1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, báo chí (newspaper, journal) với thế mạnh truyền thông đã và
đang trở thành cơ quan “quyền lực thứ tư” sau tam quyền (Lập pháp, Hành pháp và
Tư pháp). Quyền lực báo chí thể hiện ở khả năng tạo lập và định hướng dư luận. Thời
đại của Internet trong một thế giới phẳng đã thay đổi quá trình truyền thông báo chí -
không còn là quá trình truyền thông một chiều, mà giờ đây là sự tương tác hai chiều
và đa chiều. Xu hướng của báo chí truyền thông thế giới là tương tác hơn, đa dạng
hơn. Điều này tạo cho báo chí đương đại có tính tương tác cao.
1.2. Báo điện tử là loại hình báo chí phổ biến, có tính tương tác nổi bật và dễ
nhận diện nhất. Báo điện tử hiện nay đã thể hiện được những đặc điểm tương tác rõ nét.
Báo điện tử có hệ thống phản hồi được hiện lên trên giao diện tờ báo, rất dễ
để nhận ra. Ở báo điện tử, tính tương tác nổi rõ do mối quan hệ giữa nhà báo và độc
giả tiếp nhận là mối quan hệ mở trong thế đối thoại. Đây là một trong những đặc
điểm tiêu biểu của báo điện tử và là nhân tố quan trọng thu hút sự tham gia của
công chúng vào quá trình thông tin cùng với nhà báo và tòa soạn. Ngoài ra, đây
cũng là cách để tạo hứng thú cho công chúng, thu hút họ trở thành bạn đọc thường
xuyên của báo
166 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 71889 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính tương tác của diễn ngôn báo chí qua một số báo điện tử phổ biến hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RƯỜ Ư M HÀ N I
VŨ THỊ HỒNG TIỆP
TÍNH TƢƠNG TÁC CỦA DIỄN NGÔN BÁO CHÍ
QUA MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2017
RƯỜ Ư M HÀ N I
VŨ THỊ HỒNG TIỆP
TÍNH TƢƠNG TÁC CỦA DIỄN NGÔN BÁO CHÍ
QUA MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Ữ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
ƯỜ ƯỚNG DẪN KHOA H C
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN HOA
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY
HÀ N I - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các
kết luận khoa học chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Thị Hồng Tiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ........6
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ........................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu về diễn ngôn, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn báo điện tử ............... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về tính tương tác của diễn ngôn báo điện tử ........................... 9
1.2. Cơ sở lí thuyết .................................................................................................... 13
1.2.1. Khái quát về hoạt động giao tiếp và giao tiếp báo chí .................................... 14
1.2.2. Khái quát về diễn ngôn và diễn ngôn báo chí ................................................. 19
1.2.3. Tính tương tác trong giao tiếp và diễn ngôn ................................................... 27
Tiểu kết ............................................................................................................. 49
Chƣơng 2: TƢƠNG TÁC CỦA THỂ PHÁT TRONG DIỄN NGÔN BÁO
ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 51
2.1. Tương tác giữa các thể phát trong diễn ngôn báo điện tử .................................. 52
2.1.1. Tương tác chủ đề ............................................................................................. 52
2.1.2. Tương tác thể loại ........................................................................................... 64
2.2. Tương tác giữa thể phát và thể nhận trong diễn ngôn báo điện tử ..................... 68
2.2.1. Quyền lực tương tác của thể phát .................................................................... 68
2.2.2. Các yếu tố thể hiện sự tương tác giữa thể phát và thể nhận ................................ 70
Tiểu kết ............................................................................................................. 93
Chƣơng 3: TƢƠNG TÁC CỦA THỂ NHẬN TRONG DIỄN NGÔN BÁO
ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 95
3.1. Hệ thống diễn ngôn phản hồi - diễn ngôn của thể nhận ..................................... 96
3.1.1. Đặc điểm diễn ngôn phản hồi ........................................................................ 96
3.1.2. Các loại diễn ngôn phản hồi .......................................................................... 103
3.2. Đối tượng tương tác của thể nhận .................................................................... 106
3.2.1. Tương tác giữa thể nhận với thể phát ............................................................ 106
3.2.2. Tương tác giữa các thể nhận ......................................................................... 114
3.3. Các yếu tố thể hiện sự tương tác của thể nhận ................................................. 117
3.3.1. Hành động ngôn từ ........................................................................................ 117
3.3.2. Một số phương tiện ngôn ngữ khác .............................................................. 129
