết bị hấp chất thải. 90 Bảng 3.41. Hiệu quả thu hồi tái chế chất thải rắn y tế ....................................... 91 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thành phần chất thải rắn y tế ......................................................... 59 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ có thông tin, chỉ dẫn của nhà cung cấp với trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất phát sinh CTRYT tại các tuyến bệnh viện ................. 64 Biểu đồ 3.3. Xử lý chất thải rắn y tế theo mô hình cụm ...................................... 69 Biểu đồ 3.4. Thực trạng một số biện pháp xử lý chất thải tại các bệnh viện ...... 71 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đạt kiến thức chung trong quản lý CTRYT ở nhân viên y tế . 73 Biểu đồ 3.6. Hiệu quả nâng cao kiến thức quản lý CTYT của NVYT ................. 79 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở NVYT ............................. 79 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở NVYT trước và sau can thiệp ..................................................................................................... 83 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ mức độ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở nhân viên y tế ... 83 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ NVYT mắc các bệnh truyền nhiễm trước và sau can thiệp .. 84 Biểu đồ 3.11. Thực hành quản lý chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ............. 89 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế ....................... 33 Hình 2. 1 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 36 Hình 2. 2 Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 42 1 ĐẶT VẤN ĐÊ Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế [1]. Chất thải y tế ở dạng lỏng, dạng khí và dạng rắn. Chất thải y tế ở dạng rắn còn được gọi là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế có thể chứa các thành phần nguy hại như: vật sắc nhọn; vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh gây bệnh; chất phóng xạ và có thể chứa các bình áp suất, các khí có nguy cơ gây độc và gây cháy, nổ [2], [3]. Đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ do chất thải y tế gồm: nhân viên y tế, nhân viên quản lý và xử lý chất thải y tế, người bệnh, người nhà người bệnh [3], [4]. Ước tính có khoảng 16 triệu người mỗi năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_trang_va_hieu_qua_mot_so_giai_phap_can_thiep_qu.pdf
  • pdfCV dang web - YDTB.pdf
  • pdfKet luan moi tieng Anh_Xuyen.pdf
  • pdfKet luan moi tieng Viet_Xuyen.pdf
  • pdfTom tat tieng Anh_Xuyen.pdf
  • pdfTom tat tieng Viet_Xuyen.pdf
Luận văn liên quan