Một số khái niệm trong nghiên cứu
Khám bệnh, chữa bệnh:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể,
khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để
chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp được công nhận. Chữa
bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và
thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho người bệnh [2].
Chất lượng khám chữa bệnh:
Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) là mức độ các dịch vụ y tế được cá
nhân và cộng đồng sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức khỏe mong
đợi và phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại [5].
Nhân lực y tế:
Nhân lực y tế là toàn bộ những người đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể
cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế
trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý
và dược sĩ [6]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, khái niệm nhân viên y tế
bao gồm các chức danh: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ, hộ lý, cử
nhân thuộc biên chế hoặc hợp đồng trực tiếp đang công tác tại các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh viện.
Hồ sơ sức khỏe điện tử:
Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của
một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ
sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập
nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Đối với người dân, hồ sơ sức
khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục,
suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe
của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp
cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình KCB một cách
nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của
thầy thuốc. Đối với người thầy thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp đầy đủ
các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định
về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác,
phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang
lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí KCB của mỗi người dân [7].
Bệnh án điện tử:
Bệnh án điện tử (BAĐT) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án (HSBA),
được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý
và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa
bệnh. BAĐT là nơi lưu trữ, quản lý toàn bộ thông tin khám, chữa bệnh của
người bệnh từ khi sinh ra đến khi mất đi. BAĐT giúp bác sĩ, người bệnh chủ
động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và chuẩn đoán, điều trị tại bất
kỳ nơi đâu [8].
183 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng và hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Thành phố vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ KHÁM
CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
THÁI BÌNH - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ KHÁM
CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64
Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Phong Túc
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái
THÁI BÌNH - 2023
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và luận án này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được gửi
lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học,
Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy giáo,
cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế,
Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, UBND Thành phố Vinh, Ban Giám đốc
bệnh viện cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài, thu thập
xử lý số liệu và hoàn thành luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Phong Túc
và PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái - Những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp
của tôi - Những người luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Thái Bình, tháng 2 năm 2023
Nguyễn Hồng Trường
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chính xác, chấp hành
đầy đủ các quy định về y đức trong nghiên cứu Y sinh học và chưa được ai
công bố trên bất kỳ tài liệu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Tác giả luận án
Nguyễn Hồng Trường
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS : Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch)
BAĐT : Bệnh án điện tử
BHYT : Bảo hiểm y tế
BGĐ : Ban giám đốc
BYT : Bộ Y tế
CBNV : Cán bộ nhân viên
CNTT : Công nghệ thông tin
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
CLS : Cận lâm sàng
CTXH : Công tác xã hội
CSHQ : Chỉ số hiệu quả
EMR : Electronic Medical Records - Bệnh án điện tử
HIS : Hospital Information System -Hệ thống thông tin bệnh viện
HSBA : Hồ sơ bệnh án
KCB : Khám chữa bệnh
KHTH : Kế hoạch tổng hợp
LIS : Laboratory Information System
(Hệ thống thông tin xét nghiệm)
NVYT : Nhân viên y tế
PACS : Picture Archiving and Communication System
(Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh)
TQM : Total Quality Management
(Quản lý chất lượng toàn diện)
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu .............................................................. 4
1.2. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh .......... 5
1.3. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và bệnh án điện tử trong quản
lý khám chữa bệnh .............................................................................................. 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 34
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu ............................................... 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 34
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 36
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu .......................... 37
2.2.3. Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu ................................................. 41
2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin ......................................... 43
2.3. Các giai đoạn nghiên cứu và biện pháp can thiệp ..................................... 48
2.3.1. Các giai đoạn nghiên cứu: ..................................................................... 48
2.3.2. Biện pháp can thiệp: .............................................................................. 48
2.4. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 52
2.5. Sai số và biện pháp hạn chế sai số .............................................................. 53
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 56
3.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án tại bệnh viện ...................................... 56
3.1.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án theo đánh giá của nhân viên y tế ... 56
