1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam ra ra đời ngay sau khi miền Bắc
được hoà bình, cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. Thời điểm này
miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và pháttriển phong trào hợp
tác xã ở nông thôn. Tại miền Nam, sau ngày 30-4-1975 khi đất nước được
hoàn toàn thống nhất, phong trào hợp tác xã cũng phát triển mạnh mẽ và rộng
khắp. Có thể nói, mô hình kinh tế hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông
thôn, với các mô hình cụ thể như: hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã
tín dụng, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, của những
năm thời kỳ bao cấp của cả nước. Trong thời kỳ này,với hệ thống ngân hàng
một cấp, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách tín
dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự tồn tại và phát triển của mô hình kinh tế
hợp tác xã.
Bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội toàn diện của đất nước, đặc biệt
trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tếhiện nay mô hình kinh tế
hợp tác xã vẫn tồn tại trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở nông thôn và trong một
số lĩnh vực ngành nghề.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng, phong trào HTX nước ta tuy có những
bước thăng trầm, song nhìn chung vẫn liên tục phát triển. Luật HTX ban hành
tháng 6/1996 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 đã tạo ra hành lang pháp lý
vững chắc cho mô hình kinh tế HTX phát triển, khẳngđịnh mạnh mẽ việc
Nhà nước vẫn coi trọng kinh tế HTX và tạo điều kiệnđể nó phát triển, mặc dù
kinh tế HTX đang ở giai đoạn khó khăn. Các địa phương trong cả nước đã
thực hiện chuyển đổi hoạt động của các HTX theo luật, kịp thời chỉnh sửa
những lệch lạc, khắc phục những tồn tại của mô hìnhcũ.
Đến nay trên cả nước có 16.899 HTX, trong đó có 9.313 HTX nông nghiệp
và dịch vụ tổng hợp, 515 HTX thương mại - dịch vụ, 2.325 HTX công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, 542 HTX xây dựng, 591 HTX thuỷ sản, 1.086 HTX giao
thông vận tải và 1.629 các loại hình HTX khác. Đó l à một lực lượng hùng hậu
kinh tế HTX phát triển trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tuy nhiên việc đổi mới hoạt động, cũng như đổi mới quản lý của kinh tế
hợp tác xã cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách để đápứng yêu cầu của thực
tiễn. Đảng và nhà nước ra nhiều nghị quyết quan trọng, môi trường pháp lý
cho hoạt động của hợp tác xã cũng không ngừng được hoàn thiện.
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đều đã
khẳng định: “Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” và “Kinh tế tập thể phát triển
với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”.
Luật hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khoá IX, kỳ họp thứ 9 đã thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996; có hiệu lực từ
ngày 1/1/1997 và các văn bản dưới luật, cùng một sốchính sách khác đã tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã phát triển. Tuy nhiên kinh tế
HTX ở Việt Nam thiếu năng động, hoạt động còn mang tính hình thức, năng lực
quản lý và điều hành yếu, hiệu quả hoạt động kém, quy mô dàn trải, không phản
ánh đúng quan hệ sản xuất, chưa theo kịp cơ chế thị trường định hướng Xã hội
Chủ nghĩa. Trong khi, những năm qua phong trào hợp tác xã quốc tế với 96
nước thành viên đang rất phát triển, mang lại nhiềulợi ích cho xã viên và đóng
góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đó.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, Khoá
IX, ngày 18-3-2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
tế tập thể đã xác định: “Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là đưa kinh tế tập thể
thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốcđộ tăng trưởng cao hơn,
tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”.
Mặc dù vậy, một trong số các vấn đề cấp bách đặt racần được giải quyết
đó là đổi mới chính sách tín dụng ngân hàng đối vớikinh tế hợp tác xã.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới - WTO từ ngày 7-11-2006, song thực tiễn đặt ra là những
người sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, năng lực tiếp cận với thị trường hạn chế, nên
thường là những người yếu thế, bị thua thiệt trong cạnh tranh của quá trình
hội nhập. Vì vậy mô hình kinh tế hợp tác có vai tròrất quan trọng liên kết họ
lại, là cầu nối về vốn, công nghệ, thị trường và thông tin khác, để họ đứng
vững trong cạnh tranh. Như vậy phát triển kinh tế hợp tác xã còn có ý nghĩa
kinh tế - xã hội sâu sắc đặt ra của chính quá trìnhhội nhập.
