Tài nguyên khoáng sản giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
Kinh tế - Xã hội của mọi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, lại có nền kinh
tế kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào khai thác khoáng sản như Việt Nam, vị trí của
ngành Địa chất & Khoáng sản lại càng trở nên quan trọng hơn. Nhận thức được vấn
đề này, ngay từ năm đầu thành lập ngành Địa chất (1954), Chính phủ đã có những
chính sách ưu tiên phát triển ngành Địa chất & Khoáng sản.
263 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N
...
***
..
ma thÞ h−êng
Tæ CHøC H¹CH TO¸N KÕ TO¸N
TRONG C¸C §¥N VÞ Sù NGHIÖP C¤NG LËP
THUéC TæNG CôC §ÞA CHÊT Vµ KHO¸NG S¶N VIÖT NAM
CHUY£N NGµNH : KÕ TO¸N (KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢N TÝCH)
M Sè: 623430 01
LUËN ¸N TIÕN Sü KINH TÕ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS NGUYỄN THỊ LỜI
2. TS. ĐINH PHÚC TIẾU
HÀ NỘI, NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Công
trình này chưa từng được sử dụng cho việc nhận học vị nào. Số liệu sử dụng trong
luận án là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Luận án có kế thừa kết quả
nghiên cứu của một số nghiên cứu khác dưới dạng trích dẫn, nguồn gốc trích dẫn
được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Viện Kế toán - Kiểm toán, tập thể
lãnh đạo và cán bộ Viện đào tạo sau đại học của trường.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo PGS.TS.Nguyễn Thị
Lời, thầy giáo TS. Đinh Phúc Tiếu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tác
giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tác giả xin cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ của Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn, cũng như trả lời các phiếu
điều tra và cung cấp các thông tin bổ ích giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinhh doanh Thái nguyên, tập thể lãnh đạo khoa Kế toán của trường - Nơi tác giả
đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ với tác
giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng tác giả muốn bày tỏ lòng cảm ơn tới Bố, Mẹ, Chồng, Con, Anh,
Chị, Em đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tác giả luận án
Ma Thị Hường
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu ............................................................. 4
1.5.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 4
1.5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu ............................................... 7
1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................. 8
1.6.1. Tổng quan các công trình nước ngoài ............................................................... 8
1.6.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong nước ...................................... 10
1.7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 15
1.8. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .......................................... 17
2.1. Khái niệm, ý nghĩa về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập ........................................................................................................ 17
2.1.1. Khái niệm về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
................................................................................................................................... 17
iv
2.1.2.Vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.... 19
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập ........................................................................................................ 20
2.2.1. Đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập .............................................. 20
2.2.2. Khuôn khổ pháp lý về kế toán và quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
công lập ..................................................................................................................... 25
2.2.3. Nhu cầu thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..................... 25
2.2.4. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập ........ 25
2.2.5. Đặc điểm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ................... 26
2.3.2. Yêu cầu của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
................................................................................................................................... 34
2.4. Nội dung cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập..................................................................................................................... 35
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ........................ 35
2.4.2. Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ...................... 41
2.5. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho khu vực công và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam ............................................................................................................ 53
2.5.1. Khái niệm chuẩn mực kế toán công ................................................................ 53
2.5.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế ..................................................... 54
2.5.3. Báo cáo tài chính nhà nước ............................................................................. 58
2.5.4. Mô hình tổng kế toán nhà nước và những bài học kinh nghiệm có thể vận
dụng áp dụng tại Việt Nam ....................................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 62
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT
VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ..................................................................... 63
3.1. Tổng quan về các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KS VN ..................... 63
3.1.1 Hệ thống các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KS VN .............................. 63
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.64
3.1.3. Tổ chức quản lý tại các đơn vị đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN ... 72
v
3.1.4. Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN ............................................................................................................... 74
3.2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN ............................................................................................................... 86
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị SNCL ............................................ 86
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..................... 93
3.3. Đánh giá về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Tổng cục ĐC&KSVN .................................................... 113
3.3.1. Ưu điểm của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
................................................................................................................................. 113
3.3.2. Hạn chế trong tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
................................................................................................................................. 114
3.3.3. Những nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức hạch toán kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................. 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 124
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
THUỘC TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ............ 125
4.1. Định hướng chiến lược Khoáng sản và Qui hoạch điều tra cơ bản Địa chất
đến năm 2020 tầm nhìn 2030................................................................................ 125
4.1.1. Định hướng chiến lược Khoáng sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030 .............. 125
4.1.2 Qui hoạch điều tra cơ bản địa chất khoáng sản đến năm 2020 tầm nhìn năm
2030 ......................................................................................................................... 126
4.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ............................ 129
4.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN ................................................................................. 132
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tài chính, kế toán áp dụng cho
các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................. 132
vi
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN ............................................................................................. 142
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên ......................................................... 158
4.4.1. Về phía Bộ tài chính ...................................................................................... 158
4.4.2. Về phía Tổng cục ĐC&KSVN ...................................................................... 160
4.4.3. Về phía các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN .............................. 160
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................. 162
KẾT LUẬN .................................................................................................. 163
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ............................................. 24
Sơ đồ 2.2: Qui trình quản lý tài chính trong các đơn vị SNCL ...................... 28
Sơ đồ 2.3: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán trong đơn vị SNCL ............... 41
Sơ đồ 3.1: Quy trình luân chuyển chứng từ trong các đơn vị SNCL thuộc
Tổng cục ĐC&KSVN ..................................................................................... 94
Sơ đồ 3.2: Trình tự luân chuyển chứng từ thanh toán bằng tiền mặt tại các
đơn vị SNCL ................................................................................................... 98
Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhà
nước tại các đơn vị SNCL ............................................................................... 99
Sơ đồ 3.4: Trình tự luân chuyển chứng từ thanh toán qua kho bạc nhà nước tại
các đơn vị SNCL ........................................................................................... 100
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn tài chính của các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN giai đoạn 2009 - 2013 ................................................................. 78
Bảng 4.1: Mô hình hỗn hợp .......................................................................... 144
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Báo cáo tài chính BCTC
Báo cáo kế toán quản trị BCKTQT
Bảng cân đối kế toán BCĐKT
Bộ Tài chính BTC
Bộ máy kế toán BMKT
Công cụ dụng cụ CCDC
Chuẩn mực kế toán CMKT
Chuẩn mực kế toán công IPSAS
Chuẩn mực kế toán công Quốc tế IPSASs
Đơn đặt hàng của Nhà nước ĐĐHNN
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ĐC&KSVN
Hạch toán kế toán HTKT
Hoạt động sự nghiệp HĐSN
Hành chính Sự nghiệp HCSN
Hành chính Nhà nước HCNN
Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC
Ngân sách nhà nước NSNN
Sản xuất, kinh doanh SXKD
Sự nghiệp SN
Sự nghiệp kinh tế SNKT
Sự nghiệp công lập SNCL
Tài sản cố định TSCĐ
Tổ chức công tác TCCT
Tài khoản kế toán TKKT
Tài nguyên & Môi trường TN&MT
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế về khu vực công IPSASB
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên khoáng sản giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
Kinh tế - Xã hội của mọi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, lại có nền kinh
tế kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào khai thác khoáng sản như Việt Nam, vị trí của
ngành Địa chất & Khoáng sản lại càng trở nên quan trọng hơn. Nhận thức được vấn
đề này, ngay từ năm đầu thành lập ngành Địa chất (1954), Chính phủ đã có những
chính sách ưu tiên phát triển ngành Địa chất & Khoáng sản. Cho đến nay, ngành
Địa chất & Khoáng sản Việt Nam (ĐC&KSVN) đã có những bước phát triển đáng
kể qua nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng đất nước. Rõ nét nhất là từ
khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành ĐC&KSVN đã có nhưng chuyển
biến tích cực. Từ việc hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hiệu quả
hoạt động thấp, các đơn vị đã dần thích ứng với cơ chế thị trường với phương thức
hoạt động và quản lý hiệu quả hơn. Đặc biệt, từ năm 2006, khi chuyển sang cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) nói chung trong đó có các đơn
vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN càng phải chú trọng đến việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực để tồn tại và phát triển bền vững.