3.1.2. Nhận xét của người bệnh về một số hoạt động của bệnh viện liên quan
đến HSBA. ...................................................................................................... 64
3.2. Hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh ...... 67
3.2.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế ............. 67
3.2.2. Hiệu quả can thiệp về thời gian làm thủ tục liên quan tới bệnh án của
nhân viên y tế .................................................................................................. 80
3.2.3. Đánh giá của người bệnh về bệnh án điện tử đã áp dụng ..................... 84
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................ 90
4.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh tại
bệnh đa khoa thánh phố Vinh............................................................................ 90
4.1.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ, bệnh án theo đánh giá của nhân viên y tế .. 90
4.1.2. Thực trạng sử dụng hồ sơ, bệnh án theo đánh giá của người bệnh ....... 96
4.2. Hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh ...... 97
4.2.1. Xây dựng, ứng dụng các biện pháp can thiệp về BAĐT ...................... 97
4.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế ........... 103
4.2.3. Hiệu quả can thiệp về thời gian làm thủ tục liên quan tới bệnh án ..... 109
4.2.4. Đánh giá của người bệnh về hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử ....... 113
4.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử ...... 117
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 119
KẾT LUẬN .......................................................................................... 121
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 123
DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Trình độ học vấn, chuyên môn và vị trí công tác của NVYT ........ 56
Bảng 3.2. Phân bố về độ tuổi của nhân viên y tế ........................................... 57
Bảng 3.3. Thâm niên trong ngành y tế của nhân viên y tế .............................. 57
Bảng 3.4. Tỷ lệ NVYT đưa ra nhược điểm ứng dụng bệnh án giấy và khó
khăn trong thủ tục khám chữa bệnh .............................................. 58
Bảng 3.5. Tỷ lệ NVYT đánh giá tính cần thiết ứng dụng CNTT trong quản lý
khám chữa bệnh ............................................................................ 59
Bảng 3.6. Ý kiến của NVYT theo nhóm tuổi về khó khăn của Bệnh viện khi
đổi mới quản lý khám chữa bệnh .................................................. 59
Bảng 3.7. Đề xuất của nhân viên y tế về việc cần làm để đổi mới quản lý
khám chữa bệnh và công nghệ thông tin ...................................... 61
Bảng 3.8. Hiểu biết và thái độ của nhân viên y tế về ứng dụng bệnh án điện tử ........ 62
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa việc ủng hộ ứng dụng bệnh án điện tử với một
số đặc điểm của của nhân viên y tế .............................................. 62
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhân viên y tế cho ý kiến về việc cần làm và đối tượng cần
tập huấn để ứng dụng bệnh án điện tử .......................................... 63
Bảng 3.11. Phân bố về giới tính và độ tuổi của người bệnh ........................... 64
Bảng 3.12. Thủ tục hành chính đối với lý do chọn lựa bệnh viện để khám
chữa bệnh ...................................................................................... 65
Bảng 3.13. Điểm trung bình người bệnh đánh giá về thủ tục hành chính và
một số lĩnh vực hoạt động của bệnh viện ..................................... 66
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử đối với bệnh
viện, trước và sau can thiệp .......................................................... 68
Bảng 3.15. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử đối với
người bệnh, trước và sau can thiệp ............................................... 69
Bảng 3.16. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử về cận lâm
sàng, trước và sau can thiệp .......................................................... 70
Bảng 3.17. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bênh án điện tử trong chẩn
đoán, trước và sau can thiệp ......................................................... 71
Bảng 3.18. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử về kê thuốc
điều trị, trước và sau can thiệp ...................................................... 72
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử trong việc
xuất viện, trước và sau can thiệp .................................................. 73
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhân viên y tế biết hiệu quả kinh tế của bệnh án điện tử,
trước và sau can thiệp ................................................................... 74
Bảng 3.21. Điểm trung bình về kiến thức tự đánh giá của nhân viên y tế trong
ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ........................ 75
Bảng 3.22. Điểm trung bình về thái độ của nhân viên y tế trong ứng dụng
bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ........................................ 76
Bảng 3.23. Điểm trung bình tự đánh giá về thực hành của nhân viên y tế trong
ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ........................ 79
Bảng 3.24. Thời gian (số phút) thực hiện hoạt động của NVYT liên quan tới
bệnh án tại Khoa khám bệnh trước và sau can thiệp .................... 81
Bảng 3.25. Thời gian làm thủ tục của NVYT cho người bệnh khi vào Khoa
điều trị nội trú trước và sau can thiệp ........................................... 82
Bảng 3.26. Thời gian làm thủ tục xuất viện của NVYT cho người bệnh ....... 82
Bảng 3.27. Tiếp cận thông tin khám chữa bệnh của người bệnh .................... 84
Bảng 3.28. Hình thức người bệnh được thông báo thông tin về tình trạng bệnh
của mình ........................................................................................ 85
Bảng 3.29. Đánh giá của người bệnh về nội dung thông tin tiếp cận và sự hài
lòng trong lần KCB trước và sau can thiệp .................................. 86
Bảng 3.30. Đánh giá của người bệnh về thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh
và sự tiếp cận thông tin so với một năm trước điều tra ................ 88
Bảng 3.31. Khó khăn của người bệnh khi ứng dụng bệnh án điện tử............. 89
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người bệnh .............................................. 65
Biểu đồ 3.2. Mức độ thuận lợi về thủ tục hành chính khi khám chữa bệnh theo
đánh giá của người bệnh ............................................................. 66
Biểu đồ 3.3. Sự hài lòng của người bệnh về hoạt động khám chữa bệnh ....... 67
Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình về thái độ của nhân viên y tế theo khối công tác