Song một trong những nhân tố rất quan trọng để cho kinh tế hợp tác xã
hoạt động có hiệu quả và phát triển được thì đòi hỏi phải có vốn. Nhưng một
thực tế đặt ra là vốn tự có của hợp tác xã rất hạn chế, mà chủ yếu tồn tại dưới
dạng quyền sử dụng đất, trụ sở và nhà xưởng cũ nát,công nợ dây dưa, vốn
đóng góp bằng tiền của xã viên cũng rất ít, nên phải trông chờ chủ yếu vào
vốn vay ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đa số các HTX không vay được
vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn kinh tế HTX phát
triển thì vai trò của tín dụng ngân hàng là rất quan trọng. Ngược lại các
NHTM cũng không mở rộng được quy mô vốn cho vay kinh tế hợp tác xã do
đối tượng khách hàng này không đảm bảo được các yêucầu, nguyên tắc và
chính sách tín dụng hiện hành. Hơn nữa, các NHTM cũng muốn phát triển các
dịch vụ khác tại thị trường giàu tiềm năng này bên cạnh việc cho vay vốn
nhưng cũng còn nhiều trở ngại. Mâu thuẫn này đang đặt ra rất cấp bách trong
thực tiễn cần được nghiên cứu, giải quyết.
Chính vì vậy Luận án lựa chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần
phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam”để nghiên cứu là xuất phát từ
yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay có rất nhiều đề tài luận án tiến sỹ, luận án thạc sỹ, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Viện và cấp trường về kinh tế hợp tác xã.
Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu này tập trung ở chuyên ngành: Kinh tế -
Quản lý - Kế hoặch hoá Kinh tế quốc dân. Các đề tàiđó chủ yếu nghiên cứu
về góc độ kinh tế ngành: nông nghiệp - nông thôn.
Bên cạnh đó có một số đề tài luận án Tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và đề tài
nghiên cứu cấp ngành về mô hình Quỹ tín dụng nhân dân, một loại hình kinh tế
hợp tác tín dụng, được thực hiện tại Học viện Ngân hàng, tại Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh, ; tại Đại học kinh tế quốc dân, .; cụ thể như sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Phát triển hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân theo mô hình mới” do Vụ trưởng Vụ tín dụng hợp tác - Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Sơn làm chủnghiệm, nghiệm
thu năm 1996.
- Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro đối
với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân” của NCS. Nguyễn Mạnh Dũng, bảo vệ
tại Học viện Ngân hàng năm 2001.
- Luận án Tiến sỹ: “Giải pháp củng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân ở nước ta hiện nay”, của NCS Nguyễn Hữu Thắng, bảo vệ tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003.
Song trong tổng số danh mục 317 Luận án Tiến sỹ được nộp lưu giữ tại
Thư viện quốc gia, tính đến tháng 5-2008 thì chưa có đề tài luận án tiến sỹ
nào nghiên cứu sâu và nghiên cứu riêng về tín dụng ngân hàng đối với kinh tế
hợp tác xã. Vì vậy luận án chọn đề tài nói trên để nghiên cứu là công trình đầu
tiên đi chuyên sâu về lĩnh vực này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai tròcủa TDNH đối
với phát triển kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích rõ thực trạng và đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng
đối với phát triển kinh tế HTX tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007.
- Đề suất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng để
phát triển kinh tế HTX tại Việt Nam trong thời giantới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hànggóp phần phát
triển kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường.
- Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế
HTX ở Việt Nam.
- Các giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
HTX ở Việt Nam trong thời gian tới.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu kinh tế Hợp tác xã là một trong số cáchình thức chủ yếu
về liên kết, hợp tác của kinh tế tập thể được điều chỉnh bởi Luật hợp tác xã.
