Luận án tiến sĩ phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù

2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong cơ chế đặc thù Với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội (Nghị quyết 54 của Quốc hội) về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đây là một quyết sách quốc gia đột phá, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển của Thành phố sau42 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hơn 30 năm Đổi mới, giúp Thành phố vừa phát huy tốt hơn các lợi thế tự nhiên của mình trong quá trình phát triển, vừa phát huy tốt nhất các nguồn lực trong nhân dân, trong hệ thống chính trị và các nhà đầu tư, đối tác quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển Thành phố nhanh hơn, bền vững hơn vì cả nước, từng bước giải quyết có cơ sở khoa học và thực tiễn các thách thức lớn đối với sự phát triển của Thành phố trong 30 - 50 năm tới. Nghị quyết số 54 của Quốc hội là sự thể chế hóa nhanh nhất ở cấp cao nhất một chỉ đạo của Đảng tại Kết luận 21-KL/TW ngày 24/10/2017 của Bộ Chính trị. Với sự chuẩn bị nghiêm túc, khoa học và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đột phá của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt của Bộ Chính trị, sự hướng dẫn và ủng hộ của các Ban, Văn phòng Trung ương Đảng, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ và các bộ ngành liên quan; sự chỉ đạo, hỗ trợ và triển khai hết sức khẩn trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; sự chia sẻ, đồng cảm của các địa phương trong cả nước, chỉ sau tròn 1 tháng, Nghị quyết số54/2017/QH14 đã được ba n hành, đáp ứng đầy đủ quy trình thủ tục thông qua Nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 15 tháng 1 năm 2018, tạo điều kiện cho Thành phố và các bộ ngành, Chính phủ và Quốc hội triển khai trong 3 năm cuối nhiệm kỳ 2016 – 2020.

pdf220 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cơ chế đặc thù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----›¸š---- NCS. LÊ TRƯƠNG HIỀN HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH CƠ CHẾ ĐẶC THÙ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 9340101 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN MINH HÀ PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024 i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ viii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................. 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 5 1.2.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 5 1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 10 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 13 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 14 1.3.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 14 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 14 1.4. Đối tượng và phạm vi ngHiên cứu ......................................................................... 15 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 15 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 15 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 15 1.6. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ........................................... 18 2.1. Khái niệm về du lịch và cơ chế đặc thù ................................................................ 18 2.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................................................... 18 2.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch .................................................................. 19 2.1.3. Các điều kiện phát triển du lịch ................................................................. 22 2.1.4. Cơ chế đặc thù ............................................................................................ 24 2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong cơ chế đặc thù 27 2.3. Phát triển du lịch trong quá trìnH toàn cầu hoá và cơ cHế đặc thù ................... 29 2.3.1. Những thuận lợi và cơ hội ......................................................................... 29 2.3.2. Những khó khăn và thách thức ................................................................. 30 2.4. Các lý tHuyết liên quan đến cơ cHế đặc thù .......................................................... 31 2.4.1. Phân cấp, phân quyền ................................................................................ 31 2.4.2. Lý thuyết tự chủ .......................................................................................... 38 ii 2.4.3. Các lý thuyết liên quan đến vai trò dẫn dắt ............................................... 40 2.5. Kinh nghiệm của một số thànH pHố về phát triển du lịch và bài Học kinH nghiệm cho TP.HCM .................................................................................................................. 44 2.5.1. Kinh nghiệm một số thành phố trên thế giới ............................................ 44 2.5.2. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch TP.HCM ................. 48 2.6. Mô HìnH ngHiên cứu ............................................................................................... 49 2.6.1. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 49 2.6.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 52 2.6.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 60 2.6.4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 60 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 70 3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 70 3.1.1. Hệ nhận thức luận nghiên cứu ................................................................. 70 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 71 3.2. NgHiên cứu định tính điều cHỉnh thang đo ........................................................... 