Luận án Tiếp cận và phân tích ñộng thái giá cả - Lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ ðổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế
Nghiên cứu lạm phát ñóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô. Lạm phát ñược kiềm chế trong một giới hạn phù hợp và dự báo trước không những không có hại mà còn giúp cho tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu lạm phát cao thì sẽ gây ra nhiều tổn thất cho phát triển kinh tế và mất ổn ñịnh xã hội. Sau khi Việt Nam bắt ñầu thực hiện công cuộc ñổi mới năm 1986 ñến nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế ñã từng bước chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chếthị trường và càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong tiến trình ñó, việc ñiều hành chính sách kinh tế vĩ mô ñể kiểm soát lạmphát ngày càng phức tạp hơn và ñòi hỏi phải áp dụng các nguyên tắc khoahọc, phù hợp theo diễn biến kinh tế từng giai ñoạn. Trong những năm 1986-1989 lạm phát ñều ở mức ba con số. Sang năm 1989, tỷ lệ lạm phát ñã giảm xuống còn hơn 34,7% nhờ thực hiện một số chính sách vĩ mô cơ bản. Tuy nhiên, tỷ lệ này không ổn ñịnh nên lạm phát lại tăng lên 67% trong hai năm 1990-1991. Từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ thận trọng. Chính sách lãi suất thực dương liên tục ñược duy trì. Các chính sách kinh tế vĩ mô trong giai ñoạn này thực sự ñã thành công trong việc kiềm chế và duy trì lạm phát ở mức thấp. Sau giai ñoạn thiểu phát 1999-2003, từ năm 2004, mức giá chung lại tăng lên, nền kinh tế không còn thiểu phát. Lạm phát năm 2007 là 12,67%, năm 2008 là 19,89%. ðể có chính sách phù hợp thì phải tìm ñúng nguyên nhân lạm phát. Một số nghiên cứu thiên về quan ñiểm của phái trọng tiền 2 (monetarist), cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng tiền và không có gì khác nhau giữa việc tăng giá vào những năm ñầu thậpniên 80 so với hiện nay ([17], [25]). Một số nghiên cứu khác thiên về trường phái cơ cấu cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng chi phí sản xuất mà nó bắt nguồn từ yếu tố khách quan bên ngoài, việc tăng giá này chỉ nhất thời nên không cần phải có những chính sách cấp bách ([16], [30]). Từ các quan ñiểm trái ngược nhau có thể dẫn ñến các giải pháp rất khác nhau trong việc ñiều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Do vậy, nghiên cứu về lạm phát là một vấn ñề tuy không phải mới nhưng rất phức tạp. ðể có những ñánh giá về diễn biến giá cả -lạm phát (ñộng thái giá cả - lạm phát)tốt hơn cần phải kết hợp cả nghiên cứu ñịnh tính và mô hình ñịnh lượng trong phân tích. Vì sự quan trọng của kết hợp nghiên cứu ñịnh tính về lạm phát với ñịnh lượng ñể hoạch ñịnh và thực thi chính sách tiền tệ nên trong những năm gần ñây, các nghiên cứu về lạm phát trên thế giới ñã chú trọng kết hợp cả hai cách tiếp cận này. Một số nghiên cứu như Callen và Chang [42], Gerlach và Peng [49], Hendry [50],. ñã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ñể nghiên cứu các yếu tố tác ñộng ñến lạm phát Trung Quốc, Ấn ðộ. Gali và Gertler [48], Rudd và Whelan [60], . ñã sử dụng mô hình ñường Phillips ñể phân tích lạm phát tại Mỹ giai ñoạn những năm 2000. Ở Việt Nam, Dodsworth [44], Phan Lê Minh [55], Võ TríThành [66] ñã sử dụng mô hình trễ ña thức, mô hình SVAR ñể xác ñịnh yếu tố tác ñộng chính lên tỷ lệ lạm phát giai ñoạn trước năm 2000; Phan Thị Hồng Hải [11], Dương Thị Thanh Mai [20] ñã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính ñể góp phần khẳng ñịnh tính phù hợp trong phân tíchñịnh tính yếu tố tác ñộng lạm phát giai ñoạn trước năm 2003 . Nói chung, cho ñến nay, số lượng các nghiên cứu ñịnh lượng về diễn biến giá cả - lạm phát ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu tập trung giai ñoạn 1990 và ñầu năm 2000. 3 Nhận thức ñược tầm quan trọng của cách tiếp cận ñịnh lượng ñể phân tích giá cả - lạm phát, luận án ñã chọn ñề tài nghiên cứu theo hướng tiếp cận bằng các mô hình có thể ước lượng ñược, với tên ñề tài " Tiếp cận và phân tích ñộng thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ ðổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế".