Luận án Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải bắc bộ Việt Nam hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong đời sống chính trị hiện đại, tính tích cực chính trị của công dân có vai trò to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị, đến sự vận hành của thể chế chính trị pháp quyền dân chủ nên việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta và của giới nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất, đã có những đóng góp rất lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là một trong các lực lượng chủ lực trong phát triển đất nước. Nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ trong thời gian qua luôn đoàn kết, phát huy tiềm năng thế mạnh của Vùng trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từng bước phát huy vị trí địa chiến lược là cửa ngõ ra biển của các tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta và là huyết mạch chính giao thương với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều khó khăn, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa tích cực tham gia các hoạt động chính trị, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để hội nhập quốc tế,. trong khi đó hội nhập với Trung Quốc đang diễn ra sôi động, nhanh chóng và quyết liệt, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của người dân. Đến nay có nhiều nghiên cứu về nông dân nhưng chưa có công trình nghiên cứu khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân và tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân Việt Nam nói chung và các giải pháp để nâng cao tính tích cực chính trị của trên 5 triệu nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ, tạo ra nguồn lực nói chung và nguồn lực con người nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải bắc bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO HUY TOÀN TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 62 31 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2017 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lại Quốc Khánh 2. TS. Tống Đức Thảo Phản biện 1: ................................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................................. Phản biện 3: ................................................................................................. Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi .. giờ , ngày .. tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia. - Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong đời sống chính trị hiện đại, tính tích cực chính trị của công dân có vai trò to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị, đến sự vận hành của thể chế chính trị pháp quyền dân chủ nên việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta và của giới nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất, đã có những đóng góp rất lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là một trong các lực lượng chủ lực trong phát triển đất nước. Nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ trong thời gian qua luôn đoàn kết, phát huy tiềm năng thế mạnh của Vùng trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từng bước phát huy vị trí địa chiến lược là cửa ngõ ra biển của các tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta và là huyết mạch chính giao thương với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều khó khăn, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa tích cực tham gia các hoạt động chính trị, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để hội nhập quốc tế,.. trong khi đó hội nhập với Trung Quốc đang diễn ra sôi động, nhanh chóng và quyết liệt, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của người dân. Đến nay có nhiều nghiên cứu về nông dân nhưng chưa có công trình nghiên cứu khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân và tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam hiện nay” là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân Việt Nam nói chung và các giải pháp để nâng cao tính tích cực chính trị của trên 5 triệu nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ, tạo ra nguồn lực nói chung và nguồn lực con người nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về tính tích cực chính trị của nông dân Việt Nam; khái niệm, đặc điểm, vai trò, hình thức thể hiện tính tích cực chính trị của nông dân. Tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu là: (1)- Xây dựng khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân; làm rõ đặc điểm, vai trò, hình thức thể hiện tính tích cực 2 chính trị của nông dân. (2)- Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến tính tích cực chính trị của nông dân (3)- Xây dựng tiêu chí cơ bản để đánh giá tính tích cực chính trị của nông dân. (4)- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị của nông dân trong đời sống chính trị vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (5)-Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN - Thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về nông dân nhưng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khung lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân. - Công trình nghiên cứu về tính tích cực chính trị nói chung (trong đó có nông dân), đã đề cập, làm rõ khung lý thuyết về tính tích cực chính trị, điển hình là tác giả Chu Khắc về tính tích cực chính trị - xã hội, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa về “Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” đã định nghĩa về tính tích cực chính trị của công dân “Tính tích cực chính trị của công dân là toàn bộ những biểu hiện của sự tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của công dân tham gia vào quá trình chính trị, trên những cơ sở, điều kiện xác định, nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính trị tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân công dân và của cộng đồng” đã tạo cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu sâu về nông dân. - Các công trình nghiên cứu có đề cập về nội hàm khái niệm tính tích cực chính trị như: Chính sách kinh tế mới qua lăng kính của thời đại hiện nay (1990) của tác giả Epghênhi Ambaraxumốp; Participation of Women in Political Life, Inter - Parliamentary Union – Geneva, Nền dân trị Mỹ của Alexis De Tocqueville, Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ của Ngân hàng thế giới; Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam về Vun trồng một tương lai no đủ,.. Tuy không nghiên cứu trực tiếp về tính tích cực chính trị của nông dân, nhưng những kết quả nghiên cứu này là gợi mở rất lớn để xây dựng lý thuyết về tính tích cực chính trị của nông dân. 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN - Các cuốn sách “Làng xã Việt Nam - Một vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội”, “Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử” của tác giả Phan Đại Doãn; “Xã thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Phong; “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ Bắc bộ” của tác giả Nguyễn Từ Chi đã khắc họa rõ đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam truyền thống; cuốn sách “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ”của Pierre Gourou - nhà nghiên cứu địa lý học người Pháp đã khắc họa hình ảnh nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ tham gia vào đời sống chính trị - xã hội; nhà nghiên cứu nhân học Hà Lan là Jonh Keinen đã nghiên cứu rất sâu sắc về sự vận động, biến đổi của làng Việt và sự tham gia tích cực của người nông dân thể hiện qua cuốn sách “Làng Việt đối diện với tương lai, hồi sinh quá khứ”. Tính tích cực của nông dân Việt Nam không chỉ thể hiện qua đấu tranh cách mạng, qua duy trì hoạt động của làng xã, mà còn thể hiện sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế qua cuốn sách “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới” của tác giả Đặng Phong. Nghiên cứu sự biến đổi vị thế chính trị, xã hội của người nông dân Việt Nam đã được tác giả Hoàng Chí Bảo khái quát trong cuốn sách “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, với 4 lần biến đổi,.. đã khái quát thực trạng tính tích cực chính trị nông dân qua các thời kỳ lịch sử. - Trong 5 năm qua, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế, có nhiều nghiên cứu về nông dân và đời sống chính trị nông thôn với những kết quả đạt được, đồng thời nêu lên nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra và quan điểm, giải pháp đối với việc phát huy tính tích cực của nông dân như: Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Đại (2012) về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Lệ Thủy, Bùi Hồng Việt, Mai Thị Ánh với đề tài “Thu nhập của nông dân bị tách biệt xã hội về kinh tế - thực trạng và khuyến nghị”, tác giả Đỗ Thị Hải Hà với nghiên cứu về “ Việc làm của nông dân ở nước ta hiện nay - Thách thức và giải pháp”; cuốn sách “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam” do tác giả Tạ Ngọc Tấn chủ biên đã mô tả, phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2010 trong đó đưa ra một số quan điểm, dự báo đối với sự biến đổi của nông dân; cuốn sách: “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” 4 của tác giả Đặng Kim Sơn đã làm rõ các quan niệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước, chỉ rõ kinh nghiệm và giải pháp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan trong công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; cuốn sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”; cuốn sách “Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng lý luận” do Cục Lý luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát hành năm 2013, đã đề cập và luận giải những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong quá trình phát triển của Trung Quốc, trong đó đề cập sâu sắc thực trạng và một số quan điểm, giải pháp nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân,.. 1.3. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƢỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy, các nghiên cứu hiện có đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tính tích cực chính trị nhất là khái niệm và nhiều nội dung về tính tích cực chính trị của công dân, cơ sở và điều hiện hình thành tính tích cực chính trị của công dân,.. là cơ sở quan trọng về lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về nông dân và tính tích cực chính trị của nông dân Nhiều nghiên cứu đã nêu bật đặc điểm môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn; khẳng định trong lịch sử hàng nghìn năm qua cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều thể hiện lịch sử tính tích cực chính trị của nông dân; chỉ rõ xu thế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở các quốc gia, đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, hướng tới nông nghiệp công nghệ cao,.. việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành khác là một tất yếu, làm cho số lượng nông dân giảm, vai trò, vị trí của nông dân sẽ có những thay đổi đáng kể, xuất hiện thêm nhiều vấn đề xã hội như: Di cư, thiếu việc làm, phân hóa thu nhập, ô nhiễm môi trường,.. Đồng thời các nghiên cứu đã chỉ rõ những mâu thuẫn, nghịch lý về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay như: Mâu thuẫn giữa yêu cầu rất cao và cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với sự trì trệ, thờ ơ của nông dân đang chiếm tỷ lệ cao trong lao động xã hội hiện nay; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn với những bất cập của những thiết chế xã hội bảo đảm tăng cường năng lực chủ thể của nông dân,.. 5 Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu đạt được, cho ta thấy còn thiếu các nghiên cứu sâu về nông dân nói chung và nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói riêng, nhất là chưa làm rõ được khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân. Thực tiễn đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, cần nghiên cứu sâu sắc hơn về tính tích cực chính trị của nông, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nâng cao tính tích cực chính trị của nông nói chung và vùng duyên hải Bắc Bộ nói riêng, phục vụ kịp thời sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng khái niệm tính tích cực chính trị của nông dân, xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến tính tích cực chính trị của nông dân, lấy đó làm cơ sở phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam hiện nay; xây dựng tiêu chí cơ bản để đánh giá tính tích cực chính trị của nông dân; điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị của nông dân trong đời sống chính trị vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ hiện nay. Chƣơng 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN 2.1. KHÁI NIỆM TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Nông dân Nông dân là người cư trú ở nông thôn, tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp) trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất cơ bản gắn với đất, rừng và biển để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. 2.1.1.2. Tính tích cực Về mặt thuật ngữ, theo tiếng Latinh, tích cực là “actives”, tiếng Anh là “activity”, dùng để chỉ trạng thái hoạt động, khi tính tích cực gắn liền với hoạt động, tính tích cực bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể. Theo từ điển Tiếng Việt, tích cực là có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định thúc đẩy sự phát triển. Người tích cực là người tỏ ra chủ động có những hành động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển. Theo GS.TSKH Thái Duy Tiên, tính tích cực biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong 6 quá trình học tập, nghiên cứu,.. như vậy, tính tích cực là trạng thái chủ động và có ý thức trong hoạt động của chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển. 2.1.1.3. Chính trị Chính trị là một phạm trù rộng lớn, có tính bao quát của một loại hoạt động phổ biến trong xã hội loài người, ra đời gắn liền với sự ra đời của giai cấp và nhà nước. Có thể quan niệm: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, nhà nước, tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. 2.1.1.4. Tính tích cực chính trị của nông dân Tính tích cực chính trị của nông dân là khái niệm dùng để chỉ tính chất chủ động, tự giác và có ý thức trách nhiệm của người nông dân nhằm tiến hành có hiệu quả các hoạt động chính trị hợp hiến, hợp pháp trên địa bàn nông thôn, qua đó thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị, của đất nước 2.1.2. Đặc điểm tính tích cực chính trị của nông dân 2.1.2.1. Tính tích cực chính trị của nông dân mang tính giai cấp, tính lịch sử Tích tích cực chính trị của nông dân góp phần thực hiện mục tiêu của quá trình chính trị vì sự phát triển của cá nhân, của cộng đồng, giai cấp, mang lý tưởng, niềm tin, ý thức giai cấp, phục vụ lợi ích trực tiếp của giai cấp, vì vậy nó mang tính giai cấp sâu sắc. Tính tích cực chính trị luôn gắn với các điều kiện lịch