74 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................... 76 3.2.2. Thang đo phát triển du lịch ....................................................................... 78 3.2.3. Thang đo Khai thác sản phẩm du lịch ...................................................... 82 3.2.4. Thang đo Công tác xúc tiến, quảng bá ...................................................... 83 3.2.5. Thang đo Hoạt động đầu tư ....................................................................... 84 3.2.6. Thang đo Nguồn nhân lực ......................................................................... 85 3.2.7. Thang đo Đảm bảo môi trường ................................................................. 87 3.2.8. Thang đo An ninh, an toàn ........................................................................ 89 3.2.9. Thang đo quản lý nhà nước ...................................................................... 90 3.3. NgHiên cứu định lượng ........................................................................................... 92 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 92 3.3.2. Quy mô mẫu ................................................................................................ 93 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 93 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 94 3.4. Kết quả đánh giá thang đo trong nghiên cứu sơ bộ ............................................ 99 3.4.1. Thống kê mẫu khảo sát .............................................................................. 99 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................ 101 iii 3.4.3. Đánh giá kết quả phân tích nhân tố khám phá ...................................... 105 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................... 113 4.1. Tổng quan về ngành du lịch TP.HCM ............................................................... 113 4.1.1. Những mục tiêu, định hướng phát triển chính ....................................... 113 4.1.2. Kết quả phát triển du lịch TP.HCM ........................................................ 113 4.1.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ................................................. 120 4.1.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 121 4.2. Phân tích kết quả khảo sát ................................................................................... 124 4.2.1. Phân tích mẫu khảo sát trong nghiên cứu chính thức ........................... 124 4.2.2. Đánh giá mô hình đo lường ..................................................................... 127 4.2.3. Đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính .................................................... 132 4.3. Thảo luận ............................................................................................................... 135 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................. 144 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 144 5.2. Gợi ý cHínH sácH ................................................................................................... 146 5.2.1. Nhóm chính sách cho cơ chế đặc thù ...................................................... 146 5.2.2. Chính sách về cơ chế ................................................................................ 148 5.2.3. Chính sách về tổ chức và quản lý ............................................................ 149 5.2.4. Chính sách về kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch .............................. 150 5.2.5. Chính sách về đảm bảo môi trường du lịch ............................................ 150 5.2.6. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng 151 5.2.7. Chính sách về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ .................. 152 5.2.8. Chính sách về liên kết phát triển du lịch ................................................. 153 5.2.9. Chính sách về nhận thức ......................................................................... 154 5.3. Điểm mới của luận án .......................................................................................... 155 5.4. Những Hạn cHế và hướng nghiên cứu trong tương lai ...................................... 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 157 PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ................................................... i PHỤ LỤC 2. DÀN BÀI PHỎNG VẤN CÁ NHÂN ............................................ ii PHỤ LỤC 3. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP ................... vii iv PHỤ LỤC 4. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC..................... .......................................................................................... XIII PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ ............................................... XIX PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ................................ XLII v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ......................................... 56 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các biến độc lập từ những mô hình nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................................................... 59 Bảng 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 68 Bảng 3.1. Thang đo tăng trưởng kinh tế ............................................................... 78 Bảng 3.2. Thang đo phát triển du lịch TP.HCM ................................................... 79 Bảng 3.3. Thang đo sự phân cấp trong cơ chế đặc thù của TP.HCM ................... 