Để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị đặc biệt là nguồn
lực tài chính, cần thiết phải có những thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính
một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và có hệ thống. Thông tin do kế toán cung cấp
mô tả được thực trạng hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị SNCL. Đồng thời,
thông tin kế toán là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hệ thống thông tin
kinh tế tài chính của các đơn vị SNCL. Kế toán là một trong những công cụ quản lý
có hiệu lực được sử dụng trong các đơn vị SNCL để quản lý tài sản, quản lý quá
trình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí. Để kế toán thực sự trở
thành công cụ quản lý đắc lực ở các đơn vị SNCL, thì vấn đề tổ chức hạch toán kế
toán hợp lý và khoa học là một trong những công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu
giúp các đơn vị SNCL sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí của đơn vị.
2
Trong những năm qua, hệ thống kế toán nhà nước nói chung hay kế toán
trong các đơn vị HCSN nói riêng đã có nhiều đổi mới, điều chỉnh phù hợp với các
sách đổi mới về quản lý kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, công tác kế toán tại các đơn vị
SNCL nói chung và các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN còn tồn tại một
số bất cập về tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ trong đơn vị còn nhiều lúng túng,
tổ chức bộ máy kế toán ở một số đơn vị chưa thực sự phù hợp với đặc điểm, qui mô
và điều kiện quản lý của đơn vị. Tổ chức hệ thống tài khoản, tổ chức hệ thống sổ và
tổ chức hệ thống báo cáo cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu quản lý. Sự bất cập trong tổ chức HTKT tại các đơn vị SNCL
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tài chính và chất lượng cung cấp dịch vụ
công của các đơn vị này.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn, tác giả nghiên cứu và quyết định
chọn đề tài: “Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam’’
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
(i) Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL.
(ii) Khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức HTKT tại các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
(iii) Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL
thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
(iv) Đề xuất một số giải pháp trên hai góc độ hoàn thiện khuôn khổ pháp luật
về tài chính, kế toán cho phù hợp với đặc thù hoạt động, cơ chế tự chủ theo yêu cầu
mới và tổ chức thực hiện HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc tổng cục
ĐC&KSVN.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy hệ thống thông tin
kế toán là một trong những công cụ quản lý hữu ích giúp cho các nhà quản lý trong
các đơn vị SNCL có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, vốn, quỹ trong
đơn vị cũng như quản lý và sử dụng các tài sản công trong đơn vị. Tác giả đặt ra câu
hỏi làm thế nào để tăng cường chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các đơn
vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức HTKT trong
các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN đó đề suất các giải pháp phù hợp nhằm
hoàn thiện tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tổ chức
hạch toán kế toán trong các Liên đoàn và các trung tâm trực thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu về tổ chức
HTKT trong các Liên đoàn, Trung tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN dưới góc độ kế
toán tài chính. Cụ thể như sau:
- Khảo sát, nghiên cứu về tổ chức bộ máy kế toán trong các Liên đoàn, Trung
tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
- Khảo sát, nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các Liên đoàn,Trung
tâm thuộc Tổng cục ĐC&KSVN gồm các nội dung: tổ chức chứng từ kế toán, tổ
chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức sổ kế toán, tổ chức báo cáo kế toán và tổ
chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát, thu thập các tài liệu về tổ
chức HTKT trong các Liên đoàn, Trung tâm thuộc tổng Cục ĐC&KSVN năm 2013.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
phương pháp điều tra, phân tích, hệ thống hóa; phương pháp khảo sát, ghi chép;
phương pháp tổng hợp, phân tổ thống kê; phương pháp quy nạp, diễn giải, so sánh;
phương pháp thực chứng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình bày các vấn đề có
liên quan đến tổ chức HTKT trong các đơn vị SNCL thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
4
1.5.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu
Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là các Liên đoàn, Trung tâm thuộc Tổng cục
ĐC&KSVN bởi vì:
Thứ nhất: Tổng cục ĐC&KSVN là cơ