sử xác định, với mục tiêu chính trị trước mắt và mục tiêu lâu dài, khi tình hình và điều kiện lịch sử thay đổi thì nội dung, tính chất, hình thức tính tích cực chính trị cũng khác nhau. Tính tích cực chính trị của nông dân mang yếu tố động, luôn biến đổi, nảy sinh, phát triển cùng với giai cấp và nhà nước, chuyển hóa theo đời sống chính trị, theo yêu cầu, nhận thức và trình độ của nông dân. Khi chế độ, thể chế chính trị thay đổi thì nội dung, tính chất, hình thức tính tích cực chính trị cũng thay đổi. 2.1.2.2. Tính tích cực chính trị của nông dân vừa mang yếu tố tự thân của người nông dân, vừa mang yếu tố cộng đồng Tính tích cực chính trị là sự chủ động, tự giác, trách nhiệm của người nông dân trong nhận thức và tiến hành hoạt động chính trị, đó là sự tự nguyện, nỗ lực tự thân của người nông dân. Không thể áp đặt được việc chủ động, tự giác, áp đặt niềm tin, 7 lý tưởng chính trị đối với mọi người dân vì vậy cũng không thể áp đặt được tính tích cực chính trị, chỉ có thể tác động vào các yếu tố, điều kiện hình thành để làm thay đổi nó. Mặt khác, tính tích cực chính trị của nông dân còn mang tính cộng đồng dựa trên khối cộng cư, cộng lợi, cộng cảm, cộng mệnh gắn bó truyền thống từ bao đời của làng, xã. 2.1.2.3. Tính tích cực chính trị của nông dân có tính không loại trừ và tính dùng chung Tính tích cực chính trị của nông dân có tính không loại trừ và tính dùng chung, nhất là lợi ích đem lại từ tính tích cực thì mọi người trong cộng đồng đều được hưởng lợi mặc dù nhiều người không tích cực tham gia, không chi phí cho sự tham gia. Mặt khác mọi nông dân đều có thể tham gia vào quá trình chính trị với các mức độ khác nhau. Vì vậy, tính dùng chung và tính không thể loại trừ có thể dẫn tới tính phi hiệu quả bởi các lý do như: Cá nhân tích cực thì phải chịu các chi phí cao về nguồn lực, thời gian, trong khi kết quả đạt được thì mọi người cùng hưởng,.. dẫn tới tính cào bằng, ỷ lại vào tập thể, vào cộng đồng. 2.1.3. Vai trò tính tích cực chính trị của nông dân 2.1.3.1. Hiện thực hóa vai trò làm chủ của nông dân trong đời sống chính trị Tích cực chính trị của nông dân giúp cho người nông dân chủ động, hăng hái tham gia vào đời sống chính trị, tham gia vào các hoạt động của nhà nước; nông dân chủ động, tự giác tiếp cận các tri thức chính trị, chính sách pháp luật, từ đó ý thức được vai trò chính trị của mình, ý thức được “quyền làm chủ” của mình và có điều kiện, năng lực để tự mình thực hiện quyền làm chủ đó. Ngược lại, nếu nông dân trông chờ, thụ động, không thể hiện được tiếng nói và hành động của mình, sẽ không thực hiện được vai trò làm chủ, không hoàn thành vai trò chính trị của nông dân và giai cấp nông dân. 2.1.3.2. Nâng cao vị thế chính trị của nông dân, giai cấp nông dân Nông dân tích cực chính trị, nhờ đó tập hợp đông đảo nông dân thực hiện các mục tiêu chính trị của giai cấp nông dân, tham gia mạnh mẽ vào đời sống chính trị, người nông dân trưởng thành hơn về nhận thức và hành vi chính trị, tin tưởng hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiếng nói, hành động của nông dân trong đời sống chính trị thể hiện rõ hơn và vị thế của giai cấp nông dân được khẳng định. Ở nước ta, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng lãnh đạo xã hội, vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao giúp cho liên minh giai cấp bền chặt hơn và vị thế của liên minh giai cấp được nâng cao, là cơ sở 8 để phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 2.1.3.3. Thúc đẩy quá trình nhận thức và điều chỉnh hành vi vì sự phát triển của cá nhân và cộng đồng Tính tích cực chính trị thúc đẩy chủ thể chính trị tự giác nhận thức toàn diện nội dung, hình thức, mối quan hệ, tác động của quá trình chính trị đến đời sống chính trị, nhờ đó giúp cho chủ thể có thêm hiểu biết và tri thức chính trị, biến các các tri thức thành hành vi chính trị một cách tự giác, chủ động và được điều chỉnh vì lợi ích của cá nhân và cộng động. Tính tích cực chính trị không dừng lại ở việc biến nhận thức thành hành động tự giác, mà sau hành động chủ thể chính trị tiếp tục nhận thức lại hành động, nhận thức kết quả đạt được và những thiếu sót, lệch lạc, đề xuất sáng tạo những nội dung mới để thực hiện các quá trình chính trị với mục đích và hiệu quả cao hơn vì sự phát triển của cá nhân và cộng đồng. Nhờ tự giác, chủ động thực hiện các quá trình chính trị nhân văn, tiến bộ với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và cộng đồng, giúp cho cá nhân trưởng thành từ nhận thức đến hành động, không chỉ vì lợi ích của cá nhân mà còn gắn với lợi ích của cộng đồng, nhờ đó thúc đẩy cộng đồng phát triển. 2.2. NỘI DUNG TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NÔNG DÂN 2.2.1. Cơ sở hình thành tính tích cực chính trị của nông dân 2.2.1.1. Kinh tế Mối quan hệ giữa kinh tế và tính tích cực chính trị của nông dân thực chất là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Với tư cách thuộc kiến trúc thường tầng thì tính tích cực chính trị không thể tách rời cơ s
Luận văn liên quan