80 Bảng 3.4. Thang đo sự tự chủ trong cơ chế đặc thù của TP.HCM ....................... 81 Bảng 3.5. Thang đo vai trò dẫn dắt vùng trong cơ chế đặc thù của TP.HCM ...... 82 Bảng 3.6. Thang đo khai thác sản phẩm du lịch của TP.HCM ............................ 83 Bảng 3.7. Thang đo Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của TP.HCM ............... 84 Bảng 3.8. Thang đo Hoạt động đầu tư của TP.HCM ........................................... 85 Bảng 3.9. Thang đo Nguồn nhân lực du lịch của TP.HCM .................................. 87 Bảng 3.10. Thang đo Đảm bảo môi trường trong du lịch của TP.HCM .............. 89 Bảng 3.11. Thang đo An ninh, an toàn trong du lịch của TP.HCM ..................... 90 Bảng 3.12. Thang đo Quản lý nhà nước về du lịch của TP.HCM ........................ 92 Bảng 3.13. Thống kê về đặc điểm của mẫu nghiên cứu sơ bộ ........................... 101 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................ 102 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo nhóm cơ chế đặc thù ...... 105 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng ..... 106 Bảng 3.17. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................ 108 Bảng 3.18. Nội dung thang đo dùng để nghiên cứu chính thức ......................... 109 Bảng 4.1. Lượng khách du lịch đến TP.HCM giai đoạn 2013 - 2022 ................ 114 Bảng 4.2. Lao động ngành du lịch TP.HCM giai đoạn 2013-2019 .................... 118 Bảng 4.3. Thông tin nhân khẩu học trong khảo sát chính thức .......................... 126 Bảng 4.4. giá trị Hệ số tải ngoài, AVE, CR, CA ................................................ 128 Bảng 4.5. Giá trị HTMT ..................................................................................... 131 Bảng 4.6. Giá trị VIF .......................................................................................... 132 Bảng 4.7. Giá trị hệ số xác định ......................................................................... 132 Bảng 4.8. Giá trị hệ số tác động ......................................................................... 133 vi Bảng 4.9. Giá trị hệ số dự báo ngoài mẫu .......................................................... 134 Bảng 4.10. Đánh giá hệ số đường dẫn ................................................................ 135 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình môi trường trong du lịch của Yüksel và cộng sự (2005) ....... 50 Hình 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam .................................................................................... 52 Hình 2.3. Mô hình các nhân tố tác động đến phát triển bền vững du lịch ............ 53 Hình 2.4. Mô hình các nhân tố tác động đến phát triển du lịch chợ nổi ở Tp Cần Thơ và vùng phụ cận ............................................................................................ 54 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh An Giang ...................................................................................................... 54 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Cà Mau ................................................................................... 55 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch có trách nhiệm ...................................................................................................... 55 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu sự phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập .................................................................................................. 56 Hình 2.9. Mô hình các nhân tố tác động đến phát triển của du lịch TP.HCM trong cơ chế đặc thù ...................................................................................................... 67 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 73 Hình 4.1. Số lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2013-2022 . 115 Hình 4.2. Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM phân theo thị trường chính, giai đoạn 2013-2022 (triệu lượt/năm) ........................................................................ 116 Hình 4.3. Tổng thu nhập từ du lịch TP.HCM giai đoạn 2013-2022 [tỷ đồng] ... 117 Hình 4.4. Giá trị GRDP du lịch của thành phố và đóng góp cho GDP du lịch quốc gia .................................................................................................... 117 Hình 4.6. Đóng góp trực tiếp của du lịch TP.HCM vào GRDP Thành phố ...... 118 Hình 4.7. Kết quả phân tích mô hình PLS-SEM ................................................ 138 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA WTO Tổ chức thương mại Thế giới TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân UBND TP Uỷ ban nhân dân Thành phố DN Doanh nghiệp IUCN Sách đỏ GPD Tổng sản phẩm nội địa TTKT Tăng trưởng kinh tế PTDL Phát triển du lịch CCĐT_PC Sự phân cấp trong cơ chế đặc thù CCĐT_TC Sự tự chủ trong cơ chế đặc thù CCĐT_DDV Vai trò Dẫn Dắt vùng trong cơ chế đặc thù KTSPDL Khai thác sản phẩm Du lịch 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong những năm gần đây du lịch được biết đến như một ngành kinh Doanh có lợi nhuận và có thể có vai trò to lớn trong cán cân ngoại hối của các quốc gia. Là một ngành Dịch vụ, Du lịch sử Dụng nhiều lao động, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội việc làm và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Du lịch cung cấp một phương thức quan trọng để mở rộng cơ sở kinh tế của một quốc gia thông qua liên kết với các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và Dịch vụ. Ngoài ra, như GoelDner và cộng sự (2006) đã chỉ ra, Du lịch được cho là có tác động tích cực đến hòa bình thế giới. Khi mọi người