Tiểu kết ....................................................................................................... 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
- DT: báo Dân trí
- VNN: báo VietNamNet
- DNBC: diễn ngôn báo chí
- HĐNT: hành động ngôn từ
- PTTT: phương thức tương tác
QUY ƢỚC TRÍCH DẪN
- Trích dẫn dẫn chứng
(Tên báo, thời gian xuất bản, trang theo phụ lục)
DT: báo Dân trí
VNN: báo VietNamNet
Ví dụ: (VNN 23/04/2015, PL3)
VNN: báo VietNamNet, thời gian xuất bản ngày 23/04/2015, chi tiết về bài
xem trang PL3.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng các bài báo được khảo sát ......................................... 52
Bảng 2.2: Thống kê lượng bài tương tác chủ đề ....................................................... 55
Bảng 2.3: Phân loại các thể loại ................................................................................ 65
Bảng 2.4: Các kiểu tiêu đề ........................................................................................ 71
Bảng 2.5: Tần số xuất hiện của các kiểu tiêu đề ....................................................... 72
Bảng 2.6: Tần số xuất hiện của các kiểu sapô .......................................................... 78
Bảng 2.7: Phân loại các PTTT dựa vào hành động ngôn từ .......................................... 85
Bảng 3.1: Số lượng các phản hồi .............................................................................. 99
Bảng 3.2: Thống kê lượng bài lấy nguồn từ báo khác ............................................ 100
Bảng 3.3: So sánh lượng phản hồi giữa bài báo gốc và bài báo lấy lại (1) ........................ 102
Bảng 3.4: So sánh lượng phản hồi giữa bài báo gốc và bài báo lấy lại (2) ........................ 102
Bảng 3.5: Số lượng các nhóm hành động ở lời trong phản hồi .............................. 118
Bảng 3.6: Ví dụ về các nhóm hành động ở lời trong phản hồi ............................... 120
DANH MỤC CÁC HÌNH, MÔ HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp của R. Jakobson...15
Hình 1.2: Quá trình giao tiếp báo chí ........................................................................ 16
Hình 1.3: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp báo chí.17
Hình 1.4: Cấu trúc văn bản báo chí ........................................................................... 44
Hình 1.5: Cấu trúc văn bản báo chí: cấu trúc hình chữ nhật ............45
Hình 1.6: Cấu trúc văn bản báo chí: cấu trúc kim tự tháp xuôi ................................ 46
Hình 1.7: Cấu trúc văn bản báo chí: cấu trúc kim tự tháp ngược ............................. 46
Hình 2.1: Đường siêu liên kết chủ đề........................................................................ 54
Hình 2.2: Quy tắc vàng trong viết báo ...................................................................... 83
Hình 3.1: Quá trình tương tác của thể phát - thể nhận và các thể nhận .................... 95
Hình 3.2: Phản hồi dưới mỗi bài viết của báo điện tử .............................................. 97
Hình 3.3: Tương tác của thể nhận ........................................................................... 117
Hình 3.4: Một số phương tiện ngôn ngữ trong phản hồi ........................................ 145
Mô hình
Mô hình 1.1: Mô hình truyền thông báo chí ............................................................. 16
Mô hình 1.2: Mô hình truyền thông của Claude Shannon ........................................ 17
Mô hình 1.3: Mô hình hoạt động trao lời .................................................................. 28
Mô hình 1.4: Mô hình hoạt động đáp lời .................................................................. 28
Mô hình 2.1: Mô hình duy trì và phát triển chủ đề ................................................... 61
Mô hình 2.2: Mô hình duy trì và phát triển chủ đề ở các chủ đề .............................. 62
Mô hình 2.3: Mô hình tương tác thể loại .................................................................. 66
Mô hình 2.4: Mô hình tương tác thể loại cụ thể ở các chủ đề ................................... 67
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chủ đề ........................................................... 53
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất hiện của các kiểu tiêu đề ............................ 72
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất hiện của các kiểu sapô ................................ 79
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, báo chí (newspaper, journal) với thế mạnh truyền thông đã và
đang trở thành cơ quan “quyền lực thứ tư” sau tam quyền (Lập pháp, Hành pháp và
Tư pháp). Quyền lực báo chí thể hiện ở khả năng tạo lập và định hướng dư luận. Thời
đại của Internet trong một thế giới phẳng đã thay đổi quá trình truyền thông báo chí -
không còn là quá trình truyền thông một chiều, mà giờ đây là sự tương tác hai chiều
và đa chiều. Xu hướng của báo chí truyền thông thế giới là tương tác hơn, đa dạng
hơn. Điều này tạo cho báo chí đương đại có tính tương tác cao.
1.2. Báo điện tử là loại hình báo chí phổ biến, có tính tương tác nổi bật và dễ
nhận diện nhất. Báo điện tử hiện nay đã thể hiện được những đặc điểm tương tác rõ nét.
Báo điện tử có hệ thống phản hồi được hiện lên trên giao diện tờ báo, rất dễ
để nhận ra. Ở báo điện tử, tính tương tác nổi rõ do mối quan hệ giữa nhà báo và độc
giả tiếp nhận là mối quan hệ mở trong thế đối thoại. Đây là một trong những đặc
điểm tiêu biểu của báo điện tử và là nhân tố quan trọng thu hút sự tham gia của
công chúng vào quá trình thông tin cùng với nhà báo và tòa soạn. Ngoài ra, đây
cũng là cách để tạo hứng thú cho công chúng, thu hút họ trở thành bạn đọc thường
xuyên của báo.
Vì vậy, tìm hiểu tính tương tác của diễn ngôn báo chí thông qua báo điện tử
là tìm hiểu một trong những đặc điểm tiêu biểu của báo chí đương đại. Hơn nữa, nó
còn là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn, khả năng thu hút bạn đọc - yếu tố sống còn, lí do
cho sự tồn tại của các trang báo điện tử hiện nay.
1.3. Phân tích diễn ngôn nói chung và diễn ngôn báo chí nói riêng là một lĩnh
vực đa diện, đa chiều. Lí luận phân tích diễn ngôn cho thấy việc chuyển đối tượng
từ câu sang phát ngôn, văn bản sang diễn ngôn thực sự là một sự chuyển hệ quan
trọng thay đổi quan niệm về đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ. Với đối tượng là diễn
ngôn, nghiên cứu ngôn ngữ đã chuyển sang hệ giao tiếp và các yếu tố văn hóa có
tác động đến sự hành chức của ngôn ngữ.
Do đó, tìm hiểu tính tương tác trong diễn ngôn báo chí chính là tìm hiểu hoạt
2
động của ngôn ngữ trong một môi trường giao tiếp đặc biệt: lĩnh vực báo chí - công
luận. Đó là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ trong hệ thống với
ngôn ngữ ở dạng hành chức trong một phong cách chức năng cụ thể. Công việc này
hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả thú vị.
Chính vì những lí do trên, cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài Tính
tƣơng tác của diễn ngôn báo chí qua một số báo điện tử phổ biến hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là chỉ ra tính tương tác của diễn ngôn báo chí thông
qua các đặc điểm về nội dung và hình thức của diễn ngôn báo điện tử. Từ đó chỉ ra
bản chất tương tác của diễn ngôn báo chí như một thuộc tính bao trùm chi phối mọi
đặc trưng của diễn ngôn báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí thuyết về tương tác của diễn ngôn, tương tác của diễn
ngôn báo chí.
- Khảo sát hệ thống các bài báo điện tử ở các báo khác nhau để thấy rõ các
đặc điểm tương tác.
- Chỉ ra các đặc điểm, các yếu tố thể hiện tính tương tác của thể phát (nhà
báo, tòa soạn báo).
- Chỉ ra các đặc điểm, các yếu tố thể hiện tính tương tác của thể nhận (độc giả).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tính tương tác của diễn ngôn báo chí
thông qua khảo sát các diễn ngôn của báo điện tử. Luận án lựa chọn nghiên cứu
trường hợp trên báo điện tử - một loại hình báo chí tiêu biểu của thời đại. Báo điện
tử là sự kết hợp của rất nhiều phương tiện: hình ảnh, video clip...; trong luận án,
chúng tôi chỉ khảo sát yếu tố văn bản (text).