- Kinh tế hợp tác xã tức là tính hiệu quả thiết thực, vai trò của hợp tác
xã đối với xã viên, đối với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứukhoa học kinh
tế, từ các phương pháp truyền thống, như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
điều tra, phân tổ thống kê, so sánh, đến các phươngpháp phân tích hoạt động
kinh tế, phỏng vấn, chọn mẫu, với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính và tham
khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan đểlàm nổi bật kết quả
nghiên cứu của đề tài.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Phân tích vai trò tất yếu của kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường
nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
- Lý giải sự cần thiết phát triển kinh tế HTX ở Việt Nam trong việc xoá
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và giúp những người lao động sản
xuất nhỏ liên kết lại trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng.
- Xây dựng chính sách tín dụng mới và đề xuất giải pháp tín dụng phù
hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế HTX ở Việt Nam.
- Công trình nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu,
giảng dạy và đào tạo lĩnh vực kinh tế chuyên ngành trong một số trường đại
học, học viện, góp phần hoàn thiện chính sách tín dụng đối với mô hình
kinh tế hợp tác xã.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, 16
Bảng số liệu và một số sơ đồ, biểu đồ, nội dung chính của Luận án bao gồm
193 trang được kết cấu thành ba chương:
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng góp phầnphát
triển kinh tế hợp tác xã.
Chương 2:Thực trạng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế
hợp tác xã ở Việt Nam.
Chương 3:Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế
hợp tác xã ở Việt Nam.
218 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án có nguồn
gốc rõ ràng, trung thực. Toàn bộ nội dung chưa được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào khác.
Tác giả Luận án
Trần Văn Thiện
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ ............... 7
1.1. KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI....................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã và phát triển kinh tế hợp tác xã........................ 7
1.1.2. Bản chất kinh tế hợp tác xã.............................................................. 13
1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của hợp tác xã ............................. 15
1.1.4. Vai trò kinh tế HTX đối với phát triển kinh tế - xã hội .................... 16
1.1.5. Các loại hình hợp tác xã .................................................................. 20
1.1.6. Tiêu chí phản ánh sự phát triển kinh tế hợp tác xã ........................... 21
1.1.7. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hợp tác xã .................. 26
1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỢP TÁC XÃ ............................................................................................. 34
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng......................................................... 34
1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng trong khu vực kinh tế hợp tác xã....... 35
1.2.3. Cơ chế tác động của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh
tế HTX............................................................................................ 36
1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ ..................... 49
1.3.1. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế HTX của một số nước.... 49
1.3.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế về tín dụng ngân hàng góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã .............................................. 58
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 62
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM .....63
2.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000-2007.................................................................... 63
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007....... 63
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã giai đoạn 2000-2007............... 67
2.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã............................. 85
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM ..................................... 88
2.2.1. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với kinh tế hợp tác xã ............... 88
2.2.2. Thực trạng quy mô tín dụng đối với hợp tác xã ............................... 94
2.2.3. Chất lượng tín dụng cho vay hợp tác xã và xử lý rủi ro ................. 113
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP
PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM............ 119
2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 119
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 136
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 140
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM .. 152
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở
VIỆT NAM ............................................................................................... 152
3.1.1 Chủ trương và định hướng phát triển kinh tế hợp tác xã ................ 152
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác xã đến năm 2010 và dự báo
đến năm 2015-2020....................................................................... 157
3.1.3. Một số cơ hội và thách thức về hoạt động tín dụng ngân hàng đối
với kinh tế Hợp tác xã trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .... 160
3.2. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM ................................... 162
3.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã với
lãi suất hợp lý ................................................................................ 162
3.2.2. Mở rộng cho vay kinh tế hợp tác xã kết hợp với nâng cao chất
lượng thẩm định tín dụng đối với các dự án của hợp tác xã ........... 166
3.2.3. Tăng hạn mức tín dụng và linh hoạt thời hạn cho vay đối với
kinh tế hợp tác xã.......................................................................... 173
3.2.4. Đơn giản hoá thủ tục cho vay ........................................................ 174
3.2.5. Đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với kinh tế hợp tác xã.. 176
3.2.6. Đa dạng các hình thức bảo đảm trong hoạt động cho vay đối với
kinh tế hợp tác xã .......................................................................... 180
3.2.7. Nâng cao trình độ nhận thức và nâng cao trình độ của cán bộ tín
dụng trong hoạt động cho vay kinh tế hợp tác xã........................... 185
3.2.8. Giải pháp khác............................................................................... 189
3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN .................................................................. 191
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã............ 191
3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ cho hợp tác xã ...................... 195
3.3.3. Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã........... 197
3.3.4. Giải pháp điều kiện khác ............................................................... 200
KẾT LUẬN .................................................................................................. 204
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................... 208
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 209
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CBTD Cán bộ tín dụng
CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
GDP Thu nhập quốc nội
HTX Hợp tác xã
NHCT Ngân hàng Công thương
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
NHHT Ngân hàng Hợp tác
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo & PT NT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHNT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
NO - NT Nông nghiệp - nông thôn
NQH Nợ quá hạn
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
TD Tín dụng
TDH Trung dài hạn
TDNH Tín dụng ngân hàng
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
SXKD Sản xuất kinh doanh
VNĐ Đồng Việt Nam
USD Đô la Mỹ
QTD ND Quỹ tín dụng nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng số 2.1: Cơ cấu các hợp tác xã theo ngành nghề tính đến hết năm 2007 ..... 74
Bảng số 2.3: Thực trạng cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động của HTX
năm 2007 .......................................................................... 95
Bảng số 2.4: Thực trạng vốn tự có của HTX phân theo ngành kinh tế
năm 2007 ......................................................................... 97
Bảng số 2.5: Thực trạng vốn của kinh tế HTX phân bố theo vùng kinh tế
năm 2007.................................................................................98
Bảng số 2.6: Kết quả kinh doanh của HTX phân theo ngành kinh tế
năm 2007........................................................................100
Bảng số 2.7: Cơ cấu vốn và hiệu quả kinh tế HTX giai đoạn 2001 - 2007 ...101
Bảng số 2.8: Thực trạng vốn đi vay của kinh tế HTX giai đoạn 2000 - 2007 ... 103
Bảng số 2.9: Tổng dư nợ kinh tế HTX theo ngành nghề giai đoạn 2000 - 2007....104
Bảng số 2.10: Tổng dư nợ kinh tế HTX qua các năm theo vùng kinh tế
giai đoạn 2000 - 2007 ..........................................................105
Bảng số 2.11: Dư nợ tín dụng trung dài hạn kinh tế HTX theo ngành
nghề giai đoạn 2000 - 2007.................................................106
Bảng số 2.12: Dư nợ tín dụng trung dài hạn kinh tế HTX theo vùng kinh
tế giai đoạn 2000 - 2007 ......................................................108
Bảng số 2.13: Dư nợ ngắn hạn kinh tế HTX theo ngành nghề giai đoạn
2000 - 2007..........................................................................110
Bảng số 2.14: Dư nợ ngắn hạn kinh tế HTX theo vùng kinh tế giai đoạn
2000 - 2007..........................................................................112
Bảng số 2.15: Nợ phải thu, phải trả và cân đối khả năng vốn của HTX để
trả nợ năm 2007...................................................................115
Bảng số 2.16: Vốn tín dụng ngân hàng đối với các HTX mới thành lập
đến hết năm 2007.................................................................121
Bảng số 2.17: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của HTX giai đoạn
2000 - 2007 .........................................................................123
Bảng số 2.18: Cơ cấu vốn đầu tư của HTX qua các năm 2000-2007............125
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hợp tác xã phân bố theo lãnh thổ đến hết năm 2007
[4] ;[6] .....................................................................................83
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn tự có của HTX năm 2007 .......................................96
Biểu đồ 2.3: Thực trạng vốn của kinh tế HTX phân bố theo vùng kinh tế
năm 2007 .................................................................................99
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn và hiệu quả kinh tế HTX giai đoạn 2001 - 2007 ...102
Biểu đồ 2.5: Tổng dư nợ kinh tế HTX qua các năm theo vùng kinh tế ........105
Biểu đồ 2.6: Nợ phải thu, phải trả và cân đối khả năng vốn của HTX để
trả nợ năm 2007.....................................................................116
Biểu đồ 2.7: Vốn tín dụng ngân hàng đối với các HTX mới thành lập đến
hết năm 2007 .........................................................................121
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam ra ra đời ngay sau khi miền Bắc
được hoà bình, cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. Thời điểm này
miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và phát triển phong trào hợp
tác xã ở nông thôn. Tại miền Nam, sau ngày 30-4-1975 khi đất nước được
hoàn toàn thống nhất, phong trào hợp tác xã cũng phát triển mạnh mẽ và rộng
khắp. Có thể nói, mô hình kinh tế hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông
thôn, với các mô hình cụ thể như: hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã
tín dụng, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp,…của những
năm thời kỳ bao cấp của cả nước. Trong thời kỳ này, với hệ thống ngân hàng
một cấp, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách tín
dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự tồn tại và phát triển của mô hình kinh tế
hợp tác xã.
Bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội toàn diện của đất nước, đặc biệt
trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay mô hình kinh tế
hợp tác xã vẫn tồn tại trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở nông thôn và trong một
số lĩnh vực ngành nghề.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng, phong trào HTX nước ta tuy có những
bước thăng trầm, song nhìn chung vẫn liên tục phát triển. Luật HTX ban hành
tháng 6/1996 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 đã tạo ra hành lang pháp lý
vững chắc cho mô hình kinh tế HTX phát triển, khẳng định mạnh mẽ việc
Nhà nước vẫn coi trọng kinh tế HTX và tạo điều kiện để nó phát triển, mặc dù
kinh tế HTX đang ở giai đoạn khó khăn. Các địa phương trong cả nước đã
2
thực hiện chuyển đổi hoạt động của các HTX theo luật, kịp thời chỉnh sửa
những lệch lạc, khắc phục những tồn tại của mô hình cũ.
Đến nay trên cả nước có 16.899 HTX, trong đó có 9.313 HTX nông nghiệp
và dịch vụ tổng hợp, 515 HTX thương mại - dịch vụ, 2.325 HTX công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, 542 HTX xây dựng, 591 HTX thuỷ sản, 1.086 HTX giao
thông vận tải và 1.629 các loại hình HTX khác. Đó là một lực lượng hùng hậu
kinh tế HTX phát triển trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tuy nhiên việc đổi mới hoạt động, cũng như đổi mới quản lý của kinh tế
hợp tác xã cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách để đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn. Đảng và nhà nước ra nhiều nghị quyết quan trọng, môi trường pháp lý
cho hoạt động của hợp tác xã cũng không ngừng được hoàn thiện.
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đều đã
khẳng định: “Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” và “Kinh tế tập thể phát triển
với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”.
Luật hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khoá IX, kỳ họp thứ 9 đã thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996; có hiệu lực từ
ngày 1/1/1997 và các văn bản dưới luật, cùng một số chính sách khác đã tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã phát triển. Tuy nhiên kinh tế
HTX ở Việt Nam thiếu năng động, hoạt động còn mang tính hình thức, năng lực
quản lý và điều hành yếu, hiệu quả hoạt động kém, quy mô dàn trải, không phản
ánh đúng quan hệ sản xuất, chưa theo kịp cơ chế thị trường định hướng Xã hội
Chủ nghĩa. Trong khi, những năm qua phong trào hợp tác xã quốc tế với 96
nước thành viên đang rất phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho xã viên và đóng
góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đó.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, Khoá
IX, ngày 18-3-2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
3
tế tập thể đã xác định: “Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là đưa kinh tế tập thể
thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn,
tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”.
Mặc dù vậy, một trong số các vấn đề cấp bách đặt ra cần được giải quyết
đó là đổi mới chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hợp tác xã.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới - WTO từ ngày 7-11-2006, song thực tiễn đặt ra là những
người sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, năng lực tiếp cận với thị trường hạn chế, nên
thường là những người yếu thế, bị thua thiệt trong cạnh tranh của quá trình
hội nhập. Vì vậy mô hình kinh tế hợp tác có vai trò rất quan trọng liên kết họ
lại, là cầu nối về vốn, công nghệ, thị trường và thông tin khác,… để họ đứng
vững trong cạnh tranh. Như vậy phát triển kinh tế hợp tác xã còn có ý nghĩa
kinh tế - xã hội sâu sắc đặt ra của chính quá trình hội nhập.