đi Du lịch khắp nơi với mong muốn chân thành để tìm hiểu thêm về các nước láng giềng toàn cầu của họ, kiến thức và hiểu biết ngày càng tăng. Sau đó, ít nhất một bước khởi đầu đã được thực hiện trong việc cải thiện giao tiếp trên thế giới, điều này dường như rất quan trọng trong việc xây Dựng những nhịp cầu đánh giá cao, tôn trọng lẫn nhau và tình bạn. Theo Dự đoán của WTO, trong tương lai, ngành du lịch sẽ đứng đầu các ngành khác trên quan điểm thu nhập và phần lớn nhất của thương mại quốc tế sẽ được phân bổ cho du lịch (Streimikiene và cộng sự, 2021). Đáng chú ý là thu nhập của ngành này, sau Dầu mỏ, là thu nhập lớn nhất thế giới. Du lịch là một trong những bộ phận năng động của nền kinh tế thế giới, nó được sử Dụng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế và xã hội. Ngành này luôn được coi là một trong những mục tiêu và quy hoạch tổng thể của các xã hội có sức hút du lịch. Trong định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói, dường như phát triển du lịch ở các quốc gia không còn là sự lựa chọn nữa mà nó là vấn đề sống còn và cấp bách (Nguyen và cộng sự, 2019). Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một thành phố lớn với lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Đây là điểm đến du lịch hấp Dẫn với nhiều công trình kiến trúc, Di tích lịch sử và những nét văn hóa dân gian độc đáo. Thành phố là một trong những điểm đến du lịch năng động nhất Việt Nam. Với lịch sử phong phú và sự hòa quyện giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại, thành phố này luôn thu hút du khách bởi sự đa Dạng của mình. Nhiều năm qua, ngành du lịch đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển Dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Ngành Du lịch đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển chung. Du lịch giúp quảng bá văn hóa, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, 2 thúc đẩy phát triển các vùng và xóa đói giảm nghèo. hành phố Hồ Chí Minh "được biết đến là trung tâm kinh tế, văn hóa, và giáo Dục của Việt Nam" (Nguyen, 2021). Nổi tiếng với các Di tích lịch sử như Dinh Độc Lập và Nhà thờ Đức Bà, nó cũng là nơi có Chợ Bến Thành, một trong những khu chợ sầm uất và đầy màu sắc, nơi du khách có thể tìm mua mọi thứ từ thực phẩm đến hàng lưu niệm. Đặc thù của TP.HCM không chỉ gói gọn trong những điểm tham quan nổi tiếng mà còn ở nền ẩm thực đường phố đa Dạng và phong phú, phản ánh sự hòa trộn giữa các ảnh hưởng văn hóa. Hơn nữa, sự kiện như lễ hội Âm Nhạc Quốc tế là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của ngành nghệ thuật đương đại tại đây. Theo Báo cáo Thống kê Du lịch 2023, TP.HCM đã "đón nhận 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20% so với năm trước" (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2023), một con số ấn tượng cho thấy sức hút không ngớt của thành phố này. Thành phố cũng là điểm kết nối quan trọng, từ đây, du khách có thể Dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch khác như Đồng bằng sông Cửu Long hay các bãi biển đẹp ở miền Trung Việt Nam. Đầu năm 2019, Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030. Các chỉ tiêu cụ thể cũng được đề ra như: lượng khách quốc tế đạt 8,5 triệu lượt, tăng 12% so với 2018; khách nội địa đạt 32,77 triệu lượt, tăng 13%; tổng thu đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 10%. Đây là những tín hiệu tích cực cho sự phát triển du lịch thành phố (Long Hồ, 2019). Du lịch không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích xã hội sâu rộng. Thứ nhất, Du lịch tạo ra hàng triệu việc làm và thu nhập ổn định cho người Dân từ các Dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí. Đây là cơ hội việc làm quan trọng cho lao động địa phương. Thứ hai, sự phát triển của du lịch thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền trong nước cũng như quốc tế. Điều này góp phần mở rộng tầm nhìn, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng. Thứ ba, du lịch có tác Dụng giáo Dục bồi Dưỡng thể chất, tinh thần và truyền thống cho người Dân. Người tham gia Du lịch có cơ hội trải nghiệm, học hỏi và rèn luyện bản thân. Như vậy, lợi ích của du lịch không chỉ Dừng lại ở kinh tế mà còn lan tỏa đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển du lịch mang đến cơ hội để con người và xã hội phát triển toàn diện (Nguyễn Quyết & Võ Thanh Hải, 2015). TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, là địa phương có đóng góp ngân sách lớn nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp khoảng 1,5 lần cả nước. Dù đã là đầu tàu kinh tế của cả nước, nhưng nhiều thách thức mới đang khiến kinh 3 tế thành phố bị chững lại, cần cơ chế đặc thù để tạo bước đột phá. Theo đó các phường, xã, thị trấn tiếp tục tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính cho nhân Dân, Doanh nghiệp. Cùng với đó, kiên trì thực hiện chủ trương lập lại trật tự vỉa hè, thực hiện đồng bộ tại tất cả các phường, xã, thị trấn với nhiều mô hình, phương án tổ chức lại vỉa hè phù hợp với thực tế. Các phường, xã, thị trấn thường xuyên quan tâm chăm lo đến gia đình chính sách, huy động các nguồn lực thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố, ổn định cuộc sống người dân, Thông qua những tác động của cơ chế đặc thù đối với nền kinh tế TP.HCM nói chung, đối với ngành du lịch của Thành phố nói riêng, chính vì vậy cần nghiên cứu phát triển du lịch TP.HCM trong bối cảnh cơ chế đặt thù về mặt thực tiễn. Trong những năm qua, ngành du lịch TP.HCM đã nỗ lực, sáng tạo, tổ chức có định kỳ một số sự kiện du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, Dần khẳng định thương hiệu của mình. Để tổ chức, triển khai các sự kiện du lịch một cách hiệu quả, ngành Du lịch thành phố đã đề