Có hai phạm vi của diễn ngôn được xem xét trong luận án, đó là:
(1) Diễn ngôn của nhà báo (đại diện cho tờ báo): Diễn ngôn này bao gồm các
diễn ngôn cơ sở (chứa nguồn tin gốc, cung cấp thông tin đầu tiên) và các diễn ngôn
3
phái sinh trong cùng một tờ báo hoặc các tờ báo khác nhau (các diễn ngôn này có
liên quan về mặt chủ đề, đối tượng được nói đến với diễn ngôn cơ sở).
(2) Diễn ngôn phản hồi của độc giả: diễn ngôn xuất hiện sau khi độc giả tiếp
nhận thông tin từ các diễn ngôn trên.
Về mặt phạm vi, chúng tôi lựa chọn hai website báo điện tử: Dân trí
(dantri.com), VietNamNet (vietnamnet.vn). Theo Alexa (www.alexa.com) - trang
web uy tín trong việc thống kê và thông tin về lượng truy cập website hiện nay, đây
là hai tờ báo nằm trong top các báo điện tử có nhiều người đọc ở Việt Nam. Báo
điện tử Dân trí luôn thu hút lượng người đọc và bình luận phản hồi lớn còn
VietNamNet là tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam. Ngữ liệu chủ yếu của luận án
là 185 bài báo mạng thuộc chuyên mục Giáo dục được xuất bản trong năm 2015 của
hai website này. Hệ thống các bình luận phản hồi được tính từ thời điểm bài báo
xuất bản đến ngày 31/12/2015. Ngoài ra, để đảm bảo tính cập nhật (update) của báo
chí nói chung và báo điện tử nói riêng; khi phân tích các trường hợp điển hình,
chúng tôi có đề cập tới một số bài báo xuất bản thời gian gần đây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp miêu tả (description): Trên cơ sở miêu tả đặc điểm về
chủ đề, thể loại, cấu trúc, hành động ngôn từ ... được thể hiện ra bằng ngôn ngữ của
diễn ngôn để nhận diện ra đặc điểm tương tác của diễn ngôn. Nhận diện tương tác
diễn ngôn thông qua miêu tả các đặc điểm nội dung và hình thức của nó.
(i) Miêu tả định lượng: Các yếu tố có thể định lượng, đo đếm được: số bài
báo, số phản hồi; số chủ đề, số tin liên quan tới một chủ đề cụ thể; số lượng các
hành động ngôn từ... Thống kê, phân loại, miêu tả đặc điểm các yếu tố dựa trên tần
số xuất hiện của nó.
(ii) Miêu tả định tính: Từ những miêu tả định lượng có những miêu tả định
tính. Đó là những phán đoán, tiên liệu liên quan tới phân tích ngữ cảnh. Có những
yếu tố có thể nhận diện được trực tiếp: chủ đề (đối tượng được nói đến), phạm vi đề
tài; thời gian (tin xuất bản trước, sau), kênh và môi trường truyền tin (mục, trang
tin)...: tất cả các yếu tố có thể nhìn thấy trên giao diện. Có những yếu tố phải nhận
diện gián tiếp như: các quan niệm, thái độ của nhà báo và độc giả (có thể tường minh,
có thể không tường minh); đích diễn ngôn của nhà báo và độc giả có tính hàm ẩn...
4
4.2. Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn (discourse analysis): Chúng tôi lựa
chọn cách tiếp cận diễn ngôn theo:
(1) đường hướng dụng học (pragmatics): dựa vào lí thuyết hành động nói
(speech acts)
(2) đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán (critical discourse analysis)
với ba kiểu phân tích tương ứng ba chiều đo đã được Fairclough chỉ ra: 1- Định
dạng văn bản (miêu tả diễn ngôn), 2- Phân tích quá trình sản sinh và thực hành diễn
ngôn (tìm hiểu diễn ngôn), 3- Phân tích các đặc điểm văn hóa - xã hội tác động ở bề
sâu diễn ngôn (giải thích diễn ngôn).