Song một trong những nhân tố rất quan trọng để cho kinh tế hợp tác xã
hoạt động có hiệu quả và phát triển được thì đòi hỏi phải có vốn. Nhưng một
thực tế đặt ra là vốn tự có của hợp tác xã rất hạn chế, mà chủ yếu tồn tại dưới
dạng quyền sử dụng đất, trụ sở và nhà xưởng cũ nát, công nợ dây dưa, vốn
đóng góp bằng tiền của xã viên cũng rất ít,… nên phải trông chờ chủ yếu vào
vốn vay ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đa số các HTX không vay được
vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn kinh tế HTX phát
triển thì vai trò của tín dụng ngân hàng là rất quan trọng. Ngược lại các
NHTM cũng không mở rộng được quy mô vốn cho vay kinh tế hợp tác xã do
đối tượng khách hàng này không đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc và
chính sách tín dụng hiện hành. Hơn nữa, các NHTM cũng muốn phát triển các
dịch vụ khác tại thị trường giàu tiềm năng này bên cạnh việc cho vay vốn
nhưng cũng còn nhiều trở ngại. Mâu thuẫn này đang đặt ra rất cấp bách trong
thực tiễn cần được nghiên cứu, giải quyết.
4
Chính vì vậy Luận án lựa chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần
phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam” để nghiên cứu là xuất phát từ
yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay có rất nhiều đề tài luận án tiến sỹ, luận án thạc sỹ, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Viện và cấp trường về kinh tế hợp tác xã.
Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu này tập trung ở chuyên ngành: Kinh tế -
Quản lý - Kế hoặch hoá Kinh tế quốc dân. Các đề tài đó chủ yếu nghiên cứu
về góc độ kinh tế ngành: nông nghiệp - nông thôn.
Bên cạnh đó có một số đề tài luận án Tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và đề tài
nghiên cứu cấp ngành về mô hình Quỹ tín dụng nhân dân, một loại hình kinh tế
hợp tác tín dụng, được thực hiện tại Học viện Ngân hàng, tại Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh,…; tại Đại học kinh tế quốc dân,….; cụ thể như sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Phát triển hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân theo mô hình mới” do Vụ trưởng Vụ tín dụng hợp tác - Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Sơn làm chủ nghiệm, nghiệm
thu năm 1996.
- Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro đối
với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân” của NCS. Nguyễn Mạnh Dũng, bảo vệ
tại Học viện Ngân hàng năm 2001.
- Luận án Tiến sỹ: “Giải pháp củng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân ở nước ta hiện nay”, của NCS Nguyễn Hữu Thắng, bảo vệ tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003.
Song trong tổng số danh mục 317 Luận án Tiến sỹ được nộp lưu giữ tại
Thư viện quốc gia, tính đến tháng 5-2008 thì chưa có đề tài luận án tiến sỹ
nào nghiên cứu sâu và nghiên cứu riêng về tín dụng ngân hàng đối với kinh tế
hợp tác xã. Vì vậy luận án chọn đề tài nói trên để nghiên cứu là công trình đầu
tiên đi chuyên sâu về lĩnh vực này.
5
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của TDNH đối
với phát triển kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích rõ thực trạng và đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng
đối với phát triển kinh tế HTX tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007.
- Đề suất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng để
phát triển kinh tế HTX tại Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng góp phần phát
triển kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường.
- Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế
HTX ở Việt Nam.
- Các giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
HTX ở Việt Nam trong thời gian tới.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu kinh tế Hợp tác xã là một trong số các hình thức chủ yếu
về liên kết, hợp tác của kinh tế tập thể được điều chỉnh bởi Luật hợp tác xã.
- Kinh tế hợp tác xã tức là tính hiệu quả thiết thực, vai trò của hợp tác
xã đối với xã viên, đối với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh
tế, từ các phương pháp truyền thống, như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
điều tra, phân tổ thống kê, so sánh, đến các phương pháp phân tích hoạt động
kinh tế, phỏng vấn, chọn mẫu,…với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính và tham
khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật kết quả
nghiên cứu của đề tài.
6
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Phân tích vai trò tất yếu của kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trường
nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
- Lý giải sự cần thiết phát triển kinh tế HTX ở Việt Nam tro