cao và nâng cao tính chuyên nghiệp bằng cách tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước, để từ đó xác định được những hoạt động, sự kiện cần được xây Dựng và đầu tư chiều sâu (Hoàng Trọng Tuân, 2015); ví Dụ, Hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCMC, Ngày hội Du lịch, Lễ Hội Áo Dài, Giải Marrathon Quốc tế, Lễ Hội khinh khí cầu, . Pile (2019) chỉ ra rằng TP.HCM hiện đang được xếp hạng là thành phố năng động thứ hai trên thế giới (sau Bangalore ở Ấn Độ) Dựa trên các yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế lâu Dài như đổi mới, truyền cảm hứng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Du lịch thành phố khiến du khách sửng sốt bởi giao thông năng động bậc nhất, những điểm tham quan mang đầy Dấu vết lịch sử, những món ăn đặc trưng vùng miền, đặc biệt là café đường phố của Sài Gòn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường cùng vấn đề an ninh cho du khách trở thành những điểm tiêu cực của du lịch TP.HCM trong mắt Du khách nước ngoài. Nghiên cứu cho rằng, chính quyền thành phố nên thành lập một lực lượng cảnh sát du lịch để giải quyết các vấn đề này. Nhằm phát triển du lịch trong cơ chế đặc thù, TP.HCM đã tăng cường liên kết với các quốc gia trên thế giới, các nước trong khu vực, cũng như các địa phương trong cả nước về đầu tư phát triển cơ sở vật chất Du lịch và sản phẩm Du lịch, liên kết với các công ty Du lịch quốc tế về khai thác thị trường khách du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch (Nguyễn Lê Thủy Trúc, 2020). TP.HCM cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư phát triển 4 cơ sở lưu trú Du lịch cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các Doanh nghiệp du lịch này đã từng bước xây Dựng thương hiệu vững mạnh, xây Dựng chuỗi giá trị ngành (Nguyễn Quyết & Võ Thanh Hải, 2015). Tuy nhiên, ngành du lịch TP.HCM vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Tài nguyên du lịch đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt vì sự khai thác chưa hợp lý (Đặng Hữu Sự, 2000). Mặc dù thành phố có không ít tài nguyên du lịch như các công trình kiến trúc cổ, các Di tích lịch sử (trong đó có nhiều di tích được xếp hạng Nhà nước), hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu Du lịch Vườn Cò Thủ Đức, Khu du lịch Đầm Sen Song để có ngày càng nhiều sản phẩm đa Dạng, phong phú, tăng sức hấp Dẫn thu hút khách du lịch đến thành phố, kéo Dài thời gian lưu trú, nâng mức chi tiêu của khách du lịch là một bài toán không Dễ dàng . Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố đang đứng trước thách thức phải nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý một cách chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế. TP.HCM là đầu mối giao thông của các tỉnh thành phía Nam (bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không), là trung tâm chuyển khách du lịch quan trọng nhất nước ta (Nguyễn Tất Thắng & Nguyễn Đình Cơ, 2023). Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới giao thông của thành phố cũng đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến việc xây Dựng và thiết kế các tuyến du lịch liên kết với các vùng, các nước trên thế giới. Để phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, Du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, việc ban hành cơ chế đặc thù cho thành phố là vô cùng cần thiết. Là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cần được trao quyền chủ động, tự chủ cao hơn trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực du lịch. Cơ chế đặc thù sẽ cho phép thành phố linh hoạt trong xây dựng chính sách, chiến lược phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế. Điều này sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố so với các địa phương khác. Hơn nữa, cơ chế riêng còn giúp thành phố thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ cao vào du lịch. Từ đó, Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao, nâng tầm vị thế là điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực và quốc tế. Như vậy, việc ban hành cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển và vai trò, vị thế của thành phố trong nền kinh tế Việt Nam. Song do có các đặc thù, lợi thế của Thành phố mà trong 5 điều kiện chung đó, Thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt trội hơn cả nước. Theo đó, cơ chế đặc thù của TP.HCM gồm 4 nội dung theo Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2012, cụ thể như sau: Một là, phân cấp ủy quyền cho HĐND, UBND và Chủ tịch UBND TP một số quyền cụ thể để quyết định nhanh và hợp lý. Cho phép TP được phân cấp, ủy quyền cho các giám đốc sở ngành, quận huyện nhiều hơn, để quyết định, giải quyết công việc nhanh hơn. Trong phân cấp, ủy quyền có một nguyên tắc, đó là với mỗi ngành, mỗi nội dung chỉ có một cấp quyết định. Hai là, những vấn đề gì TP giải trình và xin có thời hạn sau 4 tháng mà các bộ ngành trung ương không trả lời thì coi như đồng ý thực hiện. Tóm lại: TP. Hồ Chí Minh phải bảo đảm và giữ vững tăng trưởng gấp 1/3 lần cả nước, năng suất lao động gấp 2,7 lần cả nước, đóng góp ngân sách nhà nước gấp 3 lần tỷ lệ dân số và nhận ngân sách bằng với tỷ lệ dân số (9,1%). Ba là, tự chủ về tổ chức và biên chế. Thực tế cho thấy năng suất lao động của công chức TP. Hồ Chí Minh gấp 1,5 lần cả nước. Dân số tăng phải tăng công chức. TP. Hồ Chí Minh có quyền thay đổi số lượng công chức trong bộ máy và phân bổ công chức cho cấp dưới. Tự chủ về thu nhập cho công chức với mức kiến nghị thu nhập bình quân của công chức bằng hai lần cả nước. Bốn là, thành lập Ban Chỉ đạo phát triển vùng Do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Hội đồng vùng. Nhóm chính sách lớn với 44 cơ chế đặc thù cho TP.HCM khá toàn Diện, đặc biệt có những nội dung rất mới, mang tính đột phá. Những chính sách này về cơ bản đã có cả cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nhưng tôi nhận thấy cần thêm cái gì đó để thực sự tạo động lực mạnh hơn, tạo thành “nguồn năng lượng” mạnh hơn để TP.HCM phát triển kinh tế - xã hội. Khả năng phân cấp trong quản lý, tự chủ về mặt chính sách, và giữ vai trò dẫn dắt vùng sẽ tạo điều kiện cho chính quyền TP.HCM đẩy mạnh phát triển kinh tế của thành phố và đẩy mạnh các hoạt động để phát triển du lịch. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu trong nước Theo Hobson và cộng sự (1994), Việt Nam đã nổi lên từ sự cô lập chính trị và nền kinh tế hiện đang mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Có tiềm năng lớn cho sự phát triển của du lịch trong nước, nhiều Dự án khách sạn đang được tiến hành và nhiều kế hoạch 6 khác. Tuy nhiên, các vấn đề về tài chính, quan liêu, quy định của chính phủ về lao động và quyền sở hữu đất đai, thiếu cơ sở hạ tầng du lịch vẫn là một trở ngại cho đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, lệnh cấm vận kinh tế trước đây của Hoa Kỳ cho đến gần đây đã cản trở sự tham gia của các công ty Hoa Kỳ vào sự phát triển của Việt Nam. Phạm Trung Lương (2002) hệ thống ở cấp độ Nhà nước về phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu này đã tiếp cận khoa học các vấn đề về phát triển du lịch bền vững; tổng quan và hệ thống hóa một số nội Dung lý luận về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, Dấu hiệu nhận biết, mô hình lý thuyết về phát triển du lịch bền vững; phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam với các số liệu nghiên cứu từ năm 1992 đến thời điểm thực hiện đề tài; xác định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; đề xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Đoàn Liêng Diễm (2003) tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững. Thực trạng và tiềm năng phát triển, giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững. Đỗ Quốc Thông (2004) đã phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch TP.HCM và vùng phụ cận, xác định các điểm Du lịch cần bổ sung. Định hướng phát triển theo ngành, theo không gian du lịch TP.HCM và vùng phụ cận. Xây Dựng các cụm, tuyến du lịch hợp lý. Ngoài ra, Nguyễn Thị Thanh Mỹ và cộng sự (2006) đề cập đến Cần Giờ - một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông đường thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá lễ hội Dân gian, và không quá xa trung tâm thành phố; là huyện duy nhất của thành phố có rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc, khu di tích lịch sử cách mạng Rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây trái và nuôi trồng thủy hải sản, và khu Lâm viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Bên cạnh những thế mạnh của Cần Giờ để phát triển du lịch, tác giả cũng nêu lên những định hướng để phát triển Cần Giờ theo hướng du lịch sinh thái - thân thiện với môi trường. Phạm Trung Lương (2007) đã hệ thống, làm rõ một số nội dung lý luận về du lịch sinh thái, như quan niệm, định nghĩa về du lịch sinh thái; các đặc trưng, nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái; phân tích mối quan hệ giữa Du lịch sinh thái và phát triển. Du lịch sinh thái, như những kiến giải của tác giả, có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa Dạng sinh học, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững, do đó, hoạt động du lịch sinh thái mang 7 tính bền vững. Tác giả cũng phân tích những tiềm năng và hiện trạng phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam; đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Nguyễn Cao Trí (2011) đã phân tích và xác định đúng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch TP.HCM, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố và Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến năm 2020. Chi và Vien (2012) đã điều tra trình độ của các nhà phát triển du lịch Việt Nam và các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch. Nhân viên các công ty du lịch và doanh nghiệp liên quan đến du lịch tại 12 tỉnh, thành phố hấp Dẫn nhất Việt Nam (Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang và TP.HCM) được chọn ngẫu nhiên để khảo sát. Các thành phần bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch bao gồm môi trường chính trị, môi trường văn hóa, môi trường cạnh tranh. Tất cả các yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển du lịch Việt Nam, nhưng ở các cấp độ khác nhau. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013) đã đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết về thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, phân tích những thành tựu và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan Dẫn đến các kết quả trên. Từ cơ sở những điểm còn hạn chế bài nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ từ phát triển sản phẩm Du lịch, giải pháp về đầu tư, liên kết Du lịch đến giải pháp phát triển bền vững đối với kinh tế du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Nguyễn Xuân Hiệp (2016) đã thực hiện nghiên cứu khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến TP.HCM của khách du lịch, bằng phương pháp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016 với 615 khách Du lịch nội địa và quốc tế đã tham quan du lịch tại TP.HCM. Nghiên cứu cũng đã thu được các kết quả về những ưu tiên lựa chọn điểm đến của khách du lịch đó là: Động lực du lịch, hình ảnh điểm đến, và nguồn thông tin điểm đến. Trong đó, thông tin điểm đến có ảnh hưởng đến động lực du lịch, và động lực du lịch có ảnh hưởng mạnh đến hình ảnh điểm đến. Ngoài ra còn có các động cơ khác như: Động cơ du lịch, Thái