Luận án Tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1848, chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ không tưởng trở thành khoa học. Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo khoa học về sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với những quy luật có tính phổ biến, làm cơ sở cho các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (CNCS), đồng thời cũng chỉ rõ, việc vận dụng những quy luật phổ biến đó phải luôn đặt trên “mảnh đất hiện thực”, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực, những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học được vận dụng trên đất nước Liên Xô và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng Riêng Liên Xô đã vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, là trụ cột giữ gìn hòa bình cho sự phát triển chung của nhân loại

pdf166 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THẾ TÙNG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THẾ TÙNG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62.22.03.08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC PHẨM 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN OÁNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Vũ Thế Tùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 5 1.2. Giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu đã công bố và hướng nghiên cứu của luận án 25 Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 28 2.1. Một số khái niệm cơ bản của luận án 28 2.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội 37 2.3. Quan điểm của các đảng cộng sản về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới 46 Chương 3: TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI THỜI KỲ CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI 63 3.1. Bối cảnh tác động đến nhận thức mới về tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới 63 3.2. Tính phổ biến của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới 68 3.3. Tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay 105 Chương 4: Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Ý nghĩa thời đại của việc quán triệt, vận dụng những giá trị phổ biến và đặc thù trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay 120 4.2. Ý nghĩa đối với Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 133 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TBCN : Tư bản chủ nghĩa USD : Đô la Mỹ XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1848, chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ không tưởng trở thành khoa học. Dựa trên quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những dự báo khoa học về sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với những quy luật có tính phổ biến, làm cơ sở cho các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản (CNCS), đồng thời cũng chỉ rõ, việc vận dụng những quy luật phổ biến đó phải luôn đặt trên “mảnh đất hiện thực”, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia. Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực, những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học được vận dụng trên đất nước Liên Xô và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển đều vận dụng những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra và giành được những thành tựu hết sức rực rỡ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng Riêng Liên Xô đã vươn lên trở thành siêu cường trên thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, là trụ cột giữ gìn hòa bình cho sự phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc phải những hạn chế trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là: tuyệt đối hóa quy luật phổ biến, coi nhẹ quy luật đặc thù; coi kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tính nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế; những sáng tạo, tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cách riêng được cho là “chủ nghĩa xét lại”, “chệch hướng”, “xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin”. Điều này dẫn đến vận dụng giáo điều mô hình Xô viết cho các nước xã hội 2 chủ nghĩa, làm suy giảm sự sáng tạo trong việc tìm tòi con đường phát triển, và, khi mô hình Xô viết không phù hợp với thực tế, rơi vào khủng hoảng đã dẫn đến sự khủng hoảng của toàn bộ hệ thống. Trước thực tế đó, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ. Tuy nhiên, do dần xa rời những nguyên lý phổ biến của CNXH khoa học, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu đã thất bại vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba tiến hành cải cách, đổi mới, giữ vững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa xã hội khoa học, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp hài hòa giữa tính phổ biến với tính đặc thù, hình thành con đường phát triển riêng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, từng bước giành được những thành công trên con đường đi lên CNXH. Đến nay, việc nghiên cứu về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới là một vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, giúp các nước xã hội chủ nghĩa thấy rõ những quy luật phổ biến và đặc thù đang được vận dụng trong điều kiện hiện nay; quán triệt sâu sắc bài học về sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội; vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể mỗi nước; tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay sẽ giúp chúng ta kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục vận dụng sáng tạo những quy luật phổ biến kết hợp với tính đặc thù trong xây dựng xã hội mới. Đồng thời, tham khảo những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản trên thế giới để bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội; tăng cường đấu tranh chống biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng; phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, tạo ra sự đồng thuận xã hội cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 3 Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: trên cơ sở nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới, luận án rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án; - Làm rõ lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội; - Phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới; - Rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: luận án tập trung nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về CNXH ở 4 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba. Thời gian: từ khi các nước này tiến hành cải cách, đổi mới đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của các đảng cộng sản, các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Luận án cũng tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp cụ thể như: logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội; Hai là, phân tích làm rõ những vấn đề có tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới thời kỳ cải cách, đổi mới. Ba là, luận án chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề: xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; chủ nghĩa xã hội hiện thực và các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay trong chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan khác. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội trên thế giới Nguyễn An Ninh, Về triển vọng chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [72]. Trong công trình này, tác giả luận giải về triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI đầy biến động, chỉ rõ rằng đó là một xu thế phát triển tất yếu của toàn thể nhân loại trong thời đại ngày nay. Với cách đặt vấn đề đi từ phương pháp luận nhận thức về triển vọng của chủ nghĩa xã hội đến phân tích một số yếu tố cơ bản tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội và tiến trình phát triển của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả đã cung cấp cách nhìn biện chứng về xu hướng phát triển khách quan của chủ nghĩa xã hội trong tương lai để từ đó phân tích những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Nguyễn Ngọc Long, Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực [59]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích sự hình thành và phát triển của CNXH hiện thực thời kỳ trước cải cách, cải tổ, đổi mới, trong đó tập trung phân tích, đánh giá về chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu với thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Cũng trong công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích về công cuộc cải cách, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; công 6 cuộc đổi mới trên con đường “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” ở Việt Nam; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Khi đánh giá về công cuộc cải cách, đổi mới, tác giả đã chỉ rõ, các nước xã hội chủ nghĩa đã vận dụng những quy luật phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo trên tinh thần nhận thức mới. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những nét đặc thù, sáng tạo của các nước trong quá trình xây dựng xã hội mới. Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra những dự báo về tương lai của chủ nghĩa xã hội, trong đó, khẳng định quá độ đi lên CNXH là xu thế khách quan của thời đại, đồng thời, cũng khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Trịnh Quốc Tuấn, Về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc - những vấn đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi mới ở nước ta [103]. Đây là công trình tập hợp nhiều bài nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Các tác giả tập trung vào bốn nhóm nội dung lớn như: chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là gì; một số quan điểm lý luận về thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa; thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa; tập trung làm rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về CNXH và xây dựng CNXH kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (1978); phân tích quá trình hình thành, đặc trưng của CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, lộ trình, bước đi trong quá trình cải cách, mở cửa nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Đỗ Tiến Sâm, Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [90]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tính phổ biến và tính đặc thù trong nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc. Những nội dung chủ yếu được tác giả phân tích như: hoàn thiện chế độ đại biểu nhân dân và hệ thống pháp luật; cải cách bộ máy hành chính nhà 7 nước và thực hiện hành chính theo pháp luật; cải cách, hoàn thiện thể chế tư pháp và thực hiện tư pháp công bằng. Tác giả cũng chỉ rõ, để xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu quả thì một nhiệm vụ quan trọng là phải cải cách, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đỗ Tiến Sâm, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc - quá trình hình thành và phát triển [91]. Tác giả đã phân tích quá trình nhận thức của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội, từ thế hệ lãnh đạo thứ nhất do Mao Trạch Đông làm đại biểu, đến thế hệ lãnh đạo thứ tư do Hồ Cẩm Đào làm đại biểu. Tác giả chỉ rõ hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bao gồm: “Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” và quan điểm phát triển khoa học”. Tác giả cũng nêu rõ một số nội dung cơ bản của lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc biểu hiện trên các mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ sự phân tích đó, tác giả đi tới một số kết luận: CNXH đặc sắc Trung Quốc là sản phẩm của sự kết hợp giữa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể Trung Quốc; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là một mô hình CNXH hiện thực, tuy mang tính đặc thù nhưng cũng có những giá trị phổ biến nhất định. Từ đó tác giả chỉ ra “Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng, có thể tham khảo những kinh nghiệm phổ biến từ sự phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Quyết, Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc [76]. Các tác giả đã phân tích tính phổ biến, tính đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội thông qua mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” với các đặc trưng cơ bản như: sự lãnh đạo của đảng cộng sản, lấy chế độ công hữu làm chủ thể, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, bên cạnh những nét phổ biến, nhận thức về CNXH hiện nay còn có nhiều nét đặc thù phản ánh sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin để phù hợp với “mảnh đất hiện thực” ở Trung Quốc. 8 Trương Duy Hòa, Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [40]. Cuốn sách tập trung phân tích tính phổ biến và tính đặc thù của nhận thức về chủ nghĩa xã hội của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, với các đặc điểm cơ bản như: vấn đề xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước và củng cố hệ thống chính trị, vấn đề hòa hợp dân tộc, vấn đề mở rộng dân chủ và nâng cao vai trò của đảng cầm quyền, vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng chính trị của một số nước tại LàoĐồng thời, tác giả phân tích triển vọng về chính trị đối nội và đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020. Về mặt kinh tế, trong cuốn sách, tác giả đã tổng quan hai kỳ kế hoạch 5 năm từ 2001 - 2010 ở Lào, dự báo về những triển vọng kinh tế nổi bật của Lào đến 2020 và phân tích tác động của tình hình chính trị - kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối với Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Lê Hữu Nghĩa, Trương Thị Thông, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Giang, Xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào [71]. Các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng cộng sản cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào; phân tích về thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm về đảng và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và Lào; đưa ra những dự báo xu hướng phát triển và tác động tới xây dựng đảng cầm quyền, những quan điểm chỉ đạo và những giải pháp lớn xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào. 9 Vũ Trung Mỹ, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba: tiếp tục hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng và bền vững [69]. Tác giả đã khái quát chặng đường phát triển của Cuba từ năm 1961 đến nay; phân tích những kết quả chính trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba, đồng thời, chỉ ra định hướng của Đại hội VII đối với sự phát triển của cách mạng Cuba trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nước Cuba XHCN thịnh vượng và bền vững. Đinh Công Tuấn, Mô hình phát triển Bắc Âu [105]. Cuốn sách gồm 3 chương: ở chương 1, tác giả phân tích những vấn đề tổng quan về mô hình Bắc Âu như nguồn gốc ra đời, nội dung và đặc trưng cơ bản và sự phát triển của mô hình Bắc Âu; ở chương 2, tác giả phân tích đi sâu phân tích mô hình phát triển của các nước Bắc Âu điển hình như: Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, trong đó, nêu bật tính phổ biến của các mô hình này như: coi trọng phân phối, thực hiện tốt các chính sách xã hội “hệ thống giáo dục miễn phí”, “hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em”, “hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động” và nhiều chính sách ưu việt khác; ở chương 3, tác giả phân tích tính đặc thù của các nước trong mô hình phát triển Bắc Âu, đánh giá những thành công và hạn chế của mô hình này và dự báo triển vọng của mô hình Bắc Âu trong những thập kỷ tới. Phạm Quý Long, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI [60]. Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát những nét cơ bản của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, n
Luận văn liên quan