về tầm quan trọng ứng dụng BAĐT, trước và sau can thiệp ...... 77
Biểu đồ 3.5. Điểm trung bình về thái độ của nhân viên y tế theo khối công tác
về ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ................. 78
Biểu đồ 3.6. Mức điểm đánh giá về kỹ năng soạn thảo, nhập liệu bệnh án điện
tử của nhân viên y tế trước và sau can thiệp .............................. 80
Biểu đồ 3.7. Mức điểm đánh giá của người bệnh về tiếp cận thông tin liên
quan tới KCB trước và sau can thiệp .......................................... 87
Biểu đồ 3.8. Mức điểm đánh giá về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
khám chữa bệnh của người bệnh sau 1 năm ............................... 87
DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 3.1. Khó khăn từ NVYT trong việc ứng dụng bệnh án điện tử .............. 60
Hộp 3.2. Khó khăn về kinh phí đầu tư và phía người bệnh trong ứng dụng
bệnh án điện tử .................................................................................. 60
Hộp 3.3. Hiệu quả về mặt thời gian khi ứng dụng bệnh án điện tử ................ 83
Hộp 3.4. Hiệu quả đối với việc hỗ trợ cho NVYT trong tra cứu, tham chiếu dữ
liệu của bệnh án điện tử .................................................................... 83
Hộp 3.5. Hiệu quả đối với nguồn lực đầu tư và chất lượng hồ sơ khi ứng dụng
bệnh án điện tử .................................................................................. 84
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế là một nhiệm
vụ quan trọng và cấp bách góp phần vào công tác cải cách thủ tục hành chính
và giảm chi phí trong cung cấp dịch vụ y tế, là một trong các chiến lược cải
thiện việc cung cấp hiệu quả, chất lượng và sự an toàn trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân [1]. Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 của Việt Nam [2] thì mỗi
người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đều phải được lập hồ sơ bệnh án. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp
lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa
bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án phải được lập bằng giấy
hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục. Hồ sơ bệnh án được lưu
trữ theo các cấp độ mật theo quy định và thời gian lưu trữ từ 10 đến 20 năm tùy
từng trường hợp.
Tại Việt Nam, việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử đã được coi là
xu thế bắt buộc và cũng là những mục tiêu chiến lược trong việc phát triển và
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành Y tế nói chung, các bệnh viện
nói riêng. Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào năm 2017 để giúp cho các cơ sở khám
chữa bệnh có cơ sở áp dụng triển khai [3]. Bộ tiêu chí quy định 8 nhóm tiêu chí
cụ thể gồm: Hạ tầng, phần mềm quản lý điều hành, bệnh án điện tử, hệ thống
thông tin bệnh viện, hệ thống thông tin xét nghiệm, hệ thống thông tin chẩn
đoán hình ảnh, hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh, phi chức năng, bảo mật
và an toàn thông tin. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác định
mức ứng dụng công nghệ thông tin và có văn bản báo cáo cơ quan quản lý Y tế
cấp trên trực tiếp định kỳ vào tháng 12 hằng năm.
2
Năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành quy định về hồ sơ Bệnh án điện tử với
lộ trình thực hiện như sau: 1) Giai đoạn từ năm 2019-2023: Các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông
tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định. 2) Giai đoạn từ
năm 2024-2028: Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải
triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử như
vậy nhưng các bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030 [4].
Trong xu hướng việc bệnh án điện tử đã và đang trở thành nhiệm vụ bắt
buộc đối với toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh nói chung, các bệnh viện nói
riêng, để thực hiện được nhiệm vụ ứng dụng bệnh án điện tử một cách có hiệu
quả, các bệnh viện cần có được các cơ sở khoa học áp dụng cho việc triển khai.
Vấn đề đặt ra hiện nay là: thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong khám chữa
bệnh hiện nay ở các bệnh viện như thế nào? và việc ứng dụng công nghệ thông
tin nói chung, bệnh án điện tử nói riêng tại các bệnh viện cần thực hiện những
gì để có hiệu quả?
Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An, là một trong
những bệnh viện có quy mô khám chữa bệnh lớn trong hệ thống các bệnh viện
hạng 2 của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, bệnh viện có số người đến
khám bệnh ngày càng đông, tình trạng quá tải, khó khăn trong công tác quản lý
khám chữa bệnh đã trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân được
tiếp nhận dịch vụ có chất lượng cao, thủ tục khám chữa bệnh nhanh chóng đã
và đang trở thành phổ biến. Điều này đặt ra nhu cầu cần cải thiện việc quản lý
khám chữa bệnh trong đó có việc ứng dụng bệnh án điện tử.
Trong bối cảnh và nhu cầu thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong
quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh" với các
mục tiêu sau:
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) Mô tả thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa
bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2019.
2) Đánh giá một số hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý
khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020.
4
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu
Khám bệnh, chữa bệnh:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể,
khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để
chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp được công nhận. Chữa
bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và
thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho người bệnh [2].
Chất lượng khám chữa bệnh:
Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) là mức độ các dịch vụ y tế được cá
nhân và cộng đồng sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức khỏe mong
đợi và phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại [5].
Nhân lực y tế:
Nhân lực y tế là toàn bộ những người đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể
cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế
trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý
và dược sĩ [6]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, khái niệm nhân viên y tế
bao gồm các chức danh: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ, hộ lý, cử
nhân thuộc biên chế hoặc hợp đồng trực tiếp đang công tác tại các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh viện.
Hồ sơ sức khỏe điện tử:
Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của
một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo