1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) là một đòi hỏi của thực tế khách quan
và không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới GDĐH đã được
đưa vào các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI
và được thể chế hóa bằng Luật giáo dục. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới
GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, đã ghi rõ “triển khai đổi mới phương pháp
đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động, sáng tạo; sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Mục tiêu đào tạo ở các trường
đại học (ĐH) không chỉ là mang lại cho sinh viên (SV) kiến thức khoa học và kỹ
năng nghề nghiệp, mà quan trọng hơn là trang bị phương pháp học tập, hình thành
khả năng thích ứng xã hội, trở thành người có năng lực lao động sáng tạo và biết cách
học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi
con người phải học cách học; học cách học chính là học cách tự học, tự đào tạo.
Chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC) - mà sau
đây trong luận án, chúng tôi gọi tắt là phương thức đào tạo TC - ở các trường ĐH
được thực hiện theo “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ” (Quyết định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức đào tạo TC là sự thể hiện quan điểm giáo dục lấy người học làm trung
tâm, tăng tính chủ động của người học, lấy đổi mới phương pháp giảng dạy và học
tập làm gốc, giảng viên (GV) từ vai trò người truyền thụ tri thức sang vai trò thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn, cố vấn trong học tập.
1.2. Trong Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam, việc chuyển từ phương thức
đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo TC đặt ra những bài toán trên cả hai
bình diện lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, khi áp dụng hình thức đào tạo mới này,
nhiều trường đại học ở Việt Nam chỉ đang thực hiện những thay đổi bề mặt. Với
mục đích của việc tổ chức quá trình đào tạo theo phương thức đào tạo TC nhằm
kích thích tính tích cực, chủ động của SV thông qua việc tự xây dựng mục tiêu, kế
hoạch học tập, lựa chọn phương pháp, phương thức học tập, đòi hỏi SV phải tự học
cao; GV từ vai trò người truyền thụ tri thức sang vai trò thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn, cố vấn trong học tập dẫn tới cần có sự thay đổi phương pháp dạy của GV và
phương pháp học của SV. Trên cơ sở học những kiến thức cốt lõi trên lớp, SV phải
tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức. Dạy SV cách học, trang bị cho SV năng lực
học hỏi liên tục là một trong những điều cần quan tâm của người GV. Theo Trần Bá
Hoành “dạy phương pháp học phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chương
trình đào tạo ở trường sư phạm” [34, tr. 86].
250 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức dạy học môn hình học cao cấp cho sinh viên ngành sư phạm toán học ở trường đại học theo phương thức đào tạo tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC BÍCH
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN HÌNH HỌC CAO CẤP
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC BÍCH
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN HÌNH HỌC CAO CẤP
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 62 14 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Kiều
2. TS. Chu Trọng Thanh
NGHỆ AN - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Kiều, TS. Chu Trọng Thanh. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Bích
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 6
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 6
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 7
8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ ........................................................................... 7
9. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
DẠY HỌC MÔN HÌNH HỌC CAO CẤP CHO SINH VIÊN NGÀNH
SƯ PHẠM TOÁN HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC
ĐÀO TẠO TÍN CHỈ .................................................................................................. 8
1.1. Một số vấn đề lý luận về dạy học đại học ........................................................ 8
1.1.1. Quá trình dạy học đại học .......................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm tâm lý và hoạt động nhận thức của lứa tuổi sinh viên ............ 13
1.1.3. Tổ chức dạy học ...................................................................................... 14
1.2. Về phương thức đào tạo tín chỉ trong các trường đại học .............................. 15
1.2.1. Các nguyên lý cơ bản của phương thức đào tạo tín chỉ .......................... 15
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của phương thức đào tạo tín chỉ ....................... 16
1.2.3. Sự khác biệt cơ bản giữa hai phương thức đào tạo niên chế và tín chỉ ..... 17
1.2.4. Những lợi thế và hạn chế của phương thức đào tạo tín chỉ ..................... 20
1.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học đại học theo phương thức đào tạo tín chỉ..... 21
1.3. Một số hình thức tổ chức dạy học cho sinh viên phù hợp với phương
thức đào tạo tín chỉ ................................................................................................. 26
1.3.1. Dạy học theo hướng thiết kế module dạy học ......................................... 26
1.3.2. Dạy học theo dự án .................................................................................. 31
1.3.3. Dạy học theo hợp đồng ............................................................................ 35
1.4. Mục tiêu và nội dung hệ thống kiến thức Hình học cao cấp trong
chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông ............................................. 38
1.4.1. Những căn cứ xác định mục tiêu dạy học môn Hình học cao cấp
trong chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông ..................... 38
1.4.2. Mục tiêu môn Hình học cao cấp trong chương trình đào tạo giáo
viên trung học phổ thông ......................................................................... 43
1.4.3. Nội dung hệ thống kiến thức Hình học cao cấp trong chương trình
đào tạo giáo viên Toán trung học phổ thông ........................................... 43
1.5. Thực trạng dạy học môn Hình học cao cấp cho sinh viên ngành Sư
phạm Toán học ở trường đại học theo phương thức đào tạo tín chỉ ...................... 44
1.5.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Sư phạm Toán học về hệ
thống tín chỉ và hoạt động học tập môn Hình học cao cấp theo
phương thức đào tạo tín chỉ ..................................................................... 44
1.5.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên khoa Toán về hệ thống tín chỉ
và việc tổ chức dạy học môn Hình học cao cấp cho sinh viên ngành
Sư phạm Toán học theo phương thức đào tạo tín chỉ .............................. 51
1.5.3. Một vài nhận xét ....................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 58
Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN HÌNH HỌC
CAO CẤP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ ................................. 59
2.1. Tổ chức dạy học môn Hình học cao cấp theo hướng thiết kế module dạy học .... 59
2.1.1. Mục đích .................................................................................................. 59
2.1.2. Thiết kế các module dạy học môn Hình học cao cấp .............................. 59
2.1.3. Tổ chức dạy học môn Hình học cao cấp theo module dạy học ............... 69
2.2. Vận dụng dạy học theo dự án trong tổ chức dạy học môn Hình học cao
cấp theo phương thức đào tạo tín chỉ ..................................................................... 86
2.2.1. Mục đích .................................................................................................. 86
2.2.2. Thiết kế các dự án học tập môn Hình học cao cấp .................................. 86
2.2.3. Tổ chức thực hiện dạy học theo dự án môn Hình học cao cấp ............... 96
2.3. Vận dụng dạy học theo hợp đồng trong tổ chức dạy học môn Hình học
cao cấp theo phương thức đào tạo tín chỉ ............................................................ 103
2.3.1. Mục đích ................................................................................................ 103
2.3.2. Thiết kế các hợp đồng học tập môn Hình học cao cấp .......................... 103
2.3.3. Tổ chức thực hiện dạy học theo hợp đồng môn Hình học cao cấp ....... 109
2.4. Một số điều kiện để thực hiện các phương án dạy học ................................. 119
2.4.1. Về cơ sở vật chất ................................................................................... 119
2.4.2. Về phương diện quản lý ........................................................................ 119
2.4.3. Về kiểm tra đánh giá.............................................................................. 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 121
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 122
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................... 122
3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm ................................................................ 122
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 122
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 122
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 123
3.3.1. Cách xử lý và đánh giá kết quả dạy thực nghiệm .................................. 123
3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................... 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 149
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154
PHỤ LỤC
QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt Viết đầy đủ
DA Dự án
DHTDA Dạy học theo dự án
DHTHĐ Dạy học theo hợp đồng
ĐH Đại học
GDĐH Giáo dục đại học
GV Giảng viên
HHCC Hình học cao cấp
HHPT Hình học phổ thông
HHSC Hình học sơ cấp
NCKH Nghiên cứu khoa học
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
PPDHĐH Phương pháp dạy học đại học
QTDHĐH Quá trình dạy học đại học
SV Sinh viên
TC Tín chỉ
THPT Trung học phổ thông
Tr Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Nội dung dạy cách học .......................................................................... 26
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc của module dạy học ................................................................ 27
Sơ đồ 1.3. Những đặc điểm của DHTDA ............................................................... 33
Sơ đồ 2.1. Quy trình thiết kế các module dạy học .................................................. 60
Sơ đồ 2.2. Các bước của DHTDA .......................................................................... 96
Bảng:
Bảng 1.1. Nhận thức của SV về đặc trưng của phương thức đào tạo tín chỉ ......... 45
Bảng 1.2. Đánh giá của SV về mức độ quan trọng của các công việc khi
tham gia học tập theo phương thức đào tạo TC .................................... 46
Bảng 1.3. Mục đích của SV khi học môn HHCC trong phương thức đào tạo
TC đối với các tiêu chí .......................................................................... 47
Bảng 1.4. Mức độ khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập của giờ học
lý thuyết trên lớp thuộc môn HHCC ..................................................... 48
Bảng 1.5. Kết quả đánh giá mức độ khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ
trong quá trình tự học, tự nghiên cứu .................................................... 50
Bảng 1.6. Nhận thức của GV về đặc trưng của phương thức đào tạo tín chỉ ........ 52
Bảng 1.7. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ của GV khi tổ chức dạy học môn
HHCC theo phương thức đào tạo TC .................................................... 53
Bảng 1.8. Mức độ khó khăn khi tổ chức dạy học môn HHCC theo phương
thức đào tạo TC ..................................................................................... 55
Bảng 1.9. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của GV trong dạy
học môn HHCC theo phương thức đào tạo TC ..................................... 56
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC (hình thức 1 đợt 1) ..... 132
Bảng 3.2. Bảng % số SV đạt điểm xi trở xuống của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 1 đợt 1)......................................................................................... 133
Bảng 3.3. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC (hình thức 1 đợt 2) ....... 135
Bảng 3.4. Bảng % số SV đạt điểm xi trở xuống của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 1 đợt 2)......................................................................................... 136
Bảng 3.5. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC (hình thức 2 đợt 1) ....... 138
Bảng 3.6. Bảng % số SV đạt điểm xi trở xuống của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 2 đợt 1)......................................................................................... 139
Bảng 3.7. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC (phương án 2 đợt 2) ....... 141
Bảng 3.8. Bảng % số SV đạt điểm xi trở xuống của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 2 đợt 2)......................................................................................... 142
Bảng 3.9. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC (hình thức 3 đợt 1) ..... 144
Bảng 3.10. Bảng % số SV đạt điểm xi trở xuống của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 3 đợt 1)......................................................................................... 145
Bảng 3.11. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC (hình thức 3 đợt 2) ..... 147
Bảng 3.12. Bảng % số SV đạt điểm xi trở xuống của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 3 đợt 2)......................................................................................... 148
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1. Đánh giá mức độ khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ trong quá
trình tự học, tự nghiên cứu .................................................................. 51
Biểu đồ 1.2. Mức độ thực hiện nhiệm vụ làm trọng tài cố vấn khoa học và
định hướng quá trình tranh luận của SV ............................................. 54
Biểu đồ 1.3. Mức độ thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ SV phát hiện ra các vấn đề
cơ bản cần thảo luận sâu hay những điểm chưa chính xác cần
điều chỉnh, sửa chữa............................................................................ 54
Biểu đồ 1.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ tổng kết, đánh giá quá trình thảo luận
và hướng dẫn SV tự đánh giá .............................................................. 54
Hình:
Hình 3.1. Một số hình ảnh về sản phẩm của các nhóm SV ................................. 129
Hình 3.2. SV thảo luận trong giờ hoạt động nhóm ............................................. 130
Hình 3.3. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC (hình thức 1 đợt 1) ....................................................... 133
Hình 3.4. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 1 đợt 1)......................................................................................... 133
Hình 3.5. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC (hình thức 1 đợt 2) ....................................................... 136
Hình 3.6. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 1 đợt 2)......................................................................................... 136
Hình 3.7. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC (hình thức 2 đợt 1) ....................................................... 139
Hình 3.8. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 2 đợt 1)......................................................................................... 139
Hình 3.9. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC (hình thức 2 đợt 2) ....................................................... 142
Hình 3.10. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 2 đợt 2)......................................................................................... 142
Hình 3.11. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC (hình thức 3 đợt 1) ....................................................... 145
Hình 3.12. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 3 đợt 1)......................................................................................... 145
Hình 3.13. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC (hình thức 3 đợt 2) ....................................................... 148
Hình 3.14. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC (hình
thức 3 đợt 2)......................................................................................... 148
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) là một đòi hỏi của thực tế khách quan
và không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới GDĐH đã được
đưa vào các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI
và được thể chế hóa bằng Luật giáo dục. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới
GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, đã ghi rõ “triển khai đổi mới phương pháp
đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động, sáng tạo; sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Mục tiêu đào tạo ở các trường
đại học (ĐH) không chỉ là mang lại cho sinh viên (SV) kiến thức khoa học và kỹ
năng nghề nghiệp, mà quan trọng hơn là trang bị phương pháp học tập, hình thành
khả năng thích ứng xã hội, trở thành người có năng lực lao động sáng tạo và biết cách
học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi
con người phải học cách học; học cách học chính là học cách tự học, tự đào tạo.
Chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC) - mà sau
đây trong luận án, chúng tôi gọi tắt là phương thức đào tạo TC - ở các trường ĐH
được thực hiện theo “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ” (Quyết định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức đào tạo TC là sự thể hiện quan điểm giáo dục lấy người học làm trung
tâm, tăng tính chủ động của người học, lấy đổi mới phương pháp giảng dạy và học
tập làm gốc, giảng viên (GV) từ vai trò người truyền thụ tri thức sang vai trò thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn, cố vấn trong học tập.
1.2. Trong Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam, việc chuyển từ phương thức
đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo TC đặt ra những bài toán trên cả hai
bình diện lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, khi áp dụng hình thức đào tạo mới này,
nhiều trường đại học ở Việt Nam chỉ đang thực hiện những thay đổi bề mặt. Với
mục đích của việc tổ chức quá trình đào tạo theo phương thức đào tạo TC nhằm
kích thích tính tích cực, chủ động của SV thông qua việc tự xây dựng mục tiêu, kế
hoạch học tập, lựa chọn phương pháp, phương thức học tập, đòi hỏi SV phải tự học
cao; GV từ vai trò người truyền thụ tri thức sang vai trò thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn, cố vấn trong học tập dẫn tới cần có sự thay đổi phương pháp dạy của GV và
phương pháp học của SV. Trên cơ sở học những kiến thức cốt lõi trên lớp, SV phải
tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức. Dạy SV cách học, trang bị cho SV năng lực
học hỏi liên tục là một trong những điều cần quan tâm của người GV. Theo Trần Bá
Hoành “dạy phương pháp học phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chương
trình đào tạo ở trường sư phạm” [34, tr. 86].
Theo quy định, để chuẩn bị cho một tiết học trên lớp, SV phải có hai tiết tự
2
học, chuẩn bị bài. Vấn đề đặt ra là: SV sẽ học gì và học như thế nào trong thời gian
ngoài giờ lên lớp? Làm thế nào để quản lý, kiểm soát việc tự học của SV?
Những vấn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố chủ quan như ý thức tự giác của mỗi SV, cách thức kiểm tra đánh giá môn học,
và đặc biệt là sự tác động, phương pháp giảng dạy của GV.
Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng để dạy cách học, hướng dẫn SV cách tự
học trong từng học phần là điều hết sức cần thiết trong phương thức đào tạo TC.
1.3. Nhiệm vụ chính của trường ĐH sư phạm (hoặc khoa sư phạm ở trường
ĐH) là đào tạo giáo viên cho các trường trung học phổ thông (THPT) nên việc đào
tạo SV sư phạm trong trường ĐH đòi hỏi phải định hướng đến nhiệm vụ dạy học
của giáo viên ở trường phổ thông sau này. Nội dung đào tạo giáo viên Toán của các
trường sư phạm thường có hai mảng lớn, đó là khoa học cơ bản và khoa học giáo
dục. Các môn khoa học cơ bản góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị tiềm lực
kiến thức để từ đó hình thành ở người học các năng lực nghề nghiệp sau này. Tác
giả Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: “khoa