độ phục vụ, Môi trường du lịch hay các chiến thuật quảng cáo Marketing. Lê Chí Công (2013) đã khái lược một loạt quan điểm về phát triển du lịch bền vững, tác giả phân tích, so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển du lịch bền vững và không bền vững dựa trên các yếu tố đánh giá như tốc độ phát triển, 8 mức độ kiểm soát, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, đối tượng tham gia kiểm soát, yếu tố chiến lược, kế hoạch, quản lý, việc sử dụng nguồn lực, thái độ của du khách ; nhấn mạnh sự cần thiết phải đi đến một quan điểm toàn Diện và đầy đủ về phát triển Du lịch bền vững, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và vận dụng trong thực tiễn quản lý phát triển du lịch. Theo nghiên cứu của Suntikul và cộng sự (2008), sự phát triển của ngành lưu trú du lịch tại Việt Nam, kể từ khi chính sách mở cửa trong chương trình cải cách đổi mới, có thể được chia thành năm giai đoạn. Việc này Dựa trên một nghiên cứu, phân tích về vai trò phát triển của nhà cung cấp Dịch vụ lưu trú tại Du lịch Việt Nam và mô hình chuyển Dịch của các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân /doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực này. Mỗi thời kỳ, mỗi lần chuyển đổi giữa các thời kỳ liên tiếp, nghiên cứu về động lực của mối quan hệ giữa các nhà khai thác công cộng, tư nhân và nước ngoài, sự tương tác của ngành lưu trú với các yếu tố chính trị, xã hội và kinh tế khác ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi này. Nghiên cứu kết luận bằng cách xác định các yếu tố và xu hướng đặc trưng nhất cho sự phát triển của ngành lưu trú du lịch Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Tien và cộng sự (2019) đã phân tích một số rủi ro của sự phát triển không bền vững trong ngành du lịch tại Việt Nam. Ngành Du lịch của Việt Nam đang bùng nổ và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, phát triển bền vững du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân. Những rủi ro trong việc làm mất tính bền vững trong ngành du lịch sẽ gây thiệt hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Truong (2013) xem xét các chính sách du lịch của Việt Nam với trọng tâm là xóa đói giảm nghèo. Từ những năm 1990, du lịch đã được hỗ trợ như một công cụ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Sử Dụng mô hình của quá trình hoạch định chính sách du lịch, bài viết này chỉ ra rằng chính phủ đã tích cực tham gia vào du lịch, đóng vai trò là nhà điều hành/doanh nhân, nhà hoạch định, nhà quảng bá, điều phối viên và nhà giáo Dục. Mặc dù giảm nghèo đã được đưa vào nhiều chính sách và chiến lược du lịch, nhưng nó thường chỉ là thứ yếu đối với tăng trưởng du lịch. Điều này thể hiện quan điểm mới, giả định rằng tăng trưởng du lịch sẽ tăng lợi ích cho người nghèo. Nghiên cứu này đề xuất các chính sách du lịch địa phương nên chú trọng nhiều hơn. Trung (2019) đánh giá tác động của du lịch tàu biển đối với thành phố đó, khu vực của nó và quốc gia rộng lớn hơn. Trọng tâm chính của phân tích là tác động liên 9 quan đến bối cảnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường của du lịch tàu biển trong khu vực. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy tác động trong ba lĩnh vực nêu trên đã mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực. Du lịch tàu biển đã nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng cũng tạo ra những thách thức đối với môi trường TP.HCM và các vùng lân cận khi gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn. Đáng lưu ý, do TP.HCM không có bến tàu trực tiếp đón tàu du lịch nên phần lớn du khách buộc phải cập bến ở khu vực Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đây là một nguyên nhân không nhỏ. ô nhiễm thông qua ảnh hưởng của nó đối với giao thông đường bộ. Phuc và Nguyen (2023) đánh giá quan điểm của người dân và sự ủng hộ đối với phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến đô thị. Một phương pháp định lượng và văn hóa được sử dụng trong nghiên cứu này với sự tham gia của 451 cư dân trong ba cộng đồng lớn ở TP.HCM, Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy: (1) thước đo hỗ trợ của cộng đồng được xác định bởi nhận thức của cư dân, nhận thức của cư dân về giá trị, sự hợp tác và tình cảm đoàn kết với cộng đồng của họ; (2) có mối quan hệ giữa cộng tác và tình đoàn kết trong bối cảnh phát triển bền vững. Như vậy, Bài báo xem xét cẩn thận hai yếu tố quan trọng là sự hợp tác và tinh thần đoàn kết trong việc đánh giá ảnh hưởng đến sự ủng hộ của người dân đối với phát triển du lịch bền vững. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng hữu ích hơn cho việc lập kế hoạch và quản lý phát triển bền vững cũng như trong các chiến lược tiếp thị trong các lĩnh vực du lịch khác, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng công nghiệp và liên kết giao thông, chất lượng của các cơ sở dịch vụ và khách sạn và nỗ lực khảo cổ học để phát triển các Dịch vụ Du lịch đô thị có lợi cho lịch sử. Tuan và Rajagopal (2019) đã tiến hành bằng phương pháp chất lượng để nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng như môi trường, xã hội, kinh tế đến sự phát triển du lịch bền vững của Việt Nam trong thời đại mới. Các tác giả đã thu thập ý kiến của các chuyên gia để thảo luận và đề xuất một thang đo để đo lường các yếu tố trên. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất các nhà hoạch định chính sách, những người lãnh đạo Bộ và các cục văn hóa, thể thao và du lịch áp dụng nghiên cứu này để lập kế hoạch và thực hiện các chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu của du khách đến Việt Nam. Hiện tại, các nghiên cứu về phát triển du lịch của các tác giả trong nước còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu là mô tả về đặc điểm Du lịch tại các địa phương hoặc 10 khu vực kinh tế. Một số hướng nghiên cứu thì đề xuất giải pháp cho các địa phương Dựa trên nghiên cứu định tính, hoặc tổng hợp thông tin thứ cấp. Do đó, nghiên cứu này sẽ xây Dựng mô hình lượng hóa các yếu tố Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, đồng thời, một điểm mới của nghiên cứu này là Dựa trên cơ chế đặc thù của thành phố để chỉ ra những tính mới trong quản lý và phát triển du lịch. 1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài Barna và cộng sự (2011) cho rằng để phát triển du lịch sinh thái bền vững, cần phải bảo tồn sinh thái tự nhiên và di sản văn hóa địa phương. Nghiên cứu chỉ ra các tiêu chí cơ bản để phát triển du lịch sinh thái bền vững như: Hạn chế tối đa những tác động xấu của hoạt động du lịch đến tự nhiên và văn hóa địa phương; Xây Dựng nhận thức cho người Dân và Du khách về: Bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa; Trích lợi nhuận từ du lịch cho các hoạt động bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương; Mang lại lợi ích kinh tế và quyền tự quyết cho người Dân địa phương. Nogués-Pedregal (2012) xem xét các động lực xã hội và văn hóa ở các điểm Du lịch tại Địa Trung Hải thông qua các ví Dụ của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Pháp... Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung khảo sát mối quan hệ giữa các nhóm người (người Di cư, khách Du lịch, người bản địa), sự ảnh hưởng đến quá trình văn hóa, xã hội và mối quan hệ giữa 2 quá trình này. Butler (2015) đánh giá sự phát triển của du lịch để nhấn mạnh thực tế rằng du lịch không phải là một hiện tượng mới mà là quá trình đặc trưng cho hành vi của con người trong nhiều thế kỷ. Để hiểu đầy đủ, cần phải xem lại những gì đã đi trước đó, cùng với những ảnh hưởng của các yếu tố như đổi mới công nghệ và thay đổi kinh tế và trong xã hội. Nghiên cứu du lịch được coi là một quá trình đang Diễn ra với các điểm nhấn và trọng tâm khác nhau ở các thời điểm khác nhau, bắt đầu bằng các nghiên cứu trường hợp thực tế, sau đó là giai đoạn phát triển lý thuyết rộng rãi. Nghiên cứu kết luận với việc lưu ý các phân chia đề xuất nghiên cứu du lịch giữa phương pháp quản lý (ứng Dụng) và xã hội (lý thuyết), giữa phân tích thống kê tinh vi và mô tả cá nhân giúp giải quyết các vấn đề thực sự của du lịch và sự phát triển của du lịch. Khan và cộng sự (2020) đã đánh giá vai trò của du lịch trong việc định hình các trụ cột phát triển cơ bản ở các nền kinh tế đang phát triển thông qua trường hợp của Pakistan. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch trong sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách cần 11 nhận thức rằng thông qua các chính sách công, du lịch có thể thúc đẩy sự phát triển bằng cách thiết kế và thực hiện các chính sách tổng hợp ở các nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, sự nhất quán và mạch lạc về chính sách là điều cần thiết để đảm bảo khả năng cạnh tranh, tính bền vững và tối đa hóa lợi ích từ du lịch. Bhat và cộng sự (2022) đã đánh giá mối quan hệ giữa nhận thức của người dân địa phương về các yếu tố chính trị và hỗ trợ phát triển du lịch ở khu vực Kashmir. Kết quả cho thấy niềm tin vào chính phủ, hiệu quả kinh tế được nhận thức của chính phủ và mức độ quyền lực là những yếu tố quyết định tiêu cực đến việc hỗ trợ phát triển Du lịch. Kết quả của nghiên cứu này rất hữu ích cho chính quyền địa phương và các tổ chức du lịch trong việc xây Dựng chính sách và lấp đầy khoảng trống lớn trong tài liệu Du lịch bằng cơ sở lý thuyết. Lei và cộng sự (2023) đã tái khái niệm hóa những thay đổi xã hội do phát triển du lịch ảnh hưởng, nơi du lịch đã biến vùng đất thuộc Bồ Đào Nha trước đây, Macao, thành một trong những nền kinh tế giàu có nhất thế giới. Áp Dụng phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa kiến tạo, các vấn đề xã hội chính đã được xác định bằng cách thu thập các bài viết liên quan từ ba cơ quan báo chí địa phương, sau đó là các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với ba mươi bảy cư dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Dựa trên những mô tả chi tiết về lối sống của những người được phỏng vấn, bốn mô hình thay đổi xã hội đã được xác định: xu hướng xã hội về kết hôn sớm và sinh con sớm; mối quan hệ gia đình xấu đi; áp lực/ghen tị của bạn bè và mất đi các doanh nghiệp địa phương/truyền thống. Những phát hiện này bổ sung thêm kiến thức vào sự thay đổi xã hội Do Du lịch gây ra và cung cấp thông tin chi tiết cho chính quyền địa phương đang tìm cách khuếch đại những tác động tích cực và vô hiệu hóa những tác động tiêu cực của phát triển du lịch. He và cộng sự (2024) đã xác định khái niệm phát triển du lịch chất lượng cao. Nghiên cứu này xây Dựng hệ thống đánh giá phát triển Du lịch chất lượng cao bao gồm năm yếu tố: quy mô kinh tế du lịch, tốc độ phát triển du lịch, chất lượng cung ứng du lịch, cơ cấu ngành Du lịch và hiệu quả của ngành du lịch. Nghiên cứu đo lường mức độ phát triển du lịch chất lượng cao và sự không phù hợp của nó tại 30 tỉnh (thành phố và khu vực) của Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2019 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch chất lượng cao tại Trung Quốc. Các phát hiện cho thấy: (1) mức độ phát triển chất lượng chung của ngành du lịch Trung Quốc không cao, với mức độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_phat_trien_du_lich_thanh_pho_ho_chi_minh_tro.pdf
  • pdf0. CV xin đăng tải LA.pdf
  • pdf2. Tóm tắt luận án tiếng Anh_LTHH.pdf
  • pdf3. Tóm tắt luận án tiếng Việt_LTHH.pdf
  • docx4. Trang điểm mới NCS Lê Trương Hiền Hoà-ĐH Mở.docx
  • docx5.Trang điểm mới tiếng Anh NCS Lê Trương Hiền Hoà-ĐH Mở.docx
Luận văn liên quan