4.3. Thủ pháp so sánh đối chiếu (comparison): So sánh đối chiếu giữa các
văn bản, các diễn ngôn báo chí cùng một chủ đề thông tin. So sánh đặc điểm của
diễn ngôn: về nội dung (tiêu điểm thông tin, độ đậm nhạt của thông tin...); so sánh
về mặt đặc trưng loại hình của diễn ngôn (các thể loại); so sánh diễn ngôn trong
cùng một tờ báo và ở các tờ báo khác nhau...
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lí luận
Luận án góp phần mở rộng biên độ nghiên cứu ngôn ngữ truyền thông hiện
đại, những kết luận của luận án sẽ bổ sung vào kho lí luận ngôn ngữ truyền thông.
Luận án tổng hợp và vận dụng một số lí thuyết liên quan tới tương tác của
diễn ngôn, từ đó góp phần làm rõ thêm lí thuyết về tính tương tác của diễn ngôn,
tương tác của diễn ngôn báo chí ở một thể loại cụ thể là báo điện tử.
5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng vào việc giảng dạy,
nghiên cứu phong cách ngôn ngữ báo chí, đặc biệt ở loại hình báo điện tử.
Ngoài ra, luận án là tài liệu tham khảo giúp rèn luyện kĩ năng viết báo (đặc
biệt là báo điện tử). Các phân tích ngôn ngữ cụ thể của luận án chỉ ra một số cách sử
dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả tương tác cao.
Những kết quả của luận án sẽ góp phần điều chỉnh, định hướng sự giao lưu,
tương tác báo chí theo hướng tích cực.
5
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; phần
nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Tƣơng tác của thể phát trong diễn ngôn báo điện tử
Chƣơng 3: Tƣơng tác của thể nhận trong diễn ngôn báo điện tử
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Dẫn nhập
Chương này tổng quan lại các công trình có liên quan tới đề tài nghiên cứu,
hệ thống những tiền đề lí thuyết làm cơ sở cho việc triển khai đề tài.
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm tổng quan các công trình nghiên
cứu về diễn ngôn (diễn ngôn, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn báo điện tử) và các
nghiên cứu về tính tương tác của diễn ngôn báo điện tử.
1.1.1. Các nghiên cứu về diễn ngôn, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn báo điện tử
1.1.1.1. Các nghiên cứu về diễn ngôn
Tên gọi “Phân tích diễn ngôn” đã có từ năm 1952 với Z.Harris. Ông đã đề
xuất khái niệm “diễn ngôn - discourse” là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu. Sau
đó, các nhà nghiên cứu J. McH. Sinclair và R. M. Coulthard (1975); R. M.
Coulthard (1977) đã sử dụng phổ biến thuật ngữ “diễn ngôn”. Năm 1979, R. De
Beaugrande đã ấn định sự kết thúc của giai đoạn ngôn ngữ học văn bản để chuyển
sang giai đoạn tiếp theo - giai đoạn phân tích diễn ngôn. Từ đây, các công trình của
M. Stubbs (1983); G. Brown và G. Yule (1983); nhà dụng học S. C. Levinson
(1983), D.Nunan (1993) đã nghiên cứu chuyên sâu về diễn ngôn. Nổi bật là công
trình Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) của G. Brown và G. Yule [9]. Trong
công trình này, các tác giả đã chỉ ra phương thức để giải mã diễn ngôn gắn với ngữ
cảnh cụ thể và “phép luận suy” để tìm ra cái được nói đến trong diễn ngôn.
Theo Schiffrin (1994), kể từ khi phân tích diễn ngôn trở thành một lĩnh vực
được nhiều người quan tâm đã có nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn ra đời.
Thứ nhất, đường hướng dụng học với hai nhánh. Một là, dựa trên lí thuyết hành
động nói (speech acts), Austin và Searle cho rằng bản chất của các phát ngôn ngôn
ngữ là thực hiện một hành động nói. Hai là, dựa trên sự phân biệt các loại ý nghĩa
khác nhau của Grice, ông đã lập luận rằng nguyên tắc cộng tác là căn cứ cho việc
suy ra ý định phát ngôn của người nói.
7
Một đường hướng khác bắt nguồn từ